logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/03/2014 lúc 06:05:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tình yêu là một điều kỳ diệu và mãi mãi vẫn là kỳ diệu với sự hiểu biết của con người.

Chị Hậu, vợ của một cựu chiến binh Hoa Kỳ -ông Bill- qua đời cách đây hai năm sau một căn bệnh ngắn ngủi. Biết chị là người chậm chạp, không quen giao dịch -ít ra là theo cái nhìn của ông kể từ khi gặp chị- ông đã lo chu đáo tất cả từ khi còn sống.

Chị là người thế nào? Và ông đã đối xử với chị ra sao? Xin mời quý độc giả theo dõi chuyện tình hai màu da dưới đây mà chị Hậu đã kể cho tôi nghe.

- Tôi là con nhà nghèo. Ba tôi đi lính, nhà đông con, má tôi chỉ ở nhà sinh con và nuôi con chứ không có làm gì thêm để kiếm tiền như những người đàn bà khác. Bởi vậy, tôi có học hành gì đâu, mới đến lớp hai đã nghỉ học, ở nhà giữ em. Chỗ ở thì dời đổi liên miên, không ở đâu lâu được vì cứ bám theo nơi đóng quân của ba tôi. Suốt thời con gái, chưa bao giờ tôi có được chiếc áo dài, mà nếu có cũng chẳng biết mặc đi đâu.

- Hỏi thiệt nghen, trước khi lấy chồng, chị có mối tình lãng mạng nào không?

- Lãng xẹt thì có. Tôi đã nghèo mà sắc diện chẳng bằng ai, lại còn không biết sửa soạn. Quanh năm, suốt tháng chỉ luẩn quẩn từ đầu hẻm đến cuối hẻm, làm bạn với mấy con nhỏ bán chè, gánh nước mướn, đâu có dịp đi đây, đi đó để quen biết ai. Nhiều khi nhìn thấy những người con gái khác ăn mặc đẹp sánh bước với những anh chàng có dáng dấp hào hoa tôi cũng mơ ước, nhưng chuyện đó quá xa vời.

- Vậy người chồng Việt Nam đầu tiên của chị không phải là người chị thương sao?

- Tôi có quen biết gì “chả” đâu mà thương. Khi khổng khi không ba tôi hứa với “chả” rồi dẫn về gả tôi… y như chuyện giỡn chơi vậy. Để coi, lúc tôi mới mười bảy tuổi. Cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, còn ham chơi gần chết đâu có nghĩ gì đến chuyện chồng con.

- Vậy sao chị không phản đối?

- Ba tôi dữ như cọp vậy, cãi lại có nước bị đuổi ra khỏi nhà luôn. Hồi đó nhỏ xíu có biết đi đâu và làm gì để sống, nên nhắm mắt mà chịu cho xong. Bởi vậy, tôi mới sinh đứa con đầu lòng thì “chả” dẫn vợ bé đi chơi trước mặt tôi tỉnh queo. Tức quá, tôi khóc lóc với má chồng thì bà bênh thằng con trời đánh đuổi tôi đi. Không tiền bạc, không nghề nghiệp, ôm đứa con mới ba tháng chẳng biết đi đâu, ba tôi lại chuyển đơn vị khác. Đó là lúc khổ sở nhất… suốt đời tôi không bao giờ quên.

Nhìn đôi mắt đỏ hoe của chị Hậu tôi hỏi tiếp.

- Rồi chị đã gặp ông Bill trong hoàn cảnh nào?

