logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/02/2014 lúc 06:40:35(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Diễn giả UPR từ quốc nội bị cấm xuất cảnh

UserPostedImage
VRNs (04.02.2014) – Geneva, Thụy Sỹ - “Chúng tôi rất lo ngại về việc nhà cầm quyền Hà Nội tìm cách dập tắt tiếng nói của Ts. Phạm Chí Dũng. Hà Nội đã vi phạm một trong những nguyên tắc của quá trình UPR, đó là bảo đảm sự tham gia của tất cả thành phần quan tâm, bao gồm các nhà hoạt động phi chính phủ. Chúng tôi kêu gọi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và Cao Ủy Navi Pillay phản đối sự vi phạm này và lên tiếng bảo vệ các tiếng nói can đảm Việt Nam,” Ông Hillel Neuer, Giám đốc của UN Watch phản ứng mạnh mẽ. UN Watch là một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Thụy Sĩ và đã gởi lời mời Ts. Dũng đến Genèva – Ban tổ chức Hội thảo UPR: Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ cho biết như vậy trong Thông cáo báo chí phát đi từ Geneva.



Công Bố Diễn Giả Từ Quốc Nội Tại Hội Thảo UPR 4/2
Ts. Phạm Chí Dũng, một trong những diễn giả bị ngăn cản xuất cảnh


GENÈVE – Ban Tổ Chức Hội Thảo UPR: “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên sẽ diễn ra tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ngày 4/2, xin đặc biệt công bố thành phần diễn giả từ Quốc Nội:

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập và nhà nghiên cứu về xã hội dân sự.
Nhà báo Trần Quang Thành, cựu phóng viên Đài Truyền Hình Việt Nam và Tiếng Nói Việt Nam.
Luật sư Hà Huy Sơn, luật sư bào chữa cho nhiều nhà hoạt động nhân quyền.

Ban Tổ Chức xin chào đón nhà báo Trần Quang Thành và Ls. Hà Huy Sơn đến Genève.

Tuy nhiên, Ts. Phạm Chí Dũng trong khi đang chuẩn bị lên đường sang Genève vào tối ngày 1/2, đã bị ngăn cản xuất cảnh và thu hồi hộ chiếu tại sân bay Tân Sơn Nhất. Sự ngăn chặn này là một hành động vi phạm trầm trọng quyền tự do đi lại của Ts. Phạm Chí Dũng.

“Chúng tôi rất lo ngại về việc nhà cầm quyền Hà Nội tìm cách dập tắt tiếng nói của Ts. Phạm Chí Dũng. Hà Nội đã vi phạm một trong những nguyên tắc của quá trình UPR, đó là bảo đảm sự tham gia của tất cả thành phần quan tâm, bao gồm các nhà hoạt động phi chính phủ. Chúng tôi kêu gọi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và Cao Ủy Navi Pillay phản đối sự vi phạm này và lên tiếng bảo vệ các tiếng nói can đảm Việt Nam,” Ông Hillel Neuer, Giám đốc của UN Watch phản ứng mạnh mẽ. UN Watch là một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Thụy Sĩ và đã gởi lời mời Ts. Dũng đến Genève.

Ts. Phạm Chí Dũng sẽ vẫn tham dự buổi hội thảo qua Skype để trình bày về vai trò xã hội dân sự tại Việt Nam.

Trong các cuộc gặp gỡ với những quốc gia thành viên như Hoa Kỳ, Anh, Thụy Điển, Đức, Na Uy, Thụy Sĩ, Ireland cũng như EU và năm cơ chế báo cáo đặc biệt của Liên Hiệp Quốc vào ngày 3/2, chúng tôi sẽ vận động quốc tế can thiệp mạnh hơn vào quyền đi lại của người dân Việt Nam, không để nhà cầm quyền Hà Nội biến đất nước Việt Nam trở thành một nhà tù lớn cho các nhà hoạt động.

