logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/03/2014 lúc 10:53:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Các nhà báo, blogger nói gì trước phiên tòa Trương Duy Nhất?

UserPostedImage
Blogger Trương Duy Nhất
Trước phiên xử của Trương Duy Nhất những nhà báo, blogger, bạn bè thân hữu của ông đã được chúng tôi thăm dò hai việc. Thứ nhất là ý kiến của họ về điều 258 ra sao, thứ hai là thái độ ủng hộ ông trước phiên tòa này như thế nào.

Trước tiên nhà phê bình văn học, Chủ tịch hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội Phạm Xuân Nguyên, một trong những người bạn thân thiết nhất của nhà báo Trương Duy Nhất cho biết tình hình giam giữ ông cũng như khả năng bản án sẽ đưa ra trước khi phiên tòa ngày 4 tháng 3 qua bản cáo trạng của Viện Kiểm sát:

-Trương Duy Nhất thừa nhận là tự mình quyết định và thực hiện những bài viết trên trang mạng của mình nhưng không thừa nhận đó là phạm tội đó là điều nhất quán của Trương Duy Nhất. Do đó ngay cả kết luận điều tra và bản cáo trạng coi như Trương Duy Nhất phạm tội nghiêm trọng.
UserPostedImage
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên - Courtesy of yume.vn
Trong điều 258 của bộ luật hình sự thì tội này có hai hình thức kết tội một là có thể phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hay phạt tù từ 6 tháng tới 3 năm, Trường hợp phạm tội nghiêm trọng thì phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Bản cáo trạng đề nghị rằng hoạt động của Trương Duy Nhất thuộc diện phạm tội nghiêm trọng.


Ý kiến về 258

Cảm nghĩ của những người được hỏi trước điều 258, nhà báo Kha Lương Ngãi nguyên Phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng cho biết:

-Rất nhiều ý kiến người ta đã lên án cái điều 258 bởi vì đó là một quy định rất trừu tượng có thể kết tội bất cứ ai mà đảng và nhà nước muốn quy tội họ. Ai cũng thấy vô lý hết, dư luận người ta phản đối rất nhiều, nhất là Việt Nam đã tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc mà vẫn còn tiếp tục không bỏ điều 258 mà dựa vào đó để kết tội những người có ý kiến khác với chủ trương của đảng và nhà nước.

Nhà báo và cũng là một blogger, ông Nguyễn Tường Thụy cho biết:

-Ở đây họ cố nặn ra để kết tội Trương Duy Nhất thôi chứ tôi đọc Trương Duy Nhất tôi không thấy anh có vấn đề gì ghê gớm lắm và cũng chẳng có vấn đề gì để bắt tội anh ấy về cái điều 258. Bảo anh ấy làm ảnh hưởng đến quyền lợi lợi ích hợp pháp của người khác là không đúng. Nếu chính quyền điều hành kém thì anh bảo là kém thì có sao đâu? Anh ấy đi lấy ý kiến của dư luận chẳng phải anh cố tình đặt ra nó. Chỉ có một điều là anh ấy viết lách mạnh bạo quá cho nên làm người ta khó chịu thế thôi.
Bà Thùy Linh, một nhà văn và cũng là một blogger nổi tiếng:

-Điều 258 thì mạng lưới Blogger Việt Nam đã ký vào đó để phản đối và tôi cũng là một trong những người tham gia ký. Cái chữ ký đó cũng đã phản ảnh quan điểm của tôi về điều luật này, một điều luật hết sức mơ hồ. Nó như một cái thòng lọng khi quăng vào cổ ai thì người đó sẽ bị siết chặt lại. Nó không có ý nghĩa gì về mặt pháp luật theo những giá trị phổ quát của các nước, nhưng điều luật này nó vẫn đang tồn tại rất lâu tại Việt Nam. Sau anh Nhất hay anh Phạm Viết Đào sẽ có người gặp lại những chiêu trò của điều luật này.

UserPostedImage
Nhà văn Thùy Linh - Courtesy of quechoablog

Ủng hộ hay không ủng hộ?

