logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/02/2014 lúc 06:11:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 2.2.2014
Ông Võ Văn Ái viết Thư Ngỏ gửi Phái đoàn Bộ Ngoại giao CHXHCNVN đến Genève tham dự cuộc Kiểm điểm Thường Kỳ Phổ quát ngày 5.2.2014

PARIS, ngày 2.2.2014 (QUÊ MẸ) - Từ Paris vào ngày Mồng Một Tết, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Cơ sở Quê Mẹ : Hành động Cho Dân chủ Việt Nam, viết Thư Ngỏ gửi Phái đoàn Bộ Ngoại giao đến phúc trình tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát (UPR) trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève, do ông Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Hà Kim Ngọc cầm đầu.

Thư Ngỏ đề xuất Phái đoàn Việt Nam làm chuyện không tiền khoáng hậu là xé bỏ bản phúc dối gạt về nhân quyền để nói lên thảm trạng thực của nhân quyền Việt Nam. Toàn văn bức Thư Ngỏ như sau :



THƯ NGỎ
Gửi Phái đoàn Bộ Ngoại giao CHXHCN tham dự cuộc
Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền LHQ
ở Genève ngày 5.2.2014



Paris, Mồng Một Tết Giáp Ngọ - 31.1.2014


Thưa quý Ông Bà,

Sự ngẫu nhiên khiến quý ông bà phải ăn cái Tết ly hương như tâm trạng của gần bốn triệu người Việt Tị nạn trên khắp năm châu từ sau sự biến tang thương năm 1975.

Dù chỉ là phút chốc đôi ngày, phải chăng đây không là điều gặp gỡ giữa quý ông bà và chúng tôi - những “kẻ bên trời lận đận” lúc xuân về ?

Và dù vô vọng, tôi vẫn cứ viết mấy lời gửi đến ông bà. Tại sao con cháu của Vua Hùng lại không thể gặp nhau trong tình nghĩa ngày Tết với nỗi lòng đất nước trĩu nặng từ 60 năm tròn đầy con giáp ? Thúc đẩy lòng tôi viết thư này, là các sự biến chưa từng xẩy trên đất nước chúng ta gần đây :

Một là, những đảng viên sống chết với “cách mạng” trả thẻ đảng, chối từ ý thức hệ bạo động và khủng bố, dù họ đã hy sinh bốn, năm chục năm cho Đảng Cộng sản ;

Hai là, cuộc thăm dò ý kiến nhân dân sửa đổi bản Hiến Pháp năm 1992. Nhân dân cùng trí thức dấy lên ngọn hải triều đòi bỏ điều 4 trên Hiến pháp. Cơ hội bằng vàng cho Đảng về với lòng dân. Nhưng Đảng lại một lần nữa phản bội dân, bước xa trên con đường hoang tưởng ;

Ba là, từ Saigon đến Hà Nội, tuổi trẻ đã xuống đường đòi bảo vệ biên cương và biển đảo, xuống đường vào Ngày Nhân quyền Quốc tế, mặc những bạo hành, khủng bố của công an.

Ba tiếng chuông lớn trên đây ầm vọng giữa giấc thụy miên của giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Nằm trong giếng sâu thấy bầu trời rất bé. Như quý Ông Bà đây thì đã vượt giếng sâu đến Genève thấy cả thanh thiên vũ trụ. Tôi chợt nhớ tới Cao Bá Quát, nhà thơ lớn, bị tù đày thảm khốc dưới triều đình phong kiến, bỗng được đoái công chuộc tội cho đi phục dịch trong phái bộ Ngoại giao sang Nam Dương vào thế kỷ XIX. Chuyến ra nước ngoài ấy, Cao Bá Quát là thi hào mà cũng là nhà ngoại giao đã viết :

Bất kiến ba đào tráng
An tri vạn lý tâm ?

“Nếu không thấy sóng dâng hùng tráng, làm sao biết tấm lòng nghìn phương ?” Như quý Ông Bàđây đã có thể nói biết được tấm lòng nghìn phương. Nghìn phương của văn minh, của nhân quyền, và nhân ái.

Quý Ông Bà sẽ báo cáo lần thứ hai tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát.

