logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/03/2014 lúc 04:19:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mấy năm trước, nó thường hỏi tôi, “chị nhà khỏe không, vẫn đi làm bình thường chứ hả,… thằng nhóc nhà anh chắc nay lớn dữ rồi hả?…” Những câu xã giao ấy chẳng tìm đâu ra chút ấm áp trong đời thường; bởi sau những câu nhạt nhẽo ấy là tràng giang những câu hỏi về việc làm. Đại loại: Anh có việc gì cho em làm cuối tuần không? Cho em đi giao báo đi! Hay anh giới thiệu cho em làm việc gì từ chiều tới tối cũng được. Đừng quên em nha, em cần tiền dữ lắm!…

Đâu phải nó đang thất nghiệp mà hù hơ hù giật vậy! Nó đang giũa nail ở một tiệm nail khỉ ho cò gáy nào đó bên Oklahoma, Tyler city, Greenville city… hay một thành phố nhỏ nào đó, cách xa Dallas chừng vài tiếng lái xe vào hai ngày cuối tuần. Còn năm ngày thường thì nó đã làm việc ở công ty.

Nhưng ngày ấy, nó còn ở Dallas thì còn gặp gỡ vì tôi theo cái chuyện tình lạ lùng của nó trong âm thầm, kín đáo để thấy một mặt nào đó của người trẻ lớn lên trong nước như nó – sao lại có suy nghĩ lạ lùng qua những mẩu chuyện vặt khi còn gặp gỡ thường, bên ly cà phê giờ nghỉ giải lao hay ly bia buổi chiều thưởng thời tiết bớt nóng, ngày có mưa… Nó vui tính, giản dị, hào phóng, có chút máu Lục Vân Tiên khi bất bình chuyện chướng tai gai mắt. Những đức tính đặc thù của phong cách Nam kỳ nơi nó làm tôi nhớ những bạn bè đã lâu không gặp.

Câu chuyện tình của nó với cô gái bên hàng xóm – cách nhau một con mương nước thải giữa hai nhà mà nó kể đã gợi lên cho tôi biết bao nhiêu hoài niệm về những xóm nghèo ở miền Nam.
Chắc là nó không nói láo về cuộc tình chân quê ấy vì hai bên đều chẳng có gì để nổ banh vũng đời. Từ nhan sắc tới gia cảnh, tài năng của hai nhân vật ở đôi bờ con mương đều không có gì nổi trội. Nó mù mờ tương lai khi yêu người con gái học hết tiểu học đã ở nhà nuôi heo với má. Cuộc tình không hứa hẹn gì trong tương lai hơn là một gia đình mới sẽ ra đời chỉ để tiếp tục sự mù mịt ở vùng quê.

Bỗng nó may mắn được mở lại hồ sơ xuất cảnh mà chị nó đã bảo lãnh tự đời nào. Vậy là nó chỉ còn kịp làm tờ hôn thú (bển nay kêu bằng giấy đăng ký kết hôn) với cô hàng xóm để bảo lãnh vị hôn thê qua Mỹ với nó khi nó đã định cư ở Mỹ. Gia tài của cô vợ chưa cưới không có gì ngoài một tình bạn thơ ấu, trở thành tình yêu khi trưởng thành; và niềm hy vọng đổi đời trước ngưỡng hôn nhân! Vốn liếng của bà má vợ tương lai cho sớm để mưu cầu hạnh phúc cho con gái cũng vừa đủ để hối lộ cho tờ giấy đăng ký kết hôn nhưng không ảnh hưởng gì đến chuyện xuất cảnh của nó, như phải ở lại đợi bổ túc hồ sơ vị hôn thê chẳng hạn.

Chị nó từ bên Mỹ đã lệnh về cho nó như thế! Vì cơ hội được đi không có gì bảo đảm sau vài năm ở lại đợi bổ túc hồ sơ con nhỏ bạn của mày. Nó hiểu mà, chị nó bên Mỹ cũng khó khăn lắm mới bảo lãnh được nó đi; việc làm của chị cũng đang bấp bênh nên tài khoản bảo lãnh là vấn đề không nên để đêm dài lắm mộng. Chị lại còn gởi về giúp nó chút tiền đô để đi học tiếng Anh. “Tội nghiệp chị em lắm!” Nhưng nó thực tế hơn là đi học lớp nail cấp tốc để lên đường xuất ngoại.

