logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/03/2014 lúc 10:25:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lính Nga tịch thu vũ khí ở Crimée, Ukraina tổng động viên quân dự bị
UserPostedImage
Quân đội Ukraina được huy động bảo vệ thành phố cảng Feodosiya ở Crimée, ngày 02/03/2014
Reuters

Reuters hôm nay 02/03/2014 dẫn nguồn tin từ Interfax cho biết, binh lính Nga đã tịch thu vũ khí tại một căn cứ ở Crimée. Hai chiến hạm chống tàu ngầm Nga từ hôm qua cũng đã trấn giữ ngoài khơi Crimée, vi phạm hiệp ước đã ký với Ukraina về hạm đội tại căn cứ hải quân Sébastopol. Chính phủ Ukraina hôm nay ra lệnh tổng động viên quân dự bị.
Theo Bộ Quốc phòng Ukraina, lính Nga đã tịch thu súng ống, đạn dược tại một đơn vị radar nằm gần thành phố Soudak. Một nhóm quân Nga khác cũng đã tịch thu vũ khí tại trung tâm đào tạo thủy quân lục chiến Ukraina ở cảng Sébastopol. Thống đốc Belgorod nói rằng những nhóm vũ trang mưu toan phong tỏa một con đường nối liền Nga với Crimée. Interfax cho biết hai chiến hạm chống tàu ngầm của Nga thuộc hạm đội biển Ban-tích đang đậu ngoài khơi Crimée.

Ukraina hôm nay ra lệnh tổng động viên quân dự bị. Ông Andriy Paroubi, thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraina nhận định, vấn đề sống còn là quân đội phải sẵn sàng chiến đấu, nhất là trước áp lực của Nga tại Crimée, vùng duy nhất của Ukraina mà cư dân hầu hết nói tiếng Nga. Bộ Ngoại giao Ukraina cũng đã yêu cầu Hoa Kỳ và Anh hỗ trợ về an ninh.

Từ Kiev, thông tín viên RFI Anastasia Becchio tường trình :

Lực lượng quân đội Ukraina được đặt trong tình trạng báo động tối đa, các quân nhân giải ngũ có thể được động viên trở lại. Tổng thống lâm thời Olexandre Tourtinov loan báo việc tăng cường bảo vệ các nhà máy điện nguyên tử, các sân bay và những vị trí chiến lược. Đồng thời các nhà lãnh đạo mới của đất nước vẫn hy vọng tránh được kịch bản tệ hại nhất.

Hôm qua, sau cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc phòng, Thủ tướng Arseni Iatseniouk một lần nữa cố gắng xoa dịu tình hình. Ông nói : « Chúng tôi tin rằng Nga sẽ không can thiệp quân sự, vì điều đó có nghĩa là chiến tranh và sẽ chấm dứt mọi quan hệ giữa hai nước ». Ông Iatseniouk cho biết đã nói chuyện điện thoại với người đồng nhiệm Nga Dimitri Medvedev, yêu cầu Nga cho lực lượng ở Hắc hải quay lại căn cứ để giảm bớt căng thẳng. « Không nên lao vào cuộc chơi của Matxcơva và phải giữ bình tĩnh », đó cũng là quan điểm của cựu Thủ tướng Ioulia Timochenko.

Các dân biểu thảo luận về tình hình tại Crimée ở miền đông sáng nay trong phiên họp đặc biệt của Quốc hội. Ngoại trưởng Ukraina nói rằng đã gặp gỡ các nhân vật có trách nhiệm của châu Âu và Hoa Kỳ, và gởi đến NATO yêu cầu xem xét mọi khả năng nhằm duy trì toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraina.
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 02/03/2014 lúc 10:28:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Biểu tình tại Ba Lan và Nga chống can thiệp quân sự vào Ukraina
UserPostedImage
Biểu tình tỏ đoàn kết với người dân Ukraina tại Vacxava, ngày 23/02/2014.
Reuters

Hôm nay 02/03/2014 mấy trăm người đã biểu tình trước đại sứ quán Nga tại Vacsava để phản đối Nga đưa quân vào Crimée. Còn tại Nga, cảnh sát bắt giữ trên 300 người biểu tình phản đối chiến tranh, sau khi Quốc hội Nga thông qua đề nghị của Tổng thống Vladimir Putin chính thức cho can thiệp quân sự tại Ukraina.
Tại Vacsava, những người biểu tình cầm cờ Ba Lan, Ukraina, châu Âu và Belarus và giơ cao các biểu ngữ so sánh Tổng thống Nga với Hitler hay Stalin. Họ hô to : « Không được đụng đến Ukraina », « Không được đụng đến Crimée », « Ukraina tự do ».

Ba Lan vốn rất tích cực trong hồ sơ Ukraina, cảm thấy bị đe dọa trước khả năng Nga can thiệp quân sự vào nước Ukraina láng giềng, hôm qua đã yêu cầu NATO họp khẩn.

Tại Matxcơva, theo tổ chức bảo vệ nhân quyền Ovdinfo, cảnh sát đã bắt giữ 352 người biểu tình chống chiến tranh ở trung tâm thủ đô. Interfax cho biết cảnh sát đưa ra con số thấp hơn : khoảng 50 người bị bắt vì « mưu toan vi phạm trật tự công cộng ».

Những người biểu tình chống can thiệp quân sự tập họp gần Bộ Quốc phòng ở trung tâm Matxcơva và tại quảng trường Manezhnaya gần điện Kremli. Nhiều người mang các biểu ngữ và áp-phích kêu gọi phản đối chiến tranh, một số mang cờ Ukraina và đính các ruban hai màu xanh và vàng của nước này.

Theo Ovdinfo, một số người biểu tình bị bắt vào đồn, bị quy tội là « chống lệnh cảnh sát » và có nguy cơ bị 15 ngày tù giam. AFP ghi nhận khoảng 500 người xuống đường ở Saint-Petersbourg, vài chục người bị bắt giữ.

Tuy vậy các cuộc biểu tình ủng hộ Putin thì được cho phép. Cảnh sát Matxcơva cho biết khoảng 20.000 người đã xuống đường ủng hộ chiến tranh với các khẩu hiệu như « Hoan hô ông Putin ».
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 02/03/2014 lúc 10:30:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phương Tây đồng loạt yêu cầu Nga không can thiệp quân sự vào Ukraina
UserPostedImage
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp về Ukraina, ngày 01/03/2014. Reuters
Ngay sau khi Nghị viện Nga bật đèn xanh cho phép Tổng thống Vladmimir Putin được quyền đưa quân sang Ukraina, các nước phương Tây đã đồng loạt lên tiếng gây áp lực, yêu cầu Matxcơva không đưa quân can thiệp vào nước này. Liên minh Bắc Đại Tây Dương – khối NATO – cũng như Ủy ban NATO – Ukraina của tổ chức này, nhóm họp khẩn cấp trong ngày hôm nay.


Hôm qua, 01/03/2014, Hoa Kỳ đã yêu cầu Nga thu rút quân đang triển khai tại vùng Crimée. Trong cuộc điện đàm kéo dài 90 phút với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama khẳng định rằng Matxcơva vi phạm luật pháp quốc tế khi cho triển khai quân ở vùng Crimée.

Cùng với Hoa Kỳ, nhiều nước khác như Anh, Pháp, Ba Lan cũng tỏ thái độ cứng rắn. Thậm chí một số quốc gia, như Canada, còn triệu đại sứ của mình tại Matxcơva về nước.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki moon đã điện đàm với nguyên thủ Nga và kêu gọi Matxcơva tiến hành đối thoại trực tiếp với Kiev.

Tối hôm qua, Hội Đồng Bảo An đã nhóm họp phiên khẩn cấp để thảo luận về tình hình Ukraina. Tại hội nghị, đại sứ Mỹ Samantha Power đã yêu cầu Nga rút quân khỏi Crimée và đề nghị đưa quan sát viên Liên Hiệp Quốc tới đây. Thế nhưng, Hội Đồng Bảo An không ra được một quyết định nào.

Từ New York, trụ sở của Liên Hiệp Quốc, thông tín viên Karim Lebhour gửi về bài tường trình:

Cuộc họp này của Hội Đồng Bảo An có mục đích là làm dịu tình hình cuộc khủng hoảng Ukraina. Thế nhưng, cuộc họp đã diễn ra hết sức căng thẳng. Ngay cả trước khi bắt đầu cuộc họp, Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã phải đấu tranh với Nga trong suốt hai tiếng đồng hồ để phiên họp có thể diễn ra công khai và đại sứ của Ukraina có thể tham dự và phát biểu.

Đại sứ Ukraina đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc ngăn chặn hành động xâm lược của Nga. Bị thúc ép trước nhiều câu hỏi, đại diện Nga không đưa ra lời giải thích về sự hiện diện của quân đội Nga tại vùng Crimée và cáo buộc Châu Âu, Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng này do đã ủng hộ phe đối lập Ukraina.