Trước câu hỏi ông Trương Duy Nhất muốn thấy mặt bạn bè, blogger và nhân sĩ trí thức trước phiên tòa, nhà báo Phạm Chí Dũng đưa ý kiến:

-Gia đình Trương Duy Nhất đã có một bức thư đề nghị giới trí thức và nhân sĩ Việt Nam có mặt tại phiên tòa ngày 4 tháng 3 tại Đà Nẵng để ủng hộ cho ông. Trước đây tôi cũng đã nghe Trương Duy Nhất là một người can trường và đã tuyên bố với luật sư và công an là có ở tù 20 năm cũng được. Tôi nghĩ hoàn toàn nên có một nhóm nhân sĩ trí thức các nhà báo, blogger, những người bất đồng chính kiến có thể ủng hộ Trương Duy Nhất làm sao có thể thực hiện được tự do biểu đạt tự do chính kiến ở Việt Nam.

Từ Quảng Nam nhà báo Thanh Thảo cho biết:

-Anh em thì sẵn sàng đây nhưng không biết mấy ổng có cho vô tham dự hay không nữa. Anh em người ta cũng muốn tham dự xem phiên tòa xử ra làm sao xử chỗ khác thì chả đi được chứ xử ở Đà Nẵng thì đi được.

Nhà báo Kha Lương Ngãi đồng tình với việc bạn bè thân hữu cũng như những người quan tâm nên có mặt trước phiên tòa:

-Tôi thấy ảnh là người bất đồng chính kiến mà ảnh cũng chỉ có ý kiến trái với Đảng và Nhà nước thôi chứ ảnh đâu vi phạm pháp luật gì đâu. Ảnh là người yêu nước cho nên chuyện ủng hộ ảnh rất là đáng làm.

Nhà văn Thùy Linh lo rằng tòa sẽ không cho mọi người có cơ hội nhưng bà khẳng định:

-Cái việc anh Nhất muốn mọi người tham dự phiên tòa thì đấy là nguyên vọng rất là chính đáng nhưng chắc chắn cũng lại như những phiên tòa công khai khác mà sẽ không tiếp cận được trước cửa tòa án, họ sẽ không cho ai vào dự hết. Cái thứ hai ở Đà Nẵng thì số người muốn đến phiên tòa sẽ không được đông như ở Hà Nội hay Sài Gòn cho nên tôi nghĩ rằng chắc anh Trương Duy nhất cô đơn lắm nhưng là cái cô đơn bên ngoài thôi vì với người như anh Trương Duy Nhất thì chắc anh ấy đủ nghị lực, đủ nội lực để đứng vững ở phiên tòa này.

Trong khi đó Nhà báo, blogger Huỳnh Ngọc Chênh chia sẻ:

-Thật ra rất muốn đến dự phiên tòa mặc dù biết là người ta cũng chẳng cho vào nhưng sự có mặt của mình ở đó thì nó vẫn có cái gì đó. Trước nhất là thỏa mãn nhu cầu bản thân mình, nhu cầu muốn hỗ trợ anh em chứ còn hỗ trợ cái gì thì mình cũng chả biết. Có những chuyện mình thấy nó không mang lợi ích gì thiết thực nhưng mình thấy vẫn cần làm.

Thí dụ như thấy một người đang bị mắc mưa thì tự nhiên mình muốn chạy ra đưa họ vào mặc dù mình ra thì cũng ướt theo chứ cũng chẳng làm cho họ hết bị ướt, bởi vì mình đi ra với tay không chứ không với áo mưa. Trong cuộc sống nó có những công việc, những hành động xuất phát từ trong lòng có thể chả mang lại hữu ích gì. Cũng như thấy người bị tai nạn mình cứ ào tới chớ không biết sau khi ào tới mình gây thêm tai nạn nữa cũng có nhưng rồi mình cũng phải ào tới.

Trong giới làm báo và blogger ai cũng thừa nhận ngòi bút Trương Duy Nhất rất mạnh mẽ đôi khi cực đoan và ông không sợ đụng chạm bất cứ ai. Đã nhiều lần ông bị phản đối dữ dội trước các bài viết phê phán cá nhân đặc biệt trong trường hợp bà Bùi Minh Hằng đã làm cho giới chơi blog tẩy chay trang Một góc nhìn khác.

