logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/03/2014 lúc 08:16:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mức án nào cho blogger Phạm Viết Đào ?

UserPostedImage
Blogger Phạm Viết Đào tại một hội nghị về truyền thông xã hội, Hà Nội, 24/12/2012
REUTERS

Ngày 19/03/2014 sắp tới, tòa án Hà Nội sẽ xét xử sơ thẩm ông Phạm Viết Đào, một blogger có nhiều bài viết chỉ trích chính quyền Việt Nam, bị bắt từ tháng Sáu năm ngoái vì tội danh « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân » theo điều 258 Luật Hình sự Việt Nam. Trước đó hôm 4/3, một blogger nổi tiếng là Trương Duy Nhất đã bị tòa án Đà Nẵng tuyên hai năm tù, cũng với tội danh tương tự.
Vụ xử blogger Phạm Viết Đào là vụ cuối cùng đối với các nhà bất đồng chính kiến bị bắt trong năm 2013. Từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhà bình luận Phạm Chí Dũng nhận định :

Khác với Trương Duy Nhất và cũng khác nhiều với các blogger, Phạm Viết Đào là một trường hợp đặc biệt về vị thế. Được biết như một nhà văn, ông cũng đồng thời là một quan chức của Bộ Văn hóa Thông tin – cơ quan ông làm việc cho tới lúc về hưu và trước khi ông bị bắt bởi điều 258.

Nếu nhìn từ góc độ của cơ quan an ninh điều tra và tòa án, trường hợp Phạm Viết Đào có thể khá nhẹ nhàng so với Trương Duy Nhất. Bởi số lượng bài viết mà cơ quan an ninh điều tra trưng ra đối với Phạm Viết Đào chỉ có 2 bài, trong khi với Trương Duy Nhất là 12 bài.

Tuy cũng đề cập và chỉ trích một số trường hợp cá nhân lãnh đạo đảng và nhà nước, nhưng có vẻ như Phạm Viết Đào không thể hiện chính kiến theo cách “một góc nhìn khác” của Trương Duy Nhất. Nghe nói khá nhiều thông tin nhạy cảm mà blog của Phạm Viết Đào đăng tải là do ông lấy lại từ những nguồn tin không rõ ràng, chứ không phải ông nhận tin thực từ những nhân vật Y hay Z nào.

Nhưng đó cũng chính là vấn đề khó khăn nhất đối với Phạm Viết Đào, vì trong quá trình điều tra xét hỏi, cơ quan an ninh điều tra hẳn phải xoáy sâu vào câu chuyện “nguồn tin từ đâu?”, và “ai cung cấp cho anh tin tức này?”. Những chủ đề và chủ điểm nóng bỏng về vấn đề nhân sự của Hội nghị trung ương 7 vào tháng 5/2013 hẳn được khơi lại một cách đầy chủ ý.

Tuy vậy, dường như cơ quan an ninh điều tra đã không mấy thành công trong việc truy hỏi về nguồn tin đối với Phạm Viết Đào. Nếu không chứng minh được ông nhận tin nóng từ một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó, đặc biệt là tổ chức và cá nhân đó lại nằm trong nội bộ, nhiều khả năng Phạm Viết Đào sẽ không bị quy tội “làm lộ bí mật nhà nước” hoặc nguy hiểm hơn nữa là tội danh “gián điệp”.

Hơn nữa, theo những thông tin ngoài lề, Phạm Viết Đào có thái độ “hợp tác” nhã nhặn hơn với cơ quan an ninh điều tra, chứ không như thái độ được coi là kiên cường của Trương Duy Nhất. Với thái độ “hợp tác” như vậy, khả năng Phạm Viết Đào sẽ rất hạn chế hoặc không viết nữa sau khi được tự do là có thể xảy ra. Do đó, xét từ góc nhìn của cơ quan ninh điều tra, ngành tòa án và của cả giới lãnh đạo chính trị đang muốn răn đe giới blogger bất đồng chính kiến, đó là yếu tố rất quan trọng để Phạm Viết Đào có thể được xem xét làm nhẹ khung hình phạt.

