logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/02/2014 lúc 06:00:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phòng mạch của ông trong khu người Việt nầy đã gần 30 năm rồi nên hằng ngày có rất đông thân chủ đến để được chẩn bịnh cho toa. Ông là một trong những bác sĩ nổi tiếng trong cộng đồng về cả tài lẫn đức, nên đi tới đâu ông cũng được người người quí mến.
Hai ông bà có được một cô con gái nên cô rất được cưng chiều. Đã có biết bao gia đình gia thế ngỏ ý muốn làm sui vì cô vừa ngoan hiền lại vừa xinh đẹp. Thấy con gái được nhiều người yêu mến, ông bà cảm thấy rất vui, nhưng cho rằng con vẫn còn ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, nên ông bà thường hay cười hiền thay cho tiếng cám ơn.
Năm nào hai mẹ con bà cũng cùng nhau chọn địa điểm để đi chơi, chứ ít khi nào ông để ý đến. Với ông đi đâu cũng vui nếu như có vợ có con bên cạnh. Sau cả tuần chọn lựa nhiều nơi, cuối cùng hai mẹ con bà đã chọn được địa điểm mà cả nhà cùng yêu thích. Đúng vào cái lúc xôn xao vui vẻ đó, con nhỏ ôm mẹ cười nũng nịu:
- Mẹ ơi! Ba mẹ đi chơi lúc nào cũng có nhau, còn con có một mình nên vui không trọn vẹn, lần nầy mẹ cho con dẫn bạn theo nha?
Nghe con nói thế, bà vui vẻ gật đầu.
- Ừ cũng tốt, ba mẹ có nhau còn con cũng nên có bạn cho vui. Cathy hay Cindy? Đứa nào cũng được, viết nguyên họ tên để mẹ lo đi mua vé.
Cô con gái nhanh nhẹn lên tiếng:
- Mẹ đừng bận tâm đi mua vé máy bay, con lớn rồi phải để đó con lo, con có người quen có cửa hàng bán vé, họ sẽ lựa chỗ ngồi tốt cho mình đi cho khỏe.
Bà thấy con gái sốt sắng đòi lo, nên cũng thấy vui vì con mình nay đã lớn, biết cùng bà chia sẻ chuyện trong ngoài.
Ngày check in ở phi trường cho chuyến vacation, cả nhà đứng sắp hàng mà bà thấy không yên. Gần tới phiên mình sao bạn của con bà còn chưa tới? Nhìn qua đứa con gái thì nó vẫn tỉnh bơ, làm như thể không có chuyện gì phải lo lắng, hỏi thì nó cứ cười chúm chím, rồi trấn an, “mẹ hãy yên tâm”.
Lên được máy bay tìm thấy chỗ, hai ông bà ngồi xuống. Thấy con gái vẫn còn chần chừ đứng đó như muốn bỏ đi, bà phải lên tiếng hỏi:
- Sao không ngồi xuống đi con để khỏi cản đường đi, người ta lên đông quá!
Cô cười cười rồi nói nhỏ:
- Mẹ ngồi đây với ba, con ngồi trên kia với bạn.
Bà ngạc nhiên nên hỏi:
- Sao đi chơi gia đình mà con lại ngồi riêng? Ủa! Bạn con lên kịp rồi sao mà mẹ không thấy nó? Con nhỏ nầy nó làm mẹ hồi hộp không yên! Đi chơi chung mà để trễ máy bay thì sẽ làm cho mọi người không thoải mái.
Cô nheo con mắt, nghiêng đầu làm duyên với mẹ rồi trả lời:
- Dễ gì để trễ, nó còn lên máy bay trước mình mười mấy phút.
- Nó đứng đâu sao không thấy nó đến chào?
- Để con nhét mấy cái xách tay nầy lên kệ, rồi kêu nó đến đây chào ba mẹ.
- Từ từ cũng không cần gấp, con lo cất mấy cái túi cho xong rồi đi về chỗ, thắt ngay cái dây an toàn vì máy bay sắp cất cánh rồi kìa.
