logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 18/02/2014 lúc 09:43:08(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Việt Nam luôn bác bỏ chuyện có tù nhân lương tâm ở VN
Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam (CTNLTVN) ra đời ở Sài Gòn đúng vào ngày 18/2/2014 - thời khắc diễn ra phiên xử phúc thẩm luật sư công giáo yêu nước Lê Quốc Quân, và chỉ sau hai ngày một tù nhân lương tâm khác là thày giáo Đinh Đăng Định được tạm hoãn thi hành án 12 tháng khi đời sống của ông chỉ còn được tính bằng ngày trong cơn ung thư giai đoạn cuối.

Như một điểm tương hòa tao ngộ, một tuần trước phiên xử Lê Quốc Quân đã xuất hiện Quỹ Yểm trợ - kết nghĩa với tù nhân lương tâm Việt Nam, do những người vận động cho dân chủ và nhân quyền như tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng sáng lập ở Hoa Kỳ.

Vô hình trung, hoạt động của tổ chức quỹ này và Hội CTNLTVN đã trở thành cặp song sinh ngay từ trong nôi.

Cái nôi ấy lại được kết tủa bởi lòng nhân ái mà có lẽ chỉ những người đã phải trải qua bóng tối biệt giam mới thấm cảm đến tận cùng. Vào tết vừa qua, lần đầu tiên hoạt động tương thân tương ái với các gia đình tù nhân lương tâm được các nhóm hội dân sự ở Việt Nam quan tâm nhiệt thành đến thế.

Đặc biệt tại Sài Gòn - thủ phủ của số tù nhân lương tâm đông đảo nhất, những gói quà nhỏ đã được trao tận tay gia đình Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày, Nguyễn Đoàn Quốc Hùng, Đinh Đăng Định…

Cũng lần đầu tiên, nhiều hội nhóm dân sự như Hội Bầu bí tương thân, Hội Dân oan Việt Nam, Nhóm kiến nghị 72, Diễn đàn Xã hội dân sự, Ủy ban Công lý và hòa bình, Hội Anh em dân chủ, Phong trào Con đường Việt nam, Hội Phụ nữ nhân quyền Việt Nam… đã gần gũi nhau đến thế trong mục tiêu tương thân tương ái - một minh chứng sắc nét và đủ làm nhạt nhòa tâm lý xa cách hoặc phân hóa tồn tại bấy lâu nay trong hiện tình xã hội dân sự manh nha ở Việt Nam.

'Chưa được kết nối'
Tuy thế, một sự thật không thể chối bỏ là vẫn còn nhiều, rất nhiều tù nhân lương tâm khác chưa được kết nối vào vòng tay lớn.
UserPostedImage
VN bị tố cáo dùng luật hình sự để xử những người bất đồng
Tại phiên họp Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) về nhân quyền Việt Nam tại Genève, Thụy Sĩ vào đầu tháng 2/2014, báo cáo của một số tổ chức nhân quyền quốc tế đã nêu ra con số có đến 150-200 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ trong hệ thống nhà tù nhỏ ở Việt Nam, chưa kể các trại giam tư tưởng còn mênh mông hơn rất nhiều.

Những người hoạt động vì quyền lợi công nhân như Đỗ Thị Minh Hạnh là một ví dụ tiêu biểu cả trong lẫn ngoài các nhà tù.
Đúng ba tháng sau ngày Nhà nước Việt Nam chính thức được chấp thuận là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos đã gửi thư cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, yêu cầu tạo điều kiện cho việc trả tự do ngay tức khắc ba tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Đoàn Quốc Hùng.

Bức thư này còn bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về việc bỏ tù và ngược đãi các nhà hoạt động độc lập cho quyền của người lao động tại Việt Nam, đồng thời nêu rõ những vụ vi phạm nhân quyền như thế tiếp tục là một trở ngại cho việc cải thiện quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, cũng là mối quan tâm đặc biệt trong các cuộc đàm phán đang diễn ra liên quan đến Hiệp ước thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một định chế bao gồm các biện pháp bảo vệ quyền của người lao động.

