logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 07/03/2014 lúc 06:08:06(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Theo trang mạng Bách Khoa Toàn Thư Mở thì “Ngũ Phụng Tề Phi (Năm con chim phượng hoàng cùng bay) là một danh xưng dùng để chỉ 5 người đồng hương cùng đỗ đại khoa trong cùng một khoa thi. Ở Việt Nam, danh xưng này được nhiều người biết đến nhất khi dùng để chỉ 5 danh sĩ người tỉnh Quảng Nam cùng đỗ đại khoa vào năm 1898...”

Nhưng đất Quảng không chỉ là đất của những danh sĩ lẫy lừng trong lãnh vực khoa bảng mà, theo tôi, mảnh đất này còn là nơi xuất phát, dựng nghiệp, thành danh của rất nhiều văn nghệ sĩ, trải qua nhiều thời điểm lịch sử VHNT Việt Nam. Từ thi ca, văn xuôi, báo chí, tới âm nhạc, hội họa...
UserPostedImage
Nhà thơ Thái Tú Hạp (Hình: luanhoan.net)
Tính riêng cho giai đoạn 20 năm VHNT miền Nam (1954-1975) ở lãnh vực thi ca, với những người trẻ, lên đường đến với bộ môn văn học này, trước, sau điểm mốc 1960s, người ta đã thấy đó là một con số không nhỏ. Nổi bật trong đội ngũ những cây bút mới ở thời điểm vừa kể, có thể nhắc tới những tên tuổi thành danh sau này, như Thành Tôn, Luân Hoán, Hoàng Quy, Ðynh Trầm Ca, Hoàng Lộc, Thái Tú Hạp, v.v... Họ là những người rất sớm, có thơ đăng tải trong những tạp chí văn chương thời đó, như Bách Khoa, Văn Học, Văn...

(Tôi cho sẽ là một thiếu sót, nếu không nhắc tới nhà thơ Vũ Hữu Ðịnh. Nhưng họ Vũ chỉ được nhiều người biết tới qua bài thơ “Còn Chút Gì Ðể Nhớ” do nhạc sĩ Phạm Duy soạn thành ca khúc. Trước đó, thơ ông gần như không xuất hiện trên những tạp chí kể trên.)

So sánh với những bạn văn cùng thời với mình thì, Thái Tú Hạp cũng là một trong vài nhà thơ trẻ (ở giai đoạn đó), có thơ in thành sách sớm nhất. Thi phẩm “Thèm Về” của ông xuất bản từ năm 1970. (*)

Theo một vài tư liệu đã được phổ biến thì, Thái Tú Hạp làm thơ rất sớm, khoảng giữa thập niên 1950s. Tuy nhiên, phải đợi tới đầu thập niên 1960s, khi thơ ông được đăng tải nhiều trên tạp chí Bách Khoa, rồi Văn và một vài tạp chí khác, khi đó, người đọc mới biết nhiều, và chú ý đến tiếng này.

Nhìn lại hành trình thi ca Thái Tú Hạp, tự thuở bắt đầu (tới hôm nay), những người theo dõi ông ghi nhận rằng: Thể thơ được họ Thái sử dụng nhiều nhất là Lục Bát.

Phải chăng, vì thể thơ êm ả, mượt mà như dòng suối hiền hòa này, thích hợp với bản chất đôn hậu, nhẹ nhàng của ông, trong đời thường, hơn những thể thơ khác?

“gặp nhau xưa bởi tình cờ
hỏi thăm lá gió hoài mơ mộng nầy
yêu em tình cũng heo may
rừng xuân chim hót trong cây nắng vàng...”
(Trích “Tình Cờ”) (1)

Hoặc:

“về đây tìm mảnh trăng gầy
cõi tâm sự rã như bày sao rơi
nghe cồn cát lũ bãi khơi
nghe cồn cát lũ bãi khơi
(Trích “Về”) (2)

Mặt khác, nội dung những bài lục bát của họ Thái thường trĩu nặng tính chất “mang mang thiên cổ sầu.” (3)

“chừ về với phố u sầu
với thành quách cũ lên mầu thời gian...”
(Trích “Buồn Hội An”) (4)

Tính hoài cổ đậm đặc qua những bài lục bát của Thái Tú Hạp, cũng khiến người đọc liên tưởng tới lục bát Huy Cận như:

“mây sầu lũng thấp âm u
hiu hiu thương nhớ vàng thu âm hài” (5)

Hoặc:

“chiều buồn nắng xẻ đôi sông
Ngày hoang liêu vỡ máu hồng trên cây” (6)

Tuy nhiên, vẫn với thể Lục Bát, họ Thái cũng đã đem đến cho người đọc nhiều hình ảnh mới, như:

“nghe chiều lành lạnh trong hồn
cái im vắng đến mỏi mòn thịt da”
(Trích “Sông Chiều”) (7)

Hoặc nữa:

“với em thị xã lỡ làng
lời ru tình Quảng Nam ngàn đau thương” (8)

Nói thế, không có nghĩa tác giả “Thèm Về” không tìm đến với nhiều thể thơ khác, như 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ hay tự do...