Nghe mẹ nói cô chỉ cười cười, cất mấy cái túi xách tay rồi lách mình đi nhanh lên mấy hàng ghế phía trên.
Ông bà nhìn ra cửa sổ, mê mải theo chiếc máy bay chạy ra phi đạo, rồi tung mình cất cánh bay cao… Khi có tiếng cô tiếp viên nhẹ nhàng thông báo, dây an toàn có thể mở ra, thì cũng là lúc đứa con gái hớn hở tiến đến gần bên mẹ.
- Con đem bạn đến đây chào ba mẹ.
Nói xong cô giơ tay về phía trước, vẫy vẫy tay cho bạn đến gần hơn, nhưng ông bà vẫn không nhận ra đứa bạn nào của nó. Phía trước, thằng đen dềnh dàng đi xuống, làm che mất tầm nhìn của ông bà về hướng đó. Có lẽ người nầy đi washroom. Trong lúc bà cố nghiêng nghiêng đầu để tìm đứa bạn của cô con gái, nhìn xem đứa bạn nào mà nó dẫn theo chơi. Đang cái lúc còn nghếch đầu chăm chú nhìn về phía trước, thì anh chàng đen cao to chìa bàn tay… đen thui về phía ông bà. Hắn nói:
- Hi! I’m John, Anna’s friend. Nice to meet you! I’ll be joining you on your trip.
Phản ứng tự nhiên, hai ông bà trợn mắt nhìn nó, rồi… xìu giọng nói:
- It’s nice to meet you too!
Nhìn cái cảnh ông vừa quay mặt qua nhìn bà, vừa đưa ngược tay ra bắt xã giao với thằng kia, bà thấy sóng to gió lớn sắp nổi lên rồi, vì không phải chỉ có mình ông sững sờ mà bà cũng vô cùng chới với. Chuyện nầy… ngoài sức tưởng tượng của những người làm cha mẹ, đã luôn dạy và tin chắc con mình đoan chính bấy lâu nay. Có lẽ con gái bà nó thông minh hơn người khác, nên tự mình sáng chế ra… tuyệt chiêu, để chỉ dành riêng sử dụng trong chuyến đi nầy. Tuyệt chiêu của cô quả là mạnh, làm cho ông bà như tê liệt hết tứ chi, ngồi chết lặng mà nghe nó… phán.
- Cả năm rồi cả nhà mới đi chung, con mong ba mẹ hãy vui mà chấp nhận, đừng làm cho mọi người phải khó xử với nhau. John là bạn trai chung một lớp của con đã hai năm rồi, nếu con không giới thiệu với gia đình mình thì không có công bằng cho nó, vì bên nhà John ai cũng yêu thích con.
Khi cô dứt lời cũng là lúc cái mặt đang giận dữ của ông từ xanh đổi ra… màu đỏ tía. Tuy trừng trừng nhìn con như thể muốn ăn tươi nuốt sống nó, nhưng trong ông vẫn còn đủ sáng suốt để kềm chế vì đang ở chỗ đông người. Còn bà vừa nghe nó nói vừa khoát tay lia lịa ra dấu cho tụi nó rút đi trước khi ông không còn nhịn nổi.
Cô con hiểu ý nên đã kéo ngay thằng bạn đi nhanh. Ông quay qua nhìn bà với ánh mắt dữ dội, rít vào tai bà với giọng nói nặng nề:
- Trạm chuyển tiếp ở Chicago mình phải đổi vé đi về. Con cái quá quắt, nó coi mình như rác!
Bà cũng cùng một suy nghĩ như ông nên sụt sùi:
- Ông nói đúng, mình phải bỏ về, vì tôi cũng không thể nào sống qua hết cái tuần vacation nầy, vì phải thấy thằng nầy nó… quấn lấy con mình ban ngày cho tới ban đêm. Sau chuyến nầy về tôi phải cấm tiệt không cho nó giao du với thằng đó nữa. Trời ơi! Nhà có họa rồi.