Từ năm 1986 tới nay, mỗi năm tôi đều có cơ hội nghe quý phái đoàn phát biểu tại Ủy ban Nhân quyền LHQ, rồi Hội đồng Nhân quyền LHQ. Năm nào cũng như năm nào, món ăn nhân quyền của quý vị như nắm cỏ khô nhai hoài những “Việt Nam XHCN tôn trọng nhân quyền, dân chủ nhất thế giới !”, “Không có tù nhân chính trị và tù nhân vì lương thức tại Việt Nam. Chỉ có những kẻ phạm pháp !”, “Không có đàn áp tôn giáo tại Việt Nam, chỉ có những tôn giáo lợi dụng chính trị !”, vân vân và vân vân.

Nếu quả thực như vậy, thì tại sao có ba sự kiện xẩy ra trên kia ? Ấy là chưa nhắc tới khối Dân Oan cơm đùm cơm bới từ đồng bằng sông Cửu Long lên Tp Hồ Chí Minh, ra Hà Nội khiếu kiện đến số triệu kể từ năm 1988 đến nay ? Nhà thơ cộng sản Rhum Bảo Việt đã phải viết :

“Ruộng nhà tao nó lấy
Đổi ruộng xấu ruộng xa,
Tao “ý kiến” nó la
Bà già chống hợp tác ?
Tưởng sao tao đòi gắt
Nó bắt trói, đem giam
Tính ra trọn tuần trăng
Tao “ở tù Việt cộng”.
Tụi nó giờ quá lộng
Khác trước lắm bây à
Dòi trong xương dòi ra
Ắt có ngày… vậy đó…

Bao giờ chánh mới thắng
Bao giờ tà mới thua ?
Ôi ! Bao giờ ! Bao giờ ?
Cùng năm này, Câu Lạc Bộ Kháng Chiến của những người cộng sản Miền Nam ra đời tập họp tiếng cảnh báo Đảng sai đường. Nhưng Đảng dập tắt tiếng nói Miền Nam, đàn áp những thành viên Câu lạc bộ, và tiếp tục lạc đường.

Ở trong ngành ngoại giao, quý ông bà hẳn biết quá trình tất yếu của lịch sử khi một Đảng lãnh đạo đi ngược lòng dân ?

Xin quý Ông Bà hãy khắc ghi tên mình vào lịch sử dân tộc, vào đáy lòng chín mươi triệu dân Việt hôm nay, bằng cách nói lên sự thật về thảm trạng nhân quyền Việt Nam. Giữa cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát tại Hội đồng nhân quyền LHQ ngày 5 tháng 2 này, quý vị hãy dõng dạc nói rằng :

“Chúng tôi mang sang bản Báo cáo về thực thi nhân quyền của CHXHCNVN dài gần 30 trang để đọc. Nhưng chúng tôi xin xé bỏ trước mặt quý vị, dành thì giờ nói lên những vi phạm nhân quyền trầm trọng mà lâu nay chưa tiện nói ra. Xin các phái đoàn Chính phủ trong thế giới hãy chất vấn và cố vấn cho chúng tôi phải làm gì, làm sao để thực thi các Công ước LHQ mà Việt Nam ký kết từ năm 1982”.
Xin quý ông bà đừng tưởng tôi đùa khi đề xuất một chuyện động trời như thế. Xưa nay, nếu anh hùng hào kiệt không làm những chuyện động trời, thì làm sao lay chuyển thời cơ ? Người là một khả năng vô biên để chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc, nô lệ thành tự do. Chỉ cần có ý chí và thực hiện ý chí.

Cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát ngày 5.2 này là cơ hội duy nhất để quý Ông Bà ghi tên vào sử xanh, đồng thời đề xuất cho Đảng và Nhà nước CHXHCN một mô thức trở về với dân, đứng vào hàng ngũ nhân dân trong tinh thần đa nguyên dân chủ, để chiến đấu cho một nước Việt Nam dân chủ, phú cường, thoát ly tròng ách xích hóa.

Trân trọng kính chào quý Ông Bà với lời cầu chúc Năm Mới sức khỏe, an vui, và chiến đấu.


Võ Văn Ái
Chủ tịch
Cơ sở Quê Mẹ : Hành động Cho Dân chủ Việt Nam
và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam



Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam & Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền tổ chức Hội luận tại Điện Quốc liên LHQ ngày 4.2.2014

Ngày thứ ba, 4.2.2014, từ 13 giờ đến 14 giờ 30, tại Phòng XXIV trong Điện Quốc Liên, trụ sở LHQ ở Genève, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đòan Quốc tế Nhân quyền, với sự hậu thuẫn của Ân Xá Quốc tế và Human Rights Watch, sẽ tổ chức cuộc Hội luận mang chủ đề “Tiếng nói của xã hội dân sự bị cấm đoán tại Việt Nam”.