Thí dụ:

“nét buồn xưa hiu hắt
trời cúi hôn trùng dương
cô liêu sầu cửa mắt
bao nhiêu là nhớ thương”

Hoặc:

“dòng sông đó mang tôi vào lịch sử
lòng quê hương còn dấu đạn căm thù
tháng năm buồn trôi qua bằng đau đớn
nghe chán chường trong hơi thở cô đơn.”
(Trích “Lòng Mẹ”) (10)

Qua trích dẫn trên, tự thân những câu thơ đã cho thấy, Thái Tú Hạp không chỉ có những vần thơ “hoài cổ” mà, vì lớn lên, trưởng thành trong chiến tranh, bị động viên, nên những năm tháng quân ngũ, bom đạn ở miền Nam, cũng đã có một vị trí trong thơ ông. Và ưu tư của họ Thái về cuộc chiến đã phản ảnh khá rõ nét, trong những đoạn thơ còn lại trong bài “Lòng Mẹ,” như:

“chia tình xưa cánh chim về tám hướng
đời bơ vơ từng giấc ngủ muộn màng
mẹ già nua theo tuổi sầu côi cút
lo từng đêm súng vọng nẻo xa trường.
niềm tin vỡ như lửa chiều sau núi
đất ngậm ngùi nuôi hạt giống tương lai
đến bao giờ tin con về mừng tủi?
cho mùa xuân chín đỏ mọng này mai.”

Nhưng chiến tranh, ở khía cạnh nào trong thơ Thái Tú Hạp, cũng vẫn là những bày tỏ nhẹ nhàng, ngay cả khi ông có đề cập tới súng đạn, hận thù, chết chóc, chia lìa...

Trong những năm tháng lưu lạc ở quê người, bên cạnh bản chất đôn hậu, nhân ái và, tinh thần “hoài cổ,” họ Thái còn cho thấy thơ ông cũng mang nhiều tính thiền của một người thấu lẽ vô thường của kiếp người và vạn vật.

Với khá nhiều thi phẩm được xuất bản tại hải ngoại, Thái Tú Hạp, có hai thi phẩm được văn giới chú ý, nhắc nhở nhiều nhất, đó là “Miền Yêu Dấu Phương Ðông” (1987) và “Hạt Bụi Nào Bay Qua” (1995).

Ghi nhận về một trong hai thi phẩm này, nhà văn Mai Thảo viết:..

“...Một gắn bó sắt son và bất biến với giống nòi và nguồn gốc do nơi những rung động ở quê nhà ngày trước, trên quê hương người bây giờ, trước sau nhất quán, không bao giờ đổi thay. Những bài thơ trong sáng, êm đềm, như một thiền định nào đó giữa hai dòng chữ. Ðó là điều tôi ghi nhận được ở tư duy Thái Tú Hạp, ở cõi thơ và ngôn ngữ Thái Tú Hạp...”

Và Du Tử Lê:

“...Thi ca, với ông (TTH), không còn là những buộc ràng, những phản ánh nhân sinh. Thi ca với ông, không còn là những cánh cửa mở vào những vấn nạn đời thường, mà, thi ca với ông, càng ngày, càng cho thấy nó là một ngõ tương thông với trời đất, với những nguyên lý siêu hình. Trên những đường bay ngẫu hợp giữa trí tuệ và rung động, giữa ngôn ngữ (chỉ như chiếc thuyền chở người qua sông) và nhịp điệu (chỉ như những lượng sóng vỗ đâu đó giữa vô cùng lênh đênh) thơ Thái Tú Hạp đã “Ðáo bỉ ngạn.” Ðã tới bến bờ thức ngộ về lẽ sinh diệt, lẽ hữu hạn và vô nghĩa của kiếp người. Chính từ sự đáo bỉ ngạn kia, do nơi đạt tới bến bờ nọ, đã thăng hoa tiếng thơ Thái Tú Hạp. Một thăng hoa an nhiên, tự tại, êm và lắng như cành hoa trong tay Phật và nụ cười của ngài Ca Diếp, năm xưa... Bằng cảm nhận đó, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều cành hoa và nụ cười trong thơ Thái Tú Hạp hôm nay, ngay cả nơi những dòng thơ thế sự của ông...” (11)

5 tháng 3, 2014

Du Tử Lê

Chú thích:

(*) Tất cả thơ Thái Tú Hạp chúng tôi trích dẫn trong bài viết này, do nhà thơ Thành Tôn cung cấp. Thay mặt độc giả, trân trọng cảm ơn nhà thơ Thành Tôn.

(1) Tạp chí Chính Văn số 2, Saigon, đề ngày 30 tháng 7, 1972.

(2) Tạp chí Chính Văn số 2, Saigon, đề ngày 30 tháng 7, 1972.

(3) Thơ Huy Cận.

(4), (5), (6), (7), (8), (9) Nđd.

(10) Tạp chí Văn, Saigon, số 18, đề ngày 15 tháng 9-1964.

(11) Trích “Thái Tú Hạp”, Luân Hoán net.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.109 giây.