logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 27/02/2014 lúc 09:27:20(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage
Blogger Trương Duy Nhất
Blogger Trương Duy Nhất sẽ được xử vào ngày 4/3 tới đây tại Đà Nẵng. Kính Hòa ghi nhận một vài thông tin cũng như suy đoán chung quanh vụ án này.

Ngày 4/3 tới đây nhà báo Trương Duy Nhất sẽ được đưa ra xử tại toà án TP Đà Nẵng. Ông Nhất có một trang blog cá nhân nổi tiếng ở Việt nam trước khi ông bị bắt hồi tháng năm năm 2013, đó là trang “Một góc nhìn khác”. Trang này trình bày nhiều ý kiến phê phán các chính sách của nhà nước Vệt Nam cũng như chỉ trích một vài lãnh đạo quốc gia.

Lợi dụng quyền tự do dân chủ?
Ông Nhất có lần nói với chúng tôi rằng ông là người cổ vũ cho tự do thông tin, cho tự do báo chí. Ông cũng nói rằng các trang blog như trang Blog “Góc nhìn khác” của ông thực sự là một tờ báo tư nhân ở dạng điện tử.

Bên cạnh đó, ông Nhất còn được cho là người có nhiều nguồn thông tin chính trị xã hội ở cấp cao. Nhà bất đồng chính kiến Hà Sĩ Phu nói nhận xét của ông sau khi ông Nhất bị bắt như sau:

“Chúng tôi biết ông Nhất người có liên quan chặt chẽ với các hoạt động chính trị trong nước ông hay tháp tùng các đoàn rất cao cấp để đi ra hải ngoại, ông ấy phải là người có liên hệ với các tổ chức chính trị cấp cao mới có vai trò như vậy.”
Có lẽ vì lý do đó mà khi ông Nhất bị bắt, đã có lời đồn đoán là ông bị kẹt giữa những cuộc tranh chấp cung đình. Cũng vào thời gian ấy một nhân vật đồng hương với ông Nhất là ông Nguyễn Bá Thanh được đảng cộng sản giao chức vụ Trưởng ban nội chính trung ương, cơ quan có nhiệm vụ thanh trừng tham nhũng của đảng. Mà ông Nhất lại được cho là thân cận với ông Thanh. Phát biểu về lời đồn đoán này, ông Huỳnh Ngọc Chênh, từng nhà báo lâu năm của báo Thanh Niên, và cũng là một người đồng hương của ông Nhất nói:

“Thực ra cái tin đồn là anh Nhất thân cận với anh Bá Thanh cũng không có gì bằng chứng gì để xác nhận. Nhưng mà theo một số bài viết thì anh Nhất có khen ngợi một số công việc của ông Thanh làm. Mà ông Thanh thì cũng được nhiều người khen ngợi, một số blogger khen ngợi ổng. Ngay như tôi đây, tôi cũng có bài khen ngợi một số công việc của ông ấy.”

Theo phỏng đoán của một số người, trong đó có nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh thì vụ bắt bớ có thể là do nhà cầm quyền muốn tìm ra những nguồn tin mà ông Nhất thường xuyên nắm được liên quan đến những quyết định chính trị và nhân sự cao cấp.

Tuy nhiên, trong bài viết mang tựa đề Kết luận điều tra về sai phạm của Trương Duy Nhất đăng trên báo Người lao động hồi cuối năm ngoái, lại chỉ nêu rằng ông bị luận tội theo điều luật hình sự 258 về việc lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm hại lợi ích của nhà nước, tổ chức và cá nhân. Bài viết thêm rằng ông Nhất đã viết trên 1.000 bài với nội dung xuyên tạc đường lối chính sách của đảng và nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo đảng và nhà nước.

Một điều khá thú vị là trong bài viết này việc đề cập đến việc cơ quan an ninh tiến hành điều tra sau khi được báo cáo từ công ty viễn thông nơi ông Nhất lập trang blog, vào tháng năm năm 2013. Tuy nhiên bài viết cũng nói rằng trong thời gian 2011-2012 công an Đà Nẵng đã nhắc nhở đến bốn lần rằng ông Nhất không được viết bài trên trang blog của mình.