Nói một hơi cho đỡ hậm hực ở trong lòng, nhưng khi dứt lời thì bà lại thấy lo âu,vì những lời than trách của bà trong lúc nầy cũng không làm thay đổi được gì, mà có thể làm cho ông thêm giận dữ, rồi nặng lời, thì sau nầy cha con sẽ khó mà nhìn mặt nhau. Phải tìm cách sao cho cơn giận của ông lắng dịu, rồi từ từ sẽ tìm cách tính sau. Nghĩ như thế nên bà nhè nhẹ ôm lấy cánh tay ông, rồi hạ giọng như vỗ về, như năn nỉ:
- Thôi chuyện đã tới nước nầy mình phải ráng nhịn đi ông, có giận cách nào thì cũng phải chờ về nhà rồi mới tính, tới phi trường Chicago thì nói cho nó biết, mình đổi ý muốn ghé thăm mấy người bạn dưới đó vài hôm. Như vậy là đỡ khổ cho mình mà cũng đỡ phiền cho nó.
Bà chưa dứt lời thì ông đã trợn mắt thét lên:
- Phải nói thẳng cho nó biết mình hủy bỏ chuyến đi chơi, là không bằng lòng, là phản đối quyết liệt. Cần gì phải nói quanh co?
Tiếng quát của ông lớn đủ để người ở mấy hàng ghế xung quanh quay ra nhìn, làm bà ngượng ngùng rồi giả bộ nhìn mông lung ra ngoài khung cửa sổ.

Những ngày sau vacation
Tiếng đứa con gái vẫn không ngừng gay gắt:
- Ba mẹ đã ở đây mấy chục năm mà vẫn còn… cũ kỹ, sao vẫn còn kỳ thị người ta? John sanh ra thì đã là… đen, nó cũng đâu có muốn. Lấy một người là lấy cái con người của nó, chứ cần gì phải nhìn màu da, hay nhìn địa vị. Tụi con thương nhau, sẽ lấy nhau.
Tiếng người mẹ nhẫn nhịn nhưng cũng dứt khoát:
- Con phải hiểu cộng đồng mình tuy không nhỏ, nhưng mọi người đều quen biết nhau, làm sao tránh khỏi những lời gièm pha? Con ưng ai ba mẹ cũng bằng lòng, còn ưng cái thằng nầy, ba mẹ cương quyết không cho.
- Con biết chắc ba mẹ thế nào cũng cản ngăn, nên con mới dẫn nó đi chơi chung một chuyến gia đình, để cho ba mẹ thấy con thương nó đến cỡ nào. Nếu ba mẹ vẫn còn chưa hiểu mà chấp nhận, thì con sẽ dọn ra riêng, rồi tự mình làm đám cưới.
Bà rất giận khi con gái đã không nghe lời, còn trách ngược lại mẹ cha, lại còn muốn dọn ra riêng làm theo ý nó. Tuy nhiên bà phải hạ giọng tìm cách hoãn binh, kéo dài thời gian để con mình có thời gian mà suy nghĩ lại.
- Con là con gái sao lại muốn dọn ra riêng? Mẹ đã nói hết lời mà con cũng không nghe, thôi thì mẹ cũng để yên cho con chơi với nó thêm thời gian nữa, cho tới khi nào thấy tánh tình thật hợp, lúc đó sẽ cưới nhau cũng không muộn.
- Con lớn rồi, con muốn dọn ra riêng.
- Nhà mình lớn vầy sao không ở, mà con phải dọn ra?
- Con muốn tự do thoải mái ở bên ngoài, chứ ở nhà nhìn ba thở dài, nhìn mẹ khóc than, làm sao con chịu nổi. Con đã mướn nhà rồi, cuối tuần nầy tụi con sẽ dọn vô chung.