Trong trường hợp “giảm nhẹ” hoặc “khoan hồng” xảy ra, người ta mới xem xét đến một vài yếu tố khác về nhân thân và gia đình, trong đó cần kể đến hoàn cảnh “cha mẹ già yếu” của gia đình ông Phạm Viết Đào.

Điều cuối cùng là tuy mang mục đích răn đe, và có thể tăng nặng hình phạt để những blogger quen viết chỉ trích cá nhân lãnh đạo phải run sợ, nhưng bối cảnh hiện thời không cho phép Nhà nước Việt Nam nặng tay đối với các vụ việc liên quan đến điều 258.

Một ví dụ gần gũi nhất là mức án đối với blogger Trương Duy Nhất đã “chỉ” có 2 năm tù giam, trong khi trước đó một số dư luận lo ngại blogger này có thể chịu án đến trên 3 năm hoặc thậm chí tột khung là 7 năm.Và nếu những blogger như Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt và bị đưa ra xét xử trong năm 2012 thì không biết chuyện gì xảy ra. Chúng ta cần nhớ lại là vào cuối năm 2012, hai blogger Điếu Cày và Tạ Phong Tần đã bị xử về điều 88 với mức án khủng khiếp: 12 năm và 10 năm tù giam.

Từ đó, có thể hy vọng mức án xử sơ thẩm ngày 19/3/2014 đối với blogger Phạm Viết Đào sẽ thuộc một trong hai khả năng:

Khả năng 1: Mức án bằng với thời gian tạm giam và được trả tự do tại tòa.

Khả năng 2: Vì tính răn đe nên vẫn có án khoảng 1 năm tù giam (bằng 1/2 án TDN), nghĩa là Phạm Viết Đào sẽ “nằm” thêm khoảng 3 tháng. Khả năng 2 có xác suất cao hơn so với khả năng 1.

Theo quan điểm cá nhân, tất nhiên tôi cho rằng ông Phạm Viết Đào không đáng phải nhận bất cứ mức án tù giam nào, và tôi mong muốn ông được trả tự do ngay tại tòa.

Như vậy với vụ xử Phạm Viết Đào, và một vài phiên xử liên quan đến tôn giáo sẽ được tổ chức sắp tới, về cơ bản ngành công an và tòa án Việt Nam đã “tất toán” các nhân vật bị cho “nhập kho” vào năm 2013, cũng có thể là kết thúc giai đoạn bắt bớ liên quan đến điều luật này.

Cũng cần nhớ lại rằng từ sau vụ bắt ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy vào giữa năm 2013, cho đến nay chính quyền đã không tiến hành bắt thêm một blogger nào nhân danh điều 258, còn hai điều 88 và 79 càng không được đề cập đến. Cần lưu ý là cả ba điều khoản này đều bị cộng đồng và các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án là “mơ hồ” và “bị lạm dụng”.

Tuy vậy, ở Việt Nam lại đang diễn ra xu hướng chuyển đổi tội danh từ các điều khoản “chính sự” 79, 88 và 258 trước đây sang những cáo buộc mang tính “dân sự”. Chẳng hạn như điều 245 về “cản trở giao thông” được Công an tỉnh Đồng Tháp “linh hoạt vận dụng” để khởi tố một dân oan đất đai và cũng là blogger tên là Bùi Hằng vào tháng 3/2014.