Ông Võ Văn Ái sẽ phát biểu tại Hội luận này cùng với Thượng tọa Thích Giác Đẳng, Tân Chủ tịch Hội đồng Điều hành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Đồng thời hai băng thu của hai nhân chứng sống tại Việt Nam, là Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, và Huynh trưởng Gia Đình Phật tử Vụ Lê Công Cầu sẽ được trình bày. Hai nhân chứng sống này hiện bị quản chế và đã mất quyền tự do đi lại ngay chính trên quê hương họ.



Thư Ngỏ của cựu Lãnh sự CHXHCNVN tại Genève gửi Phái đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát tại Genève ngày 5.2.2014

Ông Đặng Xương Hùng, Lãnh sự Việt Nam tại Genève (2008-2012) và từng là Vụ phó Bộ Ngoại giao ở Hà Nội. Ông đã từ bỏ Đảng Cộng sản và từ nhiệm. Ngày 25.1 vừa qua ông viết Thư Ngỏ gửi các bạn đồng sự của ông từ Hà Nội đến tham dự Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève.

Qua Thư Ngỏ ông đưa những lời khuyên và sách tấn các bạn đồng viện của ông về lĩnh cực nhân quyền chân thực. Ông cũng tiết lộ một điều, mà có lẽ người ngoài Đảng không hề biết, nhưng chúng tôi là nạn nhân nên biết rõ. Nguyên phái đoàn Quê Mẹ và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam trong những phát biểu thường niên từ hàng chục năm qua, sau khi phát biểu để lại tại hội trường tài liệu vi phạm nhân quyền Việt Nam cho các phái đoàn Chính phủ và Phi chính phủ đến lấy. Thế nhưng Phái đoàn Hà Nội đã nhanh chân đến chôm những tài liệu ầy để không ai lấy được.

Xin mời bạn đọc xem toàn văn Thư Ngỏ của ông Đặng Xương Hùng :



Thư ngỏ gửi các bạn tham dự Phiên họp Kiểm điểm định kỳ toàn cầu về nhân quyền ở Việt Nam diễn ra vào ngày 5/2/2014 tại Genève - Thụy sĩ


Tôi tên là Đặng Xương Hùng. Tôi từng là Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam, từng là Lãnh sự Việt Nam tại Genève- Thụy sĩ (2008-2012). Tháng 10/2013, tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam để bắt đầu cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Điều đầu tiên tôi xin bày tỏ cùng các bạn : tôi đứng lên chống lại đảng cộng sản Việt Nam, không có nghĩa là tôi chống lại các bạn. Tôi rất thông cảm với các bạn. Tôi đã cùng các bạn và tôi tin một ngày bạn cũng sẽ cùng tôi. Chúng ta-những người dân Việt Nam đều là nạn nhân của đảng cộng sản Việt Nam.

Tôi hiểu các bạn đều đang tâm niệm mang lại những điều tốt lành nhất cho dân tộc Việt Nam. Nhưng do những trói buộc vô hình khiến các bạn đôi khi phải hành động không như mình mong muốn. Mỗi hành động và lời nói của các bạn đều phải tuân theo sự chỉ đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi và các bạn đã cùng nằm trong hoàn cảnh như vậy.

Hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đã chọn con đường đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam. Họ quyết tâm duy trì chế độ đảng trị, phớt lờ những đòi hỏi dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.

Tôi quan tâm không nhiều đến nội dung các bạn trình bày trong Phiên báo cáo kiểm điểm định kỳ toàn cầu lần này. Tôi biết các bạn là những người Việt Nam giỏi nhất trong việc viết báo cáo loại này và các bạn đã được cấp trên phê duyệt tỉ mỉ trước khi các bạn lên đường. Các bạn không thể nói khác được.

Những bằng chứng về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam luôn luôn thừa thãi, mà chính các bạn là người nắm đầy đủ nhất. Điều mọi người quan tâm nhất là thái độ của các bạn tại Phiên họp lần này.

Cái tâm nằm trong con tim và khối óc nhưng muốn có được cái tâm trong sáng, cần được thể hiện ra ngoài bằng thái độ và hành động.

Các bạn đã có tấm lòng thương yêu nhân dân và dân tộc Việt Nam, các bạn nên biểu hiện bằng hành động. Đó là các bạn nên chăm chú lắng nghe, ghi chép đầy đủ và báo cáo trung thực tất cả những gì mà bên ngoài nói về nhân quyền ở Việt Nam. Các bạn nên làm những điều này với sự chân thành và cầu thị nhất.

