logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/01/2014 lúc 07:58:38(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi theo cha mẹ di cư vào Nam bằng tàu há mồm. Năm ấy tôi vừa một tuổi. Bố mẹ tôi cố gắng duy trì những tập tục cổ truyền của người miền Bắc, nhưng lớn lên ở Saigon tôi đã thấm nhiễm quá nhiều những tính chất người dân miền Nam. Tôi yêu tính chân phương, nét mộc mạc của dân Nam kỳ. Tôi có rất nhiều bạn người Nam và vợ tôi là em của Thìn – thằng bạn Nam kỳ thân nhất của tôi thời trung học Petrus Ký, gia đình ở Cần Thơ, lên Saigon trọ học. Thìn có mười anh em. Ba má Thìn có lối đặt tên con rất giản dị và thực tế. Đứa con ra đời năm nào thì lấy ngay con giáp năm ấy đặt tên cho tiện việc sổ sách, khỏi mất công suy nghĩ. Bắt đầu là Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, cứ mỗi năm là một “thằng” ra đời. Thìn nói đến đứa thứ chín thì ba má anh quá mệt mỏi vì đã đến năm cái “rán” mà vẫn chưa có được một “con”. Hợp đồng “cai đẻ” được chính thức ký kết giữa hai ông bà. Nhưng ba năm sau, không biết một đêm trăng thanh, gió mát nào đó hai ông bà đã phá hủy hợp đồng và cô út ra đời.
Đang chếch choáng với món rùa rang muối cùng một tí rượu “home made”, nghe Thìn nói đến cô út, mắt tôi bỗng dừng lại trên khuôn mặt xinh xắn với chiếc răng khễnh và nụ cười thật tươi của cô bé có mái tóc đen huyền phủ kín bờ vai non, đang đứng cuối bàn xắt trái cây đãi khách. Thừa lúc Thìn ra nhà vệ sinh, tôi mon men “tung” vài câu bông đùa để làm thân, không ngờ cô út bạo dạn “hứng” một cách hồn nhiên, liếng thoắng. Nhưng khi tôi hỏi tên thì cô út lại lúng túng trả lời:
“Tên em nhà quê lắm”
Tôi giật mình, “Ba năm sau… chết thật, chẳng lẽ nàng tên Hợi”. Nghĩ thế, nhưng tôi vẫn giả vờ ngây thơ:
“Tên gì mà quê?”
Sau một hồi ấp a, ấp úng tôi mới biết tên cô út là Bông. Tôi thở phào nhẹ nhõm:
“Anh tưởng tên em được đặt theo con giáp như anh Thìn chứ. Bông là Hoa, tên đẹp đấy.
Cô út bẽn lẽn giải thích:
“Má sinh em nhằm năm con heo, nhưng tại vì lúc có bầu, má thèm ăn bánh bò bông mỗi ngày, nên đặt tên bông, chứ hổng phải bông hoa gì ráo trọi”.
Tôi ngọt ngào an ủi:
‘Bảo đảm với cô út, khi nghe tên Bông thì mọi người đều nghĩ đến một loài hoa…”
“Có thiệt vậy hông?”
Cô út liếc tôi bằng đôi mắt sắc lẽm và nụ cười duyên dáng.
Khi trở lên Saigon tôi cứ ra ngẩn, vào ngơ đến nỗi thằng bạn thân của tôi cũng bắt mạch được một cách dễ dàng:
- Tao hỏi thiệt, mày “mết” nụ cười của cô út nhà tao rồi phải không?
Tôi gãi đầu cười cầu tài và xuống nước năn nỉ Thìn giúp tôi làm nhịp ô thước. Tạ ơn trời, đường tình duyên của tôi trơn tru, trót lọt, nên sau một thời gian kiên nhẫn chạy từ Saigon xuống Cần Thơ, từ Cần Thơ trở lên Saigon, qua hai, ba bến bắc, tôi được cha mẹ hai bên cho phép mang xe hoa rước Bông về nhà xây tổ ấm. Cưới nhau rồi, tôi mới hiểu nỗi khổ tâm của vợ mình về “cái tên quê mùa” như nàng vẫn mặc cảm từ thuở bé. Thương vợ nên tôi hứa sẽ chọn cho nàng một biệt hiệu mới để dùng khi giao tiếp với người ngoài. Sau một đêm ‘gát chân’ lên trán suy nghĩ, tôi đã tìm được cho nàng một cái tên đắc ý: “Kiều Hoa”. Hoa cũng là Bông, mà theo kiểu tân thời thì tên phải gồm hai chữ mới hay và êm tai. Thế là trước chữ Hoa tôi thêm chữ Kiều cho có vẻ lãng mạng.