Có thể cho rằng từ nay đến năm 2015, cùng với lộ trình thực hiện các khuyến nghị về nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và chờ đợi được tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhà nước Việt Nam sẽ bước sang một giai đoạn mới, trở nên “thỏa hiệp” và “ôn hòa” hơn đôi chút. Bầu không khí dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam cũng vì thế sẽ “dễ thở” hơn.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 18/03/2014 lúc 10:09:36(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 18/03/2014 lúc 10:07:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Blogger Phạm Viết Đào ‘sẽ tự bào chữa’
UserPostedImage
Blogger Phạm Viết Đào (Ảnh: Danlambao)

Một luật sư không muốn nêu tên cho VOA Việt Ngữ biết như vậy tối 18/3 về phiên xử vào ngày mai đối với blogger Phạm Viết Đào theo Khoản 1, Điều 258 Bộ Luật Hình sự về tội ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’.

Luật sư này cho biết ông đã được gia đình ông Đào mời đại diện cho ông, nhưng blogger này đã quyết định ‘tự bào chữa’. Luật sư này cho hay:

“Tòa án đã cấp giấy chứng nhận bào chữa cho tôi. Sau đó tôi có vào nói chuyện với anh Đào thì anh Đào tạm thời nhất trí với phương án như thế này. Anh Đào sẽ tự bào chữa tại phiên tòa sơ thẩm, và nếu ông thấy bản án không thỏa đáng đối với ông và ông không chấp nhận được thì ông sẽ nhờ luật sư ở phiên phúc thẩm”.

Tin cho hay, ông Đào sẽ bị đưa ra xét xử tại một tòa án ở Hà Nội.

Theo luật sư không muốn nêu tên trên, tình trạng sức khỏe và tinh thần của ông Đào hiện nay đều tốt và ông tự tin về khả năng tự bào chữa của mình. Luật sư này nói:

“Ông Đào đã từng là thanh tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thanh tra cả vấn đề truyền thông nên ông tự tin về những hiểu biết pháp luật của mình. Với khả năng của ông ấy, ông sẽ tự bào chữa tại phiên tòa và ông hy vọng vào một bản án thỏa đáng, ít nhất là trả tự do cho ông tại phiên tòa’.

Ông Đào từng là công chức nhà nước, và trước khi bị bắt, ông đã sử dụng blog để viết lên những suy nghĩ của mình về tình hình thế sự trong nước, trong đó có các bài viết về giới lãnh đạo Việt Nam.

Người bị coi là vi phạm Khoản 1 – Điều 258 Bộ Luật hình sự ‘bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm’.

Hôm 18/3, tổ chức thúc đẩy nhân quyền Human Rights Watch có trụ sở ở New York, Mỹ, đã kêu gọi Việt Nam hủy bỏ các tội danh đối với ông Đào và thả ông ‘ngay lập tức và vô điều kiện'.

Hồi đầu tháng này, Việt Nam đã kết án 2 năm tù giam đối với một blogger khác là Trương Duy Nhất, người bị bắt trước ông Đào 2 tuần, theo khoản 2 Điều 258 Bộ Luật Hình sự.

Sau vụ xét xử này, chính phủ Hoa Kỳ đã ‘bày tỏ quan ngại sâu sắc’ đồng thời kêu gọi Việt Nam ‘trả tự do cho Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm, đồng thời cho phép người Việt bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa’.

Hà Nội từng nhiều lần nói rằng Việt Nam không có tù nhân lương tâm mà chỉ giam giữ người vi phạm pháp luật.
Theo VOA
song  
#3 Đã gửi : 18/03/2014 lúc 10:08:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
HRW: Việt Nam phải bỏ vụ xét xử blogger Phạm Viết Đào
UserPostedImage
Dịch giả, nhà văn, blogger Phạm Viết Đào. Courtesy of xuandienhannom.blogspot.com
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch trụ sở ở Hoa Kỳ hôm nay (18/3) kêu gọi chính quyền Việt Nam phải hủy bỏ ngay và vô điều kiện mọi cáo buộc đối với blogger Phạm Viết Đào.

Nhà báo Phạm Viết Đào từng là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, nguyên là Cán bộ thanh tra của Bộ Văn hóa Thông tin, nguyên Trưởng phòng Thanh tra hành chính chống tham nhũng của Bộ Văn Hóa.