Vào tháng 11/2013 trong chuyến làm việc ở Việt Nam, Quyền phó trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ về dân chủ, nhân quyền và lao động Scott Busby đã nhắc lại một yêu cầu then chốt: Chính phủ Việt Nam phải thực hiện “những tiến bộ có thể chứng minh" về nhân quyền để mối quan hệ giữa hai quốc gia có thể phát triển sâu sắc hơn nữa. Việc trả tự do cho các tù nhân lương tâm Việt Nam là một bước quan trọng đầu tiên hướng tới sự hợp tác lớn hơn giữa hai chính phủ, mặc dù nhiều thách thức nhân quyền hơn nữa cũng phải được giải quyết, bao gồm cả việc sử dụng sự tra tấn và ngược đãi trong các trại giam của Việt Nam.

Cũng tại kỳ UPR đầu tháng 2/2014 tại Thụy Sĩ, Nhà nước Hoa Kỳ đã một lần nữa yêu cầu phía Việt Nam trả tự do cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là bốn cái tên không thể quên lãng là Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Quốc Quân.

Có lẽ với Nhà nước Việt Nam, trường hợp dễ chấp nhận nhất là Lê Quốc Quân.

Hầu hết các tù nhân lương tâm có tên trong bản danh sách của Hoa Kỳ và Cộng đồng châu Âu đều có dấu hiệu và bằng chứng bị ngược đãi trong nhà tù, trái với tinh thần của bản Công ước quốc tế về chống tra tấn mà Nhà nước Việt Nam đã tham gia vào tháng 11/2013 nhưng đến nay vẫn chưa phê chuẩn.

'Cái tôi nhỏ bé'
Không thể có TPP nếu không chứng minh được, dù là tối thiểu, về điều được gọi là “thành tâm chính trị” của một chính thể.

Nhưng kinh nghiệm lịch sử và không kém biện chứng ở Việt Nam lại hoàn toàn không khác biệt với kết luận của nhà siêu hình học Hegel - bậc tiền bối của triết gia Karl Marx: Bài học cay đắng nhất của lịch sử là loài người đã không rút ra được bài học nào từ lịch sử.

Bài học ấy đang ứng với chế độ cầm quyền.
Tính nhân quả của bài học ấy chỉ có thể được giảm bớt từ một thế đối trọng khác: sức nâng bật của xã hội dân sự cùng tiếng nói trào thoát từ lồng ngực của những con người đã từng bị giam hãm trong ngục tù cần và phải được chính quyền tôn trọng như một sự chính danh và một tình cảm vì dân.

Rất có thể, Hội CTNLTVN sẽ chính là một trong những tiếng nói không còn cô độc vào buổi giao thời mới đang ló dần trên mảnh đất mà nhà báo Lê Phú Khải từng viết “Thơ tôi khóc, lệ rơi hình chữ S”. Trong ý thức sâu xa về cái tôi vô cùng nhỏ bé của những thành viên của của Hội CTNLTVN, hầu hết trong họ luôn ý nguyện về cuộc đấu tranh cho đồng bào chung cảnh ngộ, nơi hiện hữu và trong tương lai.

Nếu tính đúng và đủ, con số cựu tù nhân lương tâm chính trị, tôn giáo, dân oan, nhà báo, blogger… ở Việt Nam có thể lên đến vài trăm người - hầu hết đã được thử lửa và vượt qua giới hạn sợ hãi, hoàn toàn xứng đáng để Hội CTNLTVN trở thành một trong những tổ chức phi chính phủ bất vụ lợi hàng đầu và quả cảm ở Việt Nam, trở nên một mắt xích quan trọng trong Mạng lưới Xã hội dân sự châu Á và sát cánh cùng các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền, dân chủ cùng những nhà nước tiến bộ trên thế giới.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng gửi cho BBC từ Sài Gòn
phai  
#2 Đã gửi : 18/02/2014 lúc 05:44:15(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phạm Chí Dũng: Tù nhân lương tâm Việt Nam không bao giờ tắt hy vọng
UserPostedImage
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.
DR

