logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/03/2014 lúc 09:41:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Can thiệp của Nga vào Ukraina làm Đông Âu nhớ lại thời Liên Xô cũ
UserPostedImage
Biểu tình trước sứ quán Nga tại Vacxava, Ba Lan, phản đối Nga can thiệp vào Ukraina, 02/03/2014
REUTERS

Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina là đề tài trên trang nhất của báo chí Đông Âu từ gần ba tuần qua. Ngoài việc đưa tin và cập nhật liên tục các sự kiện xảy ra, truyền thông tại các nước một thời thuộc phe cộng sản ở vùng Đông - Trung Âu còn rất quan tâm đến việc chính quyền từng nước đánh giá, phản ứng và hành xử ra sao trước cuộc khủng hoảng được coi là trầm trọng nhất trong khu vực kể từ một phần tư thế kỷ qua.
Tường trình của thông tín viên Hoàng Nguyễn từ Budapest:

Phản ứng của Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovakia - được gọi chung bằng cái tên V4, tức khối Visegrád của bốn nước vùng Đông - Trung Âu - sở dĩ quan trọng, vì các quốc gia này có nhiều điểm chung hoặc tương đồng với Ukraina, và cả những hệ lụy trong lịch sử, quá khứ, cũng như hiện tại.

Đông Âu rất lo ngại
Không phải ngẫu nhiên mà ngoài hoạt động chung với Liên Hiệp Châu Âu, V4 đã tổ chức một hội nghị Thượng đỉnh tại Budapest vào cuối tháng Giêng 2014, với sự hiện diện của bốn vị Thủ tướng. Một tuyên bố chung đã được đưa ra, theo đó V4 kêu gọi các bên ngừng lập tức những hành vi bạo lực, vì cuộc khủng hoảng leo thang sẽ chỉ gây hậu họa cho tương lai Ukraina, và khiến nước này hoàn toàn mất ổn định.

V4 bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về những biến chuyển bi thảm của tình hình Ukraina và trên cương vị các quốc gia láng giềng, tin tưởng rằng sử dụng bạo lực không thể dẫn đến giải pháp cho những xung đột chính trị. Thay vào đó, cần có những cuộc đối thoại chân thành để đưa Ukraina ra khỏi khủng hoảng, góp phần tái thiết niềm tin, tiến tới xây dựng một nước Ukraina ổn định, dân chủ và phú cường.

Hơn ba tuần sau đó, khi xung đột lên tới đỉnh điểm dẫn tới sự can thiệp quân sự của Liên bang Nga, một lần nữa, Thủ tướng các quốc gia V4 lại có một tuyên bố chung, cho rằng diễn tiến của khủng hoảng chính trị Ukraina nhắc nhớ những biến cố lịch sử năm 1956, 1968 và 1981, khi Liên Xô sử dụng sức mạnh quân sự để can thiệp vào công việc nội bộ của Hungary, Tiệp Khắc và Ba Lan.

V4 lên án, và cho rằng việc Quốc hội Nga phê chuẩn cho phép các lực lượng quân sự nước này có thể triển khai tại Ukraina là sự can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền, đe dọa sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Căn cứ vào đó, V4 kêu gọi các bên có liên quan tuân thủ Hiệp ước Budapest ký năm 1994, nhằm giảm căng thẳng thông qua con đường đối thoại.

Nhắc lại, trên tinh thần Hiệp ước Budapest được Ukraina, Hoa Kỳ, Anh và Liên bang Nga ký kết, Ukraina đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân và trao lại cho Nga. Đổi lại, Liên bang Nga cam kết tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Ukraina bằng cách không sử dụng bạo lực hoặc sức ép về kinh tế.

Như vậy, nhìn về đại thể, các nước V4 có được quan điểm chung trong vấn đề khủng hoảng chính trị tại Ukraina. Tuy nhiên, sự thể hiện và phản ứng của từng quốc gia thì lại rất khác nhau, như truyền thông và các nhà bình luận chính trị Đông Âu đã để ý và nhận xét.

Ba Lan phản ứng mạnh mẽ

Một đánh giá của giới quan sát Cộng hòa Séc khẳng định, khủng hoảng Ukraina đã có sức mạnh diệu kỳ khiến tất cả các thế lực chính trị đáng kể của Ba Lan đều đồng tâm trong một ý nguyện chung. Như nhận định của Martin Ehl, người đứng đầu mục đối ngoại của tờ nhật báo « Kinh tế » (Cộng hòa Séc), trong giờ phút này, một trong những lọi ích quốc gia cơ bản của Ba Lan đang gặp hiểm nguy.

Bởi lẽ, từ lâu nay, sự ổn định của Ukraina - láng giềng phía đông của Ba Lan vẫn được Vacxava – « bảo trợ » trước Liên Hiệp Châu Âu và khối NATO, và sự can thiệp của Nga đã gặp phải sự phản đối gay gắt trên chính trường Ba Lan, bình thường vốn có thể chứng kiến sự đụng độ nảy lửa của các đảng phái, nhưng nay lại là nơi bày tỏ rõ ràng và cương quyết nhất sự bênh vực đối với Ukraina.

Đoàn kết dân tộc lên tới đỉnh điểm và được báo chí cho là trọn vẹn, khi trong một phát biểu cách đây ít ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng Ba Lan cũng phải chịu trách nhiệm về những gì diễn ra tại quảng trường Maidan (Kiev), bởi lẽ nước này đã huấn luyện những kẻ bạo loạn.

Để trả lời, Tổng thống Bronislaw Komorowski bác bỏ mọi cáo buộc, còn Thủ tướng Donald Tusk thì cho rằng, những người biểu tình ở Maidan không cần ai huấn luyện, mặt khác, có thể coi khẳng định của Putin như một lời khen, vì Ba Lan đã chỉ ra con đường đi cho phe khởi nghĩa.

Liên quan tới những gì đang diễn ra ở Ukraina, Quốc hội Ba Lan đã triệu tập phiên họp bất thường và tại đó, Thủ tướng Donald Tusk đưa ra lập trường của nội các, theo đó, « kể từ khi Ba Lan giành lại được nền độc lập, chưa bao giờ xảy ra tình trạng nguy hiểm như thế này ở gần biên giới nước nhà ».

