logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 19/08/2012 lúc 08:50:26(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Quan sát tình hình chính trị Việt Nam gần đây, chúng ta không
thể không đặt câu hỏi: nhà cầm quyền tham nhũng, khinh rẻ
dân chúng và khiếp nhược trước Trung Quốc đến như vậy mà
tại sao dân chúng nói chung vẫn im lặng và một số không ít
người vẫn tiếp tục ủng hộ họ?

Chúng ta tạm thời gạt bỏ câu hỏi thứ nhất. Cái gọi là im
lặng của dân chúng bao giờ cũng là một bí ẩn. Im lặng có
nhiều ý nghĩa và xuất phát từ nhiều lý do. Có sự im lặng
của sự thỏa mãn nhưng cũng có sự im lặng của sự bất
bình. Có sự im lặng của cảnh trời trong mây đẹp nhưng cũng
có sự im lặng trước bão tố. Không ai biết trước được.
Ở các xứ độc tài, nơi không có các cuộc điều tra dư luận
lại càng không thể biết được. Năm ngoái, trước khi Hosni
Mubarak bị lật đổ và trước khi Muammar Gaddafi bị bắn chết,
không ai hiểu được sự im lặng của dân chúng Ai Cập và Libya
cả. Cả các cơ quan tình báo lớn nhất của Tây phương cũng
không hiểu.

Cái không-thể-hiểu xin tạm thời bỏ qua. Chỉ xin tập trung
vào câu hỏi thứ hai: Tại sao vẫn có một số không ít người
tiếp tục ủng hộ chính quyền?

Chắc chắn, với một số rất đông, là vì quyền lợi. Trên
một blog trong nước, có người kể lại lời nói một số cựu
chiến binh và thương binh: Mất chế độ, người ta cũng sẽ
mất luôn cả hưu bỗng. Bảo vệ chế độ, do đó, cũng là
bảo vệ quyền lợi của chính họ. Đó là cách lập luận của
những người đã về hưu. Còn với những người đang tại
chức, điều đó lại càng rõ. Phương châm của Công an Việt
Nam thể hiện rất rõ điều đó: "Còn Đảng còn mình." Mà
không phải chỉ công an. Ở ngành nào cũng thế. Có đảng tịch
là có chức và có quyền. Có chức và có quyền là tự nhiên
có tiền. Tiền như mọc ra từ các tấm thẻ đảng. Lại là
tiền nhiều nữa. Không làm gì cả cũng có tiền. Tiền do
người ta… cúng. Bảo vệ đảng, do đó, trở thành việc bảo
vệ kho bạc và kho vàng của chính mình.

Việc bảo vệ chính quyền vì quyền lợi của chính mình thời
nào cũng có. Chính phủ càng phi nghĩa và phi nhân, quyền lợi
càng lớn; quyền lợi càng lớn, sự bảo vệ càng tích cực.
Tất cả những chuyện đó đều dễ hiểu.

Chúng ta chỉ bàn đến số người khác: Họ vẫn muốn bảo vệ
chính quyền dù họ không được hưởng quyền lợi gì trực
tiếp từ chính quyền ấy cả. Người ta gọi đó là lòng trung
thành.

Một số học giả Tây phương cho lòng trung thành ấy là nguyên
nhân chính khiến chế độ cộng sản ở Việt Nam, Trung Quốc
và Bắc Triều Tiên vẫn còn đứng vững sau khi toàn bộ hệ
thống xã hội chủ nghĩa ở Nga và Đông Âu bị sụp đổ vào
cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Người ta cũng cho
lòng trung thành ấy đã bén rễ sâu xa trong văn hóa và lịch
sử của cả ba nước, chủ yếu thông qua Nho giáo, một học
thuyết lâu đời và có ảnh hưởng cực lớn, vốn đề cao sự
hòa thuận và đặc biệt, sự trung hiếu đối với các bậc
bề trên. Trong văn hóa Nho giáo, sự phản kháng không phải chỉ
có màu sắc chính trị mà còn được xem là thuộc phạm trù
đạo đức: Nó bị xem như một tội lỗi.