Nghe tới đây bà òa lên khóc, vì biết là đã hết cách để khuyên ngăn, cái điều lo sợ nhứt trong bà nay đã thành sự thật, bà nức nở.
- Con lấy hai năm của cái tình trai gái, đánh đổi hai mươi năm cái tình của mẹ, con đành lòng sao con!?
Cô con gái thấy mẹ mình ôm mặt khóc, cô cũng nghẹn ngào, cũng thấy rưng rưng, nhưng cô suy nghĩ: chuyện dọn nhà không thể nào thay đổi, vì nếu hôm nay cô không mạnh dạn một lần, thì vĩnh viễn ba mẹ cô sẽ không bao giờ chấp nhận. Thà bị trách móc giận hờn, nhưng cha mẹ cô vẫn còn đó sẽ thứ tha, chứ mất tình yêu nầy rồi thì sống để làm chi? Nghĩ thế nên cô đến ngồi bên cạnh mẹ, rồi nhẹ nhàng:
- Mẹ à, con gái lớn trước sau gì cũng phải lấy chồng, con đi bây giờ thì mai mốt con… khỏi đi. Con ở gần đây thôi, sẽ về thường xuyên thăm ba mẹ.
Nhìn đôi vai mẹ run run theo từng tiếng nấc, cô mũi lòng nên cũng khóc theo, thấy lòng đau khi biết tội mình quá lớn, nhưng yêu người ta rồi biết phải làm sao!? Nếu cứ ngồi đây nghe mẹ thở than, cũng không giúp gì được cho cuộc tình có quá nhiều thành kiến. Còn như tiếp tục nhìn mẹ khóc, lòng cô yếu đuối sẽ buông trôi cuộc tình. Nghĩ thế nên cô nhè nhẹ đứng lên, nói nhanh rồi bước ngay ra cửa:
- Con phải đi đây vì có hẹn, mẹ đừng cho ba hay chuyện con dọn nhà, chờ khi vắng con rồi mẹ hãy nói, con biết ba sẽ buồn nhưng sẽ hiểu cho con.
Bà đang chìm sâu trong nỗi buồn như bất tận, nhưng khi con gái vừa đứng lên bỏ đi ra cửa, bà như sực tỉnh, chới với, nói vói theo:
- Con phải hứa chắc với mẹ, đừng để cho có bầu trước khi làm đám cưới nghe con?
Cô con gái đứng lại, nheo mắt, nhoẻn miệng cười dù nước mắt chưa khô.
- Con nghe rồi, mẹ đừng có quá lo!
Nhìn đứa con gái quay mình khép cánh cửa, tự dưng bà có cái cảm tưởng như nó đang khép cửa để nhốt hồn bà trong ngục tối âm u.
Bà còn đang ngẩn người ra đó, thì từ trên lầu ông đi xuống. Bà giựt mình nhìn ông, rồi như tức nước vỡ bờ, bà tức tưởi:
- Ông nghe hết rồi hả ông? Tôi tưởng ông còn đang tắm. Sao ông không nói lời nào để khuyên ngăn? Chẳng lẽ mình lặng im nhìn nó dọn theo trai? Tôi đau quá nên bối rối, vụng về, không biết phải làm sao! Ông làm cha, tiếng nói uy nghiêm, ông mở miệng, sẽ làm con mình đổi ý không dọn đi.
Bà nói một hơi dài nhưng ông vẫn lặng im, làm bà lạ lùng nhìn ông như không hiểu nổi. Chuyện xẩy ra trên máy bay lúc đó đã làm ông giận dữ như sắp nổ tung, nhưng từ khi về nhà cho đến nay thì ông lại im lìm làm bà thêm lo lắng. Bà sợ cơn sóng ngầm trong ông sẽ biến thành cuồng phong ập xuống đầu con gái thì hậu quả sẽ khôn lường, cho nên dù có than khóc hay khuyên răn con gái, lúc nào bà cũng phải nhỏ lời, sợ ông nghe thấy rồi bùng lên cơn tức giận. Vậy mà, hôm nay sao lạ quá! Thay vì thấy bão táp cuồng phong, thì bà lại thấy mặt hồ không gợn sóng, lại còn nghe những lời như cam chịu của ông:
- Còn gì để nói!? Nó đã cương quyết và sắp xếp hết rồi, càng nói nhiều thì tình hình càng thêm tệ, cũng không thay đổi được gì, mà còn cắt luôn con đường về của nó.