Chi tiết:
Hội thảo UPR: Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ
Thời gian: Thứ ba, ngày 4 tháng 2 lúc 12:30 đến 14:30
Địa điểm: Palais Des Nations, Phòng XXV, Liên Hiệp Quốc, Genève

Mọi chi tiết hoặc thu xếp phỏng vấn, xin liên lạc:
Leon Saltiel, Deputy Director, UN Watch: leon@unwatch.org, +4122 7341472Trinh Nguyen, Communications Director, Viet Tan: trinhnguyen@viettan.org, +1.202.596.7951
Trân trọng,

ARTICLE 19
COSUNAM
Human Rights for Vietnam PAC
Lawyers for Lawyers
Media Legal Defence Initiative
PEN International
UN Watch
Đảng Việt Tân
phai  
#2 Đã gửi : 04/02/2014 lúc 06:42:17(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Phác thảo về hiện tình Việt Nam
VRNs (04.02.2014) – California, USA – Theo dự tính ban đầu, tại Hội thảo “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc”, diễn ra hôm nay, 04.02.2014,
UserPostedImage
Trước cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) về nhân quyền Việt Nam diễn ra tại Geneve vào ngày mai, 05.02.2014, tiến sĩ Phạm Chí Dũng sẽ đọc tham luận – “nhằm mô tả ra bức tranh phác thảo về hiện tình kinh tế – xã hội – chính trị ở Việt Nam cùng những tiền đề cho xã hội dân sự tại quốc gia này, nêu ra một số dự báo cho năm 2014 và xu hướng vận động những năm sau đó, đặt vấn đề về sự cần kíp xây dựng một mạng lưới liên kết giữa các NGO quốc tế và các nhóm dân sự Việt Nam nhằm thúc đẩy các vấn đề về quyền con người” – nhưng vì tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đang diễn ra rất nghiêm trọng, nên vị diễn giả này đã bị cấm xuất cảnh.

Tuy nhiên, toàn văn tham luận của nhà báo học giả này hiện đang được các blogger và facebooker phát tán trên mạng lưới điện toán toàn cầu, và thông điệp của ông Phạm Chí Dũng đưa ra không còn bó hẹp trong phạm vi của phòng Hội thảo UPR tại Geneve, mà loan đi khắp thế giới, vào trong hội thảo trước khi nó khai mạc và đến với từng người dân trong nước.

Bài tham luận – dài 11 trang A4, chữ size 12 – của tiến sĩ Phạm Chí Dũng gầm 5 phần: (1) Người dân đang cần gì? (2) Xã hội dân sự Việt Nam, (3) Dự báo biến chuyển của Việt Nam trong năm 2014, (4) Hành động của xã hội dân sự, (5) Những đề nghị với NGOs.

Theo nhà báo độc lập này, người dân đang cần gì? Đó là một chính sách mới về đất đai khiến người dân có thể làm chủ sở hữu tài sản của mình và họ đang dần cương quyết hơn với việc đòi cho bằng được quyền lợi hợp pháp và chính đáng của mình. Vì hiện nay, “doanh nghiệp và các nhóm lợi ích bất động sản chiếm đoạt đất đai của người dân trong hai mươi năm qua ở Việt Nam theo cách thu hồi đất không thỏa đáng, trái pháp luật và sau này là bất chấp đạo lý đối với nông dân. … tình trạng thu hồi đất vô lối và cưỡng chế, đẩy đuổi người dân khỏi đất ở của họ diễn ra tại hầu hết các tỉnh thành trên đất nước này. Não trạng lợi ích của các nhóm đầu cơ bất động sản đã mau chóng chuyển từ tâm lý tham lam kềm chế sang tham lam quyết liệt và bất chấp”.

