logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/08/2012 lúc 12:18:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Lưu Quang Vũ

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghệ thuật, cả bố và chú ruột đều làm nghệ thuật, Lưu Quang Vũ đến với thơ rất sớm. 13 tuổi đã nhận giải thưởng truyện ngắn, 20 tuổi đã có tập thơ đầu tay (in chung với Bằng Việt). Trong khi thế hệ thơ trẻ cùng thời với anh – để nuôi sống xác thân phải huỷ diệt tâm hồn thì anh luôn trung thành với ngòi bút của mình, cho dù có phải làm ngược lại: ”để di dưỡng thơ ca phải tàn tạ chính mình”.
Một trong số bài anh viết khi ở độ tuổi 21, 22 (sau khi bị sa thải khỏi quân đội) là bài này:

Những người trẻNhững người trẻ để tóc dài Đốt lửa trên những quảng trườngNhững người trẻ cầm ghi ta
Đứng hát trên đườngTrước mũi thép xe tăngTrước những con tàu đenChở máy bay và thuốc nổNhững người trẻ vung nắm tay giận dữNém hắc ín và sơnLên các tượng thầnHọ nói khôngVới bóng đêm gian tráHọ nói khôngVới nền văn minh lạnh giáHọ nói không Với các đàn anh hèn hạHọ nói khôngVới chính phủ và nghị việnVới lãnh chúa và tướng lĩnhChẳng tin vào linh hồn bất diệtHọ nói khôngVới Giê Su và phật thích caHọ nói khôngVới các nhà thơ viễn mộngChẳng cần lên mặt trăng tẻ lạnhNhững người trẻ da vàng, da đỏ, da đen, da trắngMuốn phá tan tất cả trên mặt đấtNhững tường cao chia rẽ con ngườiNhững giày đinh chà đạp con ngườiNhững bóng ma đói nghèo cơ cựcKhông chiến tranh, không xiềng xích…Không đi lính sang Việt NamHọ ném trả các huân chươngThứ vinh quang vô íchMọi bánh vẽ chẳng làm nguôi cơn khátRượu lãng quên không làm họ yên lòngPhẫn nộ đến điên khùngHọ đập phá, họ rủa nguyền tất cảCái thời đại tai ươngCái thế giới bạo tànĐầy bất công sỉ nhụcTừng bước từng bước mộtTrong sương mù trong gió tápHọ tìm đến bên nhauBàn tay vung caoNhư những cánh chim bốc cháy.

Vốn nhạy cảm, Lưu Quang Vũ nắm bắt thực tại bằng giác quan vô cùng tinh tế, chỉ cần đọc sách, xem tranh vẽ, nghe đài, hay nghe ai đó ra nước bạn kể lại là anh hình dung ra tất cả, rồi để mặc cảm xúc của mình tuôn trào trên trang giấy trắng, lia ngòi bút theo kịp dòng tư tưởng. Vì thế cảm hứng trong mỗi bài thơ của anh luôn là sự liền dòng ào ạt, đầy ắp hình ảnh hiện thực, sống động, hoà quyện thúc đẩy nhau… Hơi thơ, nhịp thơ dồn dập, tạo nên sức chiến đấu mãnh liệt, dâng trào trong thơ anh. Cho dù cảm nghĩ của anh tại thập kỷ 70 khi đó, không đại diện cho thời cuộc, không tiêu biểu cho số đông, song đây mới là nỗi lòng của một người yêu nước thương dân, đầy bản ngã, cá tính .

Thay vì cổ vũ chiến tranh, coi thanh niên như những con thiêu thân lao vào lò lửa chiến tranh, bị đảng ra cả một chiến dịch nhồi nhét tiêm nhiễm:

“Vứt bút nghiên theo việc binh đao”“Chí làm trai chẳng tiếc đời xanh”


Coi chiến tranh như một cuộc dạo chơi, còn cái chết nhẹ tựa lông hồng:


Đường ra trận mùa này đẹp lắm,Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây *

Thì anh đề cao vẻ đẹp tuổi trẻ trong những trường hợp như thế này. Một sự quyết liệt dữ dằn cả trong suy nghĩ cũng như trong hành động. Sẵn sàng nói không với bóng đêm gian trá, với nền văn minh lạnh giá, với các bậc đàn anh hèn hạ. Với chính phủ và nghị viện, với lãnh chúa và tướng lĩnh, với Giê Su và phật thích ca, với các nhà thơ viển vông, ảo mộng…Sẵn sàng phá tan tất cả những điều dối trá trên mặt đất, từ những bức tường cao chia rẽ con người, những giày đinh chà đạp lên số phận dân thường, đến những bóng ma đói nghèo, cơ cực. Sẵn sàng phản đối chiến tranh và mọi sự ràng buộc xiềng xích. Không những không đi lính sang Việt Nam còn ném trả các huân chương, coi đó là sự vinh quang vô ích. Bao nhiêu bánh vẽ và bình rượu lãng quên không làm họ nguôi cơn khát, cũng chẳng thể làm họ yên lòng. Thay vì sự thoả hiệp hèn mạt, họ bày tỏ sự phẫn nộ điên khùng của mình bằng cách đập phá, rủa nguyền tất cả, từ thời đại tai ương đến thế giới bạo tàn- nơi chứa đựng sự bất công sỉ nhục, rồi bằng sự chân tình, đoàn kết, sự dữ dằn khẳng khái, từng bước một họ tìm đến bên nhau, bàn tay vung cao tỏ rõ ý chí kiên cường, quyết liệt của mình, như những cánh chim bốc cháy trên nền trời, đòi lại độc lập tự do cho xứ sở của mình…