- Nó đã cương quyết ra đi, ông nghĩ nó còn muốn quay về hay sao?
Trầm ngâm một hồi ông nói:
- Tuổi nầy là tuổi ham chơi, vui sôi nổi trước mắt mà không nghĩ gì xa. Dù nó sanh ra và lớn lên ở nơi nầy, nhưng văn hóa và nếp sống của mỗi gia đình rất khác biệt, phải khó khăn lắm mới san bằng dị biệt để sống vui, mà con mình đâu phải là đứa nhẫn nại chiều theo người khác, nên trước sau gì tụi nó cũng sẽ tan.
Bà nhìn xem, chim bay từng đàn thế kia nhưng khi nhìn kỹ thì sẽ thấy dòng nào sẽ bay theo giống nấy! Gà với vịt hiếm khi vui vẻ chung đàn… Khi nào thấy mệt mỏi, thấy lẻ đàn thì tự nó sẽ biết quay về! Chừng đó nếu mình còn sống, giúp gì được cho con thì giúp, còn bằng không thì… ngày tháng cũng sẽ qua.
Lúc thấy ông giận thì bà lo sợ ông sẽ làm dữ quá đà, nhưng khi thấy ông như chịu đựng, như buông xuôi thì bà lại bực mình.
- Khi nó quay về thì đã mang đầy tai tiếng, nhục nhã nầy làm sao mà sống nổi?
Nghe bà gay gắt, ông lặng im không nói, hướng đôi mắt buồn nhìn qua khung cửa sổ. Gió nhẹ ngoài kia làm đong đưa mấy cành lá trong nắng chiều sắp tắt, nhìn những tia nắng nhạt, ông trầm ngâm thấy thấm thía cuộc đời. Cuộc sống hiện tại của ông có muôn màu sắc, đôi khi cũng cho ông cái cảm giác như đang ngất ngưởng trên cao, nhưng cũng có lúc, ông thấy mình như đang ở tận cùng của nỗi khổ, nhưng nghĩ cho cùng, thì dù có ở đâu, rồi thì cũng sẽ xong nhanh một kiếp làm người. Nhìn bà hết khóc than, rồi lại giận hờn quay quắt, ông khuyên can để cho bà thấy bớt khổ hơn:
- Bà hãy bình tâm mà suy nghĩ lại, chuyện xẩy ra không do mình mong muốn, ai cũng có con dù là trai hay gái, cũng một lòng muốn nó được nên thân. Nay con mình đã trên 18 tuổi, là tuổi đã trưởng thành nó muốn tự lo thân. Chuyện của con, chắc nó phải thấy hay, thấy đẹp, nên nó mới làm, vui hay buồn rồi đây nó sẽ biết. Thế nên nếu như có người nào đó thích cười chê chuyện của nhà mình, thì hãy cứ để mặc cho họ chê cười thoải mái, cười đến khi nào họ không còn cười được nữa, thì tự nhiên họ sẽ ngừng thôi.
Về phần mình, mình phải rõ ràng trong suy nghĩ: nếu mình cho chuyện nầy là chuyện lớn, thì quả thật, nó đã là chuyện quá lớn. Nhưng nếu coi là chuyện nhỏ, thì chuyện nầy cũng không có gì để phải khóc than. Mà nếu như mình thấy, chuyện nầy là chuyện không có gì, thì tự nhiên mình sẽ thấy bình an mà… sống tiếp.