“Vụ việc thu hồi đất hết sức bất công tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên năm 2012 mà hậu quả còn kéo dài đến nay là một bằng chứng điển hình. Có thể nêu ra hàng loạt vụ việc khác khi người dân phản ứng về đất đai ở nhiều địa phương như Nam Định, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh… và ngay tại ngoại thành Hà Nội, rất gần với tổng hành dinh của Chính phủ và Bộ Chính trị đảng. Hoặc vụ việc người nông dân Đoàn Văn Vươn dùng mìn và súng hoa cải chống cưỡng chế bất hợp pháp đã dẫn đến hậu quả ông và những người thân trong gia đình phải nhận án tù giam nhiều năm, đã cho thấy sự phẫn uất trong tâm lý tầng lớp nông dân mất đất ở Việt Nam đang có xu hướng phát nổ, thay cho tâm trạng cam chịu của những năm trước”.

Kế đó, nhà báo Phạm Chí Dũng cảnh báo về tình trạng môi trường mà người dân đang phải gánh chịu.

“Vụ chôn thuốc trừ sâu xuống lòng đất của một doanh nghiệp ở Thanh Hóa có tên là Nicotex Thanh Thái bị phát hiện vào tháng 9/2013… Vào nửa cuối năm 2013 và trong mùa mưa bão, 15 nhà máy thủy điện đã đồng loạt xả lũ lên đầu dân chúng tại các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đắc Lắc [dẫn đến] hơn năm chục mạng người đã bị hiến dâng trong cơn xả lũ mất nhân tính đó, nhưng đã không hề có một nạn nhân nào dám khởi kiện những kẻ thủ ác. … Liên quan đến tôn giáo, một trong những vụ xung đột tiêu biểu trong những năm gần đây là vụ công giáo Mỹ Yên ở tỉnh Nghệ An, xảy ra vào tháng 9/2013, bị nhà nước chính trị hóa và đã trở thành một minh chứng không thể chối cãi về hành động “ côn đồ hóa ” của giới công an địa phương, từ đó đã làm dấy lên làn sóng phản ứng có khuynh hướng “ tử vì đạo ” của vài trăm linh mục và nửa triệu giáo dân vùng Nghệ An, cùng lòng hiệp thông chưa từng thấy giữa các giáo phận trong cả nước”.

Ngay trong phần này, tiến sĩ Dũng đã bắt đầu đề cập đến hiện tượng vi phạm nhân quyền ngay từ phương diện lý thuyết đến thực hành:

“Mặc dù đã ký kết Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị từ năm 1982, nhưng đến nay những nội dung chủ chốt của công ước này vẫn chưa được Nhà nước Việt Nam nhận thức và thực hiện đúng với ý nghĩa trung thực của nó. Vào tháng 8/2013, phái đoàn Việt Nam cũng một lần nữa đưa ra cam kết trước Chủ tịch Đại hội đồng Liên hiệp quốc về “Thực hiện chính sách, biện pháp và tăng cường nguồn lực để bảo đảm tốt hơn về an sinh xã hội, phúc lợi và công lý, đặc biệt là quyền của các nhóm dễ bị xâm phạm như phụ nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật và dân tộc thiểu số”. Nhưng … vẫn chưa có một cải thiện đáng kể nào được chính quyền thực tâm thực hiện”.

Sang phần bàn về xã hội dân sự, tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhấn mạnh đến “phương châm và độ chín muồi”.

Phương châm là “Ôn hòa, bất bạo động, tránh đổ máu là những đặc trưng trong phương pháp hoạt động của xã hội dân sự và các phong trào dân sự. Chính phương châm này đã loại trừ tâm trạng lo lắng đầu tiên của những người muốn tham gia phong trào dân sự là liệu họ có bị sách nhiễu hoặc thậm chí bị bắt bởi những hoạt động thuần túy xã hội của mình”.

Còn về thời điểm gọi là chín muồi, tiến sĩ Dũng cho rằng kinh tế Việt Nam suy sụp dẫn đến nhiều người mong muốn thay đổi thể chế chính trị. Theo ông, “Xã hội dân sự là một trong những phương cách tốt nhất để tạo nên sự thay đổi cấp thiết ấy”.

