logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 15/03/2014 lúc 12:37:51(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết

UserPostedImage
Dĩa hát Tân cổ "Con Tấm Con Cám" với Minh Cảnh - Út Bạch Lan. Source cailuongvietnam.vn
Câu chuyện cổ tích nhân gian “Con Tấm Con Cám” từng được đưa lên sân khấu từ thời thập niên 1930, và rất được khán giả thời ấy ưa thích.

Không gánh nầy thì gánh khác, tuồng Tấm Cám liên tục năm nào cũng có hát. Do đó mà câu chuyện đã ăn sâu vào lòng con người ta, khiến cho ai cũng muốn đi coi nếu như thấy đăng bảng.

Chuyện Tấm Cám
Câu chuyện Tấm Cám hầu như người nào khi con bé cũng đều được nghe ông bà già xưa kể cho nghe, có người nghe kể không biết bao nhiêu lần rồi, mà vẫn còn nghe, nếu có ai đó kể chuyện.Tuy là câu chuyện hoang đường, đầy huyền thoại, vậy mà tuồng hát lại ăn khách, khán giả bình dân rất thích. Từ gánh lớn như Thanh Minh, Phụng Hảo, cho đến các gánh bầu tèo ở thôn quê hễ có diễn tuồng Tấm Cám là thiên hạ lạ đi coi.

Riêng tôi còn nhớ rõ, ngày ấy (năm 1953) thấy chiếc xe ngựa dựng bảng “Con Tấm Con Cám”, vừa chạy vừa đánh trống, phát giấy program, tôi xin một tờ đọc nhanh. Thế là tối hôm lần đầu tiên đi coi tuồng, bằng số tiền 5 đồng để dành (vé hạng cá kèo 10 đồng, trẻ em 5 đồng). Diễn tiến tuồng hát chẳng khác gì câu chuyện từng được nghe kể, thế mà tính đến nay vở tuồng cổ tích kia tôi đã đi coi trên cả chục lần, và câu chuyện như sau:
UserPostedImage
Nghệ sĩ Út Bạch Lan năm 1955. Files photos
Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ, Cám ở với dì ghẻ tức mẹ của Tấm. Cám thì hiền lành, còn Tấm thì hung dữ ác độc. Trong khi Tấm được ăn sung mặc sướng, thì Cám phải vất vả cực nhọc, ngày ngày chăn trâu, và chỉ làm bạn với con cá bống mú nuôi ở ao nhà. Mỗi ngày chăn trâu về là Cám chạy ra ra ao thăm cá và cho ăn. Ngày nọ ra thăm thì cá đâu không thấy, chỉ thấy nước ao còn máu đỏ. Tấm đã bắt con cá làm thịt ăn. Cám than khóc thì ông Tiên hiện lên bảo đem xương cá chôn đúng 100 ngày đào lên sẽ thấy bảo vật. Cám làm theo lời Tiên và ngày đào lên thì được đôi giày (khi xưa gọi là đôi hài). Ngày nọ, đôi giày giẫm phải sình lầy, Cám rửa sạch máng phơi trên hai sừng trâu. Bỗng con quạ từ đâu bay đến tha đi một chiếc giày, bỏ xuống hoàng cung, ngay cửa ra vào của Đông Cung Thái Tử.
Thấy chiếc giày đẹp của người con gái nào đó, thái tử lượm và kể từ hôm ấy đêm ngày buồn bã, tư tưởng đến người có chiếc giày. Thấy kỳ lạ ở con người hoàng tử, vua cha gạn hỏi thì hoàng tử trình bày sự thể, và xin vua cha truyền trong thiên hạ rằng, cô gái nào mang vừa chiếc giày thì sẽ sánh duyên cùng hoàng tử.

Chiếu vua truyền ra thì rất nhiều cô gái từ tiểu thư khuê các cho đến hàng dân giả, cũng đều được về kinh thành mang thử giày. Thấy Tấm được mẹ cho đi dự thi, Cám cũng xin đi, bà dì cho đi nhưng phải lựa cho xong 3 thúng đậu lộn mè rồi đi. Công việc này đòi hỏi phải thời gian dài mới xong. Lúc Tấm đã đi thi thì Cám còn ngồi lựa mấy thúng đậu. Nàng vừa lựa vừa khóc thì bỗng nhiên một bầy bồ câu bay vào nhà lựa giúp Cám trong khoảnh khắc thì xong. Cám được đi dự thi nhưng là người đến sau cùng và kết quả mang được chiếc giày, giống y như chiếc giày còn lại được mang theo.