Các bạn đừng nên chú ý vào những hành động nhỏ nhen mà các bạn vẫn làm lâu nay, như là cử người đi xếp hàng sớm để lấy chỗ đăng ký cho các tham luận của một số nước bao che cho Việt Nam như Lào, Cu Ba. Tước đi cơ hội của những nước quan tâm, mong muốn góp ý về nhân quyền cho Việt Nam tại Phiên họp. Các bạn đừng nên đi thu nhặt hết những tài liệu phân phát của các đoàn, như của đoàn ông Võ Văn Ái, rồi về vứt vào sọt rác cơ quan, tước đi quyền được tiếp cận thông tin của tất cả mọi người. Các bạn đừng cử người gây cản trở hoặc gây sự mất chú ý đến các hoạt động của các đoàn đại biều trong và ngoài nước đến đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.

Những hành động như vậy chưa chắc có sự chỉ đạo trong nước mà là tự “sáng kiến” của các bạn, với mong muốn được “ghi công” trong “thành tích” bảo vệ nhân quyền cho Việt Nam. Tôi thiết nghĩ, khi thời thế thay đổi, thì chính các bạn lại thành người bị phê phán.

Tôi rất mong tại Phiên họp lần này các bạn sẽ hành động theo đúng lương tâm của mình. Các bạn nhất định sẽ được hoan nghênh.

Con người là quý giá nhất trên hành tinh chúng ta. Nhân loại đang vươn tới mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền của mọi con người. Hội đồng nhân quyền đưa ra sáng kiến Kiểm điểm định kỳ toàn cầu về nhân quyền cũng là nằm trong mục tiêu này.

Chúng ta là công dân Việt Nam, đồng thời cũng là công dân toàn cầu. Vai trò của các bạn là rất lớn cho tương lai của dân tộc Việt Nam. Nhất là khi Việt Nam được bầu là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Một lần nói thật, ta sẽ không còn phải mất công bao bọc sự giả dối.

Tôi biết các bạn đã “mất” Tết để chuẩn bị cho Phiên họp này. Nhân dịp Tết Giáp Ngọ, tôi xin chúc các bạn một năm mới sức khỏe dồi dào, hạnh phúc tràn đầy và có tấm lòng trong sáng vì một cuộc đổi mới toàn diện cho đất nước Việt Nam chúng ta.


Genève, Thụy sĩ
Đặng Xương Hùng
http://www.queme.net/vie...dex_detail.php?numb=2223
phai  
#2 Đã gửi : 03/02/2014 lúc 06:14:36(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 2.2.2014

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất góp tiếng nói cho nhân quyền Việt Nam, thảm cảnh Dân oan, Quyền công nhân, Quyền tự do ngôn luận, Quyền tự do tôn giáo... tại LHQ Genève

PARIS, ngày 2.2.2014 (PTTPGQT) - Vào ngày 5.2 tới đây, Phái đoàn Hà Nội sẽ báo cáo về tình trạng nhân quyền Việt Nam tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát (UPR, Universal Periodic Review) trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève.

Nhân dịp này, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền với sự hậu thuẫn của Ân Xá Quốc tế và Human Rights Watch tổ chức cuộc Hội luận “Những tiếng nói của Xã hội dân sự bị cấm đoán” tại Phòng XXIV trong Điện Quốc liên, trụ sở của LHQ ở Genève, ngày 4.2.2014 từ 13 giờ đến 14 giờ 30.

Có thể nói đây là dịp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có mặt tại LHQ để nói lên tiếng nói cho nhân quyền Việt Nam, cho khối Dân Oan, cùng các Quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, Quyền công nhân, cũng như tình trạng giam giữ khắc nghiệt của tù nhân chính trị và tù nhân vì lương thức.

UserPostedImage
Thông báo gửi đến các Phái đoàn Chính phủ, Phi chính phủ và Truyền thông, Báo chí

Đặc biệt là hai nhân chứng chính yếu qua hai băng thu từ Việt Nam gửi sang góp mặt : Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Huynh trưởng Lê Công Cầu, Vụ trưởng Gia Đình Phật tử Vụ. Cả hai nhân chứng hiện sống trong cảnh quản chế, không được tự do đi lại ngay chính trên quê hương của hai vị.

Cùng với hai tiếng nói từ trong nước, còn có phát biểu của ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, đồng thời cũng là Phát ngôn nhân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong nước, và Thượng tọa Thích Giác Đẳng, Tân Chủ tịch Hội đồng Điều hành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ.