Ông bị bắt sau khi phổ biến bài viết phê phán trực tiếp nhiều cấp lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, và sau khi chính quyền bắt blogger Trương Diuy Nhất cá Đinh Nhật Uy với cùng tội danh theo điều 258 luật hình sự.

Thông cáo của Human Rights Watch viết:"Kết án Phạm Viết Đào chỉ làm hình ảnh giới lãnh đạo chính quyền Việt Nam xấu đi; thay vì tổ chức một vụ xâm phạm nhân quyền, chính quyền nên tôn trọng nghĩa vụ nhân quyền quốc tế để góp vào nỗ lực giải quyết một cách xây dựng nhiều vấn đề đang phải đối diện."
Phiên tòa xét xử ông Phạm Viết Đào dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào ngày mai 19/3. Khung hình phạt tối đa cho tội danh này là 7 năm tù .
Theo RFA
song  
#4 Đã gửi : 19/03/2014 lúc 08:39:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Blogger Phạm Viết Đào bị kết án 15 tháng tù giam

UserPostedImage
Blogger Phạm Viết Đào .DR
Hôm nay, 19/03/2014, Tòa án Nhân dân Hà Nội vừa tuyên án 15 tháng tù giam đối với ông Phạm Viết Đào, bị đem ra xét xử với tội danh « lợi dụng các quyền tự do dân chủ », chiếu theo điều 258 bộ Luật Hình sự Việt Nam, do những bài viết đăng trên trang blog của ông.
Trong phiên xử hôm nay, ông Phạm Viết Đào không nhờ luật sư, mà đã tự bào chữa trước tòa. Theo lời một luật sư đã từng hỗ trợ pháp lý cho blogger Phạm Viết Đào, ông Đào đã không đồng ý với bản án nói trên, vì theo ông, những bài viết đăng trên trang blog của ông không hề có nội dung vi phạm điều 258.

Ông Phạm Viết Đào cũng đã nói với vợ con là sẽ kháng cáo và sẽ nhờ luật sư bào chữa trong phiên xử phúc thẩm. Tuy nhiên, do bị tạm giam từ 9 tháng nay, blogger Phạm Viết Đào chỉ còn 6 tháng nữa là mãn hạn tù. Còn nếu kháng cáo thì cũng phải chờ từ 3 đến 4 tháng mới xử phúc thẩm. Cho nên, theo vị luật sư đã cố vấn cho ông Đào, có thể gia đình sẽ cân nhắc việc có nên kháng cáo hay không.

Hôm qua, tổ chức Human Rights Watch đã ra thông cáo yêu cầu Việt Nam bãi bỏ mọi cáo buộc đối với blogger Phạm Viết Đào và trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông.Theo lời ông Brad Adams, giám đốc đặc trách châu Á của HRW, ông Phạm Viết Đào chỉ có một tội duy nhất là « sử dụng Internet để bày tỏ những ý kiến, mà nhiều người Việt Nam, bên ngoài cũng như bên trong chính quyền, chia sẽ ».

Nguyên là một quan chức bộ Văn hóa, blogger Phạm Viết Đào đã bị bắt ngày 13/06/2013 tại Hà Nội. Ông là blogger thứ ba bị bắt giữ và bị đưa ra xét xử ở Việt Nam kể từ giữa năm ngoái. Ngày 29/10/2013, blogger Đinh Nhật Uy đã bị toà án Long An tuyên án 15 tháng tù treo và gần đây nhất, ngày 04/03/2014, blogger Trương Duy Nhất đã bị tòa án Đà Nẵng tuyên án 2 năm tù giam, cũng với tội danh vi phạm điều 258.
Theo RFI
song  
#5 Đã gửi : 20/03/2014 lúc 08:14:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
RSF : Khi kết án Phạm Viết Đào, Việt Nam dấn sâu vào chế độ độc tài