Tác giả của tham luận duyệt qua các hoạt động của xã hội dân sự đã hình thành ở Việt Nam trong những năm gần đây: Phản biện bauxite (2007), Kiến nghị 72 về Hiến pháp (2013). Tác giả nhấn mạnh: “Có thể coi sự hình thành của “Kiến nghị 72” nhằm thay đổi điều 4 Hiến pháp về vai trò độc đảng là dấu mốc cực kỳ quan trọng cho việc khởi xướng tiền đề của hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam trong tương lai”.

Năm 2013 ra đời Diễn đàn Xã hội dân sự, nhóm Phụ nữ nhân quyền Việt Nam, Hội Bầu bí tương thân, Hội Dân oan Việt Nam…. Theo ông Dũng: “Đến nay, đã có ít nhất 15 tổ chức dân sự có khuynh hướng tác động nhằm điều chỉnh hoạt động chính trị ở Việt Nam, chưa kể nhiều tổ chức dân sự mang mục tiêu giáo dục, xã hội và văn hóa”. Và nhiều sáng kiến tiềm năng khác, trong đó có cả đề nghị lập đảng Dân chủ xã hội của cố luật gia Lê Hiếu Đằng.

Ngoài ra, ông Dũng cũng xem “truyền thông xã hội lại là một thành phần đương nhiên của xã hội dân sự”.

Sang phần dự báo những diễn biến chủ lưu ở Việt Nam năm 2014, nhà báo Phạm Chí Dũng đưa ra 5 diễn biến đáng lưu ý: (1) 2014 là năm đầu tiên của một chu kỳ khủng hoảng ngân hàng, và dẫn đến khủng hoảng gần như toàn bộ nền kinh tế. (2) Bất ổn xã hội và phản kháng dân chúng sẽ tăng cao về số lượng, và quy mô.… Sẽ xuất hiện nhiều hội nhóm độc lập của người dân như những tiền đề của xã hội dân sự. (3) Bước khởi động cho cuộc tranh đua chính trị chuẩn bị cho đại hội đảng thứ 12, đặc biệt là vị trí tổng bí thư đảng và vai trò thủ tướng, kể cả vấn đề “ hậu chuyển tiếp ” cho một mô hình chính trị mới. (4) Xu hướng và lực lượng gần gũi với phương Tây sẽ rõ nét và chiếm ưu thế hơn trong nội bộ đảng. (5) Hoạt động dân chủ gia tăng đáng kể về số lượng hội nhóm, nhưng bị hạn chế về nguồn nhân lực và thiếu tính trực tiếp với nhu cầu dân sinh nên không thu hút được số đông quần chúng.

Sau đó tiến sĩ Phạm Chí Dũng đưa ra một số nhận định cụ thể:

“Trong năm 2014, có khả năng Quốc hội sẽ được tác động ở mức độ nhất định để ban hành Luật tiếp cận thông tin, Luật lập hội và có thể cả Luật biểu tình”.

“Cũng nhằm thỏa mãn nhiều hơn yêu cầu của người dân và đòi hỏi của cộng đồng quốc tế, giới chính khách trong nước nhiều khả năng sẽ thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia trong năm 2014”.

“Một thỏa hiệp khác của Nhà nước Việt Nam với phương Tây là sẽ dần thừa nhận vai trò và dần chấp nhận sự tồn tại và vận động của xã hội dân sự ở Việt Nam, và thái độ này sẽ thể hiện rõ nét hơn trong năm 2014”.

“Năm 2014 cũng có thể chứng kiến một số biểu hiện giao lưu, kết nối kín đáo giữa báo chí “lề phải” với truyền thông “lề trái” về quan điểm và mối tương tác trong một số vụ việc nhạy cảm của xã hội, kinh tế”.

“Tình hình trên cũng có thể dẫn đến chủ trương chính quyền tạm thời không thi hành biện pháp bắt bớ giới bất đồng chính kiến, nhưng thay vào đó sẽ tiếp tục tăng cường hành động gây khó khăn cản trở, sách nhiễu đối với giới này”.