Mấy năm sau
Đứa con gái bên kia đầu dây điện thoại sau mấy năm đi biệt không về, vòng vo vài câu thăm hỏi sơ sơ, nó lên tiếng xin dọn về nhà với mẹ. Lý do dọn về là “vì con không còn sức để cãi nhau, mất việc lâu rồi mà John vẫn cứ tỉnh bơ phè phè vui chơi cùng đám bạn. Tánh con hay lo nên thường cằn nhằn nhắc nó đi tìm việc, nó cứ phớt lờ như không nghe thấy, đã vậy mà còn sáng sỉn chiều say, lè nhè không chịu nổi”.
Ngày đón con ở phi trường, ông cứ nhìn hoài lên màn ảnh nhỏ,theo dõi giờ bay coi có gì thay đổi, nhưng thật sâu trong lòng, ông luôn sợ, giờ chót con ông, mắc cỡ đổi ý không chịu về.
Nhưng rồi cái giây phút vui mừng kia cũng tới. Khi thấy đứa con gái tiến lại gần, ngoài mấy cái va ly đồ nó đang đẩy, còn có thêm cái cục… đen thui nó ẵm trên tay, hai ông bà nhìn nhau ngỡ ngàng. Ngày nào trên máy bay có người đến bắt tay chào, cũng ngỡ ngàng, nhưng cái ngỡ ngàng khi xưa thì dù sao cũng còn có chút hy vọng… nó không phải là của mình. Còn bây giờ thì trời ơi! Nó đích thực là của mình rồi.
Còn đang chết trân, thì cô con gái đã đến. Thấy ba mẹ trố mắt nhìn mình, cô hiểu ánh mắt ấy, nhưng cô giả bộ nói lăng xăng để cho qua đi cái khúc bẽ bàng nầy.
- Mấy năm rồi con không dám về, vì biết ba còn giận, mẹ còn buồn, muốn ổn định đâu đó xong xuôi con mới về thăm, nhưng mấy lúc gần đây con thấy không còn vui nữa, nên thà về nhà mà bị rầy còn hơn cả đời phải chịu đựng thằng kia. Đây là thằng Bi. Lúc sanh nó con nhớ mẹ thật nhiều, nên kêu nó là Bi, là cái tên mà ba mẹ đã kêu con hồi nhỏ.
Vừa nói, đứa con gái vừa tiến gần hơn về phía mẹ, rồi như muốn chuyền tay trao thằng nhỏ qua cho bà ẵm cháu, nó nói:
- Ngoại nè con.
Thằng nhỏ thấy mẹ muốn đưa mình qua cho người lạ, nó khóc thét lên, rồi dây qua, tay ôm cổ, tay ghịt tóc mẹ, nó nẩy nẩy cái mình đòi ẵm ra xa.
Nghe tiếng “Ngoại nè con”, rồi nhìn cái cục đen thui, khuôn mặt mun bặm trợn tèm lèm nước mắt, nước mũi, mà con gái đang muốn nhấn vào tay bà, bà hoảng hốt. Tự dưng bà lùi lại vài bước, rồi thêm vài bước nữa, và sau cùng… bà bỏ chạy.
Thường ngày, bà đi đứng khoan thai từ tốn, vậy mà hôm nay, ở chỗ đông người nầy, bà tránh người nầy, lách người kia, chạy rất nhanh, biến vào đám đông mất dạng.
Phản ứng cũng rất nhanh, ông rượt ngay theo sau hướng của bà vừa khuất.