Người đứng đầu nội các Ba Lan khẳng định, Ukraina chỉ có một chính phủ hợp pháp duy nhất là nội các mới đã được Quốc hội nước này phê chuẩn. Ông Donald Tusk cho rằng, mọi tranh luận về cuộc khủng hoảng Ukraina ở Ba Lan, Châu Âu, Ukraina hay Liên bang Nga cũng cần được mở đầu như thế, và Vacxava ủng hộ nỗ lực hướng tới « ngôi nhà chung Châu Âu » của Kiev.

Phát biểu của Thủ tướng Ba Lan đã được phe đối lập vỗ tay hưởng ứng nhiệt liệt. Ông Jaroslaw Kaczynski, người đứng đầu đảng đối lập lớn nhất « Pháp luật và Công lý » cho rằng, sự thống nhất và đồng lòng giờ đây quan trọng hơn cả, những tranh luận « lẻ tẻ », chi tiết không có ý nghĩa cơ bản nào, và quan điểm chung của nền chính trị Ba Lan là giúp Ukraina vào Liên Hiệp Châu Âu qua « cửa ô Vacxava ».

Lãnh tụ phe cánh tả Leszek Miller thì khẳng định, các nhà đầu tư Ba Lan khi đầu tư vào Ukraina, họ quan niệm đây là một xứ sở dân chủ và mang tinh thần Châu Âu, và họ cần nhận được sự bảo đảm rằng đó là một đất nước mà mọi công dân đều bình đẳng, dù là người Ukraina, Nga, Ba Lan hay Hungary. Không ai có thể có quyền vượt trội kẻ khác.

Chung cuộc, Quốc hội Ba Lan đã thông qua một nghị quyết lên án những hành vi của Liên bang Nga tại Ukraina, coi đó là sự vi phạm những quyền của một quốc gia độc lập, tự chủ.

Cộng hòa Séc cũng cứng rắn

Cộng hòa Séc tuy không có biên giới trực tiếp với Ukraina, nhưng ở Séc có một cộng đồng đông đảo của sắc dân Ukraina, ít nhất là khoảng 120 000, được coi là cao nhất trong số các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu. Séc có lẽ là quốc gia có phản ứng cứng cỏi thứ hai sau Ba Lan, trong bốn nước thuộc khối Đông - Trung Âu.

Ngoại trưởng nước này, ông Lubomír Zaorálek cách đây vài ngày đã cho triệu đại sứ Nga tại Praha tới văn phòng Bộ Ngoại giao Séc và thẳng thừng coi sự can thiệp của Liên bang Nga vào bán đảo Crimée với sự kiện năm 1968, khi Liên Xô đứng đầu liên minh quân sự các nước thành viên khối Vacxava đưa quân vào đàn áp « Mùa Xuân Praha ».

Ngoại trưởng Séc cũng đã phê phán Nga, và cho rằng trong hoàn cảnh hiện tại, đàm phán về việc miễn thị thực cho công dân Nga là « không có ý nghĩa gì ». Ông cũng nói thêm, nếu sự hiện diện của những người gốc Nga có thể gây hiểm họa như thế cho một đất nước, thì không thể hình dung được là Séc có thể ủng hộ một thỏa thuận miễn thị thực đối với Liên bang Nga.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Martin Stropnicky cũng đã có một khẳng định rất gay gắt, theo đó, với những hành vi mà ông coi là « không thể chấp nhận được » vừa qua tại Ukraina, Liên bang Nga đã ra khỏi hàng ngũ những quốc gia dân chủ và như thế, khó hình dung được là các doanh nghiệp Nga có thể tham gia dự án mở rộng nhà máy điện nguyên tử ở nước này.

Chủ tịch Hạ viện Séc, ông Milan Stech, khi bình luận những sự kiện diễn ra tại bán đảo Crimée, cho rằng, « quyền dân tộc tự quyết không bao giờ có thể đặt trên luật pháp quốc tế vốn đảm bảo sự độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ », và liên tưởng đến một sự kiện bị coi là đau đớn trong lịch sử hiện đại Tiệp Khắc năm 1938.

Khi đó, một bộ phận trong số ba triệu người gốc Đức yêu cầu vùng đất họ sinh sống ở vùng phía tây - Tiệp Khắc phải được sát nhập Đế chế Đức. Đòi hỏi đó của nhóm người gốc Đức vốn chiếm đa số tại địa phương đã dẫn đến việc một thỏa thuận quốc tế mang tên Hiệp ước München được ký kết vào tháng 9 cùng năm, khiến Tiệp Khắc mất một phần lãnh thổ.

Theo ông Milan Stech, hiệp ước kể trên « đã để lại hệ lụy nặng nề và đau đớn cho cả Châu Âu và trên thực tế, cả thế giới » do đó, nhìn nhận tình hình thực tại ở Ukraina, ông cho hay cần « xem xét thật nghiêm túc » về chuyến công du Matxcơva dự định vào trung tuần tháng Ba này. Bởi lẽ, « bầu không khí hiện tại không thích hợp để đàm phán về hợp tác kinh tế ».

Hungary phản ứng yếu ớt

Nhìn bề ngoài, công luận có thể ngạc nhiên trước việc Hungary, một quốc gia trong thế kỷ 20 từng có lịch sử rất đau thương trong quan hệ với Liên bang Xô viết (cũ), lại chỉ có phản ứng rất muộn màng và yếu ớt trước sự can thiệp của Liên bang Nga vào Ukraina.

Cho dù vào cuối tháng Giêng, Thủ tướng Orbán Viktor đã ra chỉ thị cho Bộ trưởng Nội vụ Pintér Sándor thành lập một « tổ chuyên trách » về vấn đề Ukraina, để « chuẩn bị cho đất nước trong trường hợp Ukraina sinh biến », nhưng một thực tế là lãnh đạo cấp cao nhất của Hungary đã hoàn toàn im lặng cho đến đầu tháng 3 vừa qua.

