logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/03/2014 lúc 05:32:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Chị Lê thị Phương Anh ảnh chụp năm 2013. Courtesy danlambao
Lực lượng an ninh và công an Việt Nam tiếp tục sử dụng mọi biện pháp nhằm triệt hạ ý chí và hoạt động của những người công khai cổ xúy cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam.

Liệu những người đã dấn thân cho lý tưởng đó có bị khuất phục hay không?

Rỉ tai, mua chuộc

Hầu như hằng ngày đều có tin những người công khai đấu tranh cho quyền con người tại Việt Nam hiện nay bị những an ninh, công an thường phục hay mặc sắc phục theo dõi, sách nhiễu, hành hung...

Đối tượng của tình trạng đó là những cựu tù nhân chính trị, những người công khai ý kiến mong muốn xóa bỏ những quan điểm lạc hậu chà đạp quyền con người, những dân oan mất hết đất đai, tài sản phải đi khiếu kiện lâu năm đang chờ chực trước cửa công từ ngày này qua ngày khác…Đối tượng được nhắm đến mạnh nhất là những bạn trẻ sinh viên mới tham gia phong trào, chưa có cuộc sống kinh tế độc lập…

Biện pháp được sử dụng trước hết của những nhân viên an ninh hay công an với đối tượng mà họ đang theo dõi là trực tiếp nói chuyện, rỉ tai cho rằng những việc làm mà đương sự đang thực hiện là không có lợi, nên từ bỏ. Một sinh viên sau khi tham gia hoạt động phân phát các tài liệu nhân quyền cho người khác trình bày việc bị an ninh làm việc:

An ninh bắt đầu hỏi em, họ cài người bên cạnh phòng. Họ rút thẻ ngành ra đe dọa bạn bè của em. Họ nói với bạn bè em là em là đối tượng xấu, bị kẻ xấu kích động, chống lại đảng. Họ nói để bạn bè xá lánh, rồi họ đến làng xóm, địa phương đưa thẻ ngành ra và hỏi về nhân thân, hỏi từ trước đế giờ em có phạm lỗi gì không. Họ nói với làng xóm em đang là đối tượng xấu để cách ly em ra.
Áp lực với gia đình

Bước tiếp theo nếu như đối tượng không nghe là hù dọa bắt tù với cáo lập luận là vi phạm những qui định của pháp luật Việt Nam.

Nếu các biện pháp đe dọa trực tiếp với bản thân đối tượng bị nhắm đến không hiệu quả, phía an ninh, công an áp dụng một bước tiếp theo là nhắm vào gia đình, những người thân nhất của đối tượng để làm áp lực.
UserPostedImage
Một vài kiểu đàn áp dân lành của công an Việt Nam. RFA files
Bạn thanh niên trẻ vừa rồi cho biết:

Rồi người ta về nhà em, khủng bố đe dọa tinh thần nói rằng em là đối tượng xấu, gia đình cần giáo dục. Họ còn nói họ thích bắt em lúc nào cũng được; nhưng vì tương lai còn dài nên họ chưa bắt. Đề nghị gia đình giáo dục.

Tấn công bạo lực

Nếu các biện pháp rỉ tai mua chuộc, đe dọa đối với người trong cuộc và gia đình không thành công, thì lực lượng chức năng ra tay trực tiếp đối với họ.
Hai trường hợp trong suốt thời gian qua thường xuyên bị hành hung, đánh đập gây thương tích và sau đó còn ngăn chặn người bị thương được khám chữa bệnh đó là chị Lê Thị Phương Anh ở Quảng Trị và kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh tại Đà Nẵng.

Chị Lê thị Phương Anh kể lại trường hợp của bản thân sau ngày 4 tháng 3 vào Đà Nẵng để theo dõi phiên xử blogger Trương Duy Nhất:

Phiên tòa xong, tôi ra Đông Hà. Chiều đó vừa xuống xe thôi, họ canh chừng tôi sẵn. Khi tôi đứng bên đường chờ đón taxi hay xe ôm, thì ba người đi xe máy, một người chạy xuống đấm thốc vào bụng tôi hai đấm khiến tôi nôn ra hết. Tôi cố đứng vững kêu cứu khi có mấy người dừng xe lại. Nhưng họ nói tôi là phản động ai mà giúp thì bị liên lụy. Mọi người bỏ đi.

Trong thời gian qua, nhiều tường trình của kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh đưa lên mạng cho biết việc bản thân bị hành hung, rồi việc hai vợ chồng đi thuê nhà ở Đà Nẵng không được cho trọ, và gia đình tại Bình Định bị sách nhiễu.

