logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/03/2014 lúc 07:35:02(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhân vụ thầy trò ẩu đả, nghĩ đến nhân quyền

Vụ thầy tát xiếc trò, trò uýnh lại cuối cùng đã được giải quyết. Thuận theo dư luận ầm ĩ trên báo và những lời bàn (đúng ra là lên án) dữ dội với giáo viên trong vụ, Ban Giám Hiệu trường THPT (Trung Học Phổ Thông) Nguyễn Huệ ở Bình Định không còn dằng dai được nữa mà phải sa thải người giáo viên ấy, một giáo viên mới ra trường dạy môn Hóa. Hai em học sinh đánh lại thầy cũng bị kỷ luật, cùng với học sinh đã vi phạm nội quy không dùng điện thoại di động trong lớp khi em quay lại diễn tiến vụ thầy trò ẩu đả.

Kết thúc vụ này (giáo viên đánh học trò) chỉ là kết thúc một trường hợp trong bao nhiêu trường hợp tương tự khác, trong lúc rất nhiều những trường hợp ấy đã và sẽ không bao giờ được giải quyết. Điểm sáng hy vọng trong tất cả sự đảo điên thứ bậc và đạo đức này chính là mỗi trường hợp như thế này được phơi bày thì trong tương lai con số những vụ tương tự sẽ dần giảm xuống đến không còn nữa.

Trong thực trạng đạo đức chung ở Việt Nam ngày nay (mà chữ đức gần với “đứt” hơn), thật khó lòng hình dung đến tương lai sáng lạng ấy, ngày giáo viên không còn cần đến lý do “thiếu kềm chế” và học sinh không cần phải bị đánh cho dù chỉ là lằn thước kẻ bỏng rát trên tay. Không phải ngày ấy có nghĩa là phẩm chất giáo dục ở Việt Nam đã thành hoàn hảo, nhưng ít nhất về phương diện nhân quyền đấy sẽ là một bước rất dài và tích cực.

Đầu tháng Hai năm nay, Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa trải qua kỳ Kiểm điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR) lần thứ 18 về nhân quyền tại Geneva, Thụy Sĩ. Đây là sau khi Việt Nam đã được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền của LHQ trong nhiệm kỳ 2014-2016 vào cuối năm 2013. Phía Việt Nam có báo cáo rất tươi hồng rằng, “Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc, tích cực 96 khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận tại chu kỳ I năm 2009 và chủ trương đẩy mạnh hợp tác quốc tế về quyền con người” (lời ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao). Theo ông Nghị, hầu hết các quốc gia trong 107 quốc gia phát biểu đã “ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực, thành tựu nổi bật của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người và sự nghiêm túc của Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị UPR.”

Để cho phần báo cáo được đầy đủ và khách quan, ông Nghị cũng thêm rằng “có một số ít nước đưa ra những nhận xét bình luận dựa trên những thông tin thiếu chính xác, không phản ánh thực tế khách quan về tình hình quyền con người tại Việt Nam.” Một trong những nước này là Mỹ, với ý kiến rằng tuy Việt Nam ký Công Ước Chống Tra Tấn, có tiến bộ trong việc bảo vệ quyền đồng tính/song tính/chuyển giới, “Việt Nam vẫn sách nhiễu và bắt giữ những người thực hiện các quyền hạn và các quyền tự do phổ quát, như tự do ngôn luận và lập hội” (theo Tòa Đại Sứ Mỹ), và Mỹ “quan ngại về sự hạn chế đối với việc thành lập nghiệp đoàn độc lập, về việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, và việc chính phủ sử dụng lao động bắt buộc. Chúng tôi cũng thất vọng về việc Việt Nam ngăn cản xã hội dân sự tham gia vào toàn bộ quá trình UPR”.

Ngoài Mỹ, con số ít ỏi những nước vẫn còn bẻ lá tìm sâu chuyện nhân quyền ở Việt Nam cũng có Canada, Australia, Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Nhật, Thụy Sĩ, Ireland, Ba Lan, Phần Lan, trong khi những nước hết lòng ca ngợi Việt Nam thì có Trung Quốc và Cuba.

