logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/02/2014 lúc 05:21:09(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trong bài “Trận chiến chính trong thế kỷ 21”, tôi nêu lên một số luận điểm của các học giả Tây phương: Tất cả đều

cho yếu tố chính làm phân hóa thế giới và dẫn đến các cuộc chiến tranh, lạnh hay nóng, khốc liệt trong thế kỷ 20 đã

thuộc về dĩ vãng là ý thức hệ. Rộng hơn cả chính trị, trong toàn bộ lãnh vực nghiên cứu nhân văn hay khoa học xã hội

hiện nay, hầu như không ai nhắc đến ý thức hệ nữa. Trước, các lý thuyết gia cho ý thức hệ là một thứ đại tự sự hoặc

siêu tự sự (grand narrative / metanarrative) và thời đại của các siêu tự sự ấy đã qua và được thay thế bằng các tiểu tự

sự. Sau, nhiều người cho cả lý thuyết nói chung, vốn là kết tinh của các siêu tự sự ấy cũng mất dần sức quyến rũ:

Nhiều người gọi thời đại chúng ta đang sống hiện nay là thời đại hậu-lý thuyết (posttheory).

Ở đây, Việt Nam là một ngoại lệ. Trên các diễn đàn chính thức và chính thống ở trong nước, giới lãnh đạo Việt Nam

vẫn tiếp tục khẳng định là mâu thuẫn chính hiện nay vẫn là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, là Việt

Nam và Trung Quốc vẫn là hai nước đồng chí anh em trong khối xã hội chủ nghĩa, là Việt Nam vẫn cương quyết đi theo

con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, dù, theo lời thú nhận của Nguyễn Phú Trọng gần đây, có khi đến tận cuối thế

kỷ 21, vẫn chưa thực hiện được!

Những quan niệm như vậy không những lạc hậu mà còn là một ảo tưởng, một ảo tưởng lạc hậu của những kẻ lú. Trên

blog này, ở một số bài, tôi có nhắc đến một ý kiến của Benedict Anderson, trong cuốn Imagined Communities:

Reflections on the Origin and Spread of Nationalism (1983): Ông cho, với cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và

Campuchia năm 1978 và chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1979, chủ nghĩa quốc gia đã thay thế vai trò

của ý thức hệ chính trị trong việc quyết định các quan hệ quốc tế giữa nước này và nước khác.

Việc thay thế ấy càng hiển nhiên hơn nữa sau năm 1991, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ hoàn toàn ở Liên Xô

và Đông Âu. Từ đó, chính chủ nghĩa quốc gia chứ không phải là ý thức hệ chi phối (a) toàn bộ các quyết định tách rời

hay gộp chung các biên giới chung quanh mỗi nước; (b) xác định ai là công dân và ai không phải là công dân; (c)

khẳng định ngôn ngữ nào là ngôn ngữ quốc gia; và cuối cùng, (d), khẳng định các quyền dành cho người dân thiểu số.

Tất cả các cuộc chiến tranh và xung đột ở Trung Âu và Đông Âu sau năm 1991 đều gắn liền với chủ nghĩa quốc gia.

Ở châu Á, văn hóa hay văn minh - nói theo chữ của Samuel P. Huntington - cũng không phải là yếu tố gây đoàn kết hay

chia rẽ trên bàn cờ chính trị khu vực. Những tranh chấp về lãnh thổ, đặc biệt là lãnh hải giữa Trung Quốc với Việt Nam,

Hàn Quốc và Nhật Bản, hay ngay cả với Philippines thời gian gần đây là một minh chứng: Trên lý thuyết, theo cách

phân chia của Huntington trong cuốn The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order, Trung Quốc, Hàn

Quốc và Việt Nam đều có chung một nền văn minh, nền văn minh dựa trên Khổng giáo. Giữa Trung Quốc và Nhật Bản

cũng có rất nhiều điểm chung. Ngay cả giữa Trung Quốc và Philippines, nhữngđiểm chung cũng không ít: Mặc dù

Philippines chịu nhiều ảnh hưởng của Tây phương, từ Tây Ban Nha đến Mỹ, ở đó Thiên Chúa giáo đóng vai trò chủ

đạo, nhưng vốn là một quốc gia đa sắc tộc, một phần không nhỏ của Philippines có gốc rễ từ Trung Hoa và cùng với

họ, ảnh hưởng của Khổng giáo. Vậy mà họ vẫn hục hặc với nhau. Ấn Độ và Pakistan cùng chia sẻ với nhau, hoặc toàn

bộ hoặc một phần, văn minh Hồi giáo, nhưng họ vẫn đánh nhau.

