logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 29/10/2013 lúc 06:15:21(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Năm lên mười tuổi. Hôm đó tôi trốn học, bởi tin tình báo cho biết, “Ở gầm cầu Hang, có nhiều đá lửa lắm!” Người trinh sát tí hon nhưng gan lì và dũng cảm thì cả lớp chúng tôi chắc không có ai sánh kịp với “Hồng mót”. Nó là con trai, mà lại tên Hồng! Trong khi nó đen nhẻm chứ có tí màu đỏ lợt nào đâu. Nhưng tới lớn tôi mới hiểu cái tên đầy đủ của nó là Huỳnh Khắc Hồng. Nó khắc hồng thì làm sao mà đỏ được. Nó đen nhẻm là thế! Còn cái chữ “mót” dính với tên nó vì mẹ nó là bà mua ve chai. Nó bị nghề nghiệp mẫu thân ảnh hưởng nên khi đi tắm sông, bắt dế, hay đá banh… nó thấy là nhặt liền những thứ có thể bán ve chai, dù chỉ là cái muỗng nhôm đã hoen gỉ…
Theo Hồng mót lớp chúng tôi là lớp tư B (lớp 4) cho biết sau chuyến nó đi thám thính tình hình những nhóm khác trong trường: Nhóm thằng Hoàng – lớp tư A mỗi đứa đều có hai cục đá lửa; nhóm thằng Hiếu đen – lớp Năm C cũng vậy! Kỳ lạ là khi đánh hai cục đá lửa vào nhau… xẹt ra lửa!
Tôi nhớ hai bàn tay bé con của Hồng mót cứ đánh vào nhau trong khao khát có hai cục đá lửa để nó xẹt ra lửa – coi chơi. Nhưng chỉ có hai bàn tay bé con chụm lại, đánh tưởng tượng thôi nên không có lửa. Hồng cứ chụm hai bàn tay bé con của nó, rồi đánh vào nhau cho tóe lửa, trong tưởng tượng của nó, ngay trong lúc đang học. Làm nỗi khát khao có được hai cục đá lửa bốc cháy trong tim gan bạn bè. Thật ra nó đã nhóm lên ngọn lửa “trốn học tập thể” cho cả lớp.
Vậy mà điều đó xảy ra thật! Một hôm cô giáo đến lớp muộn. Lớp học như đàn ong vỡ tổ khi hay tin cô bị bệnh rồi! Thiệt là mừng vậy đó! Chúng tôi bàn với nhau (theo kinh nghiệm) chuyện tiếp diễn sẽ là thầy Hiệu trưởng xuống lớp – bảo tất cả phải về chỗ ngồi và ngồi yên – không được nói chuyện. Rồi cô giáo lớp bên cạnh sẽ sang, viết một loạt những bài toán đố lên bảng. Bảo các em làm toán và nộp bài cho lớp trưởng…
Nhưng bài toán hóc búa nhất mà Hồng mọi nghĩ ra là sao chúng ta không trốn học cả lớp để đi tìm đá lửa ở cầu Hang. Vì chỉ chậm vài hôm nữa thì những lớp khác sẽ nhặt hết! Chính cái câu, “chỉ chậm vài hôm nữa…” là hết cơ hội, đã bùng lên ngọn lửa liều mạng một phen trong hầu hết những đứa con trai. Chúng tôi lần lượt ôm cặp nhảy cửa sổ; chui bờ rào của trường…
Khi mười mấy chú nhóc đã thành một nhóm trên đường cầu may; nhìn lại sau lưng lại thấy mấy bóng hồng trong lớp cũng lẽo đẽo theo sau. Lần đầu tiên trong đời trốn học mà có bạn gái theo cùng mới hào hứng lạ kỳ! Thế là mấy đứa con trai bỏ hết cái khoảng cách “nam nữ thọ thọ bất thân” theo giáo dục xa xưa. Mười mấy đứa con trai giành nhau ôm cặp táp cho bốn đứa con gái, để các nàng nhẹ tay mà tung tăng trên đường hoa mộng…
Chúng tôi đi khoảng gần 1 cây số thì đến cầu Hang. Cây cầu xi măng mới mẻ do lính Mỹ với lính Đại Hàn xây dựng; bắc qua con rạch có bề ngang chừng hơn trăm mét. Nhưng là một kỳ quan với nhóm trẻ mà từ nhỏ tới lúc bấy giờ chỉ thấy cầu khỉ, cầu sắt lót ván là ghê gớm lắm rồi đối với chúng tôi. Chả phải chúng tôi thường nín thở khi bất chợt thấy chiến xe ngựa qua cầu, không biết cây cầu có chịu nổi sức nặng của chiếc xe ngựa – lại chở vài hành khách trên xe – giả sử sập cầu, thì mạnh ai nấy bơi lội; nhưng con ngựa có biết bơi không? Và nó bị cột vào chiếc xe thì làm sao bơi được…? Những suy nghĩ trẻ con ấy đã trở thành một phần trong ký ức muôn đời của người đi xa như giờ đây!