UserPostedImage
Blogger Phạm Việt Đào tại toà án Hà Nội ngày 19/03/2014@RSF
Trong thông cáo đề ngày 19/03/2014, Phóng viên không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris đã tố cáo bản án 15 tháng tù dành cho blogger Phạm Viết Đào hôm qua vì « tạo ra một hình ảnh xấu về Đảng và Chính phủ » thông qua việc viết và đưa lên mạng 91 bài viết.
Ông Benjamin Ismail, phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của tổ chức Phóng viên không biên giới tuyên bố : « Bản án mới này cho thấy sự sách nhiễu rõ rệt của chính quyền Việt Nam đối với những nhà hoạt động trong lãnh vực thông tin. Chúng tôi đòi hỏi trả tự do ngay lập tức cho ông Phạm Viết Đào, bị án tù chỉ vì muốn thông tin cho đồng bào mình và chia sẻ quan điểm chính trị trên mạng ».

Ông Phạm Viết Đào bị công an Hà Nội bắt ngày 13/06/2013. Ông bị kết án theo điều 258 Luật Hình sự về việc « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân ». Trước đó ông đã từng bị quấy nhiễu trong nhiều tháng trời. Phạm Viết Đào là người cuối cùng trong số các blogger bị bắt giam trong năm 2013 nay được đem ra xét xử.

Tháng 12/2012, ông Phạm Viết Đào tuyên bố mình « không hề vi phạm luật lệ về thông tin » với tư cách là « hội viên Hội Nhà văn và Hội Nhà báo Việt Nam ». Theo ông, « nếu Nhà nước cho phép thành lập các hội này, thì họ phải chịu trách nhiệm bảo vệ công việc của chúng tôi ».

Năm nay 62 tuổi, ông Phạm Viết Đào ngày càng viết nhiều bài chỉ trích chính phủ. Tốt nghiệp về văn chương ở Rumani, ông làm việc ở Bộ Văn hóa Thông tin với tư cách cán bộ thanh tra, đến tháng 6/2012 thì về hưu.

Blog của ông tại địa chỉ phamvietdao3.blogspot.com nhiều lần bị tấn công nhất là vào tháng 3/2013, rồi mở được trở lại, nhưng đến tháng 6/2013 thì đóng hẳn khi ông bị bắt.

Thông cáo của RSF nhắc lại, Việt Nam hiện đứng thứ 174/180 trong bảng xếp hạng về tự do báo chí trên thế giới của tổ chức này. Việt Nam cũng bị Phóng viên không biên giới coi là kẻ thù của internet do chính sách trấn áp các blogger và các nhà ly khai trên mạng.
Theo RFI
song  
#6 Đã gửi : 20/03/2014 lúc 08:35:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tuổi Rồng
Tết năm kia, năm con rồng, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam's parents want a dragon son.” Thì cả Tầu lẫn ta ai mà không muốn có con trai tuổi thìn. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị.

Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”

Hậu vận lận đận
Nói vậy nhưng chưa chắc đã đúng vậy đâu. Nhà văn Phạm Viết Đào, một người tuổi nhâm thìn nhưng hậu vận (rõ ràng) có phần hơi lận đận chứ không được may mắn hay “tốt đẹp” gì cho lắm.

Thụy My (RFI) vào hôm 14 tháng 3 năm 2014 cho hay: “Ngày 19/03/2014 sắp tới, tòa án Hà Nội sẽ xét xử sơ thẩm ông Phạm Viết Đào, một blogger có nhiều bài viết chỉ trích chính quyền Việt Nam, bị bắt từ tháng Sáu năm ngoái vì tội danh ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’ theo điều 258 Luật Hình sự Việt Nam.”

Ủa, bộ thiệt vậy sao? Mà cái ông nhà văn này đã “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức Nhà Nước” hay “công dân” nào vậy cà?