Thế là Cám được chấm, thái tử cho về nhà hẹn ngày cho kiệu hoa đến rước... Đoạn này của câu chuyện rất là vô lý, bởi khi được chấm đậu như vậy thì kể như là bà Vương Phi rồi. Vậy mà đi về nhà lại đi một mình không có quân sĩ theo “bảo vệ an ninh” đến đỗi phải bị mẹ con nàng Tấm hại cho chết. Kỳ tới tôi sẽ nói tiếp câu chuyện Con Tấm Con Cám đầy những huyền thoại này.

Giờ đây mời quí vị nghe tuồng “Con Tấm Con Cám” được thu thanh dĩa hát thời đầu thập niên 1960, lúc Minh Cảnh mới ca vài bộ dĩa, giọng ca còn chân phương, chưa pha giọng Huế. Và Út Bạch Lan giọng ca cũng rất trẻ. Đó là hai vai chánh, cùng với Túy Phượng, Túy Hoa, Ba Vân, Kim Quang, Phương Mai.
Theo RFA
phai  
#2 Đã gửi : 22/03/2014 lúc 05:24:23(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tuồng cải lương “Con Tấm Con Cám (phần 2)

UserPostedImage
Dĩa hát Tân cổ "Con Tấm Con Cám" với Minh Cảnh - Út Bạch Lan. Source cailuongvietnam.vn
Câu chuyện Tấm Cám đầy những hoang đường, huyền thoại, kể cả những tình huống vô lý. Thế mà thiên hạ vẫn tin, vẫn cho là có thật ở thời xa xưa, mà người kể chuyện hầu như người nào cũng nói rằng mình kể đúng.
Ở hiền gặp lành...
Thế hệ người kể lẫn thế hệ được nghe cứ vẫn tin, và càng tin thì tuồng cải lương mới có người coi. Chưa từng nghe một khán giả nào nói rằng tuồng Tấm Cám là câu chuyện không có thật.

Người ta không biết câu chuyện cổ tích nhân gian Con Tấm Con Cám có từ bao giờ, bởi ai ai cũng chỉ nghe kể lại thôi, hoặc là đi coi cải lương rồi hình dung ra chuyện của ngày xưa ấy.

Và sau đây tôi xin nói tiếp về diễn tiến câu chuyện cổ tích ấy. Cám về đến nhà, nàng đâu có biết lưỡi hái của tử thần đang chờ đón. Bà mẹ ghẻ giả vờ khóc lóc nói rằng cha nàng bệnh nặng, bệnh giập xương, nếu cựa mình thi nghe kêu răn rắc (do để bánh tráng nướng dưới lưng). Đồng thời bà dì ghẻ này cũng nói rằng cha nàng thèm ăn cau tươi (bởi thời ấy ai cũng ăn trầu). Tin lời Cám vội vã trèo lên cây cau hái cau tươi, thì ở dưới gốc cây hai mẹ con nàng Tấm dùng cây sào thọc cho Cám rơi xuống đất chết (cũng có người kể là chặt cây ngã).

Sau đó thì kiệu hoa từ kinh thành đến rước Cám, vì Cám không còn nên Tấm thay thế lên kiệu hoa về hoàng cung làm vợ thái tử. Lại thêm một vô lý nữa, bởi thái tử đã gặp mặt Cám rồi khi thử giày, thế mà nàng Tấm thay thế vào lại chẳng biết, để cho nàng ta tiếp tục tung hoành.

Thời giữa thập niên 1950, tờ báo Sài Gòn Mới mỗi ngày tặng tranh chim cò, tranh vẽ chuyện cổ tích nhân gian. Mỗi ngày mua một tờ báo thì được tặng một bức tranh, trong số có tranh câu chuyện Tấm Cám qua nét vẽ của nhà danh họa Lê Trung. Nàng Cám thì hình ảnh đẹp tuyệt trần trông rất dễ thương, còn nàng Tấm thì mặt mày vừa xấu vừa hung ác, đánh đá. Có người coi tranh nói rằng: Tấm và Cám khác xa như vầy, mà thái tử bộ không thấy đường hay sao mà đem kiệu rước về cung. Không lẽ Triều Đình và hoàng tử lại để người dân đánh tráo gạt gẫm một cách dễ dàng?

Trên đây là những gì mà tôi nghe thiên hạ bàn tán khi đi coi tuồng Tấm Cám. Mẹ con Tấm giết Cám chỉ tiêu diệt được thân xác nàng, còn linh hồn thì vẫn sống, vẫn tồn tại. Cám hóa kiếp thành con chim hoành hoạch (sách vở gọi là chim hoàng anh). Mỗi ngày chim bay đến cạnh bên thái tử, và thái tử lại quyến luyến chim hoàng anh, bỏ mặc cho nàng Tấm quạnh hiu. Con chim lại còn kêu tiếng người “giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, phơi thì phơi bằng sào, đừng phơi hàng rào rách áo chồng tao”.