Chỉ tới ngày 04/03, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Hungary Németh Zsolt mới cho triệu đại sứ Nga tại Budapest, và thay mặt chính phủ Hungary « bày tỏ mối quan ngại sâu sắc vì tình hình diễn ra tại bán đảo Crimée », theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Hungary.

Thông cáo cũng chỉ nói một cách nhẹ nhàng về việc Hungary ủng hộ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, cũng như việc nước này đồng tình với quan điểm chung của nhóm các nước V4 và Liên Hiệp Châu Âu, nhưng không có một lời lẽ nào phê phán hay chỉ trích chính sách của Nga, như phe đối lập và ngay cả một số chính khách lớn của liên minh cầm quyền mong muốn.

Thủ tướng Hungary, kể từ lần đầu tiên, bày tỏ quan điểm vào đầu tháng 3, cũng chỉ luôn nhấn mạnh « chúng ta cần hòa bình chứ không đổ máu », và « cần giải pháp thông qua thương lượng ». Ông Orbán cho rằng Liên Hiệp Châu Âu cần có câu trả lời lập tức cho những hành vi quân sự của Nga, nhưng « lời đáp này không không thể mang tính chất quân sự ».

Một tháng trước cuộc bầu cử Quốc hội, dù muốn hay không, vấn đề Ukraina đã trở thành một tâm điểm trong chiến dịch tranh cử, khi liên minh đối lập nhất loạt chỉ trích thái độ « chủ hòa » của chính phủ Hungary. Lý do mà nội các Hungary đưa ra là họ lo ngại cho số phận của cộng đồng Hungary tại Ukraina nên mới « im hơi lặng tiếng », đã không được chấp nhận.

Bởi lẽ, Ba Lan và Romania cũng đã lên tiếng mạnh mẽ, cho dù tại Ukraina có rất đông người gốc hai quốc gia này. Phe đối lập Hungary cho rằng « Ukraina không thể là thuộc địa của Nga », và ủng hộ quyền tự quyết dân tộc của nước này, cũng như, tìm cách vận dụng những mối quan hệ và ảnh hưởng của mình tại Châu Âu để hỗ trợ nước láng giềng.

Sự im lặng và phản ứng yếu ớt của Tổng thống và Thủ tướng Hungary được phe đối lập và công luận lý giải bằng một thực tế: Trung tuần tháng Giêng vừa qua, nội các Hungary đã « vượt mặt » Quốc hội để « ký tắt » một cách bí mật một hợp đồng được coi là có giá trị lớn nhất trong lịch sử Hungary, cho phép Nga mở rộng nhà máy điện nguyên tử Paks tại Hungary với nguồn tín dụng từ Matxcơva.

Mặc dầu bị coi là phạm luật, khiến Hungary bị đẩy vào vòng phụ thuộc của Nga, thậm chí bị nhiều chính khách đối lập cho là « nhục nhã », nhưng hợp đồng kể trên rốt cục vẫn được Quốc hội Hungary - mà liên minh cầm quyền chiếm tỉ lệ hơn hai phần ba - thông qua. Chính phủ Hungary cho rằng đây đơn thuần là quan hệ « làm ăn », không nên để các định kiến khác làm ảnh hưởng!

Sau tất cả những gì đã diễn ra, có còn nên hợp tác kinh tế với Nga nữa không? Quốc hội Hungary nhóm họp, thì hãy để bàn về khủng hoảng Ukraina, chứ dẹp việc tín dụng cho nhà máy điện nguyên tử đi, bởi lẽ đó sẽ là sự ủng hộ hành vi xâm lược của Nga, v.v... - đó là những ý kiến rất mạnh mẽ của các đảng đối lập, trước quan điểm « hòa dịu » của chính phủ Hungary.

Một chính khách cựu trào, ông Fodor Gábor, Chủ tịch đảng Tự do Hungary còn tuyên bố rằng, nếu các dân biểu thuộc liên minh cầm quyền vẫn không muốn, thì phe đối lập sẽ đề xuất Quốc hội nhóm họp, và đưa ra một dự thảo nghị quyết nhằm lên án hành vi « chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng » của Nga, và ủng hộ nền độc lập, tự chủ của Ukraina.

Các chính khách thuộc đảng Xã hội Hungary thì cho rằng, nội các Orbán chưa có được sự chuẩn bị để xử lý hậu quả của khủng hoảng Ukraina, và không thể coi Thủ tướng Orbán là một « nhà lãnh đạo tầm Châu Âu », khi ông không làm được điều mà các vị đồng nhiệm Liên Hiệp Châu Âu và các nước láng giềng Ukraina đã làm: Đó là tuyên bố sự bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina!

*

Có thể thấy gì từ những phản ứng nói trên của Hungary, Ba Lan và Cộng hòa Séc?

Một điểm chung trong lịch sử, là các nước V4 từng có quá nhiều trải nghiệm về sự can thiệp của Liên Xô (cũ), từ việc đưa quân xâm lăng Ba Lan năm 1920 với mục đích « xuất khẩu cách mạng », tới những dịp 1956, 1968 hay 1981, khi Matxcơva dùng sức mạnh quân sự và ngoại giao để áp chế Đông Âu theo con đường và ý đồ do họ đặt ra.

Các nước V4 cũng không lạ trước mọi « thủ thuật » mà Nga làm, như nhân danh bảo vệ người gốc Nga để đưa quân sang một quốc gia độc lập, hoặc dùng những biện pháp khiêu khích quân sự để có cớ tấn công. Những động thái này được bình luận là không khác gì việc phát xít Đức đã làm để sát nhập và xâm chiếm Áo và Tiệp Khắc, rồi tấn công Ba Lan làm bùng nổ Thế chiến thứ hai.

Riêng Hungary thì còn một vấn đề lịch sử, là một phần đáng kể lãnh thổ Ukraina từng là đất của Vương quốc Hungary, tại đó, hiện vẫn còn nhiều người gốc Hungary sinh sống. Gần đây, liên minh cầm quyền theo chủ nghĩa dân tộc cũng đã ra tuyên bố sẽ bảo vệ lợi ích và sự an toàn của người Hungary tại Ukraina, bằng mọi biện pháp có thể.

