logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 26/10/2013 lúc 09:31:13(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cơn bão số 10 gây thiệt hại nặng các tỉnh miền Trung cuối tháng 9 vừa qua, ảnh chụp tại Hà Tĩnh hôm 30/9/2013. AFP
Việt Nam có thể tự hào là được thiên nhiên ưu đãi trên nhiều phương diện, lúa gạo miền nam cò bay thẳng cánh, tài nguyên mỏ miền Bắc phong phú, dồi dào. Bờ biển chạy dài cả nước, đặc biệt là miền Trung với nguồn lợi thủy sản to lớn đã nuôi sống hằng triệu người. Bên cạnh đó, cảnh quan của Biển đã giúp nhiều địa phương thay mặt đổi tên vươn ra với thế giới du lịch biển một cách tự tin qua nhiều thập kỷ.
UserPostedImage
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/typh-narei-kil-5-10152013053901.html/000_Hkg9097232-250.jpg

Thế nhưng thiên nhiên cũng lấy lại khá nhiều những gì nó đã ban tặng.

Duyên hải miền Trung với bờ biển có thể xem là tuyệt vời ấy mỗi năm vài lần, thần bão từ Biển Đông tràn vào tàn phá hủy hoại khuôn mặt của nhiều thành phố. Con người tan tác chạy trốn. Tài sản trôi theo dòng nước đục ngầu ra biển. Người miền Trung hơn ai hết thấm sâu cái rét của những ngày bão tới. Lũ trên rừng tràn xuống, bão ngoài biển thổi vào… con người nghiêng ngã như cây tre mỏng manh trước bão chỉ có thể giải thích bằng hai từ “kỳ diệu”. Mỗi lần bão lũ là một lần kỳ diệu. Sự kỳ diệu ấy là đặc ân mà thượng đế hào phóng ban cho sau khi cũng hào phóng gửi bão lũ tới nhiều vùng nghèo nàn nhất miền Trung xơ xác.

Những vùng đất còi cọc ấy xơ xác thêm sau những cơn bão đã gượng dậy và tiếp tục sống một cách chai lỳ. Con người gửi thông điệp tới thượng đế rằng họ không đầu hàng, không bỏ chạy trước sức mạnh kinh hoàng của thiên nhiên, mặc dù sự sợ hãi chưa bao giờ biến mất trong từng con người tại những vùng đất đầy tai ương bão tố.

Có lẽ sợ hãi, khổ đau, đói khát và rét mướt được hiểu nhiều hơn qua những bài thơ viết về bão lũ. Những bài thơ nói về nỗi đau mất mát có khả năng chia sẻ phần nào những tan vỡ từ nước, từ lũ mỗi năm vài lần nhấn chìm những đời sống bất hạnh vào sự sợ hãi lâu dần đã trở thành chai sạn.
UserPostedImage
Một cây Sưa bị đổ do bão tại Đà Nẵng, ảnh chụp tháng 10 năm 2013.
Những chiếc thuyền nan mỏng manh gắng gượng giữa một màn mưa trắng trời, những căn nhà trôi bất định mang theo trên nóc người mẹ già và con chó nhỏ. Những thùng mì gói hiếm hoi làm cho mắt người nhận sáng lên như được cứu sống và những đôi tay bé tí chòi ra dưới mái lá tơi tả là niềm rung động của những bài thơ viết về lũ, đặc biệt lũ miền Trung nơi không ai còn lạ với nó nhưng không bao giờ có thể sống chung cùng nó mà không chịu đớn đau đôi khi đến tàn khốc.


Người miền Trung nhận chịu bất hạnh cho cả nước, và cả nước nhìn về miền Trung như khúc ruột của mình đang bị dày vò.

Những bài thơ thay cho tiếng khóc được gửi về đồng bào đói lạnh có thể không hay khi soi rọi dưới lăng kính văn chương nhưng khó thề nói rằng cung bậc rung động của nó không làm cho người đọc chấm dứt sự dửng dưng với những gì chất chứa trong ấy.

Bài thơ “Miền Trung” dưới cách viết của Đuyên Hồng có lẽ gần như trọn vẹn qua cái nhìn xuyên bão. Bài thơ như lời kinh vang vang những điệp khúc tan nát mà người miền Trung phải nhận:



Miền Trung

Miền Trung
Oằn lưng mình gánh bao trận bão.