Tôi nhào vô trang http://phamvietdaonv.blogspot.com/ nhưng cửa đóng then cài (rồi) nên chạy qua bên Dân Luận thì quả nhiên thấy rằng đương sự đã nhiều lần “xâm phạm lợi ích của tổ chức doanh nghiệp Vinashin” và “tổ chức khai thác bauxite” ở Tây Nguyên.”

Xin trích dẫn vài đoạn ngắn, làm bằng, về Vinashin:

“Những người trực tiếp cầm lái con tàu Vinashin không phải là những nhà doanh nghiệp thực sự, nhà doanh nghiệp có căn cốt làm ăn; họ chỉ đám người biết lợi dụng sự trao quyền tự quyết quá to của Luật Doanh nghiệp, sự lơ ngơ hoặc cố tình ngậm miệng ăn tiền của khâu quản lý nhà nước để vận hành guồng máy sản kinh doanh theo kiểu cách làm ăn của dân con phe đầu cơ, chạy mánh dự án để bán kiếm lời...

Một chính phủ với những bộ được giao quản lý về đầu tư kinh doanh nhưng không biết kinh doanh như thế nào để ra hiệu quả, không biết đầu tư như thế nào là an toàn, không biết việc mình đang đem trứng gửi cho quạ nhưng lại tưởng mình là người đang đầu tư phát triển đất nước... Khi vụ việc đổ bể lại tìm cách đổ cho Luật, cho thời vận; khủng hoảng kinh tế thế giới?...

Đối với vụ Vinashin chỉ một cơn lốc của thị trường đã làm cho toàn bộ cơ đồ của tập đoàn này trở thành đống sắt vụn... Hiện nay, không chỉ một mình Vinashin mà rất nhiều doanh nghiệp trong khu vực doanh nghiệp nhà nước đang rơi vào tình cảnh này. Họ đang nắm một phần vốn nhà vay của nhà nước lớn gấp nhiều lấn vốn điều lệ mà họ có. Do chính sách đầu tư phiêu lưu này nên chỉ một cú hích nhẹ là lăn kềnh ra. Tức là họ tồn tại trên mồ hôi, xương máu của người khác?”

Ơ, cái ông Phạm Viết Đào này hay nhỉ? “Xương máu của người khác” thì việc gì đến mình mà lo lắng (cuống cuồng) lên như thế? Như thế là (rành rành) “đã xâm phạm đến quyền và lợi ích công dân” của những người chủ trương và điều hành Vinashin rồi, chớ còn gì nữa?
Tương tự, Đảng và Nhà Nước đã có chủ trương (lớn) về chuyện khai thác bauxite rồi mà Phạm Viết Đào vẫn cũng cứ nằng nặc bàn ra và bàn lùi cho bằng được – chỉ vì e ngại sự mơ hồ của hiệu quả kinh tế, và tác động tai hại đến môi sinh:

“Chỉ xin nói một điều hết sức đơn giản: về hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế chứng minh Dự án khai thác bauxite Tây Nguyên không mang lại hiệu quả kinh tế; điều này đã được chứng minh cộng trừ về con số chứ không bằng các lập luận chung chung?

Xin lấy số liệu của Tập đoàn Than Khoáng sản do ông Đoàn Văn Kiển đã phát biểu: mỗi năm lãi 250 triệu USD; ông Kiếm cho biết 13 năm đầu đủ thu hồi vốn, sau đó bắt đầu có lãi với đời dự án là 40-50 năm. Cứ cho ông Đoàn Văn Kiển đúng đi thì dự án này sau 50 năm thu được bao nhiêu tiền: 10 đến 15 tỷ USD là cùng? Và như ông Đoàn Văn Kiển bộc bạch thì kết quả dự án này là 50/50, có nghĩa lợi nhuận trong năm mươi năm cũng chỉ được dăm, bảy tỷ là cùng theo cách tính của Ông Kiến, còn các nhà khoa học khác thì tính là âm?! Nếu theo tính toán của ông Kiên số tiền này có quá lớn không so với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam để đem đi đánh đổi tất cả mọi thứ để làm cho bằng được? Còn nếu âm, xảy ra thảm hoạ môi trường, an ninh quốc gia thì ai chịu?”