Thật ra, Nho giáo đề cao lòng trung thành nhưng lại không hề
chủ trương một thứ ngu trung. Mạnh Tử từng bảo với những
bạo chúa như Kiệt Trụ thì nên giết; giết chúng không phải
là giết vua mà là giết những tên thất phu. Điều đó có
nghĩa là với những bậc thánh hiền trong Nho giáo, có hai loại
trung thành khác nhau: có loại trung thành chính đáng và có loại
trung thành sai lầm, hay thường gọi là ngu trung.

Trung như Lý Trần Quán đối với Trịnh Khải là ngu trung. Năm
1786, khi Đoan Nam Vương Trịnh Khải bị Nguyễn Huệ đuổi
chạy, cuối cùng, bị bắt, phải tự tử. Để tỏ lòng trung,
Lý Trần Quán đã sai mua quan tài và sai người đem đi chôn
sống. Ông không cần biết Trịnh Khải đã làm gì với vua Lê
và đã làm được gì cho đất nước. Ông cũng không cần biết
Nguyễn Huệ là ai; và giữa Nguyễn Huệ và Trịnh Khải, ai đang
và sẽ đóng góp nhiều cho đất nước hơn. Ông không cần
biết. Ông chỉ cần biết Trịnh Khải là chủ của ông. Ông
không cứu được Trịnh Khải vậy ông phải chết. Đơn giản
chỉ có vậy.

Bây giờ hẳn sẽ không có ai sẵn sàng tuẫn tiết nếu nhà
cầm quyền sụp đổ như Lý Trần Quán ngày trước. Nhưng, với
những mức độ khác nhau, một thái độ ngu trung như vậy không
phải là không có.

Ở thời nào ngu trung cũng có một số đặc điểm giống nhau:

Thứ nhất, người ta trung với cái danh của người lãnh đạo
chứ không phải với tư cách và hành động của người ấy.
Trong sinh hoạt chính trị ở Tây phương hiện nay, người ta
cũng đề cao lòng trung thành, nhưng cội rễ của sự trung thành
ấy được xây dựng trên sự đồng thuận về chính sách chứ
không phải trên cá nhân hay huyền thoại của tổ chức. Ở
Việt Nam, ngược lại, khi nói đến "trung với đảng", nhất
là trong thời điểm hiện nay, người ta lại gạt bỏ các chính
sách của đảng mà chỉ tập trung vào quá khứ hào hùng của
một thời nào xa lắc, một quá khứ đẫm đầy màu sắc huyền
thoại.

Thứ hai, người ta xem biểu hiện chính, thậm chí, duy nhất
của sự trung thành là sự vâng phục tuyệt đối. Cấp trên
nói đúng: nghe theo, đã đành. Cấp trên nói sai rành rành, vẫn
cứ nhắm mắt tuân theo. Cứ xem các diễn văn và các lời lẽ
tuyên truyền của chính phủ như Kinh Thánh. Cứ lặp lại như
vẹt chứ không có chút hoài nghi. Ở Tây phương, ngược lại,
người ta đề cao thứ trung thành kèm theo óc phê phán. Chỉ
trung thành với những cái đúng. Hơn nữa, chỉ trung thành khi
dám lên tiếng phê phán những cái sai của chính giới lãnh
đạo của mình. Chính vì thế, không hiếm người sẵn sàng lên
tiếng chỉ trích đảng của họ. Hay chính phủ của họ. Sự
trung thành đối với cái đúng và đối với quyền lợi dân
tộc được xem là chính đáng và cao cả hơn hẳn sự trung
thành đối với một cá nhân hay một tổ chức.

Ở Việt Nam hiện nay, đồng lõa lớn nhất của cái ác và cái
độc hại chính là những thứ ngu trung như thế.
Source: Blog Nguyễn Hưng Quốc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.