Hôm nay 18/02/2014, Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam đã chính thức ra tuyên bố thành lập, với 64 thành viên sáng lập và hai đồng chủ tịch là bác sĩ Nguyễn Đan Quế và linh mục Phan Văn Lợi. Như vậy là cùng với sự phát triển của phong trào xã hội dân sự tại Việt Nam với nhiều nhóm khác nhau như Mạng lưới blogger, Hội bầu bí tương thân, Phụ nữ nhân quyền…nay đến lượt những nhà đấu tranh từng bị cầm tù đã mạnh dạn đứng lên thành lập hội.
Nhân dịp này RFI Việt ngữ đã trao đổi với nhà bình luận Phạm Chí Dũng, cũng là một thành viên của hội vì đã từng bị bắt giam sáu tháng trong năm 2012.

RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh trong tuyên bố thành lập Hội cựu tù nhân lương tâm thì mục tiêu đấu tranh là vì một nước Việt Nam không còn bất kỳ một tù nhân lương tâm nào, và chế độ lao tù phải thực sự nhân đạo theo chuẩn mực quốc tế. So với thực tế hiện nay tại Việt Nam thì các mục tiêu được đặt ra có phải là quá cao hay không ?



Tải để nghe nhà bình luận Phạm Chí Dũng - TP Hồ Chí Minh
http://telechargement.rf..._Chi_Dung_18_02_2014.mp3

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng: Với tư cách là một người bình luận độc lập, tôi cho đó là một mục tiêu viễn tưởng, trong cận cảnh ở Việt Nam. Tại vì muốn thực hiện mục tiêu đó, có lẽ là phải mất từ 15 tới 20 năm nữa. Nhưng chỉ có điều là riêng đối với các tù nhân lương tâm, và những người là cựu tù nhân lương tâm, thì không có gì dập tắt được hy vọng của họ.

Thực ra tôi chỉ là một thành viên của hội thôi, không có chức danh chủ chốt gì cả. Các đồng chủ tịch như thầy Thích Không Tánh, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, linh mục Phan Văn Lợi mới là những người có tiếng nói then chốt nhất trong hội này. Còn với tư cách độc lập thì tôi lại nhận ra sự sắc nét trong ánh mắt của họ.

Đó là những người thực tâm có lòng đối với dân tộc, với dân sinh và dân chủ, dân quyền, dân khí cho Việt Nam. Điều quan trọng hơn hết : họ là những người đã kinh qua thử thách, đã trải qua những phòng biệt giam tăm tối. Và họ đã vượt hẳn qua lằn ranh của sợ hãi.

Chính vì thế trong họ hun đúc nên một bản lĩnh mà tôi cho rằng mục tiêu họ đặt ra – mặc dù thời gian đối với Việt Nam hãy còn rất xa vời – dân chủ, nhân quyền, không còn một tù nhân lương tâm nào cả, thật ra đó là mục tiêu dài hạn thôi. Nếu trong một hoàn cảnh, một phương án đặc biệt, một kịch bản đặc biệt mà Việt Nam có thể chuyển đổi mô hình như Myanmar ; thì tôi tin là chỉ trong vòng từ bốn tới năm năm có thể đạt được mục tiêu đó.