Hoa Kỳ đề nghị gửi các quan sát viên của Liên Hiệp Quốc tới Crimée. Thế nhưng, Hội Đồng Bảo An không ra một quyết định nào, vì Nga đe dọa phủ quyết.

Đối với các đồng minh của Ukraina, cuộc họp này của Hội Đồng Bảo An sẽ cho phép cô lập Nga và chứng tỏ rằng tình hình tại Crimée vẫn được theo dõi .

Áp lực ngoại giao

Nhằm phối hợp lập trường ngăn chặn Nga can thiệp quân sự vào Ukraina, ngoại trưởng các thành viên Liên Hiệp Châu Âu sẽ họp khẩn cấp vào ngày mai. Ngay chiều nay, Ngoại trưởng Hy Lạp, nước làm Chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu và đồng nhiệm Anh Quốc tới Kiev để gặp các lãnh đạo mới của Ukraina.

Một trong những áp lực của phương Tây là cảnh báo Matxcơva về nguy cơ bị cô lập trên trường quốc tế. Theo Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, hành động can thiệp quân sự sẽ tác động sâu sắc đến quan hệ Mỹ-Nga và sự hiện diện của quân đội Nga tại Ukraina là một mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh khu vực.

Hoa Kỳ, Canada và nguyên thủ một số nước Châu Âu còn đe dọa tẩy chay Thượng đỉnh G8, sẽ được tổ chức tại Sotchi, Nga, vào tháng Sáu tới. Trả lời phỏng vấn RFI, ông Pascal Boniface, Giám đốc viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp cho rằng việc đe dọa tẩy chay G8 không có tác dụng.

« Hoàn toàn không có tác dụng gì cả, bởi vì ông Putin chỉ tin vào việc đọ sức và ông ta biết rằng về mặt quân sự, các nước phương Tây sẽ không làm gì.


Do không muốn có rủi ro là phải đối mặt với những leo thang quân sự, ông Putin cho triển khai lực lượng, bằng cách củng cố các lực lượng quân sự đã mặt trong khu vực Crimée. Ông ta muốn nhìn xem phản ứng của Obama. Việc Tổng thống Mỹ đe dọa không tham dự Thượng đỉnh G8, theo tôi, ít có tác dụng đối với ông Putin ».

Trong khi đó, hôm nay, để làm dịu tình hình, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabus kêu gọi tân chính quyền Ukraina phải chú ý tới thực tế của đất nước, nơi vốn có đông đảo cộng đồng người nói tiếng Nga và rất thân Nga :

« Tân chính quyền Ukraina cần phải tôn trọng sự đa dạng của Ukraina. Mọi người đều biết là có một phần dân cư nước này nói tiếng Nga và rất thân thiết với Nga và một bộ phận gần gũi, thân Châu Âu.


Chúng ta cần làm rõ và muốn mọi người chia sẻ nhận thức này. Không nên đặt vấn đề hoặc là Nga hoặc là Châu Âu mà cần nhấn mạnh là đối với Ukraina, thì phải chú ý cả hai mặt, Châu Âu và Nga. Chúng tôi ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ Ukraina, nhưng cần phải tôn trọng thực tế đa dạng của Ukraina ».

Nguy cơ khủng hoảng nhân đạo

Cuộc khủng hoảng Ukraina đã khiến hơn hàng trăm ngàn người chạy sang Nga lánh nạn.

Lực lượng biên phòng Nga hôm nay, cho biết trong tháng Giêng và tháng Hai, đã có khoảng 675 ngàn người Ukraina vào Nga do tình hình chính trị bất ổn định tại Ukraina. Nếu cuộc khủng hoảng chính trị tiếp tục, sẽ có hàng trăm ngàn người Ukraina chạy vào Nga và sẽ gây ra thảm họa nhân đạo.

Theo thống đốc vùng Briansk, ở gần biên giới chung giữa hai nước, thì trong thời gian qua, có một làn sóng người Ukraina chạy sang Nga và muốn ở lại đây cho đến khi tình hình tại Ukraina trở lại bình thường.
Theo RFI
song  
#4 Đã gửi : 02/03/2014 lúc 10:34:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tổng thư ký NATO nhìn nhận những hành động của Nga là mối đe dọa với châu Âu
UserPostedImage
Photо: EPA
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tin chắc rằng việc Nga đưa đơn vị quân đội vào lãnh thổ Ukraina có thể trở thành mối đe dọa cho châu Âu.

"Những gì Nga đang làm lúc này là vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Tạo mối đe dọa cho hòa bình và an ninh ở châu Âu. [...] Matxcova phải từ bỏ sự uy hiếp và sử dụng vũ lực quân sự," – ông Rasmussen nói.

Nhân đây, Tổng thư ký NATO kêu gọi Nga và các thành viên khác của cộng đồng quốc tế thực hiện những bước bình thường hóa tình hình ở Ukraina.

Ông cũng đề nghị nhà chức trách Ukraina cân nhắc lợi ích của tất cả các công dân và không quên quyền lợi của các nhóm thiểu số.

Theo tiếng nói nước Nga
song  
#5 Đã gửi : 02/03/2014 lúc 10:39:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Moscow, St. Petersburgh: Hằng trăm người Nga biểu tình chống can thiệp vào Ukraine
Trong khi đó nhóm hoạt động cho nhân quyền có tên Ovdinfo tại Nga cho biết hôm qua cảnh sát thủ đô Ma1txcova đã bắt giữ hằng trăm người biểu tình chống sự can thiệp quân sự của Nga vào Ukraina.

Ovdinfo nói rõ có hơn 350 người tham gia trong hai cuộc biểu tình với mục đích như vừa nói tại Matxcova đã bị bắt giữ.

Hãng thông tấn Interfax thì nói chỉ có chừng 50 người bị bắt vì tội cố gấy rối trật tự công cộng.

Những người biểu tình mang biểu ngữ chống chiến tranh và một số cầm cờ Ukraina cũng như cờ Nga.

Tại thành phố St. Petersburg cũng diễn ra một cuộc biểu tình tương tự với chừng 500 người tham dự và một số cũng bị cảnh sát bắt giữ.

Phía chính quyền cũng cho tiến hành một số cuộc biểu tình ủng hộ biện pháp quân sự của tổng thống Vladimir Putin. Và theo truyền thông lề trái thì nhiều người được yêu cầu phải tham gia
Theo RFA
song  
#6 Đã gửi : 02/03/2014 lúc 10:40:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nga tung chiến dịch tuyên truyền chống Ukraine
Sau khi thượng viện Nga vào ngày thứ bảy chuẩn thuận đề nghị của tổng thống Vladimir Putin cho bố trí quân tại Ukraina, hôm qua Moscow cho tiến hành một chiến dịch tuyên truyền tổng lực tại liên bang Nga.

Hãng thông tấn AFP cho hay truyền thông do Nhà nước kiểm soát của Nga đưa ra những thông tin nhằm gây bất tín nhiệm đối với chính quyền lâm thời tại Kiev, đồng thời gây căm hận trong dân chúng Nga với những cáo buộc ngụy tạo.

Các cơ quan thông tấn Nga còn đồng loạt loan tin là các lực lượng vũ trang Ukraina đang bỏ ngũ hằng loạt và chạy về phe chính quyền vùng Crimea thân Nga.
Theo RFA
song  
#7 Đã gửi : 02/03/2014 lúc 10:41:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khoảng 20 ngàn người ở Matxcova diễu hành ủng hộ Ukraina
UserPostedImage
© Photо: Lada Colotun/«The Voice of Russia»
Một cuộc diễu hành ủng hộ nhân dân Ukraina được tổ chức tại Matxcova. Theo cảnh sát thành phố, hoạt động có sự tham gia của khoảng 20.000 người.

Có mặt trong cuộc diễu hành gồm thành viên các tổ chức thanh niên yêu nước, các đội xây dựng sinh viên, Tổ chức xã hội các cựu chiến binh toàn Nga "Ái hữu chiến đấu", hiệp hội trong các trường đại học.

Các tay đua xe máy Matxcova và người dân thủ đô cũng ủng hộ phong trào.