Hôm ấy, chúng tôi đã bới tung mớ đá đen-đỏ như đá lấy từ núi lửa mà những người xây cầu đã đổ kè hai bên chân cầu để chống sạt lở do thủy triều lên-xuống. Khi mỗi đứa đã có trong tay những viên đá ưng ý nhất, (dĩ nhiên là kèm theo hy vọng, khi đem về nhà phơi khô mới xẹt lửa được, vì đá còn đang ướt nước sông).
Khi mặt trời đã ngự trên đỉnh đầu, chúng tôi đều biết phải về thôi. Bỏ lại sau lưng không chỉ biết bao hòn đá mà đứa nào cũng muốn đem hết về nhà, nên chân đi mà đứa nào cũng ngoái đầu nhìn lại. Riêng Hồng mọi tinh mắt hơn hay duyên số ba sình của nó về sau, nó thấy Bích Hồng đã không về mà ngồi lại bãi đá-chân cầu. Nó trở lại để biết Bích Hồng đang khóc vì chẳng thằng nào cho con nhỏ mập đó vài viên đá lửa về làm thuốc!
Thế là nó bảo mỹ nhân giữ hết gia tài đá lửa của nó, giữ cặp táp cho nó, và ngồi đó đợi nó!
Nó đi khuất mắt mỹ nhân là lột hết quần áo, ùm xuống sông và lặn một phen nữa cho người đẹp. Nó tin là đá dưới sâu mới là đá lửa. Nhưng đâu đứa nào dám lột quần áo trước mắt con gái để lặn sông như nó. Bọn tôi chỉ lội sơ sơ, nước đến bắp đùi mà mò đá lửa cầu may chứ ướt hết quần áo thì khó trốn đòn khi về nhà.
Bích Hồng ngồi đợi hơi lâu nên xót ruột, nhất là thấy nhóm bạn bè đã khuất dạng nên càng lo lắng… cô bé đến chỗ Hồng mót giằng cục đá lên cái áo sơ mi và cái xà lỏn của nó, mới biết. Nó lặn sao đó và đạp trúng vật bén nhọn gì dưới sông sâu nên chân chảy máu dữ! Nó đang xé áo buộc vết thương…
Bích Hồng giúp nó buộc vết thương, nhưng là người không có kinh nghiệm với sông to gió lớn nên đã dỡ cục đá chặn quần áo ra mà không chặn lại, làm gió cuốn đi mất tiêu cái quần xà lỏn! Rồi (khó tưởng tượng) là làm sao Bích Hồng có thể cõng nó, lại phải na theo hai cái cặp táp… từ dưới dạ cầu lên trên đường thì mới được người lớn cứu giúp.

Câu chuyện bí mật của hai đứa nó đến bốn mươi năm sau mới được bật mí! Tôi về Việt Nam thăm nhà đã vài lần. Nhưng lần vừa đây, đến hôm gần đi nên tiền đô trong túi đã cạn – cũng đồng nghĩa với không còn ai mời đón đi ăn sáng, ăn trưa gì nhiều. Trưa vắng, ở Mỹ đâu được ngủ trưa nên đã quen, tôi mò ra quán trưa, ngồi uống ly cà phê giải khát.
Bên kia đường, chỗ gốc cây to, có người đàn ông ngồi xe lăn vì cụt hai giò. Ông ta rút cái bàn xếp được cài đặt khéo léo đằng sau chiếc xe lăn của mình ra, rồi bày bán vé số.
Nhưng cả tiếng đồng hồ chẳng có ai mua. Người đàn ông tóc đã muối nhiều hơn tiêu, gương mặt khắc khổ bởi mưa nắng, phong thái của ông là một người cam chịu, làm tôi động lòng. Ông lặng lẽ thu gom mớ vé số vô một túi xách; thu xếp cái bàn thuần thục… rồi lăn xe đi.