Cần nhắc lại rằng Myanmar vào đầu năm 2011 đã không một ai tin vào bài diễn văn bóng lộn của ông Thein Sein rằng chế độ đó có thể giải quyết một cách gọn ghẽ toàn bộ vấn đề các tù nhân lương tâm Nhưng đến tháng 6/2011 thì mọi chuyện bắt đầu thay đổi, từ việc giải chế bà Aung San Suu Kyi, đến những đợt phóng thích tù nhân vô tiền khoáng hậu. Đến năm 2013 ông Thein Sein đã hoàn thành lời hứa với Cộng đồng châu Âu và Hoa Kỳ là phóng thích toàn bộ các tù nhân lương tâm. Tôi nhớ có khoảng 300 tù nhân chính trị ở Myanmar đã được tự do hoàn toàn.

Còn Việt Nam tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Nhân quyền (UPR) vào đầu tháng Hai vừa qua, thì một số tổ chức nhân quyền quốc tế và những nhà nước quan tâm đến vấn đề dân chủ nhân quyền ở Việt Nam đã đưa ra con số hiện nay còn từ 150 đến 200 tù nhân chính trị. Đó là chưa kể tù nhân lương tâm.

Mà tù nhân lương tâm thì theo định nghĩa của Tổ chức Ân xá Quốc tế, thì đó là những người chịu ngược đãi, chịu rủi ro. Họ đấu tranh vì quyền lợi dân sinh, chính trị, tư tưởng, và họ đã bị bắt. Ứng vào những điều kiện của Việt Nam trong số 64 thành viên của Hội cựu tù nhân lương tâm mới thành lập vào ngày 18/02/2014, thì đó là những người mà đã có một lệnh bắt, và đã thực sự bị bắt. Mặc dù có những người chưa thành án nhưng vẫn được coi là tù nhân lương tâm.

Và thực ra tù nhân lương tâm cũng không hẳn là những tù nhân hoạt động chính trị hoặc tôn giáo thuần túy, mà còn là những người có sự bức xúc về quyền lợi của họ trong đời sống dân sinh. Chẳng hạn như là dân oan đất đai, nạn nhân môi trường, đấu tranh cho vấn đề quyền lợi của người lao động.

Tôi nói ví dụ như chị Bùi Thị Minh Hằng, hay chị Đỗ Thị Minh Hạnh. Đó là những người đấu tranh đòi quyền lợi trước hết là cho bản thân họ, và sau đó cho quyền lợi của những người công nhân, nông dân xung quanh. Nhưng họ đã bị bắt giữ.

Vì thế mà vấn đề dân chủ nhân quyền không chỉ là một mục tiêu phổ quát rộng khắp đối với Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, mà còn cho thấy hàm chứa trong đó nội lực của những vấn đề dân sinh hết sức thiết thực. Cho nên những người dân oan, những nông dân, công nhân có thể nhìn vào hội này với một ánh mắt thân thiện, gần gũi và có thể nương nhờ, tựa cậy được với nhau trong một tình cảnh đồng cảm.

RFI : Như vậy tù nhân lương tâm ở Việt Nam không chỉ là những người bất đồng chính kiến, mà thật ra còn là nạn nhân của một nền pháp chế đầy những điều luật mơ hồ, một chế độ tố tụng bất công – như trong lời giới thiệu của hội ?

Hoàn toàn đúng. Chẳng hạn chúng ta có thể thấy trong năm 2013 ít nhất người ta đã phát hiện ra tám cái chết ở trong đồn công an, thì có thể được tính như thế nào đây ? Tôi cho là khi họ không còn cơ hội để trở thành tù nhân lương tâm nữa, thì họ là những « nạn nhân lương tâm ». Và Hội cựu tù nhân lương tâm đồng thời sẽ đấu tranh cho họ luôn.

Một điều khiến tôi tin vào năng lực của Hội cựu tù nhân lương tâm mà tôi là thành viên : tôi nhắc lại, đó là những người đã kinh qua môi trường thử lửa và có thể kể cả máu lửa nữa. Đối với họ, đó là bản lĩnh. Quan trọng hơn hết, phương thức của họ không phải là dùng bạo lực vũ trang để lật đổ chính quyền, mà đây là phương thức ôn hòa, bất bạo động, tuyệt đối không đổ máu. Như Gandhi đã thực hiện qua cuộc đấu tranh về thuế muối đối với thực dân Anh vào đầu thế kỷ 20, qua đó đã quy tụ được hàng chục ngàn quần chúng đi theo ông.