Theo tiếng nói nước Nga
song  
#8 Đã gửi : 02/03/2014 lúc 03:54:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nga, Ukraina tăng cường tư thế chiến tranh
UserPostedImage
Dân Ukraina cầm các biểu ngữ phản đối sự can thiệp của quân đội Nga ở Crimê, Kyiv, Ukraina 2/3/14

Diễn biến quan trọng ở Ukraina từ tháng 11 năm 2013

2013
21-11: Ukraina đình chỉ kế hoạch ký hiệp định gia nhập Liên Hiệp Châu Âu
30-11: Cảnh sát chống bạo loạn trấn áp những người biểu tình chống chính phủ tại Kyiv
17-12: Nga đề nghị cung cấp 15 tỉ đô la trong các khoản cho vay và hạ giá khí đốt

2014
16-01: Quốc hội Ukraina thông qua dự luất chống biểu tình
22-01: Các cuộc biểu tình lan rộng, hai người biểu tình bị bắn chết trong các vụ đụng độ tại Kyiv
29-01: Quốc hội chấp thuận dự luật ân xá những người biểu tình bị bắt nếu người biểu tình dời khỏi các tòa nhà bị chiếm.
16- 02: Những người biểu tình dời khỏi các tòa nhà chính phủ bị chiếm sau hai tháng
18-02: Cảnh sát tấn công các trại biểu tình, 18 người biểu tình và cảnh sát bị giết
20-02: Giao tranh nổ ra mặc dầu có việc loan báo đình chiến một ngày trước đó. Ít nhất 39 người thiệt mạng
21-02: Tổng thống Yanukovych loan báo bầu cử sớm sau các cuộc hội đàm do các nhà ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu đứng làm trung gian dàn xếp
22-02: Lãnh tụ đối lập Yulia Tymoshenko được trả tự do
23-02: Oleksandr Turchynov được chỉ định làm tổng thống lâm thời, chưa rõ ông Viktor Yanukovych ở đâu
24-02: Ukraina ban lệnh bắt giữ Tổng thống bị lật đổ Yanukovych
Các đoàn xe chở binh sĩ Nga tỏa ra khắp bán đảo Crimê của Ukraina hôm Chủ nhật.

Binh sĩ Nga tiến chiếm các vị trí chiến lược trên khắp bán đảo Crimê hôm Chủ nhật.

Để ứng phó, hôm thứ Hai Ukraina ra lệnh 1 triệu quân nhân dự bị ra trình diện.

Tân Thủ tướng của Ukraina Arseniy Yarsenyuk nhận định về tình hình căng thẳng đang gia tăng như sau:

“Chúng ta đang ở trên bờ vực của thảm họa. Không có lý do gì để Liên bang Nga xâm lăng Ukraina.”

Tại Crimê, binh sĩ Nga bao vây các phi trường, các căn cứ quân sự, và đào hào để kiểm soát xa lộ độc nhất nối liền đất liền Ukraina với bán đảo Crimê. Thủ tướng Ukraina mô tả về hành động quân sự của Nga:

"Đây quả thật là một sự tuyên chiến với đất nước của tôi. Chúng tôi kêu gọi Tổng thống Putin nhanh chóng triệt thoái quân đội của ông.”

Không có tiếng súng ở Crimê. Tuy nhiên 2 căn cứ quân sự của Ukraina đã bị bỏ trống và viên đô đốc cao cấp nhất của Ukraina ở Crimê, xuất hiện trong một video được đưa lên YouTube, cam kết trung thành với nhà lãnh đạo của vùng chủ trương ly khai.

Các giới chức quân đội Ukraina nói rằng Nga đề nghị cấp hộ chiếu Nga cho các sĩ quan Ukraina đóng quân ở Crimê.

Hai nhà lãnh đạo quốc hội Ukraina nói, hôm Chủ nhật, rằng Ukraina động viên quân đội để thương thảo với Nga trong tư thế mạnh.

Hôm Chủ nhật, Bộ Ngoại giao Nga công bố sơ lược về cuộc điện đàm kéo dài 90 phút giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.

Trong cuộc điện đàm, ông Putin nói, “Nga duy trì quyền bảo vệ các quyền lợi và khối dân nói tiếng Nga” ở Ukraina. Cuộc điện đàm được thực hiện một khoản thời gian ngắn sau khi quốc hội Nga cho phép ông Putin đưa binh sĩ đến bất cứ nơi nào ở Ukraina.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry đã chỉ trích gay gắt hành động xâm lăng của Nga ở Crimê trong các cuộc phỏng vấn trên 3 đài truyền hình hôm Chủ nhật.

Trong chương trình “Meet the Press” của đài truyền hình NBC, nhân vật ngoại giao cap cấp nhất của Hoa Kỳ nói rằng ông đã hội đàm với tất cả các Bộ trưởng Ngoại giao các nước trong khối G-8, ngoại trừ Nga. Ông dự đoán, “Họ đơn thuần sẽ cô lập Nga. Họ sẽ không giao tiếp với Nga theo cách giao dịch bình thường như thường lệ.”

Được biết biện pháp cụ thể duy nhất, cho đến hiện giờ là Hoa Kỳ, Anh, Canada và Pháp nói rằng họ sẽ ngừng chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh khối G-8 được dự kiến diễn ra vào tháng 6 ở Sochi, thành phố của Nga trên bờ Biển Đen cách bán đảo Crimê 400 kilomet.

Tại Brussels, Tổng thư ký liên minh NATO Anders Fogh Rasmussen cũng lên án hành động quân sự của Nga.

Ông nói trước Hội đồng Bắc Đại tây dương, một cơ chế đại diện cho tất cả 28 nước đồng minh như sau:

“Những gì Nga đang làm ở Ukraina vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc và đe dọa nền hòa bình và an ninh ở châu Âu. Nga phải ngưng các hoạt động quân sự và các lời đe dọa.”

Tại Moscow và thành phố St. Petersburg, hàng ngàn người xuống đường để chính thức hậu thuẫn các cuộc biểu tình ủng hộ việc đưa quân đội Nga vào Crimê.

Các cuộc biểu tình phản chiến nhỏ hơn diễn ra tại 2 thành phố này, kết quả đã có khoảng 300 người bị bắt.

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy phần lớn người Nga tin rằng bán đảo có đông đảo cư dân nói tiếng Nga của Ukraina nên thuộc về Nga. Các gợi ý đưa ra hôm Chủ nhật là về mục tiêu của Nga ở Crimê.

Thông tấn xã Nga loan tin một cuộc trưng cầu dân ý được dự định vào ngày 30 tháng 3 ở Crimê sẽ cho cử tri quyền lựa chọn, hoặc tiếp tục là vùng tự trị trong lãnh thổ Ukraina hoặc sát nhập vào Nga.

Song song với việc này Hạ viện Nga (viện Duma) trong tuần tới sẽ thảo luận một dự luật mới để Nga sát nhập các vùng lãnh thổ mới dễ dàng hơn. Theo luật này, các cuộc trưng cầu dân ý địa phương sẽ vượt qua các hiệp định quốc tế.
Theo VOA
song  
#9 Đã gửi : 02/03/2014 lúc 03:56:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tân chỉ huy hải quân Ukraina tuyên bố trung thành với chính quyền thân Nga

UserPostedImage
đốc hải quân Ukraina Denis Berezovski xuất hiện trên truyền hình Nga và tuyên bố trung thành với chính quyền thân Nga, Crimée, 02/03/2014
REUTERS

Theo Reuter, tân chính quyền Kiev hôm nay, 02/03/2014, đã tiến hành khởi tố tân chỉ huy hải quân Ukraina, Đô đốc Denis Berezosvki, với tội danh phản bội tổ quốc. Chỉ một ngày sau khi được bổ nhiệm, vị chỉ huy này đã giao tổng hành dinh Sébastopol cho lực lượng Nga.
Đô đốc Berezosvki đã xuất hiện trên truyền hình Nga và tuyên thệ trung thành với chính quyền thân Nga ở Crimée.

Phó Thư ký Hội đồng an ninh Ukraina tuyên bố : «Trong lúc lực lượng Nga phong tỏa tổng hành dinh trung ương hải quân, Berezovski đã từ chối kháng cự và đầu hàng. Văn phòng chưởng lý đã tiến hành khởi tố tội phạm đối với Berezovski theo điều 111 : Tội phản bội Nhà nước ».

Đô đốc Denis Berezovski, hôm thứ Sáu, 28/02, đã được quyền Tổng thống Olexandre Tourtchinov bổ nhiệm làm chỉ huy lực lượng hải quân Ukraina.

Đây là vố đau đối với chính quyền Kiev đang bị mất khả năng kiểm soát vùng Crimée, nơi mà hàng trăm binh lính không rõ phiên hiệu ngăn chặn các quân nhân Ukraina ra khỏi các doanh trại.

Theo truyền thông Nga, Chủ nhật, 02/03, tinh hoa của hải quân Ukraina, soái hạm Hetman-Sahaydachniy, dường như đã đào ngũ, đứng sang phía Nga. Bộ Quốc phòng Ukraina đã bác bỏ thông tin này.