- Dì Năm hàng xóm thấy tôi không nơi nương tựa nên thương tình cho tôi ở nhờ. Nhà tuy nghèo, nhưng tâm của dì Năm thật tốt. Dì nói: “Bây cứ ở đây cho đến khi đứa nhỏ cứng cáp rồi hẳn tìm việc làm. Có thêm mầy thì cũng thêm cái chén, đôi đũa chứ tốn hao bao nhiêu, đừng có ngại”. Ở đó, mỗi ngày tôi phụ dì Năm lo cơm nước, giặt giũ. Thấy tôi lúc nào cũng buồn bã, ủ rũ vì không tiền bạc, không việc làm phải ăn nhờ, ở đậu, một người bạn của dì Năm hứa sẽ dẫn tôi đến “bar” do bà làm chủ để kiếm tiền. Bà nói, không phải ai bán bar cũng hư, xấu tốt là do mình. Thật sự, tôi cần việc làm nhưng nghĩ tới, nghĩ lui lại quá sợ. Tôi vừa quê mùa, vừa không biết tiếng Mỹ, làm sao có thể làm công việc đó, thấy mấy cô bán bar, cô nào cũng má phấn môi hồng, quần áo bảnh bao, lại còn “sexy” nữa, nhìn lại mình thì xơ xác ai mà thèm. Nhưng bà hứa sẽ giúp đỡ tận tình, nên tôi cũng “đành nhắm mắt đưa chân”. Ngày đầu tiên, dì Năm cho mượn áo dài và trang điểm qua loa cho tôi. Nhớ lại, tôi còn hồi hộp. Trong đời, đó là lần đầu mang guốc cao gót, đi cứ sợ té, vừa mắc cỡ vừa run nên bộ điệu chắc không giống ai. Từ trong hẻm nhà dì Năm ra đường lớn để đón xích lô, tôi đi giữa những cặp mắt tò mò, những nụ cười không biết là châm biếm hay thương hại mà cảm thấy người cứng đơ.

- Rồi làm sao mà chị gặp được ông Bill?

Đôi mắt chị Hậu như chìm trong vùng quá khứ xa xôi:

- Trong bar, lính Mỹ vô tấp nập, các chị khác nhanh nhảu kéo họ tới bàn. Ai cũng có khách, chỉ có tôi vẫn ngồi một mình trong nỗi lo lắng, sợ hãi. Nhưng chỉ vài phút sau, một anh lính mặt mày hiền khô bước vào quán. Thấy tôi ngồi một mình anh ta đi thẳng đến ngồi bên cạnh. Lúc đó tôi run lập cập, chân tay như quíu lại. Anh nói một tràng, tôi ấp úng hai tiếng “OK” với khuôn mặt đỏ bừng mà không biết anh nói gì. Hai bên hoàn toàn không hiểu nhau, vậy mà anh ấy cũng ngồi với tôi cho đến khi quán đóng cửa. Khi ra về, anh nhét tiền vào tay tôi và ra dấu, tôi hiểu lờ mờ rằng ngày mai anh sẽ trở lại gặp tôi. Đêm đó, tôi được chia tiền phần rượu anh mời tôi, cộng với tiền tip anh cho. Tôi không nhớ rõ là bao nhiêu nhưng nhớ là khá nhiều. Đó là gia tài lớn nhất mà tôi có được kể từ khi ra đời, sống một thân một mình. Người lính Mỹ, cũng là người khách đầu tiên mà tôi gặp, chính là Bill. Tôi làm ở bar đúng một tuần và người khách duy nhất ngồi với tôi cũng là Bill. Tuần sau, Bill nhờ bà chủ thông dịch, ngỏ ý muốn tôi nghỉ việc và anh sẽ mướn nhà cho tôi ở. Bà chủ tốt bụng khuyên tôi hãy nhận lời, vì đây là cơ hội hiếm có. Cuộc đời của tôi thay đổi từ đó. Tôi theo Bill về Mỹ khi mang thai đứa con thứ hai. Suốt gần bốn mươi năm chung sống chưa bao giờ Bill nặng lời với tôi. Mười mấy năm tôi không đi làm, chỉ ở nhà giữ con, nhưng tôi muốn gửi tiền về giúp gia đình ở Việt Nam bao nhiêu ông cũng cho, không hề thắc mắc. Tình thương Bill dành cho tôi quảng đại, cao cả hơn tình thương của người chồng, nó tựa như tấm lòng của một người cha tốt lành. Sau khi Bill mất, tôi mới cảm thấy mình đã không thương ông ấy như ông ấy đã yêu thương tôi hết lòng.