Để cho việc giới thiệu tên mới của vợ được trịnh trọng, tôi bèn in danh thiếp. Danh thiếp không cần chức vụ, chỉ cần hàng tên Kiều Hoa được tô đậm với màu mực đỏ chót và nét chữ như rồng bay, phượng múa. Mấy tháng sau, nhân dịp đưa vợ về quê dự đám giỗ ông nội, tôi dõng dạc tuyên bố với họ hàng bên vợ rằng, cô út đã có biệt hiệu mới và tôi phát danh thiếp hết cho mọi người. Bông – à không! Kiều Hoa- nhìn tôi bằng đôi mắt thán phục, tràn đầy yêu thương. Biết cậu Tám nổi tiếng là người hay chữ nhất bên họ vợ, tôi kéo ghế ngồi bên ông, hỏi nhỏ:
“Cậu Tám thấy con chọn tên cho vợ con hay không?”
Cậu Tám nhìn tôi một lúc, rồi vừa vấn thuốc, vừa thong thả phát biểu giữa đám bà con đang chỉ chỏ vào tấm danh thiếp, xì xào bàn tán:
“Mày Bắc kỳ bày đặt kiểu cọ, hoa hòe. Dân Nam kỳ tao thì cái gì cũng nôm na hết. Kiều là cầu, Hoa là bông. Vậy tao kêu nó là Cầu Bông cho gọn”
Hỡi ơi! họ hàng bên vợ tôi quả thật quá nôm na, nên từ đó, ngoài vợ tôi là cô Chín Cầu Bông, tôi cũng được “hưởng xái” khi mang danh Dượng Chín Cầu Bông. Ngỡ rằng làm cho vợ vui, ngờ đâu về đến Saigon nàng không thèm nhìn mặt tôi một tháng.
Vật đổi sao dời, long đong theo vận nước, vợ chồng tôi cùng vượt biên và được định cư tại Mỹ. Rồi sau những năm sống trên đất nước tự do, văn minh nhất thế giới này chúng tôi cũng đến thời kỳ trở thành công dân Mỹ. Tôi nghĩ, một khi đã mang quốc tịch Mỹ thì mình cũng nên có cái tên Mỹ cho xôm tụ. Vợ tôi vốn ái mộ phu nhân của Tổng thống Kenedy, nên khi tôi đề nghị đổi tên thành Jackie, nàng hoàn toàn đồng ý và khen nức nở. Từ đó, Chín Bông, Kiều Hoa hay Chín Cầu Bông không còn hiện hữu trong cách xưng hô của chúng tôi nữa, chỉ còn Jackie mà thôi.
Xa xứ hơn hai mươi năm, vợ chồng dành dụm được một số tiền, bèn rủ nhau làm một chuyến về thăm quê hương. Đến Saigon, chúng tôi thuê xe du lịch về Cần Thơ thăm Anh Hai Tý. Anh Hai năm ấy lớn tuổi lắm rồi, mắt đã lòa, tai đã lãng. Khi vợ tôi cúi xuống ôm vai anh, anh quay sang hỏi:
“Đứa nào đây?”
Vợ tôi trả lời:
“Em đây anh Hai. Út Jackie đây anhHai”.
Anh Hai Tý nghe không rõ, hỏi đi hỏi lại mấy lần:
“Cái gì ki?”
Đứa cháu nội bảy tuổi của anh Hai, trong vai trò “thông dịch” phải kê mồm vào sát tai anh, hét to:
“Có bà Út ở bên Mỹ về thăm ông nội, tên Ki giống con KiKi của mình đó”.
Tôi nhìn vợ. Vợ nhìn tôi. Bốn ánh mắt như đứng tròng vì ngỡ ngàng, sửng sốt.
Tin cô út về thăm nhà loan truyền nhanh chóng, bà con kéo đến thăm đếm không xuễ. Họ hồn nhiên gọi vợ tôi bằng cô út KiKi theo lời giới thiệu của thằng cháu nội của anh Hai. Tôi hết lời đính chính nhưng ai cũng xuề xòa trả lời:
- Ối! chữ nào dễ thì kêu, có sao đâu.
Vợ nhìn tôi lắc đầu ngao ngán. Lần đổi tên này coi bộ còn tệ hơn lần đổi tên Kiều Hoa dạo trước. Ngồi ở phi trường chờ chuyến bay để trở về Mỹ, vợ tôi lẩm bẩm sau một hồi trầm ngâm:
- Biết vậy cứ giữ tên cũ, hổng chừng…
Tôi chống tay dưới cằm nhìn vợ – giả vờ- say đắm:
- Có sao đâu em. Dù tên gì thì em cũng là vợ cưng của anh mà.
Vợ nhéo tai tôi một cái đau điếng:
- Anh đúng là quân sư quạt mo.
Tôi cười:
- Quạt điện hay quạt mo… thì cũng đành thôi em ơi!
Không biết nụ cười của tôi lúc đó có “đễu” như ông anh vợ thường phán mỗi khi lỡ nghe lời xúi dại của tôi không?
Ngân Bình – Ngọc Hồ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.057 giây.