Miền Trung
Đau thắt lưng một dải đất chập chùng lũ lụt
Nắng mùa hè cháy bỏng triền gió cát
Nơi mùa mưa nát đất sầy đường
Nơi hạt cơm cũng đượm cả gió sương
Những cô bé tóc vàng hoe sạm nắng
Những cậu con trai gẫy nhẵng nước da nâu

Khổ đau thấm sâu vào đất ấy từ lâu
Miền Trung gánh hai đầu châu thổ
Bắc Nam đôi vựa thóc quê nhà
Miền Trung uốn mình nên dáng Đất Mẹ thướt tha
Miền Trung
Mịt mù gió lào
Bập bùng nắng lửa

Miền Trung
Lũ trôi sông lở
Vàng võ da người
Trắng hạt muối biển khơi
Miền Trung
Sướng ít khổ nhiều
Miền Trung
Tan hoang trong mưa bão

Nước mắt người miền Trung
Cay như quả ớt chỉ thiên
Dành dụm từng đồng tiền
Mẹ hiền
Lưng còng vai sả
Quanh năm ra vào gốc rạ vườn cau
Những người cha
Tuổi tứ tuần bạc tóc từ lâu
Hằn trên khuôn mặt nhàu
Những nếp nhăn nhiều hơn sóng biển

Miền Trung
Cơn lụt vừa qua
Bão xa lại đến
Làng chài trắng khăn
Những người vợ ngày đêm mong thuyền chồng cập bến
Biển dịu êm như nồi cơm
Bỗng nổi cơn cuồng nộ
Xác người xấu số
Không mồ chôn thân…


Hình ảnh lũ lụt gây ám ảnh mạnh đến nỗi ngồi tại Sài Gòn hay một thành phố nào khác chứng kiến những ăn chơi phù phiếm, những phung phí gần như tội ác, nhà thơ Nguyên Thạch cảm nhận gần như trọn vẹn khung cảnh trái ngược nhau đến não lòng ấy và viết lên bài Tôi đã thấy, một chứng nhân, một tấm kính chiếu yêu soi rọi sự vô cảm của một hạng người:

Tôi Đã Thấy

Tôi đã thấy những bàn tay gầy yếu
của em thơ và của những cụ già
ngón run run vạch mái lá thò ra
xin trợ giúp những phần quà mì gói.

Tôi chứng kiến... những bà mẹ mang bầu, bụng đói
lặp cặp lạnh run trong tiếng nói vô thần
Tôi đã làm những gì có thể làm để chia sẻ với người dân
tình hải ngoại... mối ân cần, xa vạn dặm.

Lũ tràn về miền Trung
gây tang thương lắm
lũ hoành hành
lũ ngập cả trời quê.
Lũ chặn tương lai
lũ chắn cả lối về...
Lũ vô cảm mãi mê trong tham vọng.

Tôi đã thấy cũng như tôi đã sống
kiếp nhọc nhằn vô vọng của dân đen
lối tương lai như ngõ tối không đèn
đường nô bộc, dần quen đời trâu ngựa!.

Tôi cũng thấy, nơi thị thành, quán bar, nhà chứa
những thằng tham quan
những đứa lộng hành
bày vẽ cuộc chơi... gái trẻ lầu xanh
còn trẻ lắm, học hành chưa hết lớp.

Khách sạn bốn năm sao, rượu bia choáng ngợp
chúng thi nhau vung vãi đổ trên đầu
đèn phố rực chưng
mờ dấu những vùng sâu
miền Trung đó đục ngầu con nước cuộn.

Biến cố tai ương chỉ dân nghèo đùm bọc
chắt chiu san sẻ từng nắm thóc cọng rau
trong khi những thằng quan thì xe xanh, xe đỏ, gái đẹp... kín rào
lộng lẫy biệt thư
mặc niềm đau đồng loại.

Tôi đã thấy cùng muôn ngàn điều muốn nói
đời lang thang, dân đói cả ba miền
uống máu của dân, quan các cấp sống như tiên
vàng thành khối gởi tiền ra ngoại quốc.

Dòng đời trôi, dân nghèo lê chân đất
bọn nhà quan thì no giấc chăn lành
lũ tràn về cuốn thóc lúa lẫn chòi tranh
Việt Nam hỡi
Trời hành thêm oan nghiệt.


Cũng trong cái thấy những gì đang xảy ra gữa trùng trùng sóng nước ấy, Mặc Giang đưa ra những hình ảnh gần gũi hơn với sự lạnh lẽo, co ro, đói thảm thê của nạn nhân bão lũ:

Miền Trung, tôi thấy rồi em!

Tôi thấy rồi em
Nước tràn bờ lênh láng
Tôi nghe rồi em
Cả biển nước mênh mông
Nước nuốt mất ruộng đồng
Nước cuốn trôi phố thị
Kia, người mẹ, tay bồng tay bế
Nọ, cụ già, túi rách đeo vai
Đó, con thơ, nước mắt lăn dài
Đây, vợ hiền, khóc chồng tang trắng
Đeo một mớ bùi nhùi, di tản lên nơi cao, ngậm đắng nuốt cay
Mang một mớ tạp nham, bỏ của cải thoát thân,
Khốn cùng, đã trắng hai tay
Lại càng tay trắng, đọa đày trầm kha
Vách phên, tạm gọi là nhà
Cuốn trôi sạch bách, cửa nhà còn chi
Gia tài, cơm gạo hẩm thiu
Quăng vào biển nước, tiêu điều xác xơ
Chút cứu trợ, dăm ba gói mì, với vài “lon”, húp cháo
Chút lòng vàng, tiếng an tiếng ủi, riêng thân phận đói nghèo
Từ nay, mang cả mốc meo
Tay gồng tay gánh leo trèo sơn khê


Là dân đất Quảng, Nguyên Thạch thấm nỗi nhớ miền Trung hơn ai hết vì nơi ấy có mẹ, có em, và nhất là có cha làm nghề ra biển. Bài thơ Mùa Bão biển của anh cảm động như một bản nhạc buồn, đầy tiếng thở dài cùng nước mắt. Sóng vỗ tới đâu nước mắt rơi tới đó.