“Xu thế chính trị đối ngoại lẫn đối nội cũng tạo điều kiện cho sự xuất hiện đảng chính trị độc lập và còn có thể xuất hiện đảng chính trị đối lập trong dân chúng, tuy chỉ với quy mô nhỏ”.

Điều thú vị là nhà báo cựu đảng viên CSVN này nhận định là khuynh hướng của giới lãnh đạo ngã về phương Tây. Ông Dũng viết: “Để có thể tham gia đầy đủ vào TPP và được miễn thuế xuất khẩu hàng hóa, Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu là hàng hóa đó phải có xuất xứ từ các nước nội khối TPP, trong khi Trung Quốc vẫn chưa phải là thành viên TPP. Do đó, Chính phủ Việt Nam có thể phải tìm nhiều cách để giảm bớt cơ cấu nhập khẩu nguyên, phụ liệu từ Trung Quốc và chuyển đổi vùng nhập khẩu sang các quốc gia khác”.

Và như thế Việt Nam, theo ông Dũng, để bước vào gia đình TPP thì phải chấp nhận nghiệp đoàn độc lập.

Điều tiến sĩ Dũng nhấn mạnh là khủng hoảng kinh tế vào cuối năm 2014: “Rất nhiều khả năng nền kinh tế này sẽ vận động ngang trong năm 2014 chứ không thể tăng tốc được, và cũng chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy sẽ “thoát đáy”…, nhiều khả năng hệ thống ngân hàng bắt đầu bước chân và giai đoạn đổ vỡ vào nửa cuối năm 2014. Khi đó nền kinh tế cũng bắt đầu thời kỳ đầu tiên lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, khi trước đó đã có 7 năm suy thoái”.

Theo ông Dũng khi kinh tế khủng hoảng thì lực phản kháng của dân tăng cao. “Phản kháng dân chúng sẽ tập trung vào lĩnh vực đất đai, môi trường, điều kiện lao động, giá cả. Số cuộc và số người dân tuần hành, biểu tình sẽ gia tăng so với năm 2013. Hiện tượng chống nhân viên công lực và hiện tượng “tự xử” của người dân cũng sẽ gia tăng nhanh chóng tại nhiều địa phương và ngay tại Hà Nội”.
Trong bối cảnh đó, xã hội dân sự sẽ hành động ra sao?

Ở phần thứ tư, tiến sĩ Dùng đặt ra các vấn đề: “Làm thế nào để các phong trào dân sự có thể được xây dựng nhanh chóng và lan tỏa được ở Việt Nam?” Rồi ông đưa ra câu trả lời: “Muốn xã hội dân sự được rút ngắn cung đường khởi động, yếu tố đoàn kết phải là con ngươi của phong trào phản biện, phong trào dân sự và do đó của xã hội dân sự trong tương lai ở Việt Nam”.

Từ đó nhà báo độc lập này đưa ra những bước tiến cụ thể cho xã hội dân sự:

“Trong giai đoạn đầu của xã hội dân sự, một số hành động cần được ưu tiên triển khai là:

Nhóm hành động chính trị – xã hội: lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo, hạn chế sự phụ thuộc của nền kinh tế và chính trị Việt Nam vào Trung Quốc; phản biện chống tham nhũng và các nhóm lợi ích, nhóm thân hữu; thúc đẩy Quốc hội sớm ban hành Luật biểu tình, Luật lập hội, Luật trưng cầu dân ý; thúc đẩy tiếng nói của trí thức độc lập tại Quốc hội; thúc đẩy tính hợp hiến và hợp pháp hóa của quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tôn giáo; phản biện đối với các điều luật chính trị hóa hành vi phản phản biện như điều 79, 87, 88, 258 trong Bộ luật hình sự; phản biện đối với điều kiện giam giữ phạm nhân trong các trại giam; hỗ trợ tinh thần và vật chất cho các gia đình có người bị giam giữ, liên quan đến yếu tố chính trị…

