logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 16/03/2014 lúc 08:44:36(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thủ tướng Crimea: 93% cử tri muốn gia nhập Nga
UserPostedImage
Kết quả sơ khởi trưng cầu dân ý ở Crimea
Thủ tướng của Crimea nói các kết quả sơ khởi cuộc trưng cầu dân ý hôm Chủ nhật về việc vùng Crimea có sẽ ly khai Ukraina hay không, cho thấy 93% cử tri bỏ phiếu để vùng đất của họ sát nhập Nga.

Chưa đầy 1 tiếng đồng hồ sau khi các phòng phiếu đóng cửa, Tòa Bạch Ốc ra tuyên bố bác bỏ cuộc trưng cầu dân ý hôm Chủ nhật ở Crimea. Tuyên bố nói rằng cộng đồng quốc tế sẽ không thừa nhận các kết quả của một cuộc đầu phiếu được thực hiện dưới những mối đe dọa bạo động và sự dọa dẫm can thiệp quân sự của Nga, điều đó vi phạm luật quốc tế.

Tuyên bố nói thêm rằng không nên đưa ra quyết định nào về tương lai của Ukraina mà không có sự tham gia của chính phủ quốc gia Ukraina. Tuyên bố nói rằng cuộc bầu cử tổng thống được dự định vào ngày 25 tháng 5 sẽ mang lại một cơ hội chính đáng để tiếng nói của toàn dân Ukraina về tương lai đất nước của họ được lắng nghe.

Theo ước tính có khoảng 64% cử tri tham gia cuộc trưng cầu dân ý về Crimea, một bán đảo trong vùng biển Hắc Hải, hôm Chủ nhật.

Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu, EU, và Ủy ban châu Âu, EC, đều đưa ra tuyên bố hôm Chủ nhật gọi cuộc trung cầu dân ý là bất hợp pháp và không chính danh, và cảnh báo rằng kết quả cuộc trưng cầu dân ý sẽ không được quốc tế công nhận.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, hôm Chủ nhật, thỏa thuận đẩy mạnh việc cải cách hiến pháp của Ukraina về vấn đề chia quyền và tản quyền như giải pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở đất nước này.

Trong cuộc nói chuyện qua điện thoại hôm Chủ nhật, Ngoại trưởng Kerry cũng nói với Ngoại trưởng Lavrov rằng Hoa Kỳ sẽ không thừa nhận cuộc trưng cầu dân ý.

Trong khi đó Hãng thông tấn Reuters loan tin rằng Thủ tướng Ukraina Arseny Yatsenyuk tuyên bố quyết tâm truy tầm và bắt những kẻ cổ xúy việc chia cắt ở Crimea. Ông nói Ukraina sẽ tìm ra tất cả những kẻ cầm đầu đòi chia cắt crimea, những kẻ tìm cách phá hoại nền độc lập của Ukraina.

Tại thủ đô Kyiv, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina nói với các phóng viên báo chí rằng bộ quốc phòng của Ukraina và Nga thỏa thuận hưu chiến ở Crimea cho đến ngày 21 tháng 3.

Bộ trưởng Quốc phòng Ihor Tenyukh nói một thỏa thuận đạt được với Hạm đội Hắc Hải của Nga đồn trú ở Crimea, sẽ không có một hành động nào nhắm vào các cơ sở quân sự của Ukraina trong suốt thời gian hưu chiến. Ông cho biết các địa điểm quân sự của Ukraina hiện đang bổ sung tiếp liệu.

Trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel đề nghị về việc triển khai phái bộ của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu ở Ukraina ngay lập tức.

Crimea là vùng đất của Ukraina có đa số cư dân thuộc sắc tộc Nga. Nga nói rằng họ có quyền bảo vệ quyền lợi của họ ở Crimea.
Theo VOA

Sửa bởi người viết 16/03/2014 lúc 08:47:41(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 16/03/2014 lúc 08:48:45(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thế giới phản ứng cuộc bỏ phiếu ở Crimea
UserPostedImage
Người dân Crimea ăn mừng kết quả trưng cầu dân ý

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tỏ dấu hiệu cho thấy nước ông sẽ đưa ra thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, cảnh báo nước này rằng Mỹ và các đồng minh sẽ ‘không bao giờ chấp nhận’ cuộc bỏ phiếu ly khai của Crimea hôm Chủ nhật ngày 16/3.