Không nghe chuyện dài dòng tam quốc thì không hiểu để thông cảm cho nó được! Nó quá mê lái xe. Sau khi lấy được bằng lái xe bên Cali, nó chạy lung tung dọc bờ tây, từ Cali lên tới Seatle. Dễ tin ai cũng thật thà – như nó, nên nó lại theo lời người này kẻ khác mà lang bạt sang tới bờ đông, rong ruổi từ New York đổ về Carolina, rồi lại xuôi xuống New Orleans, tà tà về Florida, tạt qua Houston, vòng lên Dallas… Nó đi giũa nail ở những thành phố nhỏ, hẻo lánh, vì tự lượng sức mình. Dĩ nhiên là không được nhiều tiền bằng làm nail ở những tiệm lớn trong những thành phố lớn; chưa kể đến chuyện, “tay ngang thì tiệm lớn đâu chịu mướn em”. Biết tự lượng sức mình là khôn. Nhưng ngặt tiền nail kiếm được đã không nhiều lại đổ vào tiền xăng ăn hết vì nó cứ thích lái xe đi lung tung.

Cuối cùng nó nghe lời khuyên của người bạn gái mới quen bên Cali, đi làm hãng cho có tương lai. Cuối tuần mới đi giũa nail để tôi luyện thêm tay nghề và tiếng Anh. Nhưng tiệm chỗ nó đi giũa phải cách xa chỗ ở chừng vài tiếng, để vừa được lái xe vừa có tiền. Tiền tuy cần nhưng không cản nổi những cơn ghiền lái xe, không làm lu mờ được bản chất phóng khoáng của người miền Nam, thói hào sảng đến vung tay quá trán trong đời lắm người chịu chơi nhưng hiếm kẻ chịu chi nơi quán nhậu ở Dallas này. Chỉ khi tỉnh ra muộn màng thì nó lại cật lực kiếm tiền hồi mới qua để gởi về giúp cho vị hôn thê của nó có chút đỉnh mà …làm đám cưới với thằng bạn nó! (Nó hỏi ý tôi về lá thơ tạ tình của nó với người yêu cũ mà nó muốn viết và sẽ gởi! Nội dung thơ là anh đã có người yêu mới ở Cali. Anh xin lỗi không về rước em qua Mỹ nữa. Anh rất buồn chuyện chúng ta có duyên không nợ. Nhưng mừng cho em sẽ không khổ vì anh. Số tiền anh dành dụm được không nhiều, nhưng mong em nhận để làm vốn làm ăn, sau khi em lấy chồng.
(Tái bút), Anh hoàn toàn tin tưởng vào thằng bạn anh. Nó giỏi hơn anh nhiều thứ, và cũng thương em như anh. Nhưng tại nhà nó nghèo quá nên nó không dám nói ra thôi…

Nghe tâm sự của nó buồn như tiếng hát Vũ Khanh, “…anh biết em đi chẳng trở về…” Nhưng buồn cũng chưa bằng ù tai, chóng mặt khi hỏi thăm và nghe nó trả lời về người bạn gái mới của nó bên Cali, “Nó làm đĩ. Nhưng dễ thương lắm anh ơi!”
Chắc không ai hiểu nó hơn tôi vào những ngày trước khi nghỉ lễ gì đó trong năm. Hễ nghỉ từ 4 ngày trở lên là nó lái về Cali để thăm người yêu. Tôi rất muốn hỏi nhưng không mở miệng được, “mày về Cali thì cô ấy có đi làm không?”