Kính xin mời đồng bào Phật tử, đồng bào các giới, cùng các cơ quan Truyền thông, Báo chí quan tâm tham dự buổi Hội luận nói trên.

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam có thể can thiệp để quý vị được cấp giấy phép và phù hiệu vào LHQ tham gia buổi Hội luận. Xin vui lòng gửi tên họ về trụ sở Quê Mẹ theo địa chỉ queme.democracy@gmail.com hạn chót là sáng thứ hai 3.2.2014.
phai  
#3 Đã gửi : 03/02/2014 lúc 06:17:00(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 3.2.2014
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam kêu gọi các Quốc gia thành viên LHQ áp lực Hà Nội phải cam kết thực thì nhân quyền tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát ngày 5.2.2014

GENEVA, ngày 3.2.2014 (UBBVQLNVN) - Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam kêu gọi các Quốc gia thành viên LHQ áp lực Việt Nam cam kết cụ thể việc thực thi nhân quyền trong kỳ Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát (UPR, Universal Periodic Review) lần thứ hai trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 5.2.2014.

Cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát tổ chức mỗi bốn năm một lần cho các quốc gia thành viên đến phúc trình về tình trạng thực thi nhân quyền tại nước mình. Cuộc Kiểm điểm này bao gồm những thông tin đến từ 3 nguồn cung cấp : a. Phúc trình của Việt Nam, b. Bản đúc kết thông tin của LHQ thu tập từ những cơ cấu liên hệ và của các Báo cáo viên Đặc biệt, và c. các Phúc trình của các tổ chức Phi chính phủ hay Xã hội dân sự (Stakeholders Report), qua phúc trình này còn có cuộc thảo luận liên ngành để cho các thành viên LHQ chất vấn nhằm đưa tới các khuyến nghị thù ứng để thăng tiến nhân quyền tại Việt Nam.

Bình luận về cuộc Kiểm điểm lần này, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, nói : “Tiến trình Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát là cơ hội hiếm hoi thúc đẩy Việt Nam chấp nhận tự phê và đối thoại xây dựng về kỷ lục nhân quyền của họ. Tuy nhiên, chúng tôi quan ngại Việt Nam sử dụng cuộc Kiểm điểm như một vỡ diễn trắng trợn trước Cộng đồng quốc tế để che giấu những vi phạm nhân quyền trầm trọng”.

Thật đúng vậy, tại cuộc Kiểm điểm lần thứ nhất năm 2009, Việt Nam đã khẳng quyết hứa hẹn thực thi nhân quyền khi chấp nhận 93 lời khuyến nghị của các quốc gia thành viên LHQ. Nhưng than ôi, trong thực tế, không những Việt Nam chẳng làm tròn nghĩa vụ quốc tế, mà trái lại còn hạ thủ những đòn đàn áp khốc liệt chống tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp trong mấy năm qua.

Trong bản Phúc trình chung của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền đệ nạp Hội đồng Nhân quyền LHQ hồi tháng 6.2013 theo thủ tục, đã được Hội đồng Nhân quyền LHQ đưa lên Trang nhà LHQ, và được trích dẫn 12 lần trong Bản đúc kết thông tin của LHQ làm tài liệu cơ bản cho cuộc chất vấn về những chứng liệu Hà Nội vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã nêu trường hợp của 160 người bị kết án tổng cộng 1052 năm tù giam giữa tháng 5.2009 đến tháng 6.2013 với những án lệnh mơ hồ về “an ninh quốc gia” trong bộ Luật Hình sự. Những điều luật này vi phạm các tiêu chuẩn luật quốc tế, vì không phân biệt giữa tội bạo động với các hành xử tự do ngôn luận ôn hòa.

Lý do khiến ông Võ Văn Ái lên án : “Ngày nay ở Việt Nam đặt bom hay gửi Email ra nước ngoài đều phạm tội như nhau. Chúng tôi yêu cầu các Quốc gia thành viên LHQ lật tẩy một thảm trạng không thể nào chấp nhận như thế, nhất là đối với một thành viên có chân trong Hội đồng Nhân quyền LHQ như Việt Nam”.

Trong cùng thời điểm nói trên, các nhà hoạt động ôn hòa và những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền đã bị công an hành hung, đánh đập, vi phạm thân thể phụ nữ, sách nhiễu, bắt giam tùy tiện, và “giam giữ hành chính” trong các trại lao động, cải huấn hay nhà thương điên. Việt Nam cũng ban hành những sắc luật hạn chế nhân quyền, như Nghị định 72 về Innternet, và Nghị định 92 về tôn giáo.