Tuy nhiên trước phiên xử của ông đã có ý kiến cho rằng phải xếp lại chuyện tranh chấp để ủng hộ ông trước phiên tòa vì trên hết ông vẫn là một nạn nhân của điều 258.
Blogger Nguyễn Lân Thắng là người đầu tiên nêu ra ý kiến này chia sẻ:

-Ông Trương Duy Nhất thì trước đây tôi không có thiện cảm với ông ấy bởi vì ông cũng có những quan điểm, bài viết mà động chạm tới những người đấu tranh cho xã hội và rất nhiều người cũng không đồng tình. Nhưng bây giờ ông bị bắt giam xét xử bởi điều luật 258 rất là phi lý vi phạm quyền con người, quyền tự do ngôn luận của ông ấy, cho nên tôi nghĩ đây là lúc mà những người đã từng có những sự không thông cảm với ông thì nên có những hành động ủng hộ ông ấy bởi vì hơn hết chúng ta cần bảo vệ quyền con người.

Vừa rồi là ý kiến của các nhà báo, blogger quan tâm đến phiên tòa xét xử nhà báo Trương Duy Nhất, do Mặc Lâm ghi nhận từ Bangkok Thái Lan.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 03/03/2014 lúc 10:11:52(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 03/03/2014 lúc 10:13:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
HRW đòi thả blogger Trương Duy Nhất
UserPostedImage
Ông Trương Duy Nhất là chủ blog 'Một góc nhìn khác'
Một ngày trước phiên xử nhà báo, blogger Trương Duy Nhất, tổ chức nhân quyền có tiếng Human Rights Watch (HRW) kêu gọi trả tự do ngay cho ông.

Ông Trương Duy Nhất sẽ bị xử tội 'Lợi dụng quyền tự do dân chủ' theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự vào ngày 4/3 tại Đà Nẵng.

Trong thông cáo ra tại New York, HRW nói phiên xử ông Nhất cho thấy rằng giới chức Việt Nam "không ngơi nghỉ trong quyết tâm nhắm vào những người chỉ trích một cách ôn hòa".

Tổ chức này nói trong blog "Một góc nhìn khác" của mình, nhà báo Trương Duy Nhất thường xuyên chỉ trích chính quyền và nêu quan ngại về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Ông cũng kêu gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ chức, đồng thời nói họ phải chịu trách nhiệm về tình trạng "hỗn loạn chính trị" và "tham nhũng không kiểm soát nổi" ở trong nước.

Giám đốc khu vực châu Á của HRW, Brad Adams, viết trong thông cáo: "Vụ xử Trương Duy Nhất là một phần trong nỗ lực vô ích của chính phủ Việt Nam nhằm bịt miệng cộng đồng blogger ngày càng sôi động ở trong nước".

Ông Adams viết: “Thay vì tạo ra một người tù chính trị mới, chính quyền nên thả ông Trương Duy Nhất và tất cả những người khác, vốn bị giam giữ chỉ vì không đồng ý với chính phủ và Đảng CSVN".

Theo HRW, kể từ khi ông Nhất và một số blogger khác bị bắt trong một đợt năm 2013, Mạng lưới Blogger Việt Nam và một số tổ chức mới thành lập đã vận động chống lại việc sử dụng Điều 258 Bộ Luật Hình sự để hình sự hóa quyền tự do biểu đạt ý kiến.

Tại phiên xem xét định kỳ về nhân quyền UPR 2014 tháng Hai vừa qua, một số nước thành viên LHQ cũng kêu gọi Việt Nam chấm dứt sử dụng Điều 258 để trừng phạt những người chỉ bày tỏ ý kiến một cách hòa bình.

Thông cáo của HRW viết: “Nếu ông Trương Duy Nhất không được tự do thì các nhà tài trợ cho Việt Nam cũng như các đối tác phát triển cần phải cho chính quyền [Việt Nam] thấy rằng họ không thể tiếp tục bỏ tù người dân mà không bị hậu quả gì như vậy".
Theo BBC
song  
#3 Đã gửi : 03/03/2014 lúc 10:35:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Dư luận trước phiên xử Blogger Trương Duy Nhất

UserPostedImage
Blogger Truơng Duy Nhất, ảnh chụp trước đây.
Phiên xử blogger Trương Duy Nhất sẽ diễn ra vào sáng thứ ba 4/3. Trước phiên xử vài giờ, chúng tôi đã hỏi chuyện một số người quan tâm đến vụ án.