Nó sống vui vẻ như bao nhiêu người trai trẻ khác là giờ nghỉ, lúc rảnh thì gọi điện thoại, gởi tin nhắn cho người yêu. Mỗi lần ngồi trò chuyện với nó, tôi thường nghĩ đến tác phẩm “Khải hoàn môn” của Erich Maria Remarque. Lúc còn đi học, đọc quyển sách đó, tôi hình dung hoài vẫn không hiểu được những người con gái Pháp đi làm nghề mại dâm để có thể dành dụm được một ít tiền trước khi họ lấy chồng, sanh con đẻ cái và sống đời sống gia đình. Cả vị bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho những cô gái điếm trong Khải hoàn môn, là ông thầy lang tận tụy, thương mến những cô gái điếm như người thân. Rồi sau ngày làm việc, ông cũng trở về nhà với đời sống của riêng ông. Không bao giờ động đến một cô nào ngoài việc khám bệnh của một bác sĩ. Ông đã thắng được lòng ông trước nhan sắc của những cô muốn cho ông hưởng lạc miễn phí để trả ơn cứu giúp lúc bệnh hoạn. Nhưng ông rất khổ tâm khi phải đưa ra quyết định bắt cô nào phải tạm nghỉ việc để điều trị những bệnh xã hội mà ông đã tìm ra qua những kết quả xét nghiệm định kỳ, hay bất thường do triệu chứng –phải đến khám ở bác sĩ. Ông hiểu họ nghỉ việc ngày nào là không tiền hôm đó, mà đời sống ở kinh đô ánh sáng thì không miễn phí cho ai tiền ăn, tiền ở…

Người bác sĩ trong Khải hoàn môn cứ khiến tôi suy nghĩ, so sánh ông với mụ tú bà–là ông thiện bà ác trên cõi đời ô trọc này. Và tôi không biết những nhân vật trong tác phẩm ấy, khi trở về (trở lại) đời sống bình thường như bao người bình thường khác, tâm tư họ có bình thường không? Thuở đi học, tôi thường so sánh Khải hoàn môn với Truyện Kiều để thấy hai quan niệm đông tây về nghề lầu xanh. Nhưng so sánh chỉ ở mức thấy được khác biệt chứ không lý giải nổi.

Đến hôm tôi đi xem phim chiếu rạp khi còn đi học, phim tựa không nhớ nhưng nhớ nội dung phim nói về một cô gái mại dâm sau khi ra khỏi tù (trại phục hồi nhân phẩm) của nhà nước cộng sản. Hình ảnh cô gái trở lại đời thường là một con đường vắng dẫn vào khu lao động nghèo, với ánh đèn vàng hiu hắt và cơn mưa đêm buồn thảm. Khi cô gái bước qua cây cầu sắt hoen gỉ và ván cầu long lở, nhạc phim day dứt âm hưởng Trịnh công Sơn… “đi về đâu hỡi em/ khi trong lòng không chút nắng/ giấc mơ đời xa vắng/ bước chân không chờ ai đón…” làm lòng tôi ray rứt theo tương lai vô định của người con gái mà “đời gọi em biết bao lần” trước khi đi đến kết cục là “đi về đâu hỡi em…” thì không ai biết gì về một kiếp người sinh ra đã không có nhân phẩm trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Thì phục hồi thế nào cái không có đó chứ! Sự trở về đời thường của cô gái điếm trong xã hội xã hội chủ nghĩa qua hình ảnh được dàn dựng. Tôi hiểu cái ngôn ngữ điện ảnh của đạo diễn theo cách riêng tôi. Nhưng không chừng là tôi hiểu đúng ý ông–không chừng!

Về nhạc phim, có thể, có thực về người bênh kẻ chống nhạc Trịnh sau 1975, nhưng tôi cứ để lòng tự nhiên thẩm thấu âm hưởng ấy mà chia chung ngậm ngùi với một phận đời không may làm nên cái nhìn cả đời còn lại của chính mình mà từ ngữ tôi học trong trường lúc ấy gọi là “nhân sinh quan”. Vậy cái “thế giới quan” tôi sống có gì để nhân sinh quan có thể phục hồi mà yêu chủ nghĩa xã hội được chứ!
Nhưng lý luận với ai trong thời buổi lương tâm không bằng lương thực; quốc giáo là vô thần…

Tôi cứ phân thân một nửa dõi về quá khứ, và một nửa đối diện, lắng nghe người bạn trẻ làm tôi hiếu kỳ về suy nghĩ của người sinh đẻ trong nước sau 1975. Anh bạn trẻ chẳng hiểu biết gì về quan niệm xã hội Việt Nam trước thời cộng sản; hay là cộng sản miền Bắc đã chiến thắng trọn vẹn con người miền Nam sau mấy chục năm im tiếng súng. Sự chiến thắng ngoài mặt trận đã đủ lâu thời gian để hình thành nên những thế hệ mới không còn ràng buộc bởi những khuôn mẫu định kiến của xã hội về nghề nghiệp như: bác sĩ, làm đĩ, thiến heo, khóc mướn, tú bà, chạy mánh, móc ngoặc, v.v… Những điều không nghĩ tới không thấy rùng mình với đạo đức xã hội được (bị) buông thả trong một đất nước mà dân trí còn hạn chế.