‘Sẽ trừng phạt tiếp’
“Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea, vốn vi phạm Hiến pháp Ukraine và diễn ra dưới sức ép của quân đội Nga, sẽ không bao giờ được Mỹ và cộng đồng quốc tế công nhận,” Nhà Trắng ra thông cáo viết.

Obama cảnh báo rằng ‘hành động của Nga là xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và Hoa Kỳ phối hợp với các đối tác châu Âu chuẩn bị bắt Nga phải trả thêm cái giá cho hành động của họ’.

Trước đó, Điện Kremlin đã cho biết cuộc gọi này là do phía Mỹ chủ động trong lúc mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đã xuống đến mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.

Về phần mình, Tổng thống Nga Putin nói với Obama rằng cuộc trưng cầu dân ý là ‘hoàn toàn hợp pháp’ và ‘phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc’.

Các lãnh đạo lâm thời Ukraine đã gọi cuộc bỏ phiếu ở Crimea là ‘bất hợp pháp’ bởi vì khu tự trị này trên thực tế đã nằm dưới sự kiểm soát của người Nga kể từ đầu tháng.

Obama nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng này có thể vẫn được giải quyết bằng biện pháp ngoại giao nhưng chỉ chừng nào ‘các lực lượng quân đội Nga không tiếp tục hoạt động trong lãnh thổ Ukraine’ và ‘tập trận quy mô lớn dọc biên giới với Ukraine’.

Nhật lên tiếng
Hôm thứ Hai ngày 17/3, Nhật Bản lên tiếng rằng họ ‘kêu gọi mạnh mẽ’ Nga ‘đừng sáp nhập Crimea’.

Đất nước chúng tôi không đồng tình với kết quả’ cuộc trưng cầu dân ý,” ông Yoshihidi Suga, chánh văn phòng nội các Nhật, phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ.

“Nhật kêu gọi mạnh mẽ Nga hãy tuân thủ hoàn toàn luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và không sáp nhập Crimea,” ông nói.

Ông Suga nói Nhật sẽ hợp tác với các nước khác trong nhóm G7 để xử lý cuộc khủng hoảng ở Crimea.

Tokyo đã bắt đầu nghiên cứu các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, nhật báo Nikkei của Nhật dẫn nguồn từ quan chức giấu tên của Chính phủ Nhật đưa tin hôm 16/3.

Trước đây, hôm 15/3, Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng nước ông ‘sẽ không công nhận cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu’ này.

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius thì cho rằng cuộc trưng cầu dân ý này ‘càng phi pháp hơn’ vì ‘được tổ chức dưới sự đe dọa của lực lượng chiếm đóng Nga’.
Ngay cả nước Anh, vốn cùng với Đức đã tỏ thái độ thận trọng hơn với Nga, cũng nói rằng ‘đã đến lúc’ đưa ra những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với Moscow, theo hãng tin Pháp AFP.
UserPostedImage
Quảng trường trước tượng Lenin là nơi người dân Crimea tập trung ăn mừng


Về phần mình, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông hôm 17/3 đã lặp lại lời kêu gọi bình tĩnh và kiềm chế ở Ukraine.

Phát biểu trước phóng viên trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm châu Âu vào cuối tháng này, ông Lý nói rằng ‘đàm phán chính trị’ là cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu sắp nhóm họp vào ngày 17/3 để cân nhắc việc cấm thị thực và đóng băng tài sản một số quan chức hàng đầu của Nga.
Theo BBC

song  
#3 Đã gửi : 17/03/2014 lúc 08:46:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ukaina : Châu Âu trừng phạt 21 nhân vật Nga và Crimée
UserPostedImage
Biểu tình chống tổng thống Nga, trước nơi họp các ngoại trưởng Châu Âu. Ảnh chụp tại Bruxelles ngày 17/03/2014. Reuters
Trong cuộc họp vào hôm nay, 17/03/2014 tại Bruxelles, một hôm sau cuộc trưng cầu dân ý tại Crimée, các Ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu đã theo đúng lời đe dọa và thông qua các biện pháp trừng phạt đầu tiên nhắm vào Nga.
Trong một bản tin nhắn trên tài khoản Twitter của mình, Ngoại trưởng Lít Va Linas Linkevicius tiết lộ là Bruxelles đã quyết định trừng phạt 21 nhân vật bị xét là có trách nhiệm trong vụ Nga sát nhập vùng Crimée của Ukraina. Các biện pháp trừng phạt bao gồm việc cấm visa nhập cảnh cũng như phong tỏa tài sản.