Nhóm hành động kinh tế – xã hội: bảo vệ quyền lợi của nông dân trước hành vi trưng thu đất đai bất hợp pháp và vô lối; phản biện đối với chủ đề sở hữu trong Luật đất đai và cơ chế thu hồi đất đối với các dự án kinh tế – xã hội; bảo vệ quyền lợi của công nhân và thị dân về điều kiện làm việc và an sinh xã hội; đấu tranh chống tác động tiêu cực của một số doanh nghiệp đối với môi trường tự nhiên…

Và để tự nâng mình lên, các phong trào dân sự cũng phải phản biện với chính những tiếng nói phản biện thiếu tinh thần xây dựng và đoàn kết trong giới hoạt động dân chủ ở Việt Nam và hải ngoại”.

Về phía các nguồn lực quốc tế, ở phần thứ năm, tiến sĩ Phạm Vhí Dũng đưa ra những đề nghị với các NGO quốc tế.

“Bài học kinh nghiệm mà nhiều tổ chức phi chính phủ hàng đầu trên thế giới đã tích lũy được và đưa vào chiến lược hành động của họ là không thể thụ động trông chờ thái độ cải hóa và sự cải tiến tự thân của các cấp chính quyền, mà phải tạo được hành động tác động đối với chính quyền nhằm thay đổi về chính sách và những vấn đề liên quan”.

“Sứ mệnh của các NGO tại các quốc gia phát triển (còn gọi là NGO phương Bắc) không chỉ là cung cấp viện trợ và “cần câu” cho các NGO ở các quốc gia đang và kém phát triển (còn gọi là NGO phương Nam), mà luôn cần được ưu tiên về hoạt động truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm về công tác tổ chức, đào tạo và thực hiện dự án, đặc biệt là kinh nghiệm làm thế nào để tạo tác động có hiệu quả đối với các chính sách bất hợp lý, bất công của chính quyền sở tại, nhằm cuối cùng điều chỉnh hoặc xóa bỏ những chính sách đó để bảo vệ quyền lợi người dân và các đối tượng dân chúng chịu rủi ro, mang lại công bằng hơn cho xã hội”.

Ông Dũng đề nghị các tổ chức NGO hỗ trợ những việc sau:

“- Tổ chức nghiên cứu các dự án xã hội, thể chế. Trước mắt cần tổ chức nghiên cứu đề tài về xã hội dân sự ở Việt Nam để chuẩn bị cho tương lai.

- Tổ chức truyền thông: đào tạo người viết và cách thức làm báo.

- Can thiệp, tác động các vấn đề về nhân quyền. Trước mắt, cần can thiệp, tác động về chủ đề đất đai, môi trường, nghiệp đoàn lao động, cải thiện chế độ lao tù. Cần thí điểm một số trường hợp cụ thể tại một số địa phương.

- Tổ chức đào tạo diễn giả, thông tín viên để chuyển tải thông tin từ trong nước ra quốc tế”.

Tham luận này của tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập, có thể không phản ánh hết mọi thực trạng Việt Nam, nhất là hiện tình xã hội dân sự và cộng đồng những người đang hoạt động vì dân chủ cho Việt Nam, tuy nhiên đây là một đóng góp quý giá của một trí thức viên chức, đang còn làm việc trong nguồn máy của đảng CSVN, mặc dù đã tuyên bố thoái đảng vào dịp cuối năm 2013 vừa qua.

PV. VRNs
phai  
#3 Đã gửi : 04/02/2014 lúc 06:43:40(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhà báo Phạm Chí Dũng gởi thư điều trần đến LHQ
VRNs (04.02.2014) – Sài Gòn – Từ Sài Gòn, tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập đã viết thư gởi đến LHQ, các Tổ chức nhân quyền, Ban tổ chức hội thảo UPR và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, để điều trần về nhân quyền Việt Nam, khởi đi từ sự kiện nhà cầm quyền đã ngang nhiên cấm ông xuất cảnh đến Thụy Sĩ, tối hôm 01.02.2014 vừa qua.