Blogger Mẹ Nấm hiện đang có mặt tại Đà Nẵng để tham dự phiên tòa được cơ quan công quyền cho là công khai, cho chúng tôi biết:

“Thật ra tôi không có hy vọng một bản án nhẹ dành cho blogger Trương Duy Nhất, vì nhà cầm quyền sẽ thấy là như vậy những bloggers khác sẽ trong vào đó và không sợ hãi nữa, cho nên nói hy vọng thì không có hy vọng. Nhưng tôi vẫn đến phiên tòa xử Trương Duy Nhất, vì đây là ví dụ rõ ràng nhất cho thấy rằng cái quyền tự do ngôn luận của một blogger có tồn tại hay không! Và nếu nó không tồn tại thì phải làm gì để đòi được cái quyền đó. Tôi là một người đã từng bị bắt vì điều luật 258, tôi thấy rằng tôi sẽ phải ủng hộ ông Trương Duy Nhất bằng cách đến chứng kiến và có các hành động tiếp theo.”

Một công dân khác ở thành phố Đà Nẵng là kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh thì rất không hài lòng về sự vận hành của nền tư pháp Việt Nam qua vụ án này. Anh nói:

“Phiên tòa này cũng giống như bao phiên tòa khác mà nhiều người hay nói là phiên tòa bỏ túi. Còn cái chuyện kết tội bao nhiêu thì có lẽ kịch bản này chỉ vài người ở trên cao người ta biết thôi. Vâng kết quả thì không lường trước được vì chuẩn mực luật pháp không được đảm bảo ở Việt Nam. Nếu những chuẩn mực này được bảo đảm thì không thể kết tội anh Nhất được. Còn bây giờ người ta đã tạm giam ông chín mười tháng rồi và có cả bản cáo trạng để ngày mai đọc. Nếu mà có trí tuệ bình thường thì mình cho đó là vớ vẫn, nhưng người ta vẫn đem ông ra xử được thì tức là không có chuẩn mực luật pháp ở đây. Kết quả phiên tòa không theo chuẩn mực nên không đoán trước được.”
Một công dân Đà Nẵng khác là bạn Khúc Thừa Sơn thì lại có hy vọng hơn:

“Đối với em thì em vẫn hy vọng, một người còn trẻ như em thì lúc nào cũng hy vọng. Vì tuổi trẻ tụi em rất nhạy cảm với trào lưu dân chủ trên thế giới. Tuy nhiên với phiên tòa này cũng như bao phiên tòa khác, với một chính quyền mà nói là công khai mà lại xét xử kín đáo lén lút thì… bội tín với nhân dân, bội tín với chính lời nói của mình, thì chẳng mấy ai hy vọng việc tốt đẹp xảy ra. Tuy nhiên em vẫn hy vọng là sẽ có bản án trùng với số ngày mà anh Nhất bị giam từ khi bị bắt đến giờ.”

Một người trong giới luật sư là luật sư Hà Huy Sơn thì cho biết:

“Quan điểm của tôi về phiên tòa này đã được tôi trình bài trong một bài viết trên Facebook của tôi. Tôi cho rằng nó cũng gống như phiên tòa về điều 88 thôi. Tức là người ta cũng sẽ chẳng công bố những chứng cớ, những tài liệu theo như điều 214 của bộ luật tố tụng hình sự của Việt Nam qui định. Người ta sẽ kết thúc phiên tòa ngắn thôi, có thể là trong buổi sáng hay trong ngày theo cái dự định của người ta thôi. Chứ không đưa ra chứng cứ để mà tranh luận. Dự đoán của tôi là như vậy.”

Một người ở xa trong Vũng Tàu, không theo dõi chi tiết vụ án này là dịch giả Phạm Nguyên Trường thì cho biết,

“Tôi chưa nghĩ nhưng tôi cho là chẳng có hy vọng gì cả, họ đã bắt thì họ sẽ ra án bắt anh ấy đi tù chừng độ vài ba năm. Cũng giống như những phiên tòa khác, mà có thể người ta còn làm nghiêm khác hơn. Tối đa là bảy năm thì tôi nghĩ người ta có thể kết án anh Trương Duy Nhất hai ba năm tù.”