Một số nguồn tin ngoại giao tại Bruxelles nói rõ là có 13 lãnh đạo Nga bị các biện pháp trừng phạt này.

Ngoại trưởng Linkevicius còn cho biết là Liên Hiệp Châu Âu sẽ có thêm biện pháp trừng phạt trong những ngày tới.

Như vậy, các Ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu đã cụ thể hóa điều được họ gọi là giai đoạn hai trong chiến lược « phản ứng từng bước » chống lại các hành động của Nga ở Ukraina, được thông qua hôm 06/03. Giai đoạn hai này bao gồm việc trừng phạt hàng chục quan chức Nga và Crimée.

Ngay từ khuya hôm qua, giới ngoại giao châu Âu đã thảo luận về một danh sách hơn một trăm nhân vật Nga cũng như Crimée, bị coi là đã can dự vào những hành động « đe dọa chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập của Ukraina ».

Trong danh sách này có nhiều lãnh đạo quân sự và chính trị cấp cao của Nga. Những người bị trừng phạt sẽ bị cấm nhập cảnh châu Âu, tài sản của họ ở Liên Hiệp Châu Âu sẽ bị phong tỏa.

Các Ngoại trưởng châu Âu cũng dự trù hủy bỏ một hội nghị thượng đỉnh EU- Nga vào tháng Sáu tới tại Sotchi.
Theo RFI
song  
#4 Đã gửi : 17/03/2014 lúc 08:47:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trưng cầu dân ý Crimée : Nga hoan hô, phương Tây phủ nhận
UserPostedImage
Tổng thông Nga Putin rát hài lòng về kết quả trưng cầu dân ý ở Crimée. Ảnh chụp ngày 17/03/2014.
Reuters

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại Crimée đã được Mátxcơva hoan nghênh. Tổng thống Putin cho biết là ông sẽ ra trước viện Duma để phát biểu về hồ sơ này vào ngày mai, 18/03/2014. Dư luận Nga tỏ ra rất hài lòng trong lúc phương Tây phản ứng bất bình và đe dọa trừng phạt.

Theo hãng tin Pháp AFP, ngay sau khi thông qua việc xin sát nhập vào Liên bang Nga, Nghị viện Crimée đã quyết định cử một phái đoàn đến Matxcơva ngay hôm nay để tiếp xúc với giới lãnh đạo Nga. Viện Duma, tức Hạ viện Nga, được cho là sẽ thông qua luật cho phép sát nhập vùng Crimée trong khoảng thời gian từ nay đến cuối tuần.

Phát biểu với hãng tin Interfax, ông Sergei Neverov, phó chủ tịch Viện Duma xác nhận rằng định chế này sẽ thông qua trong một « tương lai rất gần » một đạo luật cho phép Crimée gia nhập Liên bang Nga.

Báo chí Nga không ngớt lời tán dương kết quả cuộc trưng cầu dân ý. Tờ Kommersant chạy tựa : « Vinh quang cho Crimée ! », trong lúc nhật báo phổ thông đại chúng thân chính quyền thì tỏ ra rất phấn khởi : « Crimée trở về mái nhà Nga ! »

Ngược lại với các phản ứng trên, phương Tây không che giấu bất bình.

Trong một cuộc điện đàm với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin vào hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khẳng định trở lại rằng cộng đồng quốc tế sẽ không bao giờ công nhận cuộc trưng cầu tại Crimée, và Hoa Kỳ cùng Liên Hiệp Châu Âu sẵn sàng bắt Nga trả giá thêm vì đã vi phạm chủ quyền Ukraina.