Nhìn về phía cuối góc của khu chờ đợi đón thân nhân, ông thấy bà đang đứng yên, gục đầu vào vách. Nhẹ nhàng bước đến, ôm lưng bà, ông xoa xoa nhè nhẹ, làm bà thêm mủi lòng nức nở khóc lớn hơn. Ôm bà vào lòng ông cũng khóc theo. Khóc được một lúc, ông thì thầm nhắc nhở:
- Có những chuyện không thể nào thay đổi, thì phải đành chấp nhận cho qua, cho nên mình phải ráng làm sao cho thật tốt, để vượt cho qua cái… trận nầy. Vậy mới biết nói và làm là hai chuyện quá khác xa, những lúc nhớ con mình thường hay nói: chuyện gì cũng tha nếu con chịu về nhà, nhưng giờ đây khi nó về còn ôm thêm thằng nhỏ, là đứa cháu mình không mong cầu mà vẫn có, nên cái giận, cái đau lâu ngày tưởng đã phôi pha, giờ mới biết nó vẫn còn mạnh mẽ, đủ để làm mình nhức nhối hơn xưa, nhưng dù có nhứt nhối đến cỡ nào đi nữa, thì mình cũng phải quay về ôm thằng cháu ngoại. Chứ bỏ chạy cái kiểu nầy cũng không giải quyết được gì, để con thấy nó sẽ tự ái rồi bỏ đi thêm lần nữa, thì khổ thân nó mà đau lòng mình. Lau sạch nước mắt đi bà! Rồi mình quay trở lại đón con về nhà cho trọn vẹn.
Bà vẫn đứng yên nhìn ông lắc đầu ngao ngán, rồi cố chần chờ thêm chút nữa, cho mọi cảm giác có thời gian lắng đọng. Sau cùng, bà quẹt nước mắt, ông lau khô cái kiếng. Hai người chậm chạp dẫn nhau đi về hướng có đứa con gái đang chờ.

Mấy tuần lễ nay, văn phòng bác sĩ nầy có thêm nhân viên mới, cô nầy không bận tâm gì đến chuyện khách ra vào, vì cô đang bận rộn nói cười trên phone với đám bạn bè cũ.
Trước kia, cô rất ghét phải ra phòng mạch nầy, vì phải nhìn hoài mấy người bệnh, nhưng từ ngày trở về nhà cho đến nay, ngày nào cô cũng dẫn thằng con theo ngoại ra phòng mạch cho… vui. Bà thấy ngại ngùng khó xử, vì không cho mẹ con nó theo thì sợ nó tủi thân, mà cho mẹ con nó theo thì làm như tự mình đang… khoe cho mọi người biết, con gái mình không chồng mà có con… đen, nhục quá! Vậy mà con gái bà nó vẫn cứ tỉnh bơ, nói nói cười cười trên điện thoại. Còn “thằng nhỏ kia”, dù bà không tỏ ra thân thiện, nhưng càng ngày nó càng thích luẩn quẩn bên bà.
Hằng ngày thấy thằng nhỏ chạy tới, chạy lui làm bà chướng mắt. Còn chướng hơn khi nó hay chụp đồ nầy, bóc đồ kia, rồi cho mấy ngón tay dơ đó vào miệng ngậm, làm cho nước miếng, nước vảy chảy ướt ra cả khoảng áo trước ngực. Hễ rầy dạy là nó khóc thét lên, làm như thể bị bà ngắt nhéo vào mình của nó. Mỗi lần nhìn tới nó, bà ngao ngán đến tận cùng. Bà cứ suy nghĩ hoài mà vẫn không hiểu nổi đứa con gái. Có biết bao nhiêu đàn ông đeo đuổi, sao con bà lại chọn ngay cái thằng nầy? Khi thấy không thể nào ngăn cản được nữa, bà đã năn nỉ nó, phải từ từ đừng để cho có bầu, thì nó lại đẻ con. Đến khi đẻ con rồi, nó lại bỏ thằng kia ôm con về mẹ. Tại sao nó không bỏ thằng kia trước khi có con, mà phải chờ có con rồi mới bỏ? Để bây giờ phải lở dở nửa chừng, những người thương con gái bà năm xưa, giờ thấy nó có cái… cục đen thui kè kè bên cạnh, họ cười cười rồi ngó chỗ khác làm lơ.