Nay anh được một người là anh Phan Đình Thành ở Lăng Cô cho trú ngụ và anh Thành này nói về tình trạng của kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, cũng như lý do cho kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh tạm trú:
Từ lâu nay không có địa phương nào chấp nhận anh Thạnh cả, đuổi anh đi. Họ làm khó chủ nhà để chủ nhà đuổi anh đi. Tôi biết rất rõ điều đó nên làm chủ nhà đầu tiên đón nhận anh Thạnh về ở với tôi để có chỗ ở. Nếu tôi không đón anh Thạnh thì không biết anh sẽ đi về đâu. Điều đó rất nghiêm trọng. Rõ ràng công an dùng quyền bính, sức mạnh của họ để đẩy lùi anh Thạnh ra khỏi những địa phương mà anh Thạnh đã đến. Việc tôi đón anh Thạnh thứ nhất vì tình người, thứ hai vì công lý, thứ ba đúng pháp luật.

Kiên định với con đường đã chọn

Trước tất cả mọi biện pháp sách nhiễu, tấn công bằng mọi cách đó của phía cơ quan chức năng, những người trong cuộc như anh sinh viên tham gia phân phát tài liệu nhân quyền, cũng như người công khai tố cáo các lãnh đạo cấp cao tham nhũng, mua bán ma túy, hay lên tiếng đòi hỏi cho quyền con người và không khoan nhượng với phía Trung Quốc gây hấn; tất cả đều khẳng định việc làm của họ là đúng đắn. Dù có những lúc vì đau đớn thể xác, bị gia đình người thân trách móc, họ cũng băn khoăn xót xa; nhưng rồi họ xác quyết cần phải tiếp tục đấu tranh không chỉ cho bản thân mà còn cho thế hệ mai sau.

Người sinh viên trẻ cho biết:

Khi gặp an ninh nói với em là em còn tương lai, công việc học hành nữa. Em khẳng định luôn với họ rằng em vào học đại học không phải để lấy bằng. Em vào học đại học là để học cách tư duy. Em vào học đại học cũng để hiểu xem tại sao cách giáo dục tại Việt Nam lại đào tạo ra một thế hệ cử nhân có sự hiểu biết mà lại thờ ơ với dân tộc như thế! Bây giờ em đã đạt được mục đích và em đang sống cho lý tưởng của em. Còn nếu ai muốn sách nhiễu, ai muốn dùng cách này, cách nọ để em không thể tiếp tục học nữa, thì em sẵn sàng không học nữa. Em sẵn sàng công khai hết mình để đấu tranh cho lý tưởng của em.

Chị Lê thị Phương Anh là người từng bị xâm phạm tiết hạnh, bị đánh đập nhiều lần do dám công khai tố cáo những vị lãnh đạo cao cấp nhà nước, và ủng hộ cuộc đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam hiện nay, nhưng khẳng định: Chị Lê thị Phương Anh

Không bao giờ tôi nản chí, dù có chết tôi cũng chiến đấu đến cùng. Tôi thấy xã hội bây giờ, mọi người đang sống trong một xã hội thối nát, độc tài, độc ác, độc quyền.

Vợ chồng tôi là nạn nhân trong vụ buôn bán ma túy của ông Hoàng Trung Hải nên vợ chồng tôi đấu tranh và sẵn sàng làm mọi cách để đi đến công lý và sự thật.

Và anh Phan Đình Thành cũng xác quyết:

Tôi cũng có mấy bài nói với tất cả mọi người trên công luận rằng: tôi làm gì tất nhiên cũng dựa trên pháp luật của Việt Nam để làm; nhưng nếu ai vượt quá pháp luật, và dùng quyền lực đối với tôi cũng như đối với Thạnh thì tôi sẵn sàng ‘không khách sáo’ với họ. Vì nếu quyền của tôi là chủ nhà có quyền cho người ta cư trú theo đúng pháp luật mà công an không cho, thì tôi không chấp nhận với họ. Nếu họ đến nhà tôi thì tôi mang những luật pháp ra nói với họ, nếu họ không nghe nữa thì ra sao nữa, tôi cũng chấp nhận thôi! Trước đây tôi cũng có trả lời phỏng vấn với Đài và nói với mọi người rằng mình sống làm chứng cho sự thật thì cái gì không phải sự thật tôi sẽ đấu tranh cho tới cùng.

Theo đánh giá của những người quan tâm, thì ngay sau những đợt trấn áp dữ dội người yêu nước, sau những phiên xử bất đồng chính kiến thì số lượng người công khai ủng hộ dân chủ, số người tham gia vào các hoạt động đấu tranh đường phố ngày càng thêm nhiều.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.