Có thể nói, ở châu Á, đặc biệt ở Đông Á và Đông Nam Á, trong khi vai trò của ý thức hệ đã thuộc về quá khứ, vai trò

của “văn minh” vẫn chưa nổi lên và chưa có ý nghĩa gì đáng kể, mối quan hệ quốc tế giữa các nước vẫn bị chi phối

một cách mạnh mẽ bởi tinh thần quốc gia: Nước nào cũng muốn khẳng định bản sắc của mình dựa trên lịch sử và

nước nào cũng nhắm đến mục tiêu có lợi cho chính mình; ở nước nào chính phủ cũng giương cao ngọn cờ quốc gia

chủ nghĩa để tập hợp quần chúng và tạo thành sức mạnh.

Chỉ có ở Việt Nam là khác.

Trong hơn một thập niên vừa qua, không phải chính phủ mà là những người đối lập hoặc độc lập với chính phủ mới là

những kẻ hô to khẩu hiệu quốc gia nhiều nhất. Không phải chính phủ mà là những người ly khai hay các nhà báo và

các blogger bị chính phủ cấm đoán hay trấn áp mới là những người hay bàn đến vấn đề độc lập, chủ quyền và toàn

vẹn lãnh thổ nhất. Không phải chính phủ mà những người dân thấp cổ bé miệng đứng ra tổ chức các cuộc xuống

đường biểu tình để, nhân danh chủ nghĩa quốc gia, chống lại âm mưu bành trướng của Trung Quốc.

Nói một cách tóm tắt, ở Việt Nam hiện nay, có hai xu hướng đối lập nhau: nhà cầm quyền thì đề cao ý thức hệ, tiếp tục

nhìn thế giới qua lăng kính ý thức hệ xưa cũ, trong khi đó, dân chúng, hoặc ít nhất một bộ phận càng lúc càng lớn của

dân chúng, lại đề cao chủ nghĩa quốc gia, xem chủ nghĩa quốc gia như một lý tưởng để tranh đấu, trước hết, chống lại

chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc.

Tính chất đối lập ấy có thể được nhìn thấy rõ qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong gần một thập niên vừa

qua: Trong khi dân chúng xuống đường biểu tình chống Trung Quốc thì công an, theo lệnh của nhà nước, lại trấn áp

một cách tàn bạo. Không những trấn áp trong các cuộc biểu tình với những dùi cui, cùi chõ và đế giày mà còn trấn áp

sau các cuộc biểu tình với những sự vu khống và những bản án thô bỉ căn cứ vào tội danh “trốn thuế” hay “hai cái bao

cao su đã qua sử dụng”.

Tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại cứ khăng khăng bám víu vào cái ý thức hệ cũ kỹ như vậy để nhắm mắt trước nguy

cơ lấn chiếm của Trung Quốc và sẵn sàng đạp vào mặt dân chúng như vậy?

Lý do tương đối dễ hiểu: Họ sợ Trung Quốc hơn sợ dân.

Một số nhà báo nhiệt tình ở trong nước hy vọng một ngày nào đó họ có thể làm thức tỉnh giới lãnh đạo để giới lãnh đạo

nhận thức được tính chất trầm trọng của nguy cơ bị Hán hóa, từ đó, biết sử dụng ngọn cờ quốc gia chủ nghĩa để đoàn

kết mọi người, hình thành một trận tuyến chung bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia.

Tôi không tin và cũng không mong chuyện ấy xảy ra sớm. Tôi biết nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay sẽ không bao giờ

công khai lên tiếng chống Trung Quốc cho đến khi nào họ đối diện với nguy cơ bị dân chúng Việt Nam lật đổ. Tất cả

các nhà độc tài đều biết cách sử dụng chiến tranh, nhất là chiến tranh chống ngoại xâm, dù một cách vờ vĩnh, để đoàn

kết dân chúng và để có cớ trấn áp những người đối lập một cách có… chính nghĩa (nhân danh an ninh quốc gia!)

Trong tương lai, khi nhà cầm quyền Việt Nam mạnh bạo lên tiếng chống Trung Quốc, tôi không biết họ có chống được

hay không; tôi chỉ biết chắc một điều: Họa độc tài sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa.

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.093 giây.