Tôi cho Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam chính là một trong những nhóm dân sự quan trọng, then chốt đầu tiên hình thành để tạo nền tảng cho xã hội dân sự ở Việt Nam.

RFI : Thưa anh nhưng một khi đã bị án tù, bị đưa đi cải tạo ; khi được trả tự do lại thường bị phân biệt đối xử nữa. Như vậy làm thế nào các cựu tù lương tâm có thể giúp đỡ những người khác ?

Đó chính là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ mà Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam đặt ra. Có nghĩa là làm sao để những tù nhân lương tâm và kể cả những người tù bình thường khi họ trở về đời sống bình thường trong xã hội, tái hòa nhập cộng đồng thì họ không bị kỳ thị, không bị phân biệt. Đó là điều quan trọng nhất.

Theo tôi biết hiện nay ở Saigon cũng đang hình thành một quỹ cho những cựu tù nhân các loại, giúp ích cho họ để họ tái hòa nhập cộng đồng, làm sao cho đời sống của họ đỡ khó khăn hơn. Tôi cho là Hội cựu tù nhân lương tâm và những hội nhóm dân sự tù nhân bình thường hoàn toàn có thể kết hợp với nhau, để giúp cho các tù nhân đỡ bị dị biệt đối với đời sống.

Tất nhiên là sau một thời gian ba tới năm năm ở trong tù, người ta có một sự khác biệt về mặt tư tưởng và tâm hồn đối với xã hội. Có những người thậm chí còn bị hoang tưởng, có cuộc sống tâm tưởng không bình thường. Và họ luôn luôn mặc cảm tự ti, họ thấy người ta nhìn mình với một ánh mắt kỳ thị. Thực tế trong đời sống là như vậy, đặc biệt là đối với những tù nhân chính trị. Cho nên cần phải làm sao để ít nhất nếu không phải là môi trường nhân dân xung quanh, thì chính quyền cũng phải có sự tôn trọng nhất định đối với họ. Chứ không phải chỉ nhìn thấy họ là những người có quá khứ tù đày không tốt.

RFI : Còn riêng về phần anh, thì có lẽ chỉ mới một năm thôi mà đã có bao nhiêu nước chảy qua cầu. Đang từ một viên chức của Đảng, anh bỗng trở thành tù nhân, và bây giờ là cựu tù nhân lương tâm. Có một cảm giác là lạ khi thấy tên anh trong danh sách này…

Bản thân tôi cũng có một cảm giác khá kỳ lạ về mình, trước khi bị bắt và sau khi nhận quyết định đình chỉ điều tra. Và thực sự chưa bao giờ tôi tưởng tượng là sẽ trở thành một tù nhân lương tâm ! Mặc dù trong tôi khái niệm lương tâm luôn luôn thường trực : lương tâm đối với bản thân tôi và lương tâm đối với những người khác.

Tôi cho là trường hợp của tôi cũng như rất nhiều trường hợp khác thôi. Khi mà họ ở trong hoàn cảnh tôi, hoặc tôi ở trong hoàn cảnh họ thì cũng hành động như nhau. Có điều là khi người ta hành động và hành động nhiều hơn nữa, chỉ sau đó người ta mới nhận thức được kết quả hành động của mình. Lúc đó có khi mới nhận ra được con đường của mình, còn trước đó thì khó mà nhận biết được.

Đó là tình trạng mù mờ mà tôi gọi là tình trạng phi lý tưởng của tôi - gần như bế tắc trước kia, trong thời gian mà tôi còn làm trong khu vực nhà nước. Lúc đó tôi nhìn vào vấn đề tham nhũng, vào vấn đề dân chủ, nhân quyền…tất cả những góp ý đều trôi sông đổ biển, và thấy không còn một tia hy vọng nào cả.