Nhìn danh sách “chê” và “khen” nói trên, có thể dễ dàng kết luận về thực tế nhân quyền ở Việt Nam là như thế nào. Cho dù đứng trên lập luận “tư bản chống phá cách mạng”, thì cũng còn Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi LHQ nên “chỉ rõ rằng hiện trạng nhân quyền [ở Việt Nam] là không thể chấp nhận được và yêu cầu Hà Nội đối xử với người dân tốt đẹp hơn" (lời bà Juliette de Rivero, phụ trách vận động tại Geneva của HRW) vì theo báo cáo của HRW, Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền trong các khía cạnh quan trọng như tự do ngôn luận, hội họp, tụ tập, tôn giáo, quyền lao động, thuê đất và được xét xử công bằng, và bà Rivero kết luận “chính phủ Việt Nam đưa ra nhiều hứa hẹn cải thiện nhân quyền, nhưng chưa làm được gì nhiều.”

Không chỉ riêng HRW, người Việt và tổ chức người Việt ủng hộ và đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam trên toàn thế giới đã tụ hội về Geneva để góp phần phơi bày sự trái ngược trong việc nói/báo cáo và làm trong lãnh vực nhân quyền ở Việt Nam. Một số bị cấm xuất cảnh đi dự phiên UPR, hoặc bị tịch thu hộ chiếu sau khi tham dự và trở về nước. Chưa có hành động “triệt để” hơn như bắt giam hoặc buộc tội, nhưng phiên UPR chỉ mới xảy ra, chính quyền có lẽ không muốn khêu gợi thêm chú ý, hoặc đang đợi những cái cớ không liên quan đến nhân quyền, hoặc những cái tội nặng hơn như lạm dụng quyền công dân để chống phá nhà nước chẳng hạn