Một người quan sát từ xa hơn nữa là một bạn đọc của đài RFA từ Cộng Hòa Czech dù không thích trang blog Một góc nhìn khác của ông Trương Duy Nhất trước khi ông bị bắt nhưng cũng bất bình trước phiên tòa này:

“Tôi không theo dõi lắm. Trước đây thì cách viết của ông ấy không hợp với tôi nên tôi cũng không theo dõi. Nhưng nói chung thì việc ông ấy viết là cái quyền của ông ấy. Mà như thế thì rõ ràng là vi phạm cái quyền tự do ngôn luận của người ta. Tôi cũng không biết gì hơn nhưng cũng mong là xử nó nhè nhẹ để ông ấy sớm ra.”

Đây là ý kiến của nhiều khán thính giả và độc giả gần xa trước phiên tòa xử ông Trương Duy Nhất trong vài giờ nữa. Kính Hòa thu nhận từ Washington DC.
Theo RFA
phai  
#4 Đã gửi : 04/03/2014 lúc 06:35:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phản ứng từ nước ngoài về phiên tòa Trương Duy Nhất
UserPostedImage
Bên ngoài Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng tại 374 đường Núi Thành Quận Hải Châu Đà Nẵng nơi diễn ra phiên tòa sơ thẩm xử nhà báo, blogger Trương Duy Nhất sáng hôm 4 tháng 3 năm 2014. Courtesy TNCG

Bản án 2 năm tù giam dành cho chủ trang blog “Một góc nhìn khác” - Trương Duy Nhất, tiếp tục gây quan ngại về tình hình trấn áp tiếng nói đối lập không chỉ cho những người viết blog trong nước; mà cả những người Việt đang ở tại nước ngoài.

Phản ứng
Mặc dù đang sinh sống hay có mặt tại nước ngoài, những người như ông Phạm Ngọc Cương từ Canada hay blogger Người Buôn Gió ở Đức trong thời gian qua tỏ ra hết sức quan tâm đến vụ bắt giữ và đưa blogger Trương Duy Nhất ra xét xử.

Blogger Người Buôn gió tại Đức có bài viết cho rằng “vụ án Trương Duy Nhất là một vụ án tiêu biểu về quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam bị đàn áp dưới con mắt quốc tế”.

Blogger này cũng đưa ra nhận định về hai mức án đối với ông Trương Duy Nhất. Một là dưới 2 năm và hai là từ 3 năm trở lên theo khung hình phạt từ 2 đến 7 năm qui định đối với những ai bị cho là vi phạm khoản 2, điều 258 Bộ Luật Hình sự.

Nguyên văn theo blogger Người Buôn Gió thì “nếu ngày mai phiên tòa kêu mức án dưới 2 năm, tức dưới khung hình phạt thì còn là một điều khiến dư luận chưa nghiêng về phía hoài nghi có thế lực nào đang cố đẩy Việt Nam xa khỏi sự hòa nhập quốc tế. Còn từ 3 năm trở lên. Thì đó là sự cay đắng. Sự kêu gọi ‘thay đổi’ trong bài viết đầu năm của thủ tướng không hề còn lại dấu ấn nào. Việt Nam không thay đổi gì hết về quyền con người, quyền tự do ngôn luận, Việt Nam sẽ thụt lùi và cô lập với thế giới.”

Sau khi nghe mức án hai năm tuyên với blogger Trương Duy Nhất, blogger Người Buôn Gió từ Đức đưa ra ý kiến:

“Nhận định của tôi về vụ án Trương Duy Nhất của nhà nước Việt Nam mang tính rất đặc trưng về quyền tự do ngôn luận vì anh Trương Duy Nhất không như những người khác bị kết tội về chính trị tham gia các tổ chức, đảng phái; còn anh Trương Duy Nhất viết bài độc lập một mình, qua các bài viết anh thể hiện những quan điểm, cái nhìn của bản thân.

Ngay trong bản cáo trạng đó, nếu chúng ta gạt bỏ những câu chữ rườm rà đi, chúng ta thấy rõ ràng đây là một người bị kết tội vì nói lên những quan điểm, cái nhìn của họ. Họ căn cứ, có thông tin, có phân tích và đưa ra kết luận của họ. Như vậy việc xử như thế là đụng chạm đến và trấn áp quyền tự do ngôn luận!”