Theo kênh thông tin Nga Russia Today, khu trục hạm này, soái hạm của hải quân Ukraina dường như đã đào ngũ hôm thứ Bẩy, từ chối tuân lệnh của chính phủ Kiev và có thể đã kéo cờ Nga, sau đợt đi tụần tra ở vùng Vịnh Aden. Ông Igor Morozov, thành viên một tiểu ban của Hội đồng Liên bang Nga về quốc phòng và đối ngoại, hiện đang có mặt tại Crimée, cũng nói với nhật báo Nga Izvestia là khu trục hạm nói trên đã chạy sang phe Nga.

Một nguồn tin quân sự Ukraina, được Interfax trích dẫn tối thứ Bẩy, 01/03, cho biết, hai khu trục hạm chống tàu ngầm của Nga đang có mặt ở ngoài khơi duyên hải Crimée, vi phạm thỏa thuận được ghi trong hợp đồng thuê mà Nga ký kết để cho hạm đội của họ được thả neo tại căn cứ hải quân Sébastopol. Vẫn theo nguồn tin này, hai tàu chiến nói trên thuộc hạm đội Ban-tích và hiện diện trong vịnh Sébastopol.

Theo một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Ukraina, thì dường như không có vụ đào ngũ nào trong quân đội Ukraina.
Theo RFI
song  
#10 Đã gửi : 02/03/2014 lúc 04:07:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ukraine bên bờ vực của thảm hoạ

-Chính quyền Ukraine chính thức truy tố Phó Đô Đốc Dennis Berezovsky tội phản quốc, sau khi ông này bàn giao tổng hành dinh ở Sevastopol trên bán đảo Crimea cho quân đội Nga.

-Tại New York, nhiều người cầm cờ Ukraine biểu tình tại trung tâm thành phố, phản đối việc Nga đưa quân vào Ukraine.


UserPostedImage
Nhiều người cầm cờ Ukraine biểu tình ở trung tâm New York hôm Chủ Nhật, phản đối Nga đưa quân vào bán đảo Crimea. (Hình: AP Photo/John Minchilo)
Hai vị dân cử Cộng Hoà nổi tiếng chỉ trích chính sách đối ngoại của Tổng Thống Barack Obama và đòi ông phải có hành động với Tổng Thống Vladimir Putin của Nga.

Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham (Cộng Hoà-South Carolina), thành viên Uỷ Ban Quân Lực Thượng Viện, nói với đài truyền hình NBC rằng: "Tổng Thống Obama đừng có lên truyền hình và đe doạ những kẻ cướp và độc tài nữa. Mỗi lần tổng thống lên truyền hình quốc gia và đe doạ ông Putin, hoặc bất cứ ai giống ông Putin, mọi người, trong đó có cả tôi, đều trợn mắt. Chúng ta có một tổng thống yếu và không quyết đoán, không làm cho kẻ xâm lăng sợ hãi."

Thượng Nghị Sĩ Graham còn đề nghị nên cho Georgia, một quốc gia từng bị Nga xâm lăng hồi năm 2008, ngay sau Thế Vận Hội Mùa Hè ở Bắc Kinh, vào khối NATO càng sớm càng tốt, để ngăn chặn sự đe doạ của Nga.

Dân Biểu Mike Rogers (Cộng Hoà-Michigan), chủ tịch Uỷ Ban Tình Báo Hạ Viện, nói với đài truyền hình Fox như sau: "Ông Putin đang chơi cờ, và tôi nghĩ chúng ta chơi những hòn bi. Và chúng ta chơi không hay bằng ông. Không những thế, họ còn làm xiếc cho chúng ta coi."

Dân Biểu Rogers còn nói các cố vấn của Tổng Thống Obama quá "ngây thơ" về người Nga.

-CNN dẫn lời một giới chức chính phủ Hoa Kỳ cho biết, cho tới tối Chủ Nhật, các lực lượng của Nga "hoàn tất việc kiểm soát bán đảo Crimea." Theo đánh giá của Hoa Kỳ, hiện có khoảng 6,000 lính Bộ Binh và Hải Quân Nga tại bán đảo này.

-AP dẫn lời Ngoại Trưởng John Kerry của Mỹ cho biết, các quốc gia phương Tây đang chuẩn bị có thể cô lập Nga bằng cách không cấp chiếu khán nhập cảnh, phong toả tài sản, trừng phạt đầu tư và thương mại.
Theo báo Người Việt
song  
#11 Đã gửi : 03/03/2014 lúc 09:38:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ukraina: Phương Tây bất ngờ trước thái độ cứng rắn của Nga
UserPostedImage
Giới trẻ Ukraina biểu tình phản đối việc Nga kiểm soát vùng tự trị Crimée - Reuters
Phương Tây « hụt hẫng », « bất ngờ » trước thái độ cứng rắn của Nga trên hồ sơ Ukraina. Người dân xứ này sống trong lo âu trước viễn cảnh nổ ra chiến tranh. Lực lượng thân Nga đang kiểm soát vùng tự trị Crimée. Một lần nữa, Ukraina chiếm gần hết phần tin thời sự của các tờ báo Paris ngày đầu tuần.
« Ukraina sống trong sợ hãi », tựa của La Croix. L'Humanité : « Crimée chuẩn bị đối phó với chiến tranh ». Tờ báo chủ trương nên « đối thoại hơn là sử dụng súng cà nông ». Trong bài viết mang tựa đề « Putin treo lơ lửng đe dọa quân sự », Le Figaro nêu lên câu hỏi : sau khi đã được Nghị viện bật đèn xanh để can thiệp quân sự vào Ukraina liệu tổng thống Nga sẽ quyết định ra sao ?

Một mặt điện Kremly huy động các phương tiện truyền thông nhà nước để chuẩn bị dư luận về tính chính đáng và cần thiết trong trường hợp Nga đưa quân sang Ukraina. Đài truyền hình Nga cũng đã đưa ra những phân tích, phóng sự cho thấy là « Châu Âu và Hoa Kỳ đã tài trợ và chuẩn bị cho chiến dịch » làm khuynh đảo tình hình của Ukraina như thế nào. Nhưng về mặt chính thức điện Kremly cho biết là tổng thống Nga chưa lấy quyết định cuối cùng. Trước mắt rất khó có thể đoán được những ý đồ của Matxcơva.

La Croix trong bài xã luận nói tới thời sự Ukraina nóng bỏng lần này là « Một bằng chứng cho thấy sự bất lực của nền ngoại giao phương Tây ». Ngoại trừ đe dọa tảy chay thượng đỉnh G8 sắp mở ra vào tháng 6/2014 tại Sochi hay gạt Nga ra khỏi câu lạc bộ các cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới, từ Liên Hiệp Quốc đến Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, từ Liên Hiệp Châu Âu đến Hoa Kỳ đều không có những hành động cụ thể trước các hành vi hiếu chiến của chủ nhân điện Kremly.

Báo Les Echos nói tới « tầm hoạt động rất hạn hẹp của phương Tây » và một nước Mỹ « mờ nhạt trước quyết tâm của Vladimir Putin ». Libération : một tổng thống « Barack Obama rất rụt rè » trước ông Putin bởi vì Hoa Kỳ đang cần đến Nga để giải quyết những hồ sơ quan trọng khác như là Afghanistan, Syria hay Iran. Theo quan điểm của tờ báo tương lai của Crimée như đã được an bài : « Crimée, dưới sự cai trị của Nga ».

Ngộ nhận của phương Tây về thái độ của Nga

Le Figaro không khoan nhượng : việc tổng thống Nga tăng cường quân sự ở Crimée là « một cú tát tai với ông Obama ». Một trong những chuyên gia hàng đầu về tình hình Liên Xô cũ và cũng là chủ tịch cơ quan tư vấn Eurasia Group, Ian Bremmer, được Le Figaro trích dẫn báo trước : đối với Ukraina, « những ý đồ quân sự của Nga sẽ không dừng lại ở Crimée ». Chiến dịch quân sự của Nga có nguy cơ lan rộng ra các vùng ở miền đông và miền nam Ukraina. Sở dĩ kịch bản đó có thể xảy tới do, châu Âu và Mỹ đã đánh giá sai lệch tình hình cả về Ukraina lẫn Putin. Chuyên gia Bremmer xoáy vào những sơ hở của Nhà Trắng :

Thứ nhất Washington đã ngây thơ tin vào sức mạnh của chính mình, cho rằng dù vị trí siêu cường của Hoa Kỳ đang trên đà suy yếu nhưng nước Mỹ vẫn còn chiếm thế thượng phong. Sơ hở thứ nhì là lâu nay Nhà Trắng đã lơ là với hồ sơ Ukraina, cả tin rằng khi người dân Ukraina nổi dậy chống lại tổng thống Ianoukovitch, quốc gia này hiển nhiên ngả vào vòng tay của châu Âu. Ở đây Mỹ quên mất rằng quyền lợi của Nga tại Ukraina lớn gấp 10 lần so với của Châu Âu. Khác với phương Tây, ông Putin có hẳn một kế hoạch, một chiến lược rất rõ ràng cho Ukraina.