Với chi tiết được đưa ra về nội dung 1.000 bài viết này thì không phải chỉ có blogger Trương Duy Nhất phạm phải, nhưng hồi năm ngoái chỉ có ông và ông Phạm Viết Đào bị bắt.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng:

“Đọc cáo trạng thì cũng thấy giống như kết luận điều tra, chẳng thấy có tội gì cả, ngoài cái vụ bôi nhọ lãnh đạo gì đó. Nếu ở một đất nước tự do dân chủ thì chuyện đó nó tầm phào. Bởi vì các lãnh đạo là được dân bầu lên để phục vụ cho dân. Nếu lãnh đạo làm không tốt thì dân sẽ có ý kiến, sẽ chê bai. Mà chê bai lại đâm ra là bôi nhọ lãnh đạo. Tội vạ thì chẳng có gì nhưng mà đã lỡ bắt rồi thì phải làm cho ra tội.”

Ông Huỳnh Ngọc Chênh cũng cho biết là có tin đồn rằng sẽ có án nhẹ, cùng với số ngày mà Ông Nhất bị giam trong thời gian qua, thì có khả năng sẽ được thả tại tòa, chứ ông cũng không tin gì khả năng tranh tụng của luật sư hay khả năng tự bào chữa của ông Nhất có thể ảnh hưởng gì đến phiên tòa mà ông gọi là những bản án bỏ túi.

Xin nhắc lại rằng điều luật 258 được đề cập tới trong bản cáo trạng dành cho ông Trương Duy Nhất cũng đã làm xôn xao dư luận trong năm vừa qua, với một nhóm đông đảo các bloggers làm một cuộc vận động mang tính quốc tế để đòi loại bỏ nó, vì họ cho rằng điều 258 tạo điều kiện cho sự bắt bớ vô cớ, lạm dụng quyền lực của cơ quan công quyền.
Theo RFA
chung  
#2 Đã gửi : 27/02/2014 lúc 09:29:01(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Gia đình nhà báo Trương Duy Nhất kêu gọi tham dự phiên xử ngày 04/03
UserPostedImage
Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất (DR)

Theo dự kiến, ngày 04/03/2014, Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng đưa ra xét xử nhà báo Trương Duy Nhất, chủ trang web truongduynhat.vn. Trong bức thư đề ngày 26/02, vợ của nhà báo này, bà Cao Thị Xuân Phượng, kêu gọi mọi người tham dự đông đảo phiên tòa này để hỗ trợ tinh thần.
Nhà báo Truơng Duy Nhất, bị bắt vào ngày 26/05/2013, sẽ ra tòa với tội danh "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, theo điều 258 bộ luật Hình sự Việt Nam, do những bài viết đăng trên trang web của ông.

Theo bản cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, được nhà báo Trương Duy Nhất yêu cầu công bố rộng rãi, 12 bài viết của ông bị xem là có nội dung "không đúng sự thật, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước".

Trong bức thư nói trên, vợ của nhà báo Trương Duy Nhất, bà Cao Thị Xuân Phượng cho biết, cho tới ngày 26/02, gia đình vẫn chưa nhận được thông báo của Tòa án Đà Nẵng về phiên xử, nhưng họ kêu gọi mọi người tham dự đông đảo phiên tòa này để hỗ trợ tinh thần cho nhà báo Trương Duy Nhất và gia đình.

Bà Cao Thị Xuân Phương khẳng định chồng bà vô tội, bởi vì những bài viết của ông trên trang web truongduynhat.vn là "cách nhìn, thái độ của nhà báo Trương Duy Nhất đối với những vấn đề của đất nước, thể hiện quyền và nghĩa vụ của một nhà báo, một công dân, như đã được pháp luật quy định".
Theo RFI
chung  
#3 Đã gửi : 27/02/2014 lúc 09:30:58(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Điều 258 hay sự căm hận trong cáo trạng Trương Duy Nhất?