Nhưng sau đó, từ ngày đó đến nay, tôi lại cảm thấy có một chút hy vọng về con đường sắp tới cho riêng bản thân, con đường sắp tới cho dân tộc. Và chúng tôi đang bước theo một con đường ôn hòa bất bạo động. Một con đường được gọi là xã hội dân sự, mà thực chất đó là vấn đề làm sao để nâng cao quyền làm chủ của con người, của người dân, và phát huy mọi quyền con người. Những điều mà Nhà nước Việt Nam đã hứa quá nhiều, từ Công ước Chính trị và Dân sự năm 1982 cho đến nay nhưng mà gần như không làm được bao nhiêu.

Đó chính là con đường mà có lẽ cần phải nói là « Chúng ta hãy tự cứu lấy mình trước khi trời cứu ». Người dân hãy tự giang tay ôm lấy nhau, trước khi người ta chìa bàn tay ra cho mình. Người ta đây là ai ? Là những thể chế. Thể chế cầm quyền này, và có thể là những thể chế tiếp nối. Nhưng bất kỳ thể chế nào, và dù với bất kỳ chính thể nào, người dân vẫn phải tự phát huy quyền làm chủ của mình, và tự đi bằng đôi chân của mình trước khi chờ người ta đưa cho mình một đôi nạng.

Đó là tâm cảm, nhận thức của tôi và cũng là sự thay đổi chính yếu của tôi trong suốt một năm vừa qua.

RFI : Lúc nãy anh có nói rằng anh nhận thấy những người cựu tù rất bản lĩnh. Nếu vậy thì đã chứng tỏ việc giam giữ những người bất đồng chính kiến chỉ phản tác dụng mà thôi ?

Tôi cho là hoàn toàn phản tác dụng. Cứ đưa một ai đó vào trong tù, thường thường khi người đó ra sẽ được tăng cường sức phản kháng, đề kháng lên gấp đôi thậm chí gấp ba. Tôi nhìn thấy ngay bà Trần Thị Hài đã 68 tuổi rồi, xuất thân từ một nông dân đấu tranh cho vấn đề oan sai trong đất đai, tuyệt đối không có một động cơ chính trị nào hết, cũng hoàn toàn không có việc lật đổ chính quyền nào hết. Nhưng bằng câu thơ của bà : « Chín tháng tù như một giấc ngủ trưa », câu thơ quả cảm này tôi cho rằng có thể làm lay động phần lớn những người phụ nữ có lương tâm ở Việt Nam, thao thức với hiện tình của đất nước.

Vì bà Trần Thị Hài cũng như Bùi Thị Minh Hằng, có thể những người nào đó coi họ là không có chất trí tuệ cao lắm, nhưng phương pháp đấu tranh của họ xứng đáng đi tiên phong trong phong trào dân quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam. Đó là những hình tượng sống động không chỉ đối với phụ nữ Việt Nam, mà còn đối với cả giới mày râu, và đặc biệt rất ấn tượng, có thể là một minh chứng hùng hồn cho những trí thức còn trùm chăn ở Việt Nam.

Tôi gặp những người như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, hoặc anh Trương Minh Nguyệt ở Long An. Những người đó bị 20 năm tù giam – chỉ kém 7 năm so với ông Mandela thôi ! Hai mươi năm tù giam thì không thể tưởng tượng được, vì một ngày tù thì như người ta nói, đúng là bằng thiên thu tại ngoại. Một vài ngày tù đã kinh khủng như thế nào, vậy mà họ ở 20 năm, và có những anh như Trương Minh Nguyệt bị bắt giam tới ba lần !