Nhược điểm thứ ba là Mỹ đã xem thường đối phương, tưởng lầm là Nga không còn ảnh hưởng lớn đối với Ukraina. Thế rồi lại cũng Hoa Kỳ, theo chuyên gia Bremmer, đã làm ngơ để cho thỏa hiệp giữa tổng thống bị truất Ianoukovitch với ba nước châu Âu bị vi phạm. Nhưng chốt lại, cả Liên Hiệp Châu Âu và Mỹ chỉ mạnh miệng lên tiếng cảnh cáo Nga nhưng cả Bruxelles lẫn Washington tới nay vẫn chưa biết phải đối phó ra sao trên vấn đề Ukraina.

Cũng Le Figaro phân tích về sự ngộ nhận và thiếu tinh tế của ngành ngoại giao Hoa Kỳ và châu Âu như sau : « Thình lình Mỹ và các đồng minh châu Âu tỉnh ngủ trước thái độ thách thức của Nga ». Trước đó, mặc cho những quốc gia trong vùng Baltic hay Ba Lan đánh động dư luận quốc tế về lò lửa Ukraina, phương Tây vẫn làm ngơ. Giờ đây Mỹ thực sự lúng túng trước một ông Putin « đang vô cùng tự tin, sau khi đã dẹp yên tình hình trong nước, chủ nhân điện Kremly cảm thẩy đủ mạnh, sẵn sàng dùng võ lực để khẳng định quyền lợi của Nga tại Ukraina ».

Trên chính trường Mỹ mọi người đều ý thức được rằng, nếu chỉ đe dọa suông mà không có những hành động cụ thể, uy tín của Hoa Kỳ sẽ bị sứt mẻ. Nhưng chẳng mấy ai tin rằng Washington sẽ đọ sức với Matxcơva vì Ukraina.

Le Figaro nhắc lại tháng 8/2008 các nước phương Tây đã không làm gì được khi Nga đưa quân sang chiếm đống Abkhazia và Ossetia, hai tỉnh thành thuộc chủ quyền của Gruzia. Liệu rằng kịch bản đó sẽ có lập lại với Ukraina hay không ?

Trong bài phân tích, Libération chủ trương châu Âu nên để một cánh cửa ngỏ cho giải pháp ngoại giao. Việc tăng quân tại Crimée cho thấy Matxcơva cảnh cáo cộng đồng quốc tế chớ nên làm mất mặt nước Nga. Điều đó cũng có nghĩa là điện Kremly hoàn toàn xem nhẹ những lời đe dọa trừng phạt Matxcơva của châu Âu.

Vậy thì theo như nhận định của một nhà ngoại giao châu Âu được tờ báo trích dẫn, Bruxelles nên nhanh chóng tìm ra một kênh đối thoại với Matxcơva bởi vì căng thẳng càng kéo dài chừng nào càng trở nên nguy hiểm chứng nấy. Mọi người cũng đừng quên đặt câu hỏi là thỏa thuận đã đạt được hôm 21/02/2014 giữa chính quyền Kiev khi đó và đại diện của ba nước trong Liên Hiệp Châu Âu gồm những gì và vì sao thỏa thuận đó lại không được tôn trọng ?

Theo RFI
song  
#12 Đã gửi : 03/03/2014 lúc 09:39:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khủng hoảng Ukraina: Phương Tây khó mà hòa giải

UserPostedImage
Người dân Ukraina biểu tình trước sứ quán Nga - REUTERS /P. Wierzchowski
Ngay từ hôm thứ Sáu, 28/02/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề nghị quốc tế đứng ra làm trung gian hòa giải trong hồ sơ Ukraina, nhằm ngăn chặn nguy cơ Nga can thiệp quân sự vào nước này.
Hôm qua, đến lượt Liên minh Bắc Đại Tây Dương – NATO yêu cầu đưa các quan sát viên quốc tế đến Ukraina để giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng và kêu gọi Nga rút quân ra khỏi Crimée, đồng thời vẫn để ngỏ khả năng đối thoại với Matxcơva.

Cũng theo hướng này, tối qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thuyết phục được Tổng thống Vladimir Putin chấp nhận lập nhóm tiếp xúc để tiến hành đối thoại.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, phương Tây, cụ thể là khối NATO và Liên Hiệp Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi muốn đứng ra làm trung gian hòa giải.

Trước hết, đối với Liên minh Bắc Đại Tây Dương, đó là thực tế pháp lý. Hiến chương và những thay đổi liên tục về ưu tiên của NATO không hề tính tới trường hợp xẩy ra xung đột quân sự quốc tế, ở bên ngoài lãnh thổ các nước thành viên, cho dù hiện nay bốn thành viên của NATO là Ba Lan, Hungary, Slovaquia và Rumani có biên giới chung với Ukraina.

Thậm chí, hai nước thành viên khác có những lợi ích đặc biệt tại Ukraina : Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại cho số phận cộng đồng Tatar vùng Crimée và Hy Lạp lo lắng cho cộng đồng Hellenes Mariupol. Thế nhưng, Ukraina không phải là thành viên, chỉ có các thỏa thuận đối tác với NATO, do vậy, không thể nhờ cậy đến sự hỗ trợ về quân sự của khối này.

Hôm qua, Hội đồng NATO và Ủy ban NATO – Ukraina nhóm họp khẩn cấp, chỉ có thể ra được tuyên bố lên án Nga vi phạm các nguyên tắc sơ đẳng của luật pháp quốc tế. Đồng thời, NATO vẫn kêu gọi đối thoại và bày tỏ mong muốn có những tiếp xúc trực tiếp với Nga, thông qua Hội đồng NATO-Nga. Như vậy, trong hồ sơ Ukraina, NATO không thể đi xa hơn.

Nếu như NATO bị ràng buộc về mặt pháp lý, thì Liên Hiệp Châu Âu, lại một lần nữa, không đủ khả năng có được một tiếng nói chung, trong lúc khối này phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ngay sát đường biên giới của mình.

Nhiều nước Châu Âu cho rằng cần phải triệu tập khẩn cấp một hội nghị Thượng đỉnh, trong khi một vài nước khác muốn đưa ra các biện pháp trừng phạt Nga. Thế nhưng, Hội nghị các Ngoại trưởng Châu Âu, (cuộc họp thứ hai trong vòng 10 ngày qua), dường như vẫn chủ trương vừa lên án Nga can thiệp vào Crimée, vừa kêu gọi cần phải có trung gian hòa giải để đạt được một giải pháp hòa bình.

Mặt khác, Châu Âu chỉ có vài lá bài quá nhẹ ký để gây sức ép với Nga, như đình chỉ tham gia các cuộc họp trù bị cho Thượng đỉnh G8 dự kiến tổ chức tại Sotchi hoặc các Bộ trưởng Thể dục Thể thao không đến dự lễ khai mạc Thế vận hội dành cho người tàn tật, cũng ở thành phố Nga này.

Do vậy, Châu Âu không thể làm gì khác, ngoài việc lại kêu gọi Matxcơva đối thoại, động viên tân chính quyền Ukraina cố gắng đứng vững và tránh lao vào cuộc đọ sức quân sự với Nga, đồng thời, tìm cách chuyển giao vai trò trung gian hòa giải cho Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu – OSCE.

Châu Âu chỉ có thể gây sức ép về kinh tế. Thế nhưng, Châu Âu và Nga có mối quan hệ tùy thuộc quá lớn, đặc biệt trong lĩnh vực khí đốt. Hơn nữa, việc tẩy chay, cấm xuất khẩu có thể vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, thậm chí làm tổn hại lợi ích kinh tế của Châu Âu. Điều này càng khẳng định một thực tế : Rủi ro chính trị đi liền với sự phụ thuộc nặng nề vào một nguồn cung ứng về nhiên liệu.
Theo RFI
song  
#13 Đã gửi : 03/03/2014 lúc 09:40:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nga hung hăng trên hồ sơ Ukraina chỉ để hù dọa ?
UserPostedImage
Pascal Boniface, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Pháp IRIS (RFI)

Nghị viện Nga vừa bật đèn xanh cho việc huy động lực lượng Nga trên lãnh thố Crimée theo một đề nghị của ông Putin. Phải chăng Tổng thống Nga thực sự chủ trương can thiệp quân sự vào Ukraina, hay là ông chỉ muốn hù dọa ? Đây là câu hỏi mà giới phân tích đang thử tìm lời giải đáp.
Trên vấn đề này, ông Pascal Boniface, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Pháp IRIS, cho rằng Tổng thống Putin dư hiểu là cái giá mà Nga phải trả nếu thôn tính vùng Crimée sẽ rất nặng nề. Trả lời câu hỏi của RFI về khả năng Nga thực thụ can thiệp quân sự vào Ukraina, ông phân tích :

Pascal Boniface : Không ! Tôi nghĩ rằng chính ra ông Putin muốn tránh bị buộc phải can thiệp võ trang, vì điều đó không có lợi cho ông ấy. Theo tôi, ông Putin muốn đảo ngược tương quan lực lượng sao cho có lợi cho ông, và động thái huy động lực lượng là một cách dùng lãnh thổ để bắt bí, để cho thấy là ông ta nắm được vùng Crimée, và nếu chính quyền ở Kiev tiếp tục không có quan hệ thân thiện với Nga, thì vùng Crimée sẽ trở thành độc lập đối với Ukraina.