Tại Canada, nhóm bốn người trong đó có ông Phạm Ngọc Cương trước khi phiên xử blogger Trương Duy Nhất diễn ra đã có thư khẩn gửi cho ông chánh án tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng. Thư này được viết theo gợi ý từ nhân viên đại sứ quán Việt Nam tại Canada là ông Vũ Trần Phương.

Bức thư nhắc lại 3 điểm: thứ nhất là thắc mắc rằng đó có phải là phiên xử công khai hay xử kín, hai điểm tiếp theo là đề nghị được cấp giấy mời tham dự tòa cũng như cho phép một luật sư nhân quyền của Liên hiệp quốc tham gia quá trình tố tụng tại tòa. Tiếp đến thư nêu ra 5 ý kiến đề nghị ông chánh án tòa án thành phố Đà Nẵng tham khảo.

Đến sau khi phiên xử kết thúc, ông Phạm Ngọc Cương cho biết nhóm của ông không nhận được trả lời từ phía ông chánh án Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Và sau khi nghe mức án hai năm tuyên cho blogger Trương Duy Nhất về những bài viết đăng trên blog ‘Một góc nhìn khác’, ông Phạm Ngọc Cương có phản ứng như sau:

“Theo tôi nghĩ vụ xử anh Trương Duy Nhất là một vụ xử hoàn toàn phi lý. Tôi nghĩ, thứ nhất phải gạt bỏ điều đó ra khỏi luật pháp của Việt Nam; thứ hai nếu cố tình đem điều đó ra xử công dân, ép họ vào những điều như vậy thì chỉ làm xấu bộ mặt của Việt Nam và lại càng làm cho lòng dân không yên. Người ta còn cảm thấy không tin tưởng vào thể chế đó.”

Động thái của nhà cầm quyền
Theo blogger Người Buôn Gió, dù mức án đã tuyên là 2 năm tính từ ngày bắt giam ông Trương Duy Nhất, nhưng có thể ông này sẽ được cho về trước thời hạn:

“Từ trước đến giờ, những vụ xử về nói xấu, tuyên truyền, xuyên tạc Nhà nước thì thường mức án rất cao. Nhưng khi họ đưa ra xử vào thời điểm như thế này, theo tôi cân nhắc không xử quá 2 năm.

Từ căn cứ đó tôi thấy vì họ đã bắt anh Nhất rồi; giờ mà thả hay xử nhẹ dưới khung hình phạt đưa ra thì họ cũng ngại, cho nên họ phải xử ở mức 2 năm. Tuy nhiên tôi nghĩ, anh Nhất sẽ không đi tù trọn 2 năm.”

Ngay sau khi có bản án đối với blogger Trương Duy Nhất, đại sứ quán Hoa Kỳ ra thông báo bày tỏ quan ngại và kêu gọi chính quyền Việt nam phải trả tự do cho ông Trương Duy Nhất cũng như tất cả các tù nhân chính trị.

Đối với chất vấn đề tù nhân lương tâm tại Việt Nam, các cấp lãnh đạo Việt Nam lâu nay đều trả lời là tại Việt Nam không có tù nhân lương tâm mà chỉ là những tù hình sự vi phạm pháp luật Việt Nam. Ông Phạm Ngọc Cương có phản bác đối với lập luận đó:

“Tôi nghĩ rằng đó là một sự ngụy biện; tức các chuẩn mực của con người là chuẩn mực chung. Chẳng hạn những năm 30 của thế kỷ trước, không có ai khẳng định mang chủ nghĩa cộng sản về Việt Nam là một sự ngược đời cả.

Không ai nghĩ rằng mang chủ nghĩa cộng sản về Việt Nam là không hợp lý với tình hình của một nước nông nghiệp như vậy, vì chủ nghĩa đó dành cho một nước hậu công nghiệp.

Thế nhưng Việt nam vẫn có chủ nghĩa cộng sản, đúng không? Cuối cùng cũng đi theo con đường chủ nghĩa cộng sản bao nhiêu năm nay!

Thành ra nếu bây giờ những người cộng sản Việt Nam mà không nhận thức ra được thực tế ‘qui luật phát triển là một, nhân quyền là một, quyền của con người và khả năng lãnh đạo, khả năng quản lý quốc gia là một cung cách thôi.

Đó là thành tựu chung của loài người để tiếp thu và phát triển’, thì đó là một sự ngụy biện.”