Tôi nhìn thấy ở họ những gì ? Không phải là một sự hằn học đối với chế độ, mà ánh mắt vẫn còn mẫn cảm lắm. Rất tình cảm, và vẫn mong ngóng được làm một cái gì đó đóng góp cho xã hội. Thế thì tại sao không tạo điều kiện cho họ có thể làm việc cống hiến cho xã hội và cho người dân, mà lại xem họ như là những đối tượng phải luôn luôn quan tâm theo dõi, kiểm tra kiểm duyệt về tâm hồn, đời sống và sinh hoạt của họ ?

Làm như vậy thì có xứng đáng là một chính quyền bản lãnh hay không ? Mà tôi cho là ngược lại. Trong trường hợp này thì chính những cựu tù nhân lương tâm như vậy lại bản lãnh hơn hẳn chính quyền, và họ xứng đáng đứng lên bục danh dự của giới nhân quyền quốc tế tại Genève thay cho phái đoàn của Việt Nam.

RFI : Chỉ riêng số thành viên sáng lập ban đầu đã là 64 người, và theo một số đánh giá như trên anh vừa nói, thì tại Việt Nam có khoảng 150 đến 200 tù chính trị, như vậy chứng tỏ tình hình nhân quyền tại Việt Nam là không mấy sáng sủa ?

Tôi cho rằng đánh giá của quốc tế là hoàn toàn đúng. Vì con số 150 tới 200 tù nhân chính trị mà các tổ chức nhân quyền quốc tế và một số quốc gia như Hoa Kỳ, Úc, Canada, Thụy Điển cung cấp đối với Việt Nam, có lẽ còn chưa đầy đủ. Con số thực còn cao hơn nữa, và nếu tính theo khái niệm đầy đủ của Tổ chức Ân xá Quốc tế về tù nhân lương tâm, thì có lẽ con số tù nhân lương tâm ở Việt Nam còn cao hơn nếu tính cả số dân oan đất đai đã bị tù đày hoặc hiện nay đang bị giam cầm.

Tại vì số dân oan đất đai ở Việt Nam, theo tôi tính có lẽ khoảng ba tới bốn triệu người – nếu tính tất cả mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng – tương đương với số lượng đảng viên của đảng cầm quyền Việt Nam hiện nay. Trong đó có một số trường hợp, tôi nhớ có một con số ở đâu đó đã thống kê là có 80 trường hợp dân oan đất đai, trong vòng ba tới năm năm gần đây đã bị đưa ra xử án, kết án lưu động hoặc bị tù đày.

Và cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền ở Genève vừa qua cũng cho thấy, so với cuộc Kiểm điểm hồi năm 2009, số quốc gia đặt câu hỏi tăng gần gấp đôi, và số lượng câu hỏi cũng vậy, cho thấy mối quan tâm đối với nhân quyền tại Việt Nam tăng lên hẳn. Cũng có nghĩa là đã gần như không có một chủ đề nhân quyền nào được Việt Nam thực hiện nghiêm túc trong bốn năm trước.

Và điều mà Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho là Việt Nam đã thực hiện tới hơn 80% những yêu cầu của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tôi cho là cần phải hiểu ngược lại. Có nghĩa là chưa đầy 20% được thực hiện, thậm chí còn thấp hơn nhiều.

Chúng ta cũng nhớ là vào kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền năm 2009, ông Phạm Bình Minh lúc đó là Bộ trưởng Ngoại giao. Đến kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát lần thứ hai mà Việt Nam tham gia, thì ông Phạm Bình Minh đã được nâng lên một cấp là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao.

Tôi cho là cứ đà này, nếu Nhà nước Việt Nam không tiếp tục thực hiện nghiêm túc những yêu cầu của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, thì có lẽ nếu còn cơ hội để trình bày về nhân quyền trong cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát lần thứ ba vào năm 2018, thì ông Phạm Bình Minh lúc đó có thể trở thành một ủy viên Bộ Chính trị.

RFI : Xin rất cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận trả lời phỏng vấn liên quan đến Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.173 giây.