Không có nguy cơ Nga thôn tính Crimée, vì cái giá trên bình diện chính trị cũng như chiến lược sẽ qua nặng nề.
Chúng ta nên nhớ lại kịch bản Gruzia, khi mà Tbilissi chống đối Matxcơva, thì có hai vùng của Gruzia đã ly khai khỏi nước này, với sự giúp đỡ của người Nga tại chỗ, cũng như của quân đội Nga.

RFI : Tình hình Gruzia lúc đó phải chăng cũng không khác gì hoàn cảnh Crimée hiện nay, với cư dân nói tiếng Nga và thân Nga ủng hộ một hành động can thiệp quân sự của Putin ?

Pascal Boniface : Đương nhiên, hay chính xác hơn là đối với 60% người dân Crimée nói tiếng Nga. Còn số 12% người gốc tartares thì chưa biết. Có lẽ họ muốn dựa vào Kiev hơn là tùy thuộc vào Matxcơva.
Nhưng nếu có một cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự trị, điều đã được dự kiến, thì có lẽ sẽ được đa số dân chúng tán đồng.

RFI : Người ta đã nghe Tổng thống Mỹ Barack Obama yêu cầu ông Putin tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Yêu cầu này của Mỹ cũng như của cộng đồng quốc tế sẽ được lắng nghe hay không, sẽ có ảnh hưởng đối vơi ông Putin, trên chính sách của ông hay không ?

Pascal Boniface : Không, hoàn toàn không có tác dụng gì cả, bởi vì ông Putin chỉ tin vào việc đọ sức và ông ta biết rằng về mặt quân sự, các nước phương Tây sẽ không làm gì. Do không muốn có rủi ro là phải đối mặt với những leo thang quân sự, ông Putin cho triển khai lực lượng, bằng cách củng cố các lực lượng quân sự đã có mặt trong khu vực Crimée. Ông ta muốn nhìn xem phản ứng của Obama. Việc Tổng thống Mỹ đe dọa không tham dự Thượng đỉnh G8, theo tôi, ít có tác dụng đối với ông Putin ».

RFI : Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã họp bàn về Ukraina, thế sẽ có quyết định gì hay không ?

Pascal Boniface : Cuộc họp của Hội đồng Bảo an ngày 01/03 chỉ là một cuộc thương lượng, không đi dến quyết định gì. Một quyết định không thuận lợi cho Matxcơva dứt khoát bị Nga phủ quyết, và không chỉ Nga, mà còn có Trung Quốc. Tuy không có quyết định cụ thể nào, nhưng cuộc họp cho phép đối thoại trực tiếp giữa Nga với Mỹ, Anh, và Pháp. Họ có thể thảo luận với nhau và đó là điều tốt nhất có thể làm lúc này.

RFI : Nhưng người ta đã hiểu là Putin đang thị uy. Thế thì ông Putin chờ đợi gì nơi nền ngoại giao quốc tế khi cho dàn binh ở vùng biên giới ? Ông ấy muốn thu hoạch gì với những trò ngoại giao, quân sự hiện nay ?

Pascal Boniface : Ông Putin muốn là quyền lợi Nga trong vùng này được tôn trọng, ông ấy vẫn còn nhớ mối nhục thảm bại ở vùng Balkan với cuộc chiến tranh Kosovo, và cũng còn nhớ chiến thắng của Nga năm 2008, trong cuộc chiến Gruzia, kết thúc với kết quả không phân thắng bại, và việc Abkhazia và Ossétia tách rời khỏi Gruzia trên thực tế.

Putin muốn khẳng định quyền lợi của mình, ông đánh giá là tiếng nói phản đối của Nga không được cả phương Tây lẫn người Ukraina ở Kiev lắng nghe, trong giai đoạn xẩy ra các biến cố gần đây. Lần này ông muốn người ta nghe rõ hơn tiếng nói của ông, với một tương quan lực lượng thuận lợi hơn cho ông.

RFI : Ông nói là được lắng nghe hơn, có nghĩa là sẽ có thỏa thuận của cộng đồng quốc tế cho Crimée được ly khai, phải thế không ?

Pascal Boniface : Không phải là ly khai. Điều mà Nga muốn là một hình thức theo đó phương tây và Nga cùng quản lý hồ sơ Ukraina. Theo Nga, Ukraina là một nước đang phá sản, không còn phương tiện để tự túc. Một số người Nga còn nêu ví dụ Hy Lạp, được Liên Hiệp Châu Âu quản lý từ bên ngoài, và Nga cho rằng trên bình diện ngân sách, Ukraina cần được Châu Âu và Nga cùng quản lý, vì một mình Châu Âu không gánh nổi Ukraina, và một mình Nga cũng không làm được vì cũng không đủ sức. Nga muốn quyền cùng quản lý của họ được Châu Âu và Hoa Kỳ công nhận.

RFI : Riêng về Châu Âu thì sao ? Người Ukraina xuống đường vì muốn được đến với Châu Âu và dẫn tới kết cục hôm nay. Hiện nay có thể nói đây là thắng lợi của ảnh hưởng của Châu Âu ?

Pascal Boniface : Người ta có thể nói thỏa thuận chính trị dẫn đến việc Ianoukovitch phải ra đi và thành lập chính phủ mới ở Ukraina là một thành công của ngoại giao Châu Âu. Châu Âu ghi được một điểm tốt. Nhưng bây giờ chúng ta ở trong một cục diện mới. Và có một thực tế là Châu Âu không có khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính của Ukraina. Cho nên chỉ có một giải pháp tập thể, và để chuẩn bị cho giải pháp tập thể có lợi cho mình, Nga đã phô trương võ lực như vây.

RFI : Có nghĩa là theo ông thì Nga sẽ giảm dần giọng điệu hung hăng và sẽ ôn hòa hơn ?

Pascal Boniface : Nếu mà Nga đánh giá là được Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu lắng nghe. Tuy nhiên, tình hình hiện nay không được như thế, Châu Âu và Hoa Kỳ trước mắt muốn giảm ảnh hưởng của Nga ở Ukraina. Nga đã thấy rõ cho nên đã phản ứng như chúng ta thấy. và điều đó cũng hạn chế hành động của phương Tây.

Theo RFI
song  
#14 Đã gửi : 03/03/2014 lúc 09:44:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mỹ hứa ủng hộ tài chính tân chính quyền Ukraina
UserPostedImage
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Ukraina ngày 04/03/2014 - REUTERS /Evan Vucci

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Leb cho biết Hoa Kỳ sẵn sàng cung cấp « tất cả trợ giúp cần thiết » cho Ukraina để ổn định tình hình tài chính trong khuôn khổ kế hoạch của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Ngày thứ ba 04/03/2014, Ngoại trưởng John Kerry sẽ đến Kiev trong bối cảnh vùng Crum (Crimée) của Ukraina bị Nga đưa quân lính (không mang phù hiệu) kiểm soát.
Hoa Kỳ cho biết ủng hộ Ukraina từ « kinh tế đến chính trị » đối phó với tình trạng « đất nước lâm nguy » theo lời kêu gọi của tân chính quyền Kiev. Trước hết, theo tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew vào ngày hôm qua, tại hiệp hội vận động hành lang của cộng đồng Do Thái AIPAC, Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với các đối tác quốc tế để hỗ trợ mọi nhu cầu của Ukraina để bình ổn nền kinh tế.

Cụ thể là Hoa Kỳ sẽ bổ sung phần đóng góp của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF « để giúp cho Ukraina cải tổ một cách hiệu quả nền kinh tế Ukraina và xoa diệu phần nào thiệt thòi cho tần lớp yếu đuối nhất trong xã hội».

Tân chính quyền Kiev, lên thay thế tổng thống Ianoukovitch sau khi nhân vật này chạy sang Nga, đã kêu gọi sự giúp đỡ của Quỹ Tiền tệ IMF và đã được đáp ứng. Kế hoạch sẽ được thảo luận vào tuần tới.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết là ông đã nhiều lần thảo luận với quyền Thủ trướng Ukraina Arseni Iatsenouk và được cam kết là sẽ cải cách theo chiều hướng xây dựng một nền tảng kinh tế vững chắc”.