Có thể lý giải một phần sự khác biệt trong phản ứng đã nói ở trên trước khủng hoảng Ukraina, là bên cạnh những quan điểm chung, mang tính phổ quát như phải tôn trọng luật quốc tế trong các xung đột, tranh chấp, mỗi nước đều nghĩ tới lợi ích cá nhân của mình trong các mối quan hệ song phương hoặc đa phương của mình, để có cách hành xử mà họ coi là phù hợp.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 07/03/2014 lúc 09:41:49(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

chung  
#2 Đã gửi : 09/03/2014 lúc 08:30:38(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Tây phương chuẩn bị gia tăng trừng phạt Matxcơva

UserPostedImage
Cuộc gặp thượng đỉnh bất thường các nước EU bàn về khủng hoảng Ukraina ngày 6/3/2014 tại Bruxelles.
REUTERS/Yves Herman


Chiều ngày 08/03/204, Tổng thống Mỹ Barack Obama điện đàm với 6 nhà lãnh đạo tây Âu trong đó có Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức. Cùng lúc đó, Ngoại trưởng John Kerry một lần nữa điện thoại với đồng sự Nga Serguei Lavrov và cảnh báo mọi nỗ lực ngoại giao sẽ tiêu tan nếu Nga có động thái « sáp nhập » Crimée.
Nhà Trắng chuẩn bị công luận để ban hành trừng phạt kinh tế nhưng giới doanh nhân Mỹ khuyến cáo Hoa Kỳ không nên hành động đơn lẻ. Từ Washington, thông tín viên Jean Louis Pourtet phân tích :

Các lãnh đạo doanh nghiệp lớn như Pepsico, General Electric hay Boeing gây áp lực với chính quyền Obama và Quốc hội để được bảo đảm nếu trừng phạt Nga thì các biện pháp phải được áp dụng đồng loạt trên thế giới chứ không chỉ có Mỹ đơn phương thực thi.

Các tập đoàn hiện đang đầu tư rất lớn vào Nga này muốn tránh bị Matxcơva trả đũa nếu như các nước khác đặc biệt là Liên hiệp châu Âu không hưởng ứng trừng phạt cùng với Mỹ. Năm 2012 Pepsico đã kiếm được gần 5 tỷ đô la trong các hoạt động ở Nga. General Electric thì sản xuất các động cơ chạy khí đốt tại hai nhà máy ở Nga, còn Boeing thì vẫn là nhà cung cấp chủ lực máy bay cho hãng hang không Nga.

Tất cả những hoạt động trên đều có thể bị xem xét lại. Nhà trắng và Quốc hội đang chuẩn bị một loạt các biện pháp trừng phạt nhằm làm suy yếu nền kinh tế Nga nếu ông Putin đi quá xa.

Cựu đại sứ Mỹ tại Matxcơva, Michael McFaul hoài nghi các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga có thể mang lại kết quả. Ông phát biểu trên tờ Washington Post rằng: “ Tôi nghĩ là Putin sẵn sàng hy sinh nền kinh tế nếu ông ta quyết sáp nhập Crimée vào Nga”. Giới doanh nghiệp Mỹ không mong muốn sự hy sinh đó sẽ gây thiệt hại cho họ.

« Ukraina không nhường Nga một tấc đất »

Những đe dọa của Tây phương dường như không làm Matxcơva nao núng. Thứ Bảy, lần đầu tiên đại sứ Ukraina tại Matxcơva được thứ trưởng ngoại giao Nga Grigori Kassarine tiếp kiến. Ngoại trưởng Serguei Lavrov lần đầu tiên tuyên bố Nga sẵn sàng đối thoại « ngang hàng » với các nước khác để tìm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng tại Ukraina với điều kiện Nga không bị xem là một trong những « tác nhân ».

Theo thông tín viên RFI Muriel Pomponne tại Matxcơva, sự kiện Nga thông báo có cuộc « tiếp xúc » với đại diện của chính quyền mới của Ukraina chứng tỏ « kênh ngoại giao » giữa Matxcơva và Kiev không bị gián đoạn mặc dù theo ngôn từ ngoại giao, cuộc đối thoại này « rất thẳng thắn » hàm ý rất khó khăn.

Tại Crimée, Nga tiếp tục gửi thêm quân. Reuters cho biết vào ngày hôm qua, giữa ban ngày, một đoàn quân xa của Nga 50 chiếc cùng 8 xe thiết giáp và hai xe cứu thương đã đi vào một căn cứ quân sự của Ukraina ở gần thủ phủ Simphéropol.

Đoàn quan sát viên của tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE tiếp tục bị ngăn chận đến ba lần không cho vào Crimée. Một đơn vị võ trang theo Nga canh chừng biên giới đã nổ súng chỉ thiên không cho các quan sát viên qua eo biển Kertch.

Còn theo AFP, một vụ xung đột đã xảy ra tại thành phố cảng Sebastopol. Hàng trăm người thân Nga đã sử dụng gậy gộc tấn công một nhóm người Ukraina tập họp kỷ niệm 200 ngày sinh của nhà thơ Taras Chevtchenko, anh hùng tranh đấu cho nền độc lập của Ukraina. Cũng nhân ngày lễ biểu tượng này, người dân Ukraina được kêu gọi biểu dương tinh thần độc lập trên toàn quốc. Tại Kiev, thủ tướng lâm thời Arseni Iatseniouk tuyên bố là « nước Nga và lãnh đạo Nga phải biết rằng Ukraina không nhường cho họ một cen-ti-mét lãnh thổ ».