Đi quá xa thân phận người dân
Và điều đáng trách (cũng như đáng tội) hơn hết là Phạm Viết Đào cũng đã (rất) nhiều lần lợi dụng các quyền tự do dân chủ để làm phương hại đến mối giao hảo giữa nước bạn láng giềng. Trên trang Dân Luận, đọc được vào hôm 7 tháng 1 năm 2010, đương sự công khai bầy tỏ mối nghi ngại trước thông điệp ngoại giao “tạm gác lại những tranh chấp” của Đại sứ Trung Quốc (Tôn Quốc Cường) tại Việt Nam:

“Vấn đề ngoại giao mà Đại sứ quán Trung Quốc đề xuất hai bên cần gác lại đó là vấn đề Trung Quốc đang lấn chiếm nhiều vùng lãnh hải của Việt Nam trên biển Đông trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa ? Gác lại khác gì thừa nhận và để yên cho Trung Quốc lấn chiếm biên giới lành hải của quốc gia mình?...

Nếu cứ tin vào lời ông Đại sứ: Liệu ngư dân Quảng Ngãi thôi cất thuyền đi, khi nào hai bên đàm phán phân vùng biển xong rồi hãy ra khơi đánh cá. Trong khi đó thì tàu đánh cá Trung Quốc lại cứ ngang nhiên xâm phạm lãnh hải Việt Nam, hải quân Trung Quốc ra sức hiện đại hóa và thường xuyên tập trận, đe dọa...Ngư dân Việt Nam ra khơi chỗ nào cũng bị coi là xâm phạm lãnh hải Trung Quốc cá...

Thành ra Ngài Đại sứ đề nghị cứ gác lại, trong khi Trung Quốc lại không gác, cứ lấn lướt hết việc này đến việc khác, nói thế mà nghe lọt tai được ư? Có mà lừa trẻ con!”

Phạm Viết Đào, rõ ràng, đi quá xa trong thân phận của một người dân ở một đất nước mà giới lãnh đạo (đã) cam phận chư hầu nên dù ông ấy tuổi con gì thì cũng phải vào tù thôi, kể cả con rồng! Nói như thế không nhất thiết là tôi hoàn toàn phủ nhận những điều may mắn và tốt đẹp dành của tuổi Nhâm Thìn. Vì ngoài năm sinh, tính tình của mỗi người cũng góp phần không nhỏ trong trung vận hay hậu vận của họ.

Xin đơn cử một thí dụ (để làm rõ câu chuyện) về một nhân vật khác, cũng tuổi Nhâm Thìn: ông Nguyễn Thế Thảo.

Theo Wikipedia:

Nguyễn Thế Thảo (1952) là đương kim Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI và XII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa khóa IX, X và XI.

Dù là đại biểu quốc hội (hết khoá này qua khóa khác) ông Thảo vẫn chưa bao giờ có ý kiến ý cò gì ráo trọi về tổ chức kinh doanh Vinashin, hay khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Ông chỉ lên tiếng “phê phán hoạt động biểu tình chống Trung Quốc” và cho rằng “các thế lực thù địch và số cơ hội chính trị đã kích động người dân, nhất là số người đi khiếu kiện ở các địa phương biểu tình để gây áp lực với chính quyền phải giải quyết những khiếu nại, yêu sách" – theo như tin loan của BBC, nghe được vào hôm 13 tháng năm 2012.

Về chuyện này, tôi có nghe ông Thái Bá Tân phàn nàn:

Khi nhà ông bị cướp.
Vợ con ông kêu lên,
Mà ông ngồi im lặng
Thì ông là thằng hèn.