Nó thản nhiên yêu người con gái làm đĩ như tôi yêu cô bạn học ngày xưa vậy! Như tôi hồi còn đi học đã chắt chiu chút tiền kiếm được từ nghề tay trái là đi chụp hình để mua được cành hoa khiêm tốn, món quà mọn để thổ lộ lòng mình. Nó cũng dành dụm chút tiền giũa nail để mua cái điện thoại, lọ nước hoa, làm quà cho cô bạn ngày đêm thương nhớ. Tôi chưa bao giờ nghe nó thắc mắc về nghề nghiệp của cô bạn là tại sao bao nhiêu cô gái khác đi làm hãng xưởng, hay làm nhà hàng, làm thâu ngân ở các siêu thị… thì cô bạn gái của nó lại đi chọn cái nghề bán mạng.

Không có thắc mắc trong tư tưởng nên không nói ra; nghĩa là nó thấy bình thường như mọi nghề nghiệp đều có cái vất vả riêng, nhưng rất chung là đồng tiền không phải dễ kiếm. Nó rất buồn khi kể lại những tâm sự của bạn gái nói về sự khốn nạn của mụ tú bà đời mới; sự ác độc của khách làng chơi thời nay. Tôi thật khó tin một chuyện khó tin nhưng có thật là lần nó về Cali để thăm người yêu đôi ngày rồi anh đi. Hai đứa đang đi ăn, đi chơi, thì cô ấy có điện thoại, phải đi làm thế cho cô bạn bị tai nạn giao thông trên đường đi làm. Chính nó đưa bạn gái tới chỗ làm vì sẵn xe. Nó đi uống cà phê một mình, chờ điện thoại gọi thì tới rước. Tôi không tin, thậm chí mất bình tĩnh khi nghe nó kể. Nhưng nếu không tự biết chế ngự cú sốc của mình lại thì nó kể với ai? Tôi chỉ ngồi xoay xoay ly bia lạnh trong tiệm cánh gà Wing Stop mà nhớ lại những người phu khuân vác ngoài ga xe lửa Hòa Hưng, Bình Triệu, hay bến gạo Lê Quang Liêm, Cảng Sàigòn… họ sống đời thấp hèn ban ngày, nhưng đêm về bên ly rượu lạt, họ dõng dạc tuyên bố, “lấy đĩ làm vợ chứ không để vợ đi làm đĩ”. Họ cặp cổ cô gái đĩ một đêm, một ngày, một thời gian, hay mãi mãi không chừng. Nhưng rất nam tử hán. Từ Hải hảo hán vẫn chấp nhận Thúy Kiều đó thôi! Quá khứ của người tình không cần câu nệ; không phải chuyện để bàn cãi; càng không phải tì vết như yếu điểm để khai thác trong đời sống hai người từ đó về sau…

Tôi nhớ một lần từ giã. Một kỳ nghỉ lễ, nó về Cali với cái xe cũ xì của nó. Chính tôi ngại cho nó đường xa, sợ cái xe chạy không nổi. Nhưng nó điếc nên không sợ súng, “em đi hoài mà nhằm nhò gì!” Không biết có phải tại miệng tôi mắm muối hay không, nó bị nằm đường thật. Gặp cái thằng có máu giang hồ nên không tiền thay máy xe bị cháy thì bán luôn cái xác xe; bỏ ba trăm đô la bán xe vào túi rồi tìm đường về Cali thăm em chứ không trở lại Dallas vì việc làm. Máu lưu dân miền Nam trong nó chẳng biết sợ là gì, thật!