Hơn 3 thập kỷ sau, đọc lại bài thơ này, ta vẫn không hề thấy có bóng trẻ Việt Nam trong đó. Trong khi đất nước trải qua một cuộc tàn sát đẫm máu: Đất nước làm chiến tranh nhiều hơn máu của mình, đất nước nướng tinh hoa trong canh bạc chiến tranh, số người tài chỉ còn một nhúm trên tay, con cháu Chu Văn An mỗi ngày thêm tắt dòng, tuyệt chủng, lũ 5C-5D (con - cháu - các - cụ - cả + đếch - đẩy - đi - đâu - được) ùa tràn trên mặt đất, tốt tươi hơn cỏ dại, tham nhũng, tham ô nhiều chưa từng thấy, số tiền thất thoát rơi vãi nhiều hơn ngân vốn của ngành, bao con trẻ vừa kịp sinh ra đã gánh nợ nước ngoài trên vai. Muôn dân điêu đứng, trăm họ lầm than, lẽ ra những người trẻ phải là ngòi nổ, mầm kích hoạt cả tấn thuốc nổ trong lòng nhân dân, lại ù lì, bị động, sợ hãi tất cả những gì liên quan đến các hoạt động đấu tranh, lật đổ. Ngay cả lựa chọn thái độ chính trị cho mình: “Chọn một dòng hay để nước trôi” thì họ sẵn sàng “mũ ni che tai” để mặc nước trôi, hoặc chọn dòng thuận tiện mỡ màu- dù biết nó là dòng đục, còn hơn chọn dòng xanh trong để rồi bị để ý, đàn áp khốc liệt như một số nhà dân chủ trẻ -vốn hiếm hoi như thứ quả trái mùa. Cả cây mùa xuân của quê hương Việt Nam chỉ sinh vài quả ngọt, lành, ít sâu bệnh, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, còn lại dặt những quả kẹ, quả còi, bị loài sâu H lo - N sợ của cộng sản ăn ruỗng ruột, mòn thân, chỉ còn trơ gân, bệch bạc sắc lá.

Nếu có giận dữ, họ len lén giấu bàn tay ,dồn sự bực tức vào trong lòng, không bao giờ tỏ thái độ quyết liệt vì sợ lành ít, dữ nhiều, tránh con voi chính quyền để khỏi bị xấu mặt. Biết rõ những thần tượng đã đổ, nhất thiết phải hạ bệ, song họ chỉ thích hoà mình trong bóng đêm gian trá để được yên thân, không dám ném hắc ín và sơn lên tượng thần Các Mác, Lê Nin, Hồ Chí Minh để khỏi bị vạ. Sẵn sàng hoà mình với nền văn minh lạnh giá tính người để được yên thân. Biết các đàn anh hèn hạ họ cũng sẽ quay mặt đi để khỏi bị làm phiền. Với chính phủ và quốc hội lại càng không dám bày tỏ thái độ gì, ngoài việc trơ mắt ếch đứng nhìn hoặc trút tiếng thở dài vào những câu thơ ngắn, trút sự giận dữ vào trong gió xé, mặc nắng gió cũng mang vị lừa lọc, oan khiên, còn họ thì…măckêno, dửng dưng đi qua tất cả nỗi bất hạnh khốn cùng của dân tộcBiết là bánh vẽ họ vẫn ngồi dự tiệc và liên hoan, ca hát, nói cười như thể bánh thật, như trong họ không hề có cơn khát tự do, dân chủ. Họ lãng quên tất cả – biến tâm hồn mình thành một cánh đồng hoang cỏ mọc, không phẫn nộ, không điên khùng, không đập phá, không rủa nguyền, dù biết rõ thời đại mình đang sống đầy bất hạnh, tai ương, cứ có tiền là có phận, ngược lại dù tài giỏi đến đâu mà không tiền cũng thành vô phận. Sẵn sàng thoả hiệp với chính thể cộng sản bạo tàn, đầy bất công, sỉ nhục bằng cách trốn sâu vào bản ngã, giấu cái tôi chân chính vào cái chúng ta tầm thường, giả dối. Thà bò sát đất như giun để được yên thân còn hơn chọc trời như những cánh chim báo bão để cả đời gặp bão. Là con cháu của con Hồng, cháu Lạc, nhưng họ luôn quên mình là loài có cánh, thù ghét sự lượn bay, đồng nhất mình với lồng sắt nan tre, coi gian trá là người thân thuộc như manh áo, bát cơm, hơi thở. Coi trung thực là người khách lạ, không vồ vập, chào đón, chỉ một mực xua đuổi, tĩễn đưa, ngoảnh mặt…

Hẳn khi đặt bút viết bài thơ này -do thúc bách từ sâu thẳm trái tim. Anh đã có sự liên tưởng trước thời cuộc: Sau 5 năm, 10 năm đến lượt thế hệ trẻ sau anh đề thêm hai chữ Việt Nam vào tên bài thơ để đất nước chuyển mình, cất cánh, để cuộc đời mỗi người là tự do, chân lý, thật giả phân minh, trắng đen rõ nét, để không ai còn phải làm một cuốn sách xếp lầm trang như anh. ..

Song, than ôi! đã sắp 40 năm rồi, kể từ thập kỷ 70, những người trẻ ở Việt Nam vẫn mãi mãi coi cuộc đời anh, cuộc đời họ là một cuốn sách xếp lầm trang, không làm gì, không nói gì, chỉ luôn né tránh…Thậm chí còn nặng lòng ngợi ca:

Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp nhấtDù mai sau đời muôn vạn lần hơn **

Hoặc:

Tổ quốc ơi , có bao giờ người đẹp thế này chăng? ***Thật đáng thương, đáng buồn và hổ thẹn biết bao…

Sacramento 28-6-2012
Trần Khải Thanh Thủy

* Thơ Phạm Tiến Duật** và *** Thơ Chế Lan Viên
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.