UserPostedImage
Blogger Truơng Duy Nhất, ảnh chụp trước đây. Photo courtesy of Tienphong

Nhà báo Trương Duy Nhất đã chính thức nhận cáo trạng của Viện Kiểm sát sau chín tháng bị giam giữ và sẽ ra tòa vào ngày 4 tháng 3 sắp tới. Mặc Lâm phỏng vấn TS Phạm Chí Dũng, cũng là một nhà báo từng bị bắt giam vì có nhiều bài viết chống lại chính sách sai lầm của chính quyền Việt Nam để biết thêm nhận định, phân tích của ông về bản cáo trạng này.

Việt Nam đã nhượng bộ?
Mặc Lâm: Là người từng bị giam giữ vì các bài viết trước đây TS nghĩ thế nào về điều 258 sắp đem ra để xét xử nhà báo, blogger Trương Duy Nhất?

Phạm Chí Dũng: Theo tôi biết điều 258 là điều luật mơ hồ có tính chất liên quan tới lạm dụng dân chủ - lợi dụng dân chủ, và điều đó hiện nay đang ứng với một số bloger; và đặc biệt là trong ngày 04 tháng 03 sắp tới sẽ đưa ra với blogger Trương Duy Nhất.

Tôi thấy rằng thời gian tôi bị tạm giam cũng tương đối ngắn thôi, so với một số người khác, nhưng có lẽ vẫn phải làm rõ vài việc. Thứ nhất là những điều luật bị lạm dụng một cách mơ hồ mà quốc tế đã lên tiếng đặc biệt là về UPR vào đầu tháng hai vừa qua. Thứ hai là các blogger, các nhà báo tự do, những người bất đồng chính kiến cũng cần tự trang bị cho mình những kiến thức pháp luật trong quá trình hoạt động và cũng nên lường trước rằng một lúc nào đó họ có thể vướng phải một hoàn cảnh khó khăn và thậm chí là bị tạm giam, tạm giữ. Lúc đó họ sẽ phải tự bảo vệ cho mình trước khi nhờ tới luật sư và càng không thể nhờ tới sự quan tâm của nhà nước.
Mặc Lâm: Thưa Tiến sĩ theo chúng tôi biết cách đây không lâu lắm, một nhóm blogger đã vào trong những Tòa Đại sứ ngoại quốc tại Hà Nội để đưa phát biểu chống lại điều 258 cũng như một nhóm blogger khác ra nước ngoài để vận động với quốc tế chống lại điều này. Tuy nhiên những việc làm ấy không được nhà nước Việt Nam có một hành động nào cụ thể để đáp lại một cách tích cực. Có phải vụ án của Trương Duy Nhất có thể nói là câu trả lời mạnh mẽ nhất của Việt Nam?

UserPostedImage
Nhóm blogger đại diện cho cộng đồng blogger Việt Nam trao “Tuyên bố 258” cho Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam hôm 7 tháng 8 năm 2013. File photo.
Phạm Chí Dũng: Tôi lại không nghĩ rằng vụ án Trương Duy Nhất là một câu trả lời mạnh mẽ nhất của Việt Nam. Tại sao? Nếu đó là câu trả lời mạnh mẽ nhất thì đối với trường hợp của chị Bùi Hằng người ta đã thẳng tay áp dụng điều 258 tại huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp trong vụ việc liên quan tới anh Nguyễn Bắc Truyển và một số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, họ rất có thể dễ dàng áp dụng điều 258, nhưng mà nghe đâu là lệnh khởi tố lại tập trung vào điều 254 tức là Cản trở giao thông.

Có nghĩa chúng ta cần phân biệt hai thời điểm: một thời điểm vào tháng 08 năm ngoái - năm 2013 – thì mạng lưới blogger Việt Nam bao gồm khoảng vài chục blogger đã đưa ra một bản kiến nghị thay đổi điều luật 258 họ cho rằng mơ hồ, và vào thời điểm đó cộng đồng quốc tế cũng đã lên tiếng.
Vào ngày Nhân quyền Quốc tế ngày 10/12/2013, Quốc tế và một số tổ chức phi chính phủ đã đề cập đến vấn đề cần phải hủy bỏ điều luật mơ hồ 258. Sau đó tôi nhận thấy có một sự điều chỉnh rất kín đáo của nhà nước Việt Nam. Sự điều chỉnh này nó thể hiện là những điều luật trước đây liên quan tới chính trị như là điều 79 “âm mưu lật đổ chính quyền”, điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước”, điều 87 “phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân”, và kể cả điều 258 nữa, cũng không được nhà nước áp dung một cách triệt để như trước đây.

Thay vào đó họ sử dụng những điều luật liên quan tới những vấn đề kinh tế hoặc nhẹ nhàng hơn liên quan đến những vấn đề xã hội; chẳng hạn như điều luật 254 của bộ luật hình sự liên quan đến “cản trở giao thông”, hoặc là liên quan đến vấn đề hoạt động trên Internet thì có nghị định 72 và sau đó có một thông tư bằng văn bản là có thể phạt hành chính từ 80 – 100 triệu đồng.

Như vậy là đã có một sự chuyển biến mặc dù rất nhỏ nhưng mà dù sao tôi thấy là rất cân nhắc. Có nghĩa họ đã chấp nhận một phần tinh thần hòa quyện hội nhập quốc tế, đặc biệt sau thời điểm tham gia vào với tư cách là thành viên của hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc thì Nhà nước Việt Nam dường như cũng đã rút ra một bài học nào đó rằng không nên quá căng thẳng với những nhà bất đồng chính kiến, nhà báo tự do và blogger. Thành thử vấn đề của Trương Duy Nhất tôi cho là khá là khác biệt, đó là một vấn đề có tính chất đặc thù.

Ai là người phía sau?
Mặc Lâm: Thưa ông có thể chi tiết hơn điều mà ông gọi là đặc thù đó là gì?

Phạm Chí Dũng: Đặc thù ở đây có nghĩa là việc anh Trương Duy Nhất viết bài dường như là liên quan đến một nhân vật cấp cao, và dường như liên quan tới những mối quan hệ cá nhân hơn là những vấn đề chính trị chính danh hiện nay. Việc anh Trương Duy Nhất trong thời gian sắp tới có thể bị một án tù nào đó theo tôi đây không phải là vấn đề phức tạp, chủ yếu là xuất phát từ động cơ chính trị hoặc là động cơ phản đối Trung Quốc xâm lược trên các bài viết của Trương Duy Nhất, mà dường như liên quan tới một nhân vật cao cấp, có thể nằm ngay trong ủy viên Bộ chính trị, và người ta không thích điều đó.

Mặc Lâm: Gia đình của ông Trương Duy Nhất vừa cho biết là ông ấy có nguyện vọng anh em báo chí, trí thức hay những người quen biết ông có mặt tại phiên tòa để cổ vũ tinh thần cho ông, TS nghĩ sao về nguyện vọng này?
Phạm Chí Dũng: Trước đây tôi cũng đã có nghe là Trương Duy Nhất là một người can trường và thậm chí là tuyên bố với luật sư và với công an là ở tù 20 năm cũng được.

Tôi nghĩ là hoàn toàn nên có một nhóm những nhân sĩ trí thức, các nhà báo, các blogger, các nhà bất đồng chính kiến để có thể ủng hộ vấn đề của Trương Duy Nhất làm sao để có thể thể hiện được vấn đề là tự do biểu đạt tự do chính kiến ở Việt Nam. Vụ án Phương Uyên và Đinh Nhật Uy trước đây, vào năm 2013 cũng đã có một số nhân sĩ blogger, kể cả những người công giáo họ đến phiên tòa và họ đề nghị trả tự do cho các blogger này. Đối với Trương Duy Nhất cũng vậy thôi, cũng nên có một sự hiệp thông, một sự đồng hành, ít nhất về mặt tinh thần, mặc dù bản án có thể là bỏ túi hoặc không thay đổi được, nên đến phiên tòa để đáp lại lời kêu gọi của gia đình Trương Duy Nhất.

Mặc Lâm: Vâng, xin được Tiến sĩ một câu hỏi cuối cùng nữa là không giống như những người khác, chẳng hạn như luật sư Lê Quốc Quân, hay chị Bùi Hằng, hay những người tranh đấu khác khi bị giam giữ thì cộng đồng mạng đã ủng hộ rất nhiệt tình, ngược lại trường hợp của Trương Duy Nhất theo chúng tôi nhận thấy, với tư cách cá nhân thì có một sự im ắng kỳ lạ trên mạng xã hội, không ai nhắc đến ông ấy. Người ta đặt câu hỏi phải chăng nhà báo Trương Duy Nhất khi còn ở bên ngoài đã có những bài viết quá thẳng thắn chống lại những nhà hoạt động dân chủ; trong đó có bà Bùi Hằng, tuy rằng cả hai người bây giờ hiện đang ở trong nhà giam hết, Tiến sĩ có cho rằng vấn đề này khá khó hiểu và có thể gây tổn hại cho quá trình tranh đấu chung hay không?

Phạm Chí Dũng: Phong trào tranh đấu dân chủ ở Việt Nam đang diễn ra một số động thái hơi kỳ lạ, hơi lạ lùng. Cách đây mấy ngày, đã xảy ra một cuộc tranh luận giữa blogger Người buôn gió và blogger Mẹ Nấm. Điều đó, cách nào đó cũng bị dư luận cho là gây tổn hại đến phong trào dân chủ nhân quyền, mà thực ra có thể những vấn đề nội bộ liên quan tới mâu thuẫn.

Có thể là những mâu thuẫn xác đáng, nhưng một số dư luận vẫn cho rằng không nên nêu vấn đề đó ra một cách công khai vì sẽ không có lợi chung và đồng thời sẽ bị lợi dụng khắc sâu vào cái mâu thuẫn trong phong trào dân chủ.

Thứ hai nữa là mới ngày hôm kia, anh Huỳnh Ngọc Tuấn ở Quảng Nam đã có một lời chia tay dứt khoát đối với phong trào hoạt động dân chủ nhân quyền và điều đó làm cho chúng tôi cảm thấy có điều gì đó băn khoăn và tiếc nuối, nhất là anh Tuấn là một người kiên cường, và đó là một tay viết cứng, nhưng mà lời chia tay của anh đúng là một sự tiếc nuối.

Cho nên vấn đề của anh Trương Duy Nhất cũng vậy thôi, nó nằm trong đặc tính chung của phong trào hiện nay, chỉ có những cá nhân có mối quan hệ với cộng đồng, đông đảo cộng đồng đến chia sẻ - giao lưu hay là gần gũi nhất – cận kề nhất. Có thể nói là những người hay ngồi cà phê với nhau thì thường được cộng đồng chia sẻ và ủng hộ nhiều hơn.

Nhưng đối với anh Trương Duy Nhất, trước đây tôi có nghe là anh Nhất là một người rất thẳng tính, có lẻ là một trong những đặc tính của người Quảng Nam nói thẳng nói thật, và cũng không được lòng lắm một số trong cộng đồng đấu tranh vì dân chủ nhân quyền ở Việt Nam, vì vậy sau khi anh bị bắt thì báo chí chộn rộn lên một thời gian nhưng sau đó truyền thông xã hội gần như lắng tiếng và việc đưa anh ra xét xử trong những ngày gần sắp tới có thể sẽ không thu hút được nhiều đối với cộng đồng mạng.

Điều đó đặt ra vấn đề là cộng đồng tranh đấu cho dân chủ nhân quyền ở Việt Nam nên xem lại đặc tính đấu tranh và kết nối ngay trong nội bộ của mình, để không nên có sự phân biệt và thậm chí là kì thị giữa người này và người kia. Chúng ta đang đấu tranh cho một nền dân chủ, mà công bằng bình đẳng và không phân biệt là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để trong tương lai chúng ta sẽ phải chấp nhận những tiêu chí đa nguyên: chính trị đa nguyên, xã hội đa nguyên hay đa nguyên về quan điểm.

Còn với tình trạng có vẻ như hơi cô lập, hơi miệt thị và có vẻ như hơi chia rẻ như thế này thì tôi nghĩ phong trào dân chủ khó mà đi xa được, cần xem lại đặc tính này.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 27/02/2014 lúc 09:32:37(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.114 giây.