Hình thức đấu tranh
Theo nhận định thì cứ sau những đợt xử án về tội danh tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam, điều 79 âm mưu lật đổ chính quyền, hay xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân theo điều 258… số lượng người nhận thấy sự bất hợp lý của những điều khoản đó chiếu theo Hiến pháp Việt Nam cũng như các chuẩn mực quốc tế ngày càng đông thêm như ý kiến của blogger Người Buôn Gió sau đây:

“Tôi thấy càng ngày càng có nhiều người nhận thức ra điều luật 258 và những điều luật khác về tội tuyên truyền, lật đổ là những điều luật phi lý, và người ta đang đòi dẹp bỏ. Và số lượng người muốn bác bỏ, loại bỏ điều đó thì ngày càng nhiều hơn.”

Ông Phạm Ngọc Cương thì cho rằng mọi người Việt trong và ngoài nước cần lên tiếng và tiếp tục công việc đang làm cho một đất nước phát triển, tự do và dân chủ:

“Cá nhân tôi không muốn chuyện của người Việt cứ phải mang ra cho người nước ngoài, nhờ người nước ngoài can thiệp; và nhờ các tổ chức quốc tế, chính quyền các nước dân chủ lên tiếng can thiệp và gây sức ép với nhà cầm quyền Việt Nam.

Theo cá nhân tôi thì nhà cầm quyền Việt Nam nên biết cách hiểu phương án đối thoại với quần chúng và chấp nhận sự bất đồng về quan điểm, nhưng mục đích chung là để phát triển đất nước cho tốt đẹp lên.

Tôi nghĩ rằng trong tình hình hiện nay, xã hội Việt Nam đang phát triển thành một xã hội dân sự rất đúng xu hướng chung phát triển của nhân loại một cách tự phát. Tất cả các tổ chức đã ra đời, tất cả các tiếng nói đã bắt đầu lên tiếng và lên tiếng ngày càng mạnh mẽ.

Mỗi người đều làm tối đa khả năng của mình, người nào nghĩ đang làm tốt nhất cho Việt Nam thì cứ nên như vậy mà làm, thì sẽ có ngày đất nước Việt Nam có dân chủ, và sẽ có ngày mà những bản án như tòa án vừa kết tội anh Trương Duy Nhất phải mang ra xem xét lại và thấy anh Nhất vô tội, anh Nhất là người hoàn toàn có công với đất nước, có công với sự phát triển.”

Ông Phạm Ngọc Cương cho rằng nhà cầm quyền quyền Hà Nội sợ mất quyền lợi của họ nên vẫn chưa lắng nghe dân. Còn theo blogger Người Buôn Gió thì để bảo vệ quyền lợi đó cả hệ thống thi hành luật pháp cố vận dụng, giải thích tùy tiện các điều khoản luật sao có lợi cho họ nhất.
Theo RFA
phai  
#5 Đã gửi : 05/03/2014 lúc 09:54:15(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phóng viên không biên giới phản đối Việt Nam kết án tù Trương Duy Nhất
UserPostedImage
Blogger Trương Duy Nhất bị kết án hai năm tù giam (DR)
Trong thông cáo được công bố hôm qua, 04/03/2014, tổ chức Phóng viên không biên giới - RSF - có trụ sở tại Pháp, đã bày tỏ phẫn nộ về việc tòa án Việt Nam tuyên án 2 năm tù đối với blogger Trương Duy Nhất.
Theo Phóng viên không biên giới (RSF), cũng như trường hợp luật sư Lê Quốc Quân vừa bị kết án tù gần đây, ông Trương Duy Nhất đã phải trả giá mất tự do cho việc dấn thân đấu tranh vì quyền được có những thông tin khác, ngoài những tin tức của bộ máy tuyên truyền Nhà nước.

Theo ông Benjamin Ismail, phụ trách văn phòng Châu Á Thái Bình Dương, chính phủ Việt Nam cần chấm dứt thái độ bóp nghẹt các quyền tự do, bịt tai và cái nhìn hạn hẹp.

RFS yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông Trương Duy Nhất và tất cả các blogger khác, những người bị kết án tù chỉ vì đã hành động vì quyền tự do thông tin tại Việt Nam.