Luân Đôn đánh giá cuộc trưng cầu dân ý là một « trò hề », Paris xem đấy là một cuộc bỏ phiếu « dưới sự đe dọa của lực lượng Nga xâm lược ». Canada cũng mỉa mai về tính chất « không chính đáng » của « cái gọi là trưng cầu dân ý ».
Theo RFI
song  
#5 Đã gửi : 18/03/2014 lúc 09:47:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tây phương và các biện pháp trừng phạt Nga
UserPostedImage
Tổng thống Mỹ Obama trong buổi nói chuyện tại Nhà Trắng ngày 17/03/2014.
REUTERS/Kevin Lamarque

Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ, cách nhau vài phút đồng loạt thông báo một loạt biện pháp mới trừng phạt Matxcơva và một số lãnh đạo cũ tại Ukraina.
Biện pháp công bố chiều hôm qua 17/03/2014, cấm visa và phong tỏa tài sản, tránh không đụng đến tổng thống Putin nhưng đánh vào giới thân cận nhất của chủ nhân điện Kremli và bản thân cựu tổng thống Ukraina, Victor Ianoukovitch.

Tổng cộng 13 người bị cấm visa và bị phong tỏa tài sản trong danh sách của Mỹ gồm phó thủ tướng Dmitri Rogozin, chủ tịch Thượng viện Valentina Matvienko, hai cố vấn của tổng thống, hai dân biểu Hạ viện.

Danh sách của châu Âu là 21 người trong đó có « thủ tướng Crimée » Serguei Anxionov, thị trưởng Sebastopol, đô đốc Denis Berezovski, tư lệnh hải quân tuyên bố trung thành với Nga. Trong số quan chức Nga bị trừng phạt có ba tướng lãnh kể cả tư lệnh hạm đội Hắc hải Alexander Vitko, có chủ tịch ủy ban an ninh và quốc phòng của Hội đồng liên bang Nga và phó chủ tịch Hạ viện. Nhật Bản cũng thông báo ngưng đầu tư và đàm phán miễn thị thực với Nga.

Từ Washington, thông tín viên Anne-Marie Capomaccio tường thuật :

" Danh sách công dân Nga bị trừng phạt trong đợt đầu tiên là những người thân tín nhất của ông Putin tại Matxcơva, những lãnh đạo ở Crimée chủ trương ly khai với Ukraina và các cựu lãnh đạo Ukraina lưu vong trong đó có tổng thống Ianoukovitch. Theo giải thích của Nhà Trắng thì những người bị trừng phạt, phong tỏa tài sản và cấm visa là lý thuyết gia, là chiến lược gia, là những kẻ hoạch định cuộc khủng hoảng hiện nay.

Trong một thông điệp ngắn tiếp sau đó, tổng thống Obama nhấn mạnh đây chỉ là giai đoạn đầu. Nếu nước Nga tiếp tục can thiệp vào Ukraina thì sẽ bị loạt biện pháp trừng phạt mới gây tai hại cho kinh tế Nga nhiều hơn. Tuy nhiên, một giải pháp ngoại giao vẫn khả thi nếu tổng thống Nga lùi bước, nhưng có lẽ đây không phải là trường hợp hiện nay.

Liên quan đến phản ứng trả đũa của Nga, Nhà Trắng giải thích là những thiệt hại mà Putin hy vọng gây cho Tây phương không thể so sánh với thiệt hại do các biện pháp trừng phạt của Tây phương gây cho Nga.

Còn trên các hồ sơ quốc tế có Nga tham dự như các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran, Nhà Trắng cõ vẻ kỳ vọng vào Teheran nhiều hơn, vào quyết tâm của chính quyền Iran thật sự muốn thoát ra khỏi vong vây cấm vận từ 30 năm nay, để tìm một thỏa thuận. "
Theo RFI
song  
#6 Đã gửi : 18/03/2014 lúc 09:48:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nga công nhận nền độc lập của Crimée
UserPostedImage
« Crimée chọn đứng về phía Nga » tựa lớn trên các tờ báo tại Crimée.
REUTERS/Sergei Karpukhin

Chiều tối hôm qua, 17/03/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh công nhận nền độc lập của bán đảo Crimée. Quyết định này được đưa ra ngay sau cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ngày 16/03/2014 với kết quả có hơn 96% phiếu thuận, đồng ý sáp nhập Crimée vào Nga.
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne tường trình :

« Như vậy là chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau cuộc trưng cầu dân ý, Matxcơva đã công nhận nền độc lập của Crimée. Theo sắc lệnh của Tổng thống Putin, chiểu theo ý nguyện của nhân dân vùng Crimée được bày tỏ qua cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/03/2014, Nga quyết định công nhận nước Cộng hòa Crimée như một Nhà nước có chủ quyền và độc lập và thành phố Sébastopol có một quy chế đặc biệt. Sắc lệnh có hiệu lực cùng ngày ký.