—-

Kính gửi: Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc

Đồng kính gửi:

- Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hiệp quốc (OHCHR)

- Tổ chức Giám sát nhân quyền Liên hiệp quốc (UN Watch)

- Ban tổ chức Hội thảo “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc”

- Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

UserPostedImage
Vừa có thêm một bằng chứng sống động nữa về khoảng cách biệt khó che giấu giữa tư duy và cách hành xử về điều được coi là “luôn bảo đảm các quyền con người” của Nhà nước Việt Nam với những tiêu chí nhân quyền có giá trị thực tế hơn rất nhiều của Liên hiệp quốc.

Bằng chứng sống động đó vừa ứng vào trường hợp của tôi – Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập ở Việt Nam.

I. Nhận thư mời từ UN Watch, một tổ chức phi chính phủ Thụy Sĩ có chức năng giám sát các vấn đề nhân quyền và dân chủ thuộc Liên hiệp quốc, tôi đã làm thủ tục visa và đã có vé máy bay để đến Genève tham dự cuộc hội thảo “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc” vào ngày 4/2/2014, bên cạnh cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền Việt Nam (UPR) diễn ra tại Genève vào ngày 5/2/2014.

Là một trong những diễn giả của cuộc hội thảo trên, bài tham luận của tôi sẽ đặt vấn đề về “Vai trò của các NGO nhằm thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam”, trong đó cần kíp xây dựng một mạng lưới liên kết giữa các NGO quốc tế và các nhóm dân sự Việt Nam nhằm thúc đẩy các vấn đề về quyền con người.

Thấu hiểu hoàn cảnh rất khó được xuất cảnh của tôi, ngày 29/1/2014, Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hiệp quốc đã gửi văn thư cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại diện thường trực của Chính phủ Việt Nam tại Genève và đại sứ Việt Nam tại Bangkok, đề nghị hỗ trợ đầy đủ cho chuyến đi của tiến sĩ Phạm Chí Dũng. Văn thư này cũng nêu rõ một trong những yêu cầu chủ yếu của cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền Việt Nam là sự tham gia của xã hội dân sự, và Liên hiệp quốc khuyến khích các nhóm dân sự và cá nhân Việt Nam tham dự cuộc kiểm điểm này.

Những tin tức mà tôi nhận được cũng cho thấy Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam tạo thuận lợi cho chuyến đi Genève của tôi.

Trước tấm chân tình và những tương tác tiến bộ của cộng đồng quốc tế cùng giới hoạt động vì quyền con người ở Việt Nam, không thể khác là trong tôi mang nặng tình cảm xúc động và hàm ơn.

Nhưng bất chấp những vận động nhiệt tình và thiện ý của cộng đồng quốc tế, chuyến bay đi Genève của tôi vào ngày 1/2/2014 từ sân bay Tân Sơn Nhất đã bị ngăn chặn. Tại sân bay này, Cục quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an và cơ quan an ninh của Công an TP. Hồ Chí Minh đã thông báo miệng với tôi rằng “hội thảo ở Thụy Sĩ có thể bị các thế lực thù địch lợi dụng nhằm xuyên tạc và nói xấu nhà nước Việt Nam”, đồng thời những cơ quan an ninh này lập biên bản thu giữ hộ chiếu của tôi.

Trước đây vào tháng 8/2012, tôi cũng đã bị Công an TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo “không nên đi” khi tôi được mời dự Hội thảo mùa hè ở Singapore về cải cách kinh tế Việt Nam. Việc không đồng ý với khuyến cáo của cơ quan an ninh cũng được hiểu là đương sự hoàn toàn có thể bị ngăn chặn tại sân bay nếu vẫn giữ nguyên kế hoạch xuất cảnh.