Mùa Bão Biển

Con không về thăm quê mẹ chiều nay
Mùa bão nổi thuyền xa chưa cập bến
Đất Quảng đầy trời giông tố nổi lên
Cơn sóng dữ nghiền nát bờ cát mẹ

Con lo quá hàng phi lao chắn cát
Có còn không khi con lại trở về
Xin bão tố đừng giẫm dày xé nát
Chút bình yên lẩn khuất giữa hồn quê

Con không về thăm quê mẹ chiều nay
Mùa bão nổi cha chưa về hả mẹ
Đi biển bao ngày cha ơi đừng đi mãi
Để mồ côi cả nỗi nhớ trong con
Con thương quá thuyền cha mong manh lắm
Làm sao qua cơn bão cấp mười hai
Nghe đài báo miền trung cơn bão biển
Nghe tim mình như rụng xót triền miên
Con không về thăm quê mẹ chiều nay
Xin thức trắng nguyện cầu trong đêm bão


Nguyễn Đặng Mừng sâu hơn, thấm nỗi đau lịch sử với công nương Ngọc Vạn, bỏ một thời xuân sắc vì tương lai, hưng thịnh của nước nhà. Trong bài thơ Mắt Huyền Trân Nguyễn Đặng Mừng đã dẫn người đọc về một không gian xa xưa để thấy rằng dù có đau, có sợ bão lũ trăm bề thì người xứ Quảng cũng không thể bỏ quê vì những tự tình ngàn năm còn đó qua lăng tẩm, mả mồ.

Mắt Huyền Trân

Ra quê gặp lúc trời mưa bão
Cụng trán người xưa tiếng sấm rền
Nửa đêm giật mình tưởng bom nổ
Quê hiền ếch nhái kêu buồn tênh

Xưa bom đạn xé chừ giông bão
Ngập ngụa đời nhau lổ mội tràn
Mạ kêu trời ơi cơn mưa át
Cha ngâm mình níu một tàn nhang

Gân guốc mặt cha dây thừng cột
Nước mắt mạ khô chỗ em nằm
Dùng dằng ở đi mần răng được
Lăng mộ cha ông từ trăm năm

Chỗ eo ai cột quê mình lại
Ngọc Vạn – Phương Nam – bão xứ Tần
Đất bạc sự đời trôi ra biển
Hoàng Sa gió tạt mắt Huyền Trân.

Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai tuy xa quê từ lâu nhưng nỗi nhớ thương đối với miền Trung trong mùa bão lũ hình như không lúc nào phai nhạt. Bài thơ như một khúc phim chiếu trước từng mắt nhìn những chi tiết mà một vụ lũ lụt vẫn thường xảy ra trong tâm trí nhà thơ từ khi thơ dại. Không phải là những đêm xum họp gia đình, những buổi sáng thức dậy thấy bình minh ruộm nắng. Khung cảnh thanh bình yên ả ấy đang bị cuộc chiến chống bão lũ cướp đi. Quế Mai nhẹ nhàng viết nhưng phía sau những hình ảnh chuẩn bị nao lòng ấy là đen tối căm căm của thời khắc tàn phá sắp tới.

Mùa Bão lũ

Mùa bão lũ
Cha chống lại căn nhà
gió tốc liêu xiêu
Mẹ xốc lại đôi quang gánh
quằn nặng nỗi lo
Con thu mình co ro
giấc mơ sũng ướt

Mùa bão lũ
Nhòa ranh giới giữa trời và nước
Bà run run ôm kỷ vật
nước chạy theo chân
Ông đau đáu đăm đăm
con trai mình vẫn ở trên tàu đánh cá

Mùa bão lũ
Em đi học đôi chân trượt ngã
sách vở nhòe nước mắt nước mưa
Cô gầy hơn trong tiếng giảng bài trưa

Mùa bão lũ
Thuyền xoay như lá
Mạng người là cỏ
Nhà cửa là rơm
Miếng cơm
trộn với bùn và nước

Bài thơ buồn và sũng nước của Nguyễn Phan Quế Mai được nhạc sĩ Quỳnh Hợp nhanh chóng phổ thơ với cung bậc và tiết tấu của bão bùng, lặng ngắt. Bài hát dù vang lên trong căn phòng ấm áp của người thành phố vẫn có khả năng dẫn suy tư của người nghe về một nơi chốn khác. Nơi mà con người miền Trung đang lặn hụp giữa nỗi đau tang chế cứ lập đi lập lại hàng năm như một bản án truyền kiếp không bao giờ trả hết.

Theo RFA

Sửa bởi người viết 26/10/2013 lúc 09:33:28(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.237 giây.