Tại Praha, bốn nước trong nhóm Visegrad gồm Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungari và Slovaquia đồng kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ cho phép nhập khẩu thêm khí đốt của Mỹ để giảm bớt lệ thuộc vào năng lượng của Nga và tránh bị Matxcơva sử dụng vũ khí nhiên liệu để gây sức ép chính trị
Theo RFI
chung  
#3 Đã gửi : 09/03/2014 lúc 08:49:06(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Mỹ cảnh cáo Nga không sáp nhập Crimea
UserPostedImage
Mỹ và phương Tây tiếp tục mở rộng các cánh cửa ngoại giao với Nga
Mỹ cảnh báo Nga rằng bất kỳ động thái sáp nhập nào với Crimea sẽ đóng sập cánh cửa ngoại giao.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov rằng Crimea là một phần của Ukraine và Moscow cần tránh leo thang quân sự.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama thảo luận về cuộc khủng hoảng sâu sắc với các nhà lãnh đạo thế giới .

Động thái diễn ra sau khi có một vụ nổ súng cảnh cáo buộc các quan sát viên quốc tế trên đường đi vào Crimea phải quay bước.

Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho biết không ai bị thương trong vụ việc tại Armyansk.

Đây là lần thứ ba OSCE bị ngăn chặn đi vào bán đảo Crimea, nay đặt trong vòng kiểm soát của các lực lượng thân Nga.

Moscow đã đang siết chặt kiểm soát quân sự trên bán đảo Crimea và chính quyền thân Nga đã lập ngày 16/3 làm ngày trưng cầu dân ý để Crimea ly khai khỏi Ukraine và gia nhập Nga.

Trao đổi giữa ông Kerry và ông Lavrov diễn ra qua điện đàm hôm thứ Bảy, theo một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ.

"Ông ấy (John Kerry) nêu rõ rằng việc tiếp tục leo thang quân sự và khiêu khích tại Crimea hay ở các nơi khác của Ukraine, cùng lúc với các bước thôn tính Crimea, Nga sẽ tự đóng sập lại bất cứ không gian nào còn có cho cánh cửa ngoại giao, và ông thúc giục kiềm chế tối đa," quan chức này nói.
UserPostedImage
Văn phòng Tổng thống Pháp Hollande
‘Khủng hoảng giả tạo'Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục khẳng định ông có quyền bảo vệ các lợi ích của Nga và các quyền của người sắc tộc Nga ở Crimea .

Ông Lavrov nói rằng cuộc khủng hoảng đã có trước đó ở Ukraine đã được "giả tạo vì lý do địa chính trị thuần túy".
Ông khẳng định Nga đã liên lạc với chính phủ lâm thời của Ukraine nhưng nói rằng Kiev khăng khăng với các quyền quá khích.

Phát biểu với các phóng viên tại Moscow vào ngày thứ Bảy, ông nói:

"Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục đối thoại [với phương Tây] trên cơ sở hiểu biết rằng một cuộc đối thoại cần phải trung thực và có tinh thần đối tác, không được có những nỗ lực làm cho chúng ta trông giống như một bên trong cuộc xung đột. Chúng tôi không tạo ra cuộc khủng hoảng này.”

Trong lúc các nỗ lực ngoại giao để giải quyết cuộc khủng hoảng tiếp tục, Tổng thống Obama đã có các cuộc hội đàm vào hôm thứ Bảy với Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Ý Matteo Renzi và Tổng thống Pháp Francois Hollande, theo Tòa Bạch Ốc.

"Các nhà lãnh đạo bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng về hành vi vi phạm rõ ràng của Nga với luật pháp quốc tế và tái khẳng định sự hỗ trợ của họ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine," một tuyên bố cho hay.

'Điện đàm liên tục'Ông Obama cũng đã điện đàm để hội thoại với Tổng thống Latvia Andris Bērziņš, Tổng thống Lithuania Dalia Grybauskaite và Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves.

Ba nước Baltic từng là một phần của Liên Xô cũ.
Trước đó, tổng thống Pháp nói ông Hollande và ông Obama đã thảo luận "các biện pháp mới" chống lại Nga nếu Moscow không có hành động để xoa dịu cuộc khủng hoảng.

Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh về "nhu cầu Nga rút quân đội được gửi đến Crimea kể từ cuối tháng Hai và làm tất cả mọi thứ để cho phép việc triển khai các quan sát viên quốc tế", văn phòng của ông Hollande nói.

Hiện chưa rõ "các biện pháp mới" là gì.

Các nhân chứng đi cùng với phái đoàn quan sát của OSCE nói một phát súng đã được bắn chỉ thiên khi một đoàn xe tiếp cận một trạm kiểm soát do các lực lượng thân Nga kiểm soát trên một con đường từ đất liền Ukraine dẫn vào bán đảo Crimea.

Một phát ngôn viên của OSCE nói rằng đoàn công vụ đã rút khỏi thành phố lớn ở gần nhất là Kherson, để quyết định các bước đi tiếp theo.

Tổ chức OSCE có trụ sở tại Vienna đã được chính phủ lâm thời của Ukraina mời tới khu vực, nhưng nhà chức trách ly Nga ở Crimea nói tổ chức này không có giấy phép để đi vào khu vực.
Theo BBC
chung  
#4 Đã gửi : 10/03/2014 lúc 08:21:26(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Merkel phản đối Putin về đề xuất trưng cầu dân ý xáp nhập Crimée vào Nga
UserPostedImage
Thủ tướng Đức bà Angela Merkel và tổng thống Nga Vladimir Putin (T). Ảnh chụp tại Berlin ngày 1/ 06 / 2012. REUTERS/Thomas Peter/Files
Đường dây điện thoại đã được sử dụng giữ Matxcơva, Berlin và Luân Đôn. Trong hai cuộc điện đàm, Tổng thống Nga vừa biện hộ cho đề xuất trưng cầu dân ý tại Crimée ngày 16/03 vừa khẳng định muốn “giải pháp ngoại giao”. Nhưng Putin đụng phải phản ứng cứng cõi của Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Theo Vladimir Putin, chính quyền thân Nga tại Crimée là một chính quyền « hợp pháp » và các biện pháp kể cả trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga là “đều dựa trên công pháp quốc tế, bảo vệ quyền lợi cư dân” tại bán đảo Crimée.

Tuy nhiên, lập luận của tổng thống Nga đã bị thủ tướng Đức bác bỏ một cách dứt khoát.