Lòng ghen tức nổi lên, Tấm lại bắt chim hoàng anh ăn thịt. Và sau đó thì Cám lại biến thành cây măng tre (có người kể là cây xoan). Lòng ghen của Tấm không phải là cái ghen của tình yêu bị thương tổn, mà của lòng ích kỷ độc ác. Cái ghen ấy mới tàn nhẫn kinh khủng. Giết Cám một lần vẫn chưa thỏa cơn ghen, khi Cám hóa thành chim vẫn bị giết. Cơn ghen sôi sục trong lòng Tấm như nỗi ám ảnh không nguôi, con người như Tấm đến chết vẫn không thay đổi.

Thái tử hằng ngày chăm sóc cây măng tre, và Tấm lại chặt cây măng ăn luôn. Và cuối cùng thì này Cám lại ẩn mình trong trái thị chín. Một là lão ăn mày đi ngang bỗng nói: “Trái thị rớt bị bà già”. Tức thì trái thị từ trên cây rớt ngay vào cái bị của bà lão. Các bầu gánh cải lương, gánh bầu tèo hay chế ra thêm cho câu chuyện thêm ly kỳ, nhưng đoạn “trái thị rớt bị bà già” thì gánh hát nào cũng giữ nguyên. Có lẽ lớp này nàng Cám phải hiện thành người để gặp thái tử.

Và bây giờ mời quí vị nghe tiếp dĩa hát Con Tấm Con Cám, với Minh Cảnh vai thái tử, Út Bạch Lan vai nàng Cám, Túy Phượng vai Tấm.
chung  
#3 Đã gửi : 29/03/2014 lúc 08:47:30(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Tuồng cải lương “Con Tấm Con Cám” (phần 3)
Truyện Con Tấm Con Cám quá quen thuộc với người dân Việt, từ thành thị đến thôn quê hầu như ai cũng ít nhứt một vài lần được nghe kể, hoặc do tình huống nào đó mà được biết. Chẳng hạn như đi coi cải lương, hoặc nghe dĩa hát. Do bởi vở tuồng Con Tấm Con Cám đã được thâu thanh dĩa hát từ đầu thập niên 1950, lúc ấy danh ca Văn Lục đóng vai thái tử.

Nhà khai thác đã in dĩa từ bên Pháp rồi mang về Việt Nam bán, nên chỉ phát hành có một lần, rất hiếm ai còn lưu giữ. Sang thập niên 1960 tuồng Tấm Cám lại được thu thanh lần nữa, và lần này kép ca Minh Cảnh đóng vai thái tử mà quí thính giả đã nghe hai kỳ phát thanh cổ nhạc trước.

Một huyền thoại mang đậm màu sắc dân tộc

Câu chuyện cổ tích nhân gian này được thể hiện trên sân khấu từ thời thập niên 1930, nhiều đoàn hát đã khai thác chuyện Tấm Cám, và buổi hát nào cũng cho người xem thích thú. Cốt truyện mang tính huyền thoại nhưng đậm màu sắc dân tộc, và nêu lên được bản chất của người dân Việt Nam: chung thủy, hiền hòa, vị tha... Nó còn lên án tệ nạn “mẹ ghẻ, con chồng” trong thời phong kiến, và biết đâu nó vẫn còn tồn tại trong xã hội ngày nay.

Trong tình hình sân khấu cải lương bị khủng hoảng như hiện nay, người ta thiết nghĩ các vở tuồng được viết theo các truyện cổ tích nhân gian sẽ được khán giả cải lương chiếu cố, hơn là các tuồng phỏng theo phim kiếm hiệp Hông Kông, Đài Loan mà khán giả đã nhàm chán. Hoặc dựa theo tình tiết của các phim Hàn Quốc cũng xa với thực tế xã hội Việt Nam
Giờ đây tôi xin nói tiếp câu chuyện:

Nàng Cám lại hóa kiếp trong trái thị, và “trái thị rớt bị bà già”. Bà lão đem về chờ trái thị chín tỏa mùi thơm mới ăn (khi có trái thị chín thì mùi thơm khắp nhà). Mỗi ngày bà lão đi ăn xin, thì Cám ra khỏi trái thị nấu cơm dọn sẵnmột mâm cơm thịnh soạn chờ bà lão về ăn, ngày nào cũng thế, cho tới ngày kia thì bà rình bắt gặp một cô gái đẹp đang lo nấu ăn cho bà. Bà lấy vỏ trái thị giấu đi, nàng Cám không còn chỗ trốn, đành phải kể hết mọi chuyện về số kiếp khổ đau của nàng.

Và kể từ hôm ấy Cám trở lại kiếp người, sống với bà lão cho vui cửa vui nhