Người dân phải ý thức được rằng các cơ quan công quyền phục vụ dân và dân có quyền giám sát độc lập với họ.Bình luận về vai trò và quyền của các công dân và các tổ chức xã hội dân sự trong việc giám sát và tham gia giám sát quyền lực nhà nước, từ giám sát tham nhũng nhà nước, tham nhũng chức vụ cho tới đánh giá tín nhiệm quan chức của chính quyền, nguyên Viện trưởng Viện Phản biện độc lập IDS, Tiến sỹ Quang A, hôm 27/2/2014 từ Hà Nội, nêu quan điểm:
"Để phòng chống tham nhũng nói riêng và nói chung là giám sát công việc của các cơ quan công quyền, có hai ba biện pháp chính, thứ nhất là bản thân nhà nước, bộ máy nhà nước phải có những quy định và có những cơ chế để giám sát lẫn nhau,
"Rất tiếc ở Việt Nam, vì không có chuyện dân chủ, vì không có rạch ròi giữa các ngành của nhà nước khác nhau, cho nên việc bản thân các cơ quan nhà nước làm nhiệm vụ giám sát lẫn nhau này nó cũng có chứ không phải không, nhưng không được hiệu quả cho lắm,
'Kênh giám sát hợp luật'"Một kênh thứ hai rất hiệu quả, đó là sự giám sát của nhân dân, mà thường giám sát của nhân dân thông qua một kênh là báo chí, và thông qua kênh khiếu nại, khiếu kiện, góp ý của người dân, những kênh này ở Việt Nam cũng có, nhưng rất đáng tiếc là hệ thống báo chí lẽ ra là hệ thống độc lập, thì đằng này nó là một hệ thống hoàn toàn lệ thuộc vào các cơ quan nhà nước, nó cũng đóng một phần quan trọng trong việc giám sát này chứ không phải là không, nhưng nó chưa đóng vai trò lẽ ra nó phải đóng,
"Và một phần thứ ba là đối với người dân, người dân có thể thông qua bản thân từng cá nhân làm và hiện nay người ta vẫn đang làm như thế, nhưng thường các cá nhân làm không hữu hiệu bằng, không chính xác bằng, hoặc không có căn cứ bằng nếu người dân có thể tụ họp thành những tổ chức mà người ta thường gọi là các tổ chức xã hội dân sự. Và những tổ chức này cũng có vai trò giám sát như thế, có thể nói là giám sát công quyền, nhất là vấn đề tham nhũng, hoặc là vấn đề bổ nhiệm người."
Theo BBC