Từ Berlin, thông tín viên Nathalie Versieux tường thuật:

'' Đức đã dùng lời lẽ cứng rắn với Nga. Cho đến nay, Berlin vẫn nễ nang Matxcơva và vẫn giữ thái độ thận trọng trong các biện pháp trừng phạt.

Tuy nhiên, chủ nhật hôm qua, thủ tướng Đức Angela Merkel đã dứt khoát tỏ thái độ phải nói là thẳng thừng với tổng thống Nga Putin. Trong cuộc điện đàm, bà cho biết lập trường của Đức là không đồng ý với luận điểm của ông Putin trên hồ sơ Ukraina. Thủ tướng Đức nói rõ : việc tổ chức trưng cầu dân ý ở Crimée muốn độc lập với Ukraina là “vi phạm hiến pháp của Ukraina và công pháp quốc tế”. Bà đe dọa nếu không đình chỉ tiến trình này thì bà sẽ tẩy chay thượng đỉnh G8 dự trù vào tháng 6 tới đây tại Sotchi.

Qua điện đàm với Luân Đôn, tổng thống Nga cũng bảo đảm với thủ tướng Anh David Cameron là Nga vẫn “thiên về giải pháp ngoại giao”.

Thế nhưng Berlin lưu ý Matxcơva là đề xuất thành lập « nhóm tiếp xúc » để tìm một giải pháp ngoại giao cho Ukraina cho đến nay vẫn không được thực hiện. Lý do là vì có sự cản trở của Nga."
Theo RFI
song  
#5 Đã gửi : 12/03/2014 lúc 08:33:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ukraina : Mỹ phô trương hậu thuẫn cho chính quyền Kiev
UserPostedImage
Biểu tình tại New York kêu gọi chính quyền Mỹ bảo vệ Ukraine trước Nga, ngày 2/3/2014.
REUTERS/Carlo Allegri

Vào lúc Nga vẫn tỏ thái độ không lay chuyển trước sức ép của phương Tây trên hồ sơ Ukraina, Hoa Kỳ đã tranh thủ chuyến thăm của tân thủ tướng Ukraina vào hôm nay, 12/03/2014 để nêu bật sự ủng hộ của Washington đối với chính quyền Kiev.
Tại Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đích thân đón tiếp tại Nhà Trắng ông Arseni Iatseniouk, tân Thủ tướng Ukraina mà Mátxcơva không công nhận và cho là không có tính chính đáng.

Theo phát ngôn viên Nhà Trắng, trong cuộc tiếp xúc hôm nay, ông Obama sẽ nhắc lại cam kết giúp đỡ Ukraina, cụ thể là một khoản tài trợ 1 tỷ đô la, kèm theo phần đảm bảo ngân hàng cho những khoản vay của chính quyền Kiev.

Trong một bài phát biểu tại Bộ Ngoại giao hôm qua, bà Susan E. Rice, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ, đã nhắc lại lập trường ủng hộ Ukraina hiện nay trong cuộc đối đầu với Tổng thống Nga Putin : "Mỹ đang phối hợp chặt chẽ với các đối tác châu Âu nhằm trợ giúp tân chính phủ mới ở Kiev và nói rõ cho Tổng thống Putin biết rằng việc ông ấy vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế sẽ phải trả giá".

Trong chương trình dự kiến, ông Iatseniouk còn sẽ có những cuộc tiếp xúc với các nghị sĩ Mỹ, cũng như với lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Vào ngày mai, ông sẽ phát biểu tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York.

Ngay từ hôm qua Hạ viện Mỹ đã thông qua văn kiện lên án hành động can thiệp của Nga vào Ukraina, bị gọi là một cuộc "xâm lăng". Văn kiện không mang tính chất cưỡng chế, nhưng có giá trị biểu tượng mạnh mẽ vì hầu như được sự đồng thuận của toàn thể các nghị sĩ : 402 phiếu thuận, chỉ có 7 phiếu chống.

Trong lúc đó thì Matxcova từ chối mọi đối thoại với Kiev. Trước đề nghị của đồng nhiệm Nhật Bản về việc Nga mở đối thoại, Ngoại trưởng Nga Lavrov đã trả lời thẳng thừng rằng chính quyền ở Kiev không có tính chính đáng.

Chính quyền Nga có vẻ phớt lờ lời kêu gọi của Tổng thống Ukraina bị truất phế Ianoukovitch vào hôm qua theo đó ông cố gắng bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của Ukraina.

Hôm nay, một dân biểu Ukraina gốc người Tartar, ông Djemilev, đến Matxcova hầu nêu vấn đề người sắc tộc thiểu số này ở Crimée. Ông có thể sẽ gặp tổng thống Nga. Phát ngôn viên điện Kremly, Dimitri Peskov, xác nhận với hãng tin Interfax là vị dân biểu Tartar được mời đến Matxcơva nhưng không cho biết chi tiết gì thêm.

Riêng chủ tịch Hạ viện Nga, Serguei Narychkine, hôm nay, lên tiếng đảm bảo là các quyền của người Tartar sẽ được tôn trọng trong trường hợp người dân Crimée quyết định trong cuộc trưng cầu dân ý sát nhập vùng này vào Nga.

Tại Pháp, phát ngôn viên chính phủ, cho biết tổng thống Hollande, sẽ trao đổi hôm nay với ông Putin, nhưng không nêu thêm chi tiết.
Theo RFI
song  
#6 Đã gửi : 12/03/2014 lúc 08:35:35(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phương Tây sẽ bỏ rơi Crimée cho Nga để Ukraina bảo toàn độc lập ?
UserPostedImage
Bán đảo Crimée bên bờ biển Đen về lại với nước Nga? . Ảnh chụp ngày 11/3/2014
REUTERS/Thomas Peter

Ngày 16/03/2014, vùng tự trị Crimée tổ chức trưng cầu dân ý để tách ra khỏi Ukraina và sáp nhập vào Nga. Phương Tây đã cực lực phản đối hành động này và đe dọa gia tăng trừng phạt Matxcơva. Tuy nhiên, giới chuyên gia phương Tây đang tranh luận về câu hỏi phải chăng việc bỏ rơi Crimée cho Nga là cái giá phải trả để đưa đất nước này thoát ra khỏi vòng ảnh hưởng của Matxcơva và xích lại gần Châu Âu hơn.
Thế nhưng, việc chia chác giữa các cường quốc, cụ thể là để cho vùng Crimée sáp nhập vào Nga, liệu có đủ để thỏa mãn tham vọng của Tổng thống Vladimir Putin muốn được lịch sử lưu danh như một người hùng phục hồi được sức mạnh của liên bang Nga, sau khi Liên Xô tan rã ?