Tôi đoán tuổi ông trạc cỡ mình, có nghĩa không thể là thương binh của lính Việt Nam Cộng Hòa được. Vậy thì có lẽ là thương binh của hai cuộc chiến tây bắc với Trung cộng hay tây nam với Campuchia, sau biến cố 1975. Thật may mắn cho mình thoát được hai cuộc chiến đó, nhưng là người đi làm từ mặt trời chưa mọc và về nhà khi đã tối ở Mỹ; không biết giữa mình với ông ta – ai may mắn hơn ai? Tôi được đầy đủ về đời sống nhưng thèm ánh mặt trời; trong khi ông dư nắng gió lại thiếu thốn đủ thứ…
Những suy tư nhàn rỗi thường không tồn tại trong đầu óc mau quên của tôi. Nhưng tối cùng ngày, tôi đi ăn hủ tíu đêm với con nhỏ cháu. Bàn bên kia – đúng là người bán vé số ban trưa tôi gặp, ông đi ăn với vợ là người đàn bà trắng trẻo, cao gầy, có phong thái nho nhã lắm. Bà ta có vẻ là người chăm sóc kỹ lương cho chồng làm tôi kính nể. Từ đôi đũa, cái muỗng, bà dùng khăn riêng trong bóp lấy ra để lau sạch sẽ cho ông; bà nêm nếm, bỏ rau, trộn đều cho ông trước khi tự phục vụ cho mình. Thỉnh thoảng lại gắp tôm, thịt từ tô mình bỏ qua tô ông chồng đang ăn.
Hình ảnh thật êm đềm về một đôi vợ chồng như thôi miên tôi. Cô cháu gái tôi thì ngồi ngắm chú nó, rồi đột ngột hỏi tôi,
“Chú không nhận ra bạn chú sao?”
“Không… mà cháu nói gì?”
“Đó là chú Hồng. Chú từng nói với bà nội, hôm cháu đi chợ với bà: chú là bạn học hồi nhỏ với chú đó! Còn vợ chú là cô giáo Bích Hồng. Cô không dạy cháu nhưng dạy trường tiểu học mà cháu đã học…”
Tôi hình dung lại ngôi trường bờ sông của mình, từng gương mặt bạn bè thuở nhỏ như hiện về mờ mờ ảo ảo… trong đó có Hồng mọi với hai cục đá lửa trên tay. Đúng là nó đó rồi! Đôi mắt, đôi mắt nó là thứ duy nhất không thay đổi, chỉ già đi thôi nhưng vẫn cái quyết liệt của ánh nhìn, cái lì lợm của người dám làm nhiều việc người khác không dám làm…
Tôi đi sang bàn họ, chào hỏi và xin lỗi họ trước khi tôi hỏi, “Xin lỗi, có phải ông tên là Hồng, mà thuở nhỏ bạn bè vẫn gọi là Hồng mót?”
Ông ta nhanh tay bụm miệng tôi lại (mà ai thấy cũng tưởng ông ta táng vào miệng tôi). Ông nói nhanh, “Còn mày là – Thầy cúng, phải không?”

Chúng tôi lôi nhau về nhà Hồng, ngồi hết đêm với nhau. Câu chuyện “Thầy cúng” được Bích Hồng thuật lại như mới hôm qua, thuở bé tôi thích làm thầy cúng vì tụng kinh dễ ẹt mà được ăn nguyên bàn ăn – ăn không hết thì cứ gói mang về. Nên những lúc rảnh, tôi cứ ngồi gõ gáo dừa rồi đọc những câu thần chú ba lu ba loa của thầy cúng, để chuẩn bị cho mình một tương lai ăn cả…
Trong khi bí mật bốn mươi năm trước được bật mí là Bích Hồng cõng Khắc Hồng (ở truồng) từ dạ cầu Hang lên đường, sau đó kêu cứu và được cứu giúp. Cô ấy trở xuống dạ cầu để lấy hai cái cặp táp, rồi dìu nhau về nhà chịu đòn.
Song, tôi đi trung học bên Sài gòn, nên không gặp lại bạn bè. Rồi biến cố 1975 làm tôi càng xa xôi quê quán hơn. Đến những năm 1978 thì Hồng bị bắt đi nghĩa vụ quân sự và mất hai giò bên Miên. Anh ta trở về nhà tàn tạ. Cứ ngồi ôm đàn thùng mà hát nghêu ngao, “…em như một nụ hồng, cầu mong chẳng lạnh lùng…” mỗi khi Bích Hồng đạp xe ngang ngõ nhà anh ta. Cô theo nghề sư phạm để trở thành người gõ đầu trẻ.
Tôi chỉ còn biết nói với Bích Hồng, “Chúng ta chạy theo khoa học kỹ thuật cả đời. Nhưng duyên nợ thì không giải thích được. Đúng là duyên nợ nên hai người…”
Bích Hồng cũng đồng ý với tôi là mỗi người một số phận, vợ chồng cô cực khổ đã nhiều với đời sống để có hai người con đã thành đạt cả rồi. Cô nghỉ hưu sớm chứ không đi dạy học nữa để ở nhà chăm sóc cho Khắc Hồng theo nguyện vọng của con cái. Nhưng số phận của người hát rong là đi bán vé số nên anh ta nhất định không ở nhà. Anh ấy đi bán vé số mỗi ngày và đêm về lại khảy đàn thùng và hát, “… em như một hồng, cầu mong chẳng lạng lùng…”

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.