Nhưng hết lễ, nó trở lại Dallas với cái xe còn mới lắm. Xe của người yêu mua nợ – cho em bớt lo anh đi đi về về… với em. Rồi mỗi lần nó đi Cali về, lại có quần áo, giày dép mới. Nó đã tìm được một nửa của đời nó, chỉ có thành kiến trong tôi nên đi tìm chỗ bỏ. Là suy nghĩ hôm chia tay lần sau–cũng là lần cuối: “Chuyến này em về Cali làm đám cưới. Anh ráng thu xếp qua chơi với vợ chồng em vài bữa…”
Nó không biết câu “vợ chồng em” ấy đã để lại trong tôi thật nhiều ưu tư! Tôi không đi dự được đám cưới nó cũng buồn. Cái đám cưới rất nên có mặt để hiểu biết ấy cũng bị lãng quên theo thời gian xa cách. Lúc nhớ tới nó, tôi chỉ thầm mong cho nó có hạnh phúc. Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người. Chỉ có nó giúp được vợ nó đổi nghề! Để đời sống hai đứa có thể ngẩng mặt. Bởi tôi nhớ ra là nó không nói với ai ở Dallas về nghề nghiệp của cô bạn gái nó bên Cali ngoài thằng anh bù khú với nó.

Dù gì cũng chỉ là những thoáng nhớ bất chợt trong đời mau quên. Bẵng đi mấy năm không liên lạc, bỗng một hôm tôi gặp cô bạn làm chung với tôi và nó ngày xưa. Cô cũng là một cô em tử tế của tôi; là người chị thích tính tình vui nhộn của nó ngày xưa. Cô ấy cho tôi hay, “Em qua Cali ăn đám cưới cô em họ của em. Không ngờ gặp lại nó ngay trong đám cưới. Bây giờ nó ra dáng ông chủ lắm! Bớt lóc chóc rồi! Có tiệm nail đông khách ha, vợ đẹp, đứa con dễ thương quá chừng! Không biết sao cái thằng đen thủi như nó mà lấy được con vợ đẹp lắm anh ơi! Lại hiền nữa nha… thiệt là mừng cho nó”.

Tôi tả ra hình dáng vợ nó – làm cô bạn hết hồn vì tưởng tôi biết mặt. Nhưng chỉ là biết qua tấm ảnh nó chụp chung với cô ấy ở bờ biển San Diego mà nó đã cho tôi xem ngày trước. Tôi chỉ muốn xác minh lại xem có đúng là người bạn gái mà nó đã tâm sự với tôi ngày ấy hay không?

… Thì ra đúng người ấy! Hai vợ chồng tối mặt đi cày mấy năm nay, chưa mua nổi nhà ở Cali nhưng đã sang lại được cái tiệm nail nho nhỏ để làm ăn. Nó hài lòng với cuộc đời, hạnh phúc với gia đình. Điều tôi muốn hỏi đã không phải đặt nó vào thế khó trả lời. Bây giờ vợ nó ngày ngày ra coi tiệm nail. Nó lại đi làm hãng để có bảo hiểm cho gia đình. Tôi chỉ còn câu hỏi: “Cô hàng xóm – vị hôn thê của mày bên Việt Nam có lấy thằng bạn mày không? Tụi nó sao rồi?”

Nhưng một câu hỏi khác lại nảy ra trong tôi, “Có phải là người bạn trẻ này đã sống? Đặc biệt là từ khi sang Mỹ. Anh ta dám đi bất cứ đâu anh ta muốn đến. Làm bất việc gì anh ta cảm thấy cần. Yêu người thật sự làm anh ta rung động… Sự can đảm của anh ấy đã dẫn tới hạnh phúc mà loài người khổ công đi tìm kiếm. Khi vứt bỏ những định kiến cố hữu, rào cản do tư duy của chính con người tạo ra – thì hạnh phúc trong tay. “Người ta sinh ra để sống chứ không phải để đợi sống”. Boris Pasternak đã viết như thế trong tác phẩm: Doctor Zhivago. Nhưng tôi với bao người cứ bị ám ảnh bởi những gì đã thừa kế từ đời cha ông để lại–cả cái tốt lẫn cái xấu của tiền nhân, nên bốn ngàn năm ta vẫn là ta/ từ trong hang đá chui ra… vươn vai một cái lại chui ngay vào. Cứ đợi sống một đời xứng đáng nên bốc lên nhiều thứ mà không dám bỏ xuống thứ gì nên đợi mãi…

Phan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.105 giây.