Hai tháng gần đây, Việt Nam mở cuộc đàn áp tới tấp vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, nhằm ngăn chận cuộc lễ tại Tu viện Long Quang ở Huế hôm 10.1.2014. Công an ngăn chận, sách nhiễu chư Tăng, Ni, Phật tử trên toàn quốc, kiểm soát chặt chẽ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Hiện đã có trên 100 Huynh trưởng Gia Đình Phật tử bị quản chế không lý do, kể cả vị lãnh đạo tổ chức là Huynh trưởng Lê Công Cầu.

Trong bản Phúc trình chung nói trên, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền đã trình bày chi tiết các cuộc bắt bớ tùy tiện, đàn áp tôn giáo, khủng bố các bloggers, công dân mạng và những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, sự kiểm duyệt báo chí và Internet, đối xử tồi tệ với công nhân, điều kiện giam giữ bất nhân với tù nhân chính trị, cưỡng chiếm đất đai nông dân, và sử dụng bừa bãi án tử hình. Bản Phúc trình cũng nhắc tới quyền phụ nữ với những tệ nạn bán dâm, từ khước quyền thừa kế đất đai của người phụ nữ, hay cưỡng bức hạn chế sinh đẻ.

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền kêu gọi các Quốc gia thành viên LHQ nêu bật những điều quan ngại khẩn cấp trên đây tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát hôm 5.2 và yêu sách việc cải cách cũng như bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam. Chẳng hạn như :

- Hủy bỏ các điều luật an ninh quốc gia trong bộ Luật Hình sự, đưa các điều luật quốc gia lên ngang tầm tiêu chuẩn luật quốc tế ; trả tự do cho các tù nhân chính trị, tù nhân vì lương thức bị giam cầm vì những điều luật “an ninh quốc gia” hoàn toàn trái chống với Công ước quốc tế về Các quyền Dân sự và Chình trị ;

- Hủy bỏ Pháp lệnh 44 về giam giữ hành chính, tức dùng hình thức quản chế tại gia, đưa vào trại cải huấn hay nhà thương điên để pháp luật hóa việc giam cầm không thông qua tòa án ;

- Trả lại quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và các tôn giáo khác không được thừa nhận ; giải chế và trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ ;

- Chấm dứt việc công an sách nhiễu, hành hung và theo dõi những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, bloggers, các nhà hoạt động ôn hòa tham gia các cuộc biểu tình hoặc thực hiện chính đáng quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp ôn hòa của họ ;

- Chấm dứt kiểm duyệt báo chí, Internet và các Blogs ; cho phép ấn hành báo chí độc lập ; trả tự do cho các nhà báo bị giam cầm bất công vì hoạt động nghề nghiệp của họ ;

- Hủy bỏ điều 4 trên Hiến Pháp quy định Đảng Cộng sản độc quyền ; cho phép ra đời các Đảng chính trị độc lập, cũng như Công đoàn tự do và các Xã hội dân sự ;

- Thực thi Quyền phụ nữ bằng cách ban hành những sắc luật chống buôn bán phụ nữ, chấm dứt việc cưỡng bách hạn chế sinh đẻ, và ban hành các điều luật Đất đai để người phụ nữ hưởng quyền thừa kế đất đai ;

- Hợp tác với các cơ cấu nhân quyền quốc tế bằng cách mở rộng và sẵn sàng thỉnh mời các Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ về bảo vệ người đấu tranh cho nhân quyền, về Tự do ngôn luận, và Tổ Hành động Chống Bắt bớ tùy tiện của LHQ, cũng như ấn định thời điểm Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng đến Việt Nam.
Nhân dịp Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát Việt Nam, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, với sự hậu thuẫn của Ân Xá Quốc tế và Human Rights Watch, tổ chức cuộc Hội luận về : “Tiếng nói của các xã hội dân sự bị ngăn cấm” tại Phòng XXIV, Điện Quốc Liên, ngày 4.2.2014 từ 13 giờ đến 14 giờ 30. Tham gia phát biểu tại hội luận sẽ có ông Võ Văn Ái và Thượng tọa Thích Giác Đẳng, và hai băng thu âm từ Việt Nam của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Huynh trưởng Lê Công Cầu, hai nhân chứng bị quản thúc và mất quyền đi lại ngay trên chính quê hương họ.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.266 giây.