Mặt khác, chiến lược làm dịu căng thẳng này có thể sẽ bị chỉ trích mạnh mẽ từ phía Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nước Đông Âu, trước đây là vệ tinh của Liên Xô, hiện đang lo ngại cho an ninh của mình.

Có một thực tế là không một cường quốc nào tỏ ra sẵn sàng đối đầu trực diện với Nga để bảo vệ Crimée, vùng lãnh thổ mà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrouchev, vào năm 1954, đã rứt ra khỏi Nga để « tặng » cho Ukraina, trong khuôn khổ Liên bang Xô Viết.

Đồng thời, các nước phương Tây lại muốn đưa Ukraina thoát ra khỏi vùng ảnh hưởng của Matxcơva, và có được một quốc gia hữu hảo ở biên giới phía tây, tiếp giáp với Nga.

Ông Alexander Motyl, đại học Rutgers, New Jersey, Hoa Kỳ, được AFP trích dẫn, nhận định : « Phương Tây có thể quyết định bịt mũi, mắt nhìn đi nơi khác để khỏi phải thấy việc chiếm đóng vùng Crimée, nhưng chỉ với điều kiện là ông Putin công nhận chính phủ Ukraina hiện nay ». Do vậy, theo vị giáo sư này, « ông Putin sẽ phải đưa ra các bảo đảm rõ ràng đối với phương Tây. Thế nhưng, rất tiếc là không có gì trong phát biểu hoặc hành động của ông Putin để cho phép nghĩ rằng ông ta sẽ dừng lại ở vùng Crimée ».

Ngược lại, chuyên gia James Nixey, thuộc cơ quan tư vấn Chatham House, Luân Đôn, Anh Quốc lại cho rằng ít có khả năng Tổng thống Putin đi xa hơn, vì ông ta « đã đạt được mục tiêu mong muốn » và « vùng Crimée đã mất rồi ».

Cho đến lúc này, ý tưởng về sự thỏa hiệp như vậy không phải là quan điểm chính thức tại phương Tây. Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Tony Blinken tuyên bố : « Nếu có sự sáp nhập Crimée, một cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập vùng Crimée của Ukraina và Nga, chúng tôi sẽ không công nhận việc này ».

Thủ tướng Đức Angela Merkel, vốn rất thận trọng trong quan hệ với Matxcơva, cũng nói thẳng với Tổng thống Putin rằng cuộc trưng cầu dân ý 16/03 là « bất hợp pháp ». Các nước vùng baltic, vốn bị xâm chiếm và sáp nhập vào Liên Xô sau đệ nhị thế chiến, tỏ ra rất lo ngại. Tổng thống Litva hối thúc các lãnh đạo Châu Âu cần « ý thức được việc Nga tìm cách vẽ lại bản đồ và các đường biên giới Châu Âu thời hậu chiến ».

Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, ông Putin chỉ tìm cách « trừng phạt » giới lãnh đạo mới tại Ukraina, đồng thời vẫn duy trì vẻ bề ngoài là muốn có quan hệ với phương Tây.

Ông Erik Nielsen, thuộc tập đoàn ngân hàng Ý UniCredit, cho rằng, đối với nước Nga, mất ảnh hưởng với Ukraina là một việc, nhưng từ bỏ kiểm soát Crimée với hậu quả là một trong hai hạm đội chính của hải quân Nga mất đi lối ra biển là một việc quan trọng hơn nhiều và Matxcơva rất khó chấp nhận điều này. Vẫn theo nhà phân tích này, nếu ông Putin tìm cách trừng phạt Ukraina vì nước này tỏ ra thân phương Tây, thì ông ta cũng không muốn để cho các căng thẳng với phương Tây vượt quá mức có thể chấp nhận được về mặt chính trị và kinh tế.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia phương Tây vẫn chủ trương phải lên án mạnh mẽ việc sáp nhập Crimée vào Nga, nếu không, ông Putin sẽ còn can thiệp mạnh hơn vào Ukraina.

Cựu đại sứ Mỹ tại Ukraina, ông Geoffrey R. Pyatt, cho biết, nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, Thủ tướng Ukraina Arseni Iatseniouk và các quan chức nước này đã nhiều lần tuyên bố là Kiev sẵn sàng dành cho người dân vùng Crimée quyền tự trị rộng lớn hơn. Tuy nhiên, đây là công việc mà người dân Ukraina phải tự quyết định trong khuôn khổ Hiến pháp, chứ không phải dưới sự đe dọa của vũ lực.
Theo RFI
song  
#7 Đã gửi : 12/03/2014 lúc 08:51:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tại sao mãi đến giờ Trung Quốc mới phát biểu về vấn đề Ucraina?
Vấn đề Ucraina nóng bỏng gần tháng qua nhưng đến mãi hôm nay Trung Quốc mới chính thức phát biểu quan điểm về vấn đề mà họ rất quan tâm này.

Trung Quốc kêu gọi Mỹ kiềm chế trong vấn đề Ukraina

Theo báo Việt Nam v à quốc tế đăng tải thì Trung Quốc cho rằng tất cả các bên liên quan đến tình hình ở Ukraina nên kiềm chế để tránh gia tăng căng thẳng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố như vậy.

Theo ông Tập thì “Trung Quốc có quan điểm khách quan và công bằng về vấn đề Ukraina. Tình hình ở Ukraina vô cùng phức tạp. Trong trường hợp này, tất cả các bên nên bình tĩnh và kiềm chế để ngăn chặn việc căng thẳng gia tăng lên một cấp độ mới” – người đứng đầu nhà nước Trung Quốc nói trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

“Phía Trung Quốc ủng hộ tất cả các đề xuất và dự án sẽ giúp tình hình Ukraina giảm căng thẳng. Con đường chính trị và ngoại giao phải được dùng để giải quyết khủng hoảng” – Chủ tịch Trung Quốc khẳng định. Ông Tập Cận Bình nói Trung Quốc sẵn sàng liên lạc với tất cả các bên, kể cả Mỹ.