Trong vòng hai tuần, Nga đã đạt được mục tiêu cắt bán đảo Crimée ra khỏi Ukraina, qua việc gây áp lực về quân sự mà không dẫn đến đổ máu cùng với một chiến dịch tuyên truyền nhằm thuyết phục người Nga và cư dân vùng Crimée rằng họ cùng có tương lai chung.

Hôm qua, 17/03/2014, Quốc hội Crimée đã nhất trí quyết định đề nghị chính thức cho vùng Crimée được hội nhập vào Liên bang Nga. Một phái đoàn do Thủ tướng Crimée ly khai Serguei Axionov dẫn đầu, đã tới Matxcơva. Thứ Sáu tới, 21/03, Hạ viện – Douma – sẽ bỏ phiếu dự luật về việc sáp nhập bán đảo Crimée vào Liên bang Nga ».
Theo RFI
song  
#7 Đã gửi : 18/03/2014 lúc 09:49:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tổng thống Putin ký Hiệp định sáp nhập Crimée vào Liên bang Nga
UserPostedImage
Tổng thống V.Putin (G) và các lãnh đạo Crimée sau lễ ký kết sáp nhập bán đảo này vào Liên bang Nga, Matxcơva, 18/03/2014. REUTERS
Hôm nay, 18/03/2014, trong cuộc gặp các tân lãnh đạo Crimée thân Nga, tại Matxcơva, Tổng thống Vladimir Putin đã ký Hiệp định sáp nhập bán đảo Crimée vào Liên bang Nga và Hiệp định này có hiệu lực ngay lập tức. Việc ký kết đã diễn ra sau khi ông Putin phát biểu trước các dân biểu Hạ viện và Thượng viện, thống đốc các vùng và thành viên chính phủ.
Theo lời ông Putin, chính quyền Matxcơva không mong muốn phân chia lãnh thổ Ukraina, nhưng vùng Crimée có tầm quan trọng sống còn và lịch sử đối với nước Nga.

Điện Kremlin sau đó khẳng định « nước Cộng hòa Crimée được coi như gắn với Liên bang Nga, kể từ ngày ký Hiệp định ».

Cho dù văn bản này còn phải được sự phê chuẩn của các nghị sĩ Nga, nhưng đây chỉ là thủ tục. Ngày phê chuẩn chưa được công bố.

Như vậy, chỉ trong vòng 48 giờ, Matxcơva đã tuần tự thực hiện các quy trình để sáp nhập Crimée vào Nga, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của phương Tây.

Cụ thể là tối qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh công nhận nền độc lập của bán đảo Crimée. Quyết định này được đưa ra ngay sau cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức hôm Chủ nhật, 16/03, với kết quả có hơn 96% phiếu thuận, đồng ý sáp nhập Crimée vào Nga.

Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne tường trình :

« Như vậy là chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau cuộc trưng cầu dân ý, Matxcơva đã công nhận nền độc lập của Crimée. Theo sắc lệnh của Tổng thống Putin, chiểu theo ý nguyên của nhân dân vùng Crimée được bày tỏ qua cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/03/2014, Nga quyết định công nhận nước Cộng hòa Crimée như một Nhà nước có chủ quyền và độc lập và thành phố Sébastopol có một quy chế đặc biệt. Sắc lệnh có hiệu lực cùng ngày ký.


Trong vòng hai tuần, Nga đã đạt được mục tiêu cắt bán đảo Crimée ra khỏi Ukraina, qua việc gây áp lực về quân sự mà không dẫn đến đổ máu cùng với một chiến dịch tuyên truyền nhằm thuyết phục người Nga và cư dân vùng Crimée rằng họ cùng có tương lai chung.


Hôm qua, 17/03, Quốc hội Crimée đã nhất trí quyết định đề nghị chính thức cho vùng Crimée được hội nhập vào Liên bang Nga. Một phái đoàn do Thủ tướng Crimée ly khai Serguei Axionov dẫn đầu, đã tới Matxcơva. Thứ Sáu tới, 21/03, Hạ viện – Douma – sẽ bỏ phiếu dự luật về việc sáp nhập bán đảo Crimée vào Liên bang Nga ».

Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.122 giây.