Ông bà đang trong cái cảnh đau khổ và lo lắng không ngừng. Nhìn con ra ngoài ăn diện như gái mới lớn, nhưng về nhà đã là gái một con. Đàn bà không chồng mà có con, thường cho người ta cái cảm giác đó là người đàn bà dễ dãi, nên lắm kẻ liếc nhìn, nhưng thật tâm để xây dựng lâu dài thì không có nhiều để mà lựa chọn, nếu không khéo con gái bà sẽ rơi vào cái cảnh… qua tay nhiều người, sanh thêm nhiều con… thì sẽ khổ thân người mẹ, mà tội nghiệp cho bầy con.
Bà ở vào cái thế bỏ con thì không được, mà… ngậm miệng nuôi cháu như thế nầy thì bà ăn không vô, mà thở cũng không muốn nổi, mặc dù lúc nào cũng được ông nhắc nhở, phải giữ tâm đừng xao động trước sự mỉa mai của mọi người… Bà nhớ hết những lời ông đã nói, cũng ráng làm ra như không có chuyện gì, nhưng không hiểu sao lúc nào bà cũng như muốn khóc, và thấy mình kiệt sức hơn xưa.
Một hôm, có người trong đám ngồi chờ đến phiên để được ông khám bệnh, khi thấy thằng Bi đứng ngậm mấy ngón tay, dựa lưng vào thành ghế của bà đang ngồi, người nầy sau một chút do dự đã lên tiếng hỏi:
- Nghe ông bà bác sĩ có cháu ngoại… đen, mà tôi không tin, giờ thấy đây mới biết là có thật. Trời ơi! Sao nó không giống cô nhà, hay ông bà chút nào cả, mà nó giống chi cái nước da đen của ba nó, đen quá là đen!
Có vài người trong phòng lúc đó, nghe nói thế thì họ liếc nhanh qua thằng nhỏ, rồi nhìn bà, như chờ coi bà sẽ phản ứng ra sao? Bà giả bộ không nghe, rồi mím môi chịu trận. Người khách kia như chợt nhớ ra cái… thiệt tình không cần thiết đó, nên nói chữa lời:
- Ừ, mà cũng không sao! Đen chút mà có… duyên cũng được.
Chỉ nghe vài câu ngắn ngủi của người khách đó thôi, mà đêm về bà không sao ngủ được, nên sáng nay bà ở nhà, vì tự nhiên có cảm giác như không còn hơi sức, không còn gượng dậy nổi để theo ông ra phòng mạch. Bà nằm vùi rồi ngủ thiếp đi, cho đến khi bà giựt mình mở mắt ra thì thấy cái… cục đen thui đang nhủi đầu vào ngực bà ngủ ngon lành. Nhìn nó ngủ say, bà không dám nhúc nhích sợ làm nó giựt mình.
Đây là lần đầu tiên, bà mới có cái cảm giác không quá nặng nề khi nhìn nó. Có lẽ do nó có từ khuôn mặt, tướng tá, cho tới nước da đen… đậm đặc của ba nó, nên bà thấy xa lạ khó gần.
Giờ nhìn nó ngủ say, hơi ấm từ thân thể của nó truyền qua cho bà cái cảm giác gần gũi hơn. Bà bỗng nhiên thấy lòng mình lắng xuống. Bà ngắm nghía thằng nhỏ, rồi nhè nhẹ mân mê bàn tay nhỏ xíu của nó mà nhủ thầm: Cũng là một bàn tay, nhưng nếu là bàn tay trắng trẻo, thì có lẽ bà cũng đã thương yêu cháu rồi, cớ sao bà lại nhìn màu sắc của cháu làm chi, cho lòng phân biệt, đen, trắng, vàng. Bản thân cháu cũng đâu có quyền chọn lựa màu da. Mà chắc gì màu da của bà tốt hơn của cháu mà sanh tâm ghét bỏ? Cháu còn nhỏ mà cả ngày thích quanh quẩn bên người già lạnh nhạt, còn bà tự cho mình là cao quí mà quay lưng với thằng cháu mới lên hai.

Nguyễn Sỹ Thùy Ngân
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.191 giây.