Một khía cạnh căn bản của thực hiện nhân quyền
Thực hiện nhân quyền là một nhiệm vụ không dễ dàng, đòi hỏi nỗ lực của nhiều cấp bậc trong lập pháp và hành pháp từ chính quyền quốc gia đến địa phương. Nhưng đối tượng và nhân tố trong việc thực hiện và tôn trọng nhân quyền chính là con người, trong trường hợp Việt Nam là gần 90 triệu dân số.
Nói như thế để xác định rõ rằng, áp lực và kêu gọi thực thi nhân quyền từ phía chính quyền và luật pháp không thôi là chưa đủ, mà phải cần ý thức nhân quyền từ trong người dân. Nếu người dân không có ý thức về nhân quyền, thì tình trạng nhân quyền sẽ không được cải thiện, và cho dù chính quyền và luật pháp hoàn toàn tôn trọng nhân quyền, nếu người dân không sử dụng nhân quyền của mình thì sự thực hiện nhân quyền cũng không thể xảy ra.
Trở lại vụ thầy trò ẩu đả, giáo viên trong sự kiện vô cùng đáng tiếc này có thể được ví như chính quyền và luật pháp, và trong trường hợp này rõ ràng chính quyền đã không tôn trọng nhân quyền mà trái lại còn thẳng thừng đàn áp. Về phía hai em học sinh bị đánh rồi nổi khùng đánh trả, rất khó nói hai em có khái niệm gì về nhân quyền của mình hay không. Hai em có nghĩ hành động của giáo viên là sai không? Hay sự chống trả của em chỉ là phản ứng tự vệ, hoặc cũng là một sự thiếu kềm chế? Chúng ta cần đặt câu hỏi này, vì nếu hai em có ý thức về nhân quyền của mình, hai em có thể tìm cách tránh né và báo cáo lên Ban Giám Hiệu thay vì chịu đòn rồi đánh lại. Cũng có khả năng hai em nghĩ mình phải chịu đòn vì Ban Giám Hiệu cũng sẽ về phe người giáo viên.
Tuy nhiên, mong đợi rằng hai em nhận thức về nhân quyền của mình, trong khi môi trường giáo dục của các em, ngay chính giáo viên của các em, không hề có ý thức ấy, có lẽ là mong đợi quá nhiều. Nhìn qua những bài báo và ý kiến quanh vụ thầy trò ẩu đả, có thể kết luận ít người dân Việt Nam, ở bất cứ cấp bậc và tuổi tác nào, thực sự có ý thức về nhân quyền chứ đừng nói gì đến tôn trọng và thực hiện nhân quyền.
Giáo dục Khổng Mạnh, một ảnh hưởng còn sâu nặng ở Việt Nam hiện nay, thường xem nhẹ cá nhân (để phòng ích kỷ tự kiêu), đồng thời nhấn mạnh chuyện trọng thầy (một điều đáng quý biểu lộ lòng biết ơn). Trong những câu chuyện về Khổng Tử, có chuyện Tăng Sâm, vì muốn giữ đạo hiếu nên khi cha đánh ông không cưỡng lại, để cha đánh đến ngất đi. Sau đó, Khổng Tử mắng Tăng Sâm rằng nếu cha nổi giận đánh quá tay mà Tăng Sâm không trốn chạy tức là bất hiếu, vì lỡ chết dưới ray cha thì người cha sẽ chịu tội giết con trong đạo đức và cả pháp luật. Tuy câu chuyện khuyên đừng vì hiếu mà để bị đánh chết, nó cũng hàm ý rằng chịu đòn roi tức là tỏ lòng kính hiếu với người trên.
Nói cho công bằng, truyền thống dạy dỗ bằng roi vọt và truyền thống trân mình chịu roi vọt không chỉ có ở Việt Nam mà rất nhiều nơi trên thế giới trong suốt lịch sử, nhưng không còn đất đứng trong văn minh ngày nay với những khái niệm căn bản về nhân quyền như bình đẳng và tự do trong những hoạt động dân chủ như biểu tình, đầu phiếu... Đây là những khái niệm và ý thức mới mẻ, ngay ở những nước tiên tiến nhất cũng chưa hiện hữu và phát triển đến một trăm năm. Lẽ ra tất cả con người trên toàn cầu phải rất hăng hái thu nhập chúng hơn cả những thành tựu mới nhất về khoa học kỹ thuật, nhưng chúng cũng thuộc về lãnh vực văn hóa và quan điểm không dễ gì thay đổi, cần thời gian để hòa nhập và hấp thu.
Việt Nam mở cửa và hội nhập với thế giới bên ngoài đã gần 2 thập niên, nhưng sự thờ ơ và thậm chí thiếu tôn trọng nhân quyền ở mức chính quyền đã khiến những khái niệm này không được quảng bá rộng rãi. Một phần vì chính thể cộng sản, tuy khởi đi từ sự chống đối áp chế của chế độ tư bản với nhân công, không cởi mở và thiếu tự do (đã nhận ra sức mạnh người lao động, muốn giữ độc quyền thì lại càng ra sức kềm chế sức mạnh ấy). Một phần khác có thể quan trọng tương đương là những người nắm quyền, tuy trên trước nhưng cũng từ dân chúng mà ra, và cũng như đa số dân chúng, vốn dĩ không có ý thức về nhân quyền, không cảm thấy nhân quyền cần phải được bảo vệ, tôn trọng và thực hiện.
Trong phiên UPR của LHQ, Việt Nam đã cực lực bác bỏ những phê bình của những nước như Mỹ, Pháp..., phải chăng một phần vì chính quyến Việt Nam không nhận ra khiếm khuyết trong việc thực hiện nhân quyền của mình, khởi đi từ khiếm khuyết trong nhận thức về nhân quyền của họ? Tiếp tục so sánh vụ thầy trò ẩu đả và tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, hãy xem xét những phản ứng ý kiến sau khi giáo viên đánh trò bị sa thải.
Nguyễn Phương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.