Khi có nhiều người Việt về định cư ở thành phố này, tôi bắt đầu kết bạn với những người đồng hương. Hằng tuần, tôi nôn nóng mong đợi mau đến ngày thứ bảy, chúa nhật để đến nhà người quen, để được nói tiếng Việt, để cùng nhau ăn những món quê hương như canh chua, cá kho tộ, lẩu mắm… Tôi tận hưởng niềm vui của riêng mình mà chẳng chút quan tâm đến người chồng mỗi ngày phải vất vả với công việc nặng nhọc chỉ chờ đợi cuối tuần để vợ chồng, con cái có được những phút giây đầm ấm, vui vẻ bên nhau…



Bạn thân mến,

Tôi biết Bill từ khi ông còn sống. Ông là một người hiền từ, chịu khó, chăm sóc vợ con từng ly, từng tí. Ông đã tự nấu nướng cho các con khi vợ đi vắng. Ông còn sẵn sàng giúp đỡ những đồng hương của vợ khi bà yêu cầu. Bà Hậu không đẹp, không có cùng trình độ văn hóa với chồng, chỉ duy nhất một điểm tôi biết bà hơn người khác là tấm lòng nhân hậu như tên gọi của bà. Có một điều tôi không bao giờ hiểu được là, tại sao ông có thể yêu thương một người phụ nữ xa lạ, không thể trò chuyện khi mới gặp. Một cuộc hôn nhân vội vàng sau một tuần gặp gỡ, chỉ ngồi nhìn nhau ở trong bar, ai dám tin rằng họ lại gắn bó suốt gần bốn mươi năm? Có biết bao người từng quen biết, tìm hiểu nhau cả một thời gian dài, vậy mà sau khi kết hôn chẳng bao lâu đã tan vỡ. Có những cặp vợ chồng làm đám cưới thật to, sống qua nhiều năm tưởng như hạnh phúc bất tận mà khi đối diện với một vài khó khăn lại không thể vượt qua được.

Mới đây, khi gặp một người bạn thường về Việt Nam, tôi có hỏi đùa rằng:

“Liệu có bà nào ở bên đó níu áo ông không?”

Anh không trả lời thẳng mà chỉ nói rằng:

“Sang Mỹ, đàn bà vừa đi làm kiếm tiền, vừa chăm sóc gia đình, con cái, rồi còn lo nấu nướng, giặt giũ… đời sống đưa đẩy các bà dần dần trở nên cứng rắn, gắt gỏng. Nhưng các bà lại quên rằng, đàn ông luôn thích vai trò che chở và nhận về những sự dịu dàng từ vợ”.

“Như vậy… những người đàn bà ở Việt Nam lúc nào cũng dịu dàng sao?”.

Anh trả lời câu hỏi của tôi với nụ cười:

“Tôi không rõ, nhưng nếu người ta có mục đích nào đó thì chiều chuộng, ngọt ngào là chuyện nhỏ thôi!”

Có thể ông Bill đã tìm được điều đó nơi người vợ mà dáng dấp bên ngoài không có gì quyến rũ. Ai dám bảo rằng gần bốn mươi năm Bill sống không có hạnh phúc khi ông đã đóng trọn vẹn vai trò người chồng tốt trong một cuộc tình không tương xứng? Có thể không ai hiểu được tại sao. Tình yêu vẫn mãi là điều kỳ diệu. Mong rằng, sau ông sẽ có người khám phá ra điều kỳ diệu đó để những đóa hồng lại được nở hoa trên con đường đi đến hạnh phúc.

Trần Yên Hạ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.