Trước đó, trong bình luận của mình, Tân Hoa Xã lưu ý rằng “trường hợp Ukraina cho người dân các nước khác trên thế giới lại một lần nữa thấy rằng, một quốc gia lớn sẽ tan nát như thế nào vì những hành vi thô bạo và ích kỷ của phương Tây”.

Bình luận nói trong vấn đề Ukraina, Nga “bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình” và

“Ukraina đang trên bờ vực hỗn loạn và sụp đổ do phương Tây gây ra”. Trung Quốc cho rằng trừng phạt không phải là cách hay nhất để giải quyết xung đột.

Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng nói nước này tiếp tục phát triển “hợp tác thân thiện” với Ukraina, và Trung Quốc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.

Ngay sau khi báo chí Trung Quốc đăng tải tin này thì hàng loạt báo của dân cư mạng chính thức và cả không chính thức Trung Quốc đã tung ra hàng loạt bài nêu quan điểm của mình. Có nhiều câu hỏi họ đã đặt ra: “Nếu ông Obama mà bị những người biểu tình Mỹ ăn vạ nhiều ngày và bao vây tòa nhà trắng và bắt ông phải từ chức khi mà ông là Tổng thống do chính họ bầu lên thì ông nghĩ sao? Và khi họ gây sức ép với ông, ông đã nhân nhượng đến mức phải chịu cho bầu cử sớm nhưng họ cũng không chịu và họ lật đổ ông, tự cử ra tổng thống tạm quyền mới. Vậy ông nói chính phủ đó có hợp pháp hay không?” Vân vân và vân vân…

Nhiều báo cho rằng Hoa Kỳ và châu Âu đã chơi tiêu chuẩn kép, một mặt cho là người dân Ucraina có quyền cử người đại diện của mình nhưng khi người Crimea cũng quyết định lấy ý kiến bầu chính phủ mới của họ và muốn sát nhập vào Nga thì họ lại lên án Nga, không chấp nhận chính thể mới đó, sau đó họ lên án Mỹ và phương Tây đã là người châm ngòi làm hỏng đất nước này. Họ cho là vấn đề khiến cho người dân Crimea muốn ly khai tách ra thành một nhà nước riêng và sát nhập vào Nga.

Nhưng bỏ qua các vấn đề mà Trung Quốc đã đưa ra quan điểm về các vấn đề Ucraina, người Việt Nam và thế giới quan tâm là tại sao mãi đến bây giờ Trung Quốc mới đưa ra quan điểm của mình?

Người ta thấy có mấy lý do sau đây:

1. Trung Quốc thận trọng bởi sợ sự ủng hộ của họ với chính thể mới ở Crimea sẽ là sự châm ngòi cho những phần đất của chính Trung Quốc cũng sẽ đòi ly khai thành nhà nước riêng như Tây Tạng và vùng người Duy-Ngô-Nhĩ , Hongkong khi họ đang vùng lên đòi tách khỏi Trung Quốc. Nhưng ngược lại họ lại muốn nếu lên án sự tách dời của vùng Crimea để hội nhập vào nước Nga thì lại là tố cáo chính họ bao nhiêu năm qua vẫn muốn sát nhập bằng được Đài Loan về Trung Quốc mặc dù Hoa Kỳ và quốc tế cũng như người Đài Loan không muốn.

2. Nếu vấn đề Ucraina không được giải quyết qua thương lượng hòa bình êm thấm thì không những chiến tranh có thể không kiểm soát được giữa Ucraina được họ hậu thuẫn với Crimea được Nga bảo vệ mà còn làm khủng hoảng kinh tế thế giới khi Hoa Kỳ hối thúc các nước Phương Tây cấm vận kinh tế Nga. Chính điều này mới là mối lo của Trung Quốc hơn. Vì sao? Lúc đó Trung Quốc phải chọn một trong hai bên để làm ăn và bên nào cũng làm cho thị trường cũng như nền kinh tế Trung Quốc chết đứng. Người ta uớc tính buôn bán của Trung Quốc vào Nga hàng năm dưới mọi hình thức lên đến 300 tỷ đô-la và vào Mỹ cũng là như vậy nhưng với châu Âu thì là trên 400 tỷ đô-la.

Với Nga, tiền lớn hàng năm thu về là một chuyện nhưng Trung Quốc họ biết chính họ chịu phụ thuộc mua bán xăng dầu, chất đốt, vũ khí từ Nga là chủ yếu, còn nặng nề hơn cả châu Âu với Nga. Nếu phải dừng thì nền kinh tế của họ sẽ tổn hại rất nghiêm trọng.

Còn nếu mất mối hàng lớn từ Mỹ va châu Âu thì hàng Trung Quốc đổ vào đâu để bán? Đó là chưa kể Mỹ sẽ lấy cớ không trả món nợ khổng lồ mà họ vay.

Cho nên, cuộc cấm vận của Mỹ và châu Âu với Nga sẽ chính là cuộc cấm vận cả Trung Quốc vì họ không dám mạo hiểm đi theo các nước này để chống lại Nga.

Vậy họ muốn gì? Dư luận cho rằng họ muốn cả hai đều đổ vào cái túi vốn đã xủng xỉnh của mình cho thêm nặng hơn nữa, nhưng trong tâm tưởng sẽ muốn Nga cho Mỹ một cú trời giáng về quân sự vì họ tức giận khi Mỹ đang đứng ra bênh vực và bảo vệ Nhật, Philipines và các đồng minh khác, ngăn cản họ thâu tóm biển Đông và khu vực này trong chính sách bá quyền Biển của một Trung Quốc đang lên. Phù thủy này đang nghĩ gì và làm gì thì mọi người còn phải theo dõi tiếp.
Nguyễn Hoàng Hà

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.270 giây.