Gần đây nhất vào giữa tháng Giêng năm 2014, một blogger ở TP. Hồ Chí Minh là Thành Nguyễn đã bị cơ quan an ninh cửa khẩu ngăn chặn chuyến bay tới Mỹ, dù blogger này đã được tòa lãnh sự Hoa Kỳ cấp visa. Theo blogger Thành Nguyễn, phía cơ quan an ninh chỉ đưa ra một lý do rất mơ hồ trong việc ngăn chặn là “bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội’.

Theo thống kê sơ bộ của giới hoạt động dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, từ đầu năm 2013 đến nay đã có khoảng 10 trường hợp cá nhân bị ngăn chặn xuất cảnh tại các cửa khẩu, tương tự vụ việc của tôi.

Cũng có thông tin trong giới hoạt động dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam cho biết hiện đang tồn tại một danh sách lên đến khoảng 2,000 người bị cơ quan an ninh cấm xuất cảnh, trong đó nhiều trường hợp bị ngăn chặn thuộc về các cựu tù nhân lương tâm và những người bất đồng chính kiến.

II. Ngay trước thềm UPR diễn ra ngày 5/2/2014 tại Thụy Sĩ, hành động các cơ quan an ninh Việt Nam ngăn chặn việc xuất cảnh đối với tôi đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại của công dân – được ghi nhận tại điều 12 của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia từ năm 1982; vi phạm nghiêm trọng Điều 23 của Hiến pháp Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 mà theo đó “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Với tư cách một công dân, tôi không vi phạm bất cứ quy định nào về pháp luật xuất nhập cảnh ở Việt Nam. Tôi cũng chưa từng được cơ quan an ninh thông báo về cá nhân tôi không được xuất cảnh.

Vô tình hay hữu ý, hành động ngăn chặn xuất cảnh như trên đã làm xấu đáng kể hình ảnh của Nhà nước Việt Nam trước cộng đồng quốc tế, chứng minh không thể sinh động và cập nhật hơn về việc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – một thành viên vừa được bầu của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc – lại vừa ngang nhiên vi phạm các cam kết về nhân quyền của Liên hiệp quốc, vi phạm Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, đồng thời vi phạm hiến pháp của chính nhà nước này.

Tuy vấn đề xuất cảnh của cá nhân tôi chỉ rất nhỏ bé, song vụ việc ngăn chặn xuất cảnh đối với tôi lại lồng trong khung cảnh nhiều chủ đề về quyền con người ở Việt Nam về dân sinh, dân quyền và chính trị vẫn còn thụt lùi sâu sắc, bất chấp rất nhiều hứa hẹn “sẽ cải thiện” từ phía một nhà nước luôn tuyên xưng “của dân, do dân và vì dân”.

Trong trường hợp cần thiết, tôi sẵn lòng phác tả về bức tranh nhân quyền mang sắc màu u ám trong một Việt Nam đương đại.

Lồng trong khung cảnh thụt lùi sâu sắc về nhân quyền như thế, nhiều công dân Việt Nam như tôi đang khắc khoải mong đợi những tác động đủ mạnh và đủ ý nghĩa từ cộng đồng nhân quyền quốc tế, đặc biệt là cuộc UPR sắp tới, hầu mong có thể phần nào cải thiện não trạng và cải hóa hành vi đối xử nhân quyền của nhà nước và các cơ quan an ninh Việt Nam.

Hơn lúc nào hết, ý nghĩa của những tác động quốc tế khó có thể tách rời tương lai định chế Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Nhà nước Việt Nam có thể được chấp thuận tham gia hay không, lồng trong bối cảnh quốc gia này đã chìm trong cơn suy thoái kinh tế kéo dài hơn 6 năm và phía trước là một cuộc khủng hoảng rất khó tránh thoát.

Thư điều trần này được gửi đến Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế liên quan, với lòng kính trọng những điều mà quý vị đang cống hiến cho nền dân chủ và nhân quyền trên toàn cầu.

Việt Nam ngày 2 tháng 2 năm 2014
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
(đã ký)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.201 giây.