Trong suốt phiên tòa, ông Trương Duy Nhất khẳng định mình vô tội. Thế nhưng, tòa án Đà Nẵng, chiếu theo điều 258 bộ Luật Hình sự, vẫn kết án tù giam đối với ông. Hãng thông tấn AFP không được phép dự phiên tòa.

RSF nhắc lại là Việt Nam hiện đứng thứ 174 trong tổng số 180 quốc gia trong bảng xếp hạng của tổ chức này về quyền tự do báo chí. Việt Nam là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, đối với các blogger và cư dân mạng.

Cũng nhân dịp này, RSF kêu gọi mọi người tiếp tục ký tên vào bản kiến nghị đòi trả tự do cho 35 blogger đang bị cầm tù tại Việt Nam.

Cũng trong ngày hôm qua, sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã ra thông cáo bày tỏ « quan ngại sâu sắc bởi việc tòa án Việt Nam kết án Trương Duy Nhất » và Mỹ kêu gọi « chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm, đồng thời cho phép người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa ».

Thông cáo cũng cho biết là « Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã nêu vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm đến Hà Nội ngày 04/03/2014 ».

Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất, 50 tuổi, chủ trang web truongduynhat.vn, trong thời gian từ 1987-2011 từng làm việc trong hệ thống báo chí chính quyền Việt Nam. Ông bị cơ quan anh ninh bắt ngày 26/05/2013 và bị truy tố vì tội « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” qui định tại điều 258 – Bộ luật Hình sự ».

Ông Trương Duy Nhất đã bị bắt tại Đà Nẵng ngày 26/05/2013. Công an đã khám xét nhà, thu giữ máy tính, điện thoại di động, thẻ điện thoại và USB của ông. Cho đến ngày 25/02/2014, gia đình mới nhận được bản cáo trạng đề ngày 17/12/2013. Trong một phiên xét xử chóng vánh vào sáng hôm qua, tòa án Đà Nắng đã kết án ông Trương Duy Nhất hai năm tù.
Theo RFI
phai  
#6 Đã gửi : 06/03/2014 lúc 09:14:31(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vụ xử Trương Duy Nhất : Pháp kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền
UserPostedImage
Blogger Trương Duy Nhất tại phiên tòa ngày 04/03/2014 ở Đà Nẳng.
REUTERS/Van Son/VNA/Handout via Reuters

Bộ Ngoại giao Pháp chỉ trích Việt Nam về vụ kết án hai năm tù blogger Trương Duy Nhất và kêu gọi Hà Nội tôn trọng những cam kết về nhân quyền. Hôm qua, 05/03/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp Romain Nadal tuyên bố « lấy làm tiếc » về việc toà án Đà Nẵng ngày 04/03 vừa qua kết án 2 năm tù blogger Trương Duy Nhất với tội danh « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước ».
Bị bắt vào tháng 05/2013, nhà báo-blogger Trương Duy Nhất đã lãnh án tù vì những bài viết chỉ trích chế độ đăng trên trang blog của ông.

Nhân vụ này, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Pháp nhắc lại là Paris vẫn rất coi trọng quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng, kể cả trên mạng Internet, theo đúng tinh thần của bản Tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền. Ông Romain Nadal nhấn mạnh : « Các quyền này được bảo đảm trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, đã ký kết tham gia ».

Vào đầu tháng hai vừa qua, tại phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát về tình hình nhân quyền tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, đại diện nhiều quốc gia đã lên án Việt Nam sách nhiễu và cầm tù nhiều người chỉ trích chế độ.

Ngày 04/03, ngay sau phiên xử blogger Trương Duy Nhất, đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã ra thông cáo bày tỏ mối « quan ngại sâu sắc » về việc kết án tù blogger này, và kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm, đồng thời cho phép người dân Việt Nam bày tỏ một cách ôn hòa chính kiến của họ.

Các tổ chức nhân quyền như Phóng viên không biên giới, Human Rights Watch, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cũng đã phản đốì vụ xử blogger Trương Duy Nhất.

Một blogger khác cũng đang chờ ngày ra tòa đó là ông Phạm Viết Đào, bị bắt ngày 13/06 cũng với cáo buộc « xâm phạm lợi ích Nhà nước ». Theo một nguồn tin từ Việt Nam, blogger Nguyễn Văn Đào sẽ được đưa ra xử sơ thẩm ngày 19/03 tới.
RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.189 giây.