Cũng trong nỗ lực trợ giúp Kiev trước chính sách xâm lấn của Matxcơva, ngày mai Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đến Ukraina. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, ông John Kerry sẽ tiếp xúc với các nhà lãnh dạo mới tại Kiev, lãnh đạo đảng phái chính trị và đại diện xã hội dân sự. Trong các cuộc gặp gỡ này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ “khẳng định quyết tâm của Mỹ ủng hộ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina”.

Hoa Kỳ có lẽ chọn thái độ cứng rắn đối với Nga. Nhiều viên chức cao cấp của Mỹ cho biết phía Hoa Kỳ đã đình hoãn các cuộc đối thoại kinh tế song phương với Nga và đích thân Ngoại trưởng Mỹ gián tiếp đe dọa trục xuất Nga ra khỏi nhóm G8 và thi hành các biện pháp trừng phạt khác.

Washington cũng như Liên minh Bắc Đại Tây dương NATO, sau cuộc họp khẩn cấp vào ngày hôm qua, kêu gọi gửi quan sát viên quốc tế dưới sự bảo trợ của Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc hoặc của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu OSCE sang Ukraina.

NATO chỉ phản ứng “chính trị”, kêu gọi Nga rút quân nhưng vẫn để mở cánh cửa đàm phán. Kiev, hôm qua, ra lệnh tổng động viên lực lượng trừ bị. Nhưng theo đại diện của Kiev tại NATO, dù cho những lời kêu gọi đối thoại với Putin không mang lại kết quả, tuy nhiên động thái kêu gọi đối thoại của NATO hy vọng sẽ là bước đầu làm giảm căng thẳng để đàm phán chính trị.

Áp lực của Nga tại Ukraina bị khắp nơi lên án. Cựu ngoại trưởng Cộng hòa Sec (Tiệp) Karel Schwarzenberg, thuộc khuynh hướng thân châu Âu, so sánh Tổng thống Nga Putin với Hitler. Ông nhắc lại, để đưa quân sang chiếm Tiệp Khắc, lãnh tụ Đức Quốc Xã đã viện cớ bảo vệ cộng đồng người Đức ở Tiệp Khắc bị “áp bức”.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng lo ngại cho an nguy của cộng đồng người Tarta nói tiếng Thổ, chiếm khoảng 12% dân số ở vùng Crimée. Một nguồn tin từ chính phủ Ankara cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không khoanh tay ngồi yên. Ngoại trưởng Ahmet Davutoglu đã nhiều lần điện đàm với đồng sự Mỹ và châu Âu sau khi viếng thăm khẩn cấp Kiev.

Cộng đồng người Tarta đã tổ chức biểu tình trước sứ quán Nga tại Ankara, yêu cầu Matxcơva tôn trọng chủ quyền Ukraina.

Tại Châu Á, Nhật Bản tỏ thái độ quan ngại trước sự kiện Thượng viện Nga cho phép hành pháp đưa quân sang Ukraina. Ngược lại, Trung Quốc cho biết ủng hộ Nga và sẽ sử dụng quyền biểu quyết tại Hội Đồng Bảo An để ngăn chận mọi nghị quyết lên án hay trừng phạt Matxcơva.
Theo RFI
song  
#15 Đã gửi : 03/03/2014 lúc 10:19:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nga mở rộng chiếm đóng Crimea
KIEV, Ukraine – Quân đội Nga mở rộng các khu vực chiếm đóng ở vùng Crimea thuộc Ukraine hôm Thứ Hai, trong khi Thủ Tướng Ukraine kêu gọi có sự hậu thuẫn chính trị và kinh tế từ các quốc gia Tây Phương.

UserPostedImage
Người dân Ukraine biểu tình chống Nga tại Quảng Trường Độc Lập, Kiev, ngày 2 tháng Ba, 2014. (Hình: AP Photo/Sergei Chuzavkov)

Quân đội Nga, hiện kiểm soát phần lớn vùng Crimea, chiếm thêm một bến phà ở Kerch, nằm trong khu vực phía Đông của bán đảo này, nhìn sang lãnh thổ Nga ở bên kia eo biển. Bến phà này là nơi nhiều tàu bè đang sử dụng để đưa thêm quân Nga đến Crimea.


Thủ tướng lâm thời Ukraine, ông Arseniy Yatsenyuk, kêu gọi các quốc gia Tây Phương hãy hỗ trợ về mặt chính trị và kinh tế, cũng nói rằng Crimea vẫn là một phần của quốc gia này, tuy nhiên ông cho hay, “đối với ngày hôm nay, hiện chưa có các giải pháp quân sự,” theo hãng thông tấn Reuters.


Các giới chức chính phủ Obama nói rằng Nga hiện có khoảng 6,000 quân tại Crimea.


Tại Geneva, Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov hôm Thứ Hai giải thích rằng Nga phải đưa quân vào Crimea để bảo vệ kiều dân Nga sống tại đây “cho tới khi tình hình chính trị trở lại bình thường” ở Ukraine. Ông Lavrov phát biểu như trên trong bài diễn văn khai mạc cuộc họp kéo dài một tháng của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, trước khi họp với Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon để thảo luận tình hình Ukraine.


Tại Sevastopol, hải cảng ở Crimea và cũng là bến nhà của Hạm Đội Hắc Hải thuộc Nga, một đô đốc Ukraine vừa bỏ hàng ngũ chạy sang phía chính quyền nổi dậy Crimea thân Nga đã tìm cách thuyết phục các sĩ quan khác bỏ ngũ nhưng thất bại.


Ngoại trưởng Anh, ông William Hague, bay đến Kiev để khẳng định với quyền tổng thống Oleksandr Turchynov về sự hậu thuẫn của Anh dành cho sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.


Ngoại Trưởng Mỹ John F. Kerry cũng sẽ đến Kiev hôm Thứ Ba với cùng mục đích
Theo báo Người Việt
song  
#16 Đã gửi : 03/03/2014 lúc 10:23:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Crimea: Putin hoàn thành mục tiêu
UserPostedImage
Nga nói quân của họ còn ở lại cho đến khi tình hình bình ổn
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ tin tưởng hôm Chủ nhật rằng “Nga sẽ thua” trong cuộc đối đầu với phương Tây vì Ukraine.

Nhưng đến khi ông Kerry có mặt ở Kiev để bàn bạc khẩn cấp với chính phủ lâm thời, Tổng thống Vladimir Putin đã hoàn thành mục tiêu chính – giành lại lợi thế để chuẩn bị cho những gì sắp diễn ra trong cuộc cách mạng không có kịch bản ở Ukraine
Vấn đề khi ta cố đánh giá phe nào rồi sẽ thắng là ở chỗ, họ đang chơi các trò chơi khác nhau.

Phương Tây đang chống Nga, nhưng Nga lại đang nhắm tới Ukraine. Đến nay, ông Putin đang thắng với cái giá mà ông sẵn sàng chấp nhận.

Ukraine và phương Tây có vài lá bài dự trữ, nhưng có thể không sẵn sàng chấp nhận rủi ro và chi phí đi kèm.

Ukraine là vấn đề lớn duy nhất chưa giải quyết sau Chiến tranh Lạnh. Họ sẽ đi theo phương Đông hay phương Tây? Đó là câu hỏi chủ chốt của cuộc cách mạng và lịch sử Ukraine.

Khủng hoảng bắt đầu từ tháng 11 vì lựa chọn cho Ukraine: chọn Liên minh châu Âu hay Liên minh thuế quan Á Âu?

Cựu tổng thống Viktor Yanukovych nhìn sang phía Đông, hấp dẫn vì cam kết 15 tỉ đôla của ông Putin nhằm vực dậy kinh tế.
UserPostedImage
Một phần quan trọng trong dân số lại nhìn sang Tây, phản đối và buộc ông chạy sang Nga.

Ông Yanukovych có thể đã bỏ trốn mang theo tới 70 tỉ đôla. Quốc khố đất nước trống rỗng.

Ông Putin ngừng chi tiền sau khi giải ngân chỉ mới 3 tỉ đôla.

Liệu phương Tây và/hay các tổ chức tài chính quốc tế có chi tiền, và bao lâu? Không chắc chắn là đủ vì sự bất trắc của kinh tế phương Tây.

Phương Tây có thể áp đặt trừng phạt các cá nhân và tổ chức bị xem là xâm phạm độc lập của Ukraine.

Nhưng cũng có giới hạn để không gây hại cho lợi ích kinh tế của châu Âu. Đức vẫn nhập một phần ba lượng khí đốt từ Nga.

Nhiều khả năng cuộc họp G8 tháng Sáu ở Sochi sẽ bị hủy.
G7 có thể tạm ngừng thẻ thành viên của Nga, nhưng thực ra ông Putin quan tâm Ukraine hơn là quan hệ với phương Tây.