Tôi không nghĩ Nguyễn Thế Thảo là một “thằng hèn.” Ông ta, chả qua, chỉ là một người “kín tiếng” thôi. Tuy “kín” như thế nhưng ông vẫn được mọi người nhắc đến sau vụ “cắt đá” và “múa đôi” (hôm 19 tháng 1 và 17 tháng 2) vừa qua, trước tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội – nơi mà ông đang giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố.

Khi mà dân Việt hễ cứ ra biển là gặo ngay “tầu lạ,” và cứ “ra ngõ là thấy người Trung Quốc” thì ông Nguyễn Thế Thảo (trong tương lai gần) còn có triển vọng giữ những chức vụ cao hơn nữa – nếu vẫn tiếp tục thái độ phù thịnh như hiện tại.

Và đó chỉ là chuyện của “tương lai gần” thôi, chứ tình trạng Việt Nam (cũng như nước bạn Trung Hoa) đã muốn suy (và nguy) đến nơi rồi. Hậu vận của ông Nguyễn Thế Thảo, rồi ra, chắc cũng chả đã tốt lành gì.

Tuổi rồng, xem chừng, và nghĩ cho cùng, không khá – bất kẻ rồng ta hay rồng (chạy theo) Tầu. Đó cũng là kinh nghiệm của riêng tôi, một thằng cũng tuổi Thìn và đã sống (gần) hết đời như một kẻ tha phương cầu thực!
20-03-2014
Tưởng Năng Tiến
song  
#7 Đã gửi : 20/03/2014 lúc 08:43:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phản ứng về bản án tù đối với blogger Phạm Viết Đào
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, một thành viên của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền - gọi tắt là FIDH, hôm qua đã ra thông báo, mạnh mẽ lên án bản án tù đối với cho blogger Phạm Viết Đào.

Thông báo này dẫn lời chủ tịch FIDH nói rằng: “Vụ bỏ tù ông Phạm Viết Đào một lần nữa đặt nghi vấn về sự cam kết của chính phủ Việt Nam là sẽ bảo vệ nhân quyền. Trên thực tế, Việt Nam tiếp tục hành sử như một chính quyền độc tài, coi mọi quyền tự do, kể cả tự do ngôn luận và tự do tư tưởng là một mối đe dọa đối với quyền cai trị của họ”.

Ông Karim Lahidji nói Việt Nam phải chấm dứt việc sách nhiễu, bắt bớ, tống giam các nhân vật bất đồng, và lập tức trả tự do cho hơn 200 tù nhân chính trị đang bị cầm giữ.

Blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) kêu gọi các blogger, nhà văn, và giới quan tâm hãy lên tiếng để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mình, vì nếu không làm gì cả thì sau này, họ cũng có thể trở thành một Phạm Viết Đào khác.

“Có thể hôm nay chúng ta không quan tâm đến trường hợp của blogger Phạm Viết Đào hoặc nhà báo Trương Duy Nhất nhưng ngày mai ngay kia thì người bị giới hạn quyền tự do ngôn luận có thể là chúng ta, vì vậy nếu bạn quan tâm tới quyền tự do ngôn luận thì hãy bỏ một phút để lên tiếng về việc này.”

Blogger Mẹ Nấm nói Hiến Pháp Việt Nam quy định công dân Việt Nam có quyền bày tỏ chính kiến, và vì vậy cô phản đối luật lệ và các điều khoản hạn chế các quyền ấy.

Theo chiều hướng đó, blogger Mẹ Nấm cho biết cô đang tham gia cuộc vận động với các đại sứ quán nước ngoài để yêu cầu họ lên tiếng về vấn đề này ở Hà nội.

Ông Phạm Viết Đào, cựu Thanh tra Bộ Văn Hóa Việt Nam, bị tuyên án 15 tháng tù dựa trên Điều 258 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, về tội gọi là “lợi dụng các quyền dân chủ xâm hại lợi ích của nhà nước”, và “xuyên tạc, bôi nhọ các lãnh đạo cấp cao".

Nguồn: VOA's Interview, FIDH
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.175 giây.