Mục tiêu chiến lược của ông là giữ Ukraine trong vòng ảnh hưởng của Nga, dù là một nước vệ tinh hay một hàng rào trung lập.

Lá bài của phương Tây là tái tục đàm phán để rồi có thể đưa Ukraine vào EU và có thể cả Nato.

Nhưng Mỹ và châu Âu liệu có chấp nhận rủi ro cắt đứt quan hệ với Nga chỉ để có một kết quả không chắc chắn ở Ukraine?

Không đâu.

Bầu cử ở Ukraine
Các vấn đề này chắc chắn sẽ phủ bóng cuộc bầu cử tháng Năm ở Ukraine.

Crimea dự định tiến hành trưng cầu dân ý để xem xét quy chế tự trị hiện nay, độc lập hay hợp nhất với Nga.

Để mất Crimea sẽ là viên thuốc đắng cho chính phủ mới của Ukraine.

Vladimir Putin đã giành lại lợi thế để phá cuộc cách mạng lần này như ông đã làm năm 2005.

P.J. Crowley từng là trợ lý ngoại trưởng Mỹ, do Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm năm 2009. Ông từ chức năm 2011, và hiện là giáo sư ở Đại học George Washington, Mỹ.
Theo BBC
song  
#17 Đã gửi : 03/03/2014 lúc 10:27:35(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ukraine: 'Nga ra tối hậu thư ở Crimea'

UserPostedImage
Binh lính được cho là của Nga ở bên ngoài Simferopol

Quân đội Nga đã lệnh cho lực lượng Ukraine ở Crimea phải đầu hàng trước 03:00 GMT nếu không sẽ bị tấn công, các nguồn tin quốc phòng Ukraine cho biết.

Theo Kiev, tư lệnh Hạm đội Biển Đen Aleksander Vitko đã đưa ra thời hạn chót và đe dọa "tấn công khắp Crimea".

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trước đó nói Nga phải phản ứng trước "các đe dọa của chủ nghĩa dân tộc cực đoan".

Cho tới nay chưa hề có tiếng súng tại Crimea, vùng có đa số người nói tiếng Nga và chính phủ địa phương nhìn chung ủng hộ Nga.

Tuy thế, ngay sau đó, có tin từ Moscow nói chính quyền Nga bác bỏ tin họ 'đòi Ukraine đầu hàng'.

Trước đó Nga thắt chặt vòng kiềm tỏa quân sự trên vùng Crimea và thực tế đang kiểm soát vùng này bất chấp đề nghị rút lui của phương Tây.

Hàng ngàn lính Nga đang trấn giữ vùng này và cũng có tin về việc dịch chuyển xe thiết giáp và tàu.

Bảy nước công nghiệp phát triển đã lên án việc Moscow "vi phạm chủ quyền của Ukraine".

Ukraine đã lệnh tổng động viên, phát giấy triệu tập quân sỹ và đề nghị quốc tế ủng hộ.

Phóng viên ngoại giao của BBC, Jonathan Marcus, nhận định:

"Nhìn bề ngoài thì nếu Nga đưa quân vào đông Ukraine, lực lượng Ukraine có thể chiến đấu tốt hơn so với lực lượng quân đội của đất nước Georgia nhỏ bẻ khi quân Nga tấn công hồi năm 2008.
UserPostedImage

"Nhưng quân đội Ukraine nằm rải rác; họ thiếu sự sẵn sàng; và đa số thiết bị để trong kho.

"Với sự chia rẽ ở đất nước này, người ta cũng đặt dấu hỏi về lòng trung thành của các thành phần trong quân đội đối với chính phủ lâm thời ở Kiev."

Nga nói họ bảo vệ lợi ích của người nói tiếng Nga tại Crimea và ở những nơi khác tại Ukraine sau khi Tổng thống Victor Yanukovych bị lật đổ trong tháng trước.

Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Nga hôm thứ Hai với chỉ số MICEX ở Moscow giảm 9% vào đầu giờ buôn bán.

Đồng rúp Nga giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng đô la và Ngân hàng Trung ương Nga tăng mức cho vay từ 5,5% lên 7%.

Phóng viên BBC Mark Lowen tại Sevastopol nói Crimea giờ coi như thuộc quyền kiểm soát quân sự của Nga cho dù họ chưa tốn viên đạn nào.

Anh nói hai căn cứ quân sự lớn của Ukraine đã bị bao vây và các nơi trọng yếu như sân bay cũng bị chiếm.

Hàng ngàn lính tinh nhuệ của Nga mới tới đã có số lượng áp đảo sự hiện diện quân sự của Ukraine.

Những ụ chắn đường cũng được lập ra để ngăn cách Crimea với phần còn lại của Ukraine.

Lính biên phòng Ukraine thông báo họ thấy có nhiều xe thiết giáp tập trung ở phía bên kia của eo biển ngăn cách Nga và Crimea.

Binh lính thân Nga cũng đã chiếm quyền kiểm soát bến phà sang Nga ở vùng viễn đông Crimea.

Một số dịch vụ điện thoại di động cũng bị chặn.

'Vi phạm chủ quyền'Chỉ huy hải quân Ukraine hôm thứ Hai đã khẳng định trung thành với Ukraine, hãng tin Interfax-Ukraine tường thuật, bất chấp cố gắng của nhóm thân Nga toan vào trụ sở hải quân ở Simferopol để buộc họ thay đổi quan điểm.

Phóng viên BBC ở Sarah Rainsford ở Kiev nói chính phủ lâm thời đã kêu gọi có sự ủng hộ quốc tế để buộc quân đội Nga rời Crimea.

Cô nói Ukraine đã tổng động viên quân đội cho dù họ hy vọng sẽ giải quyết được cuộc khủng hoảng trong hòa bình.

UserPostedImage
Người ủng hộ chính phủ lâm thời ở Kiev giơ tay chào khi nghe quốc ca

UserPostedImage
Người biểu tình ở New York phản đối Nga


Nam giới tại khắp Ukraine đã nhận được giấy triệu tập và sẽ bắt đầu luyện tập 10 ngày bắt đầu từ thứ Hai.

Phóng viên của BBC cũng nói người dân rất giận dữ trước hành động của Nga và nhiều người Ukraine nói họ sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ cho dù về mặt quân sự Ukraine không phải là đối thủ có thể sánh được với Nga.

Hôm Chủ Nhật các nước công nghiệp phát triển đã lên án việc Nga tăng cường quân đội.

Trong một tuyên bố từ Nhà Trắng, nhóm G7 lên án "Liên bang Nga vi phạm rõ ràng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine".

Tuyên bố cũng nói: "Chúng tôi tạm thời quyết định ngưng việc chuẩn bị cho Thượng đỉnh G8 ở Sochi vào tháng Sáu."

Các bộ trưởng G7 nói họ sẵn sàng "ủng hộ tài chính mạnh mẽ cho Ukraine."

Bộ Tài chính Ukraine nói nước này cần 35 tỷ đô la trong vòng hai năm tới.

'Bên bờ thảm họa'Trong khi đó các hoạt động ngoại giao vẫn tiếp tục để giải quyết khủng hoảng.

Ngoại trưởng của Liên minh châu Âu sẽ có phiên họp khẩn ở Brussels.

Liên Hiệp Quốc nói Phó Tổng Thư ký Jan Eliasson sẽ tới Ukraine để "trực tiếp xem xét tình hình tại chỗ."

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon sẽ gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Geneva vào thứ Hai.

Ngoại trưởng Anh William Hague đã tới Kiev để đàm phán với chính phủ mới.

Ông nói cuộc khủng hoảng ở Ukraine là lớn nhất mà châu Âu đối mặt với trong thế kỷ này.
UserPostedImage
Ông Hague (phải) tới Kiev hôm thứ Hai còn ông Kerry sẽ tới vào thứ Ba


Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sẽ tới Ukraine vào thứ Ba. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama coi hành động của Nga là vi phạm luật lệ quốc tế và đe dọa cho an ninh và hòa bình.

Thủ tướng lâm thời của Ukraine Arseniy Yatsenyuk cảnh báo đất nước ông "đang bên bờ vực thảm họa".

Moscow không công nhận chính quyền hiện nay ở Kiev sau cuộc lật đổ ông Yanukovych.

Quyết định hồi tháng Mười Một của ông Yanukovych về việc bỏ quan hệ gần gũi hơn với EU để đi về phía Nga đã gây ra biểu tình lớn ở Kiev.

Xung đột bạo lực đã diễn ra và hàng chục người đã bị bắn chết trong đụng độ với cảnh sát.
Theo BBC

Sửa bởi người viết 03/03/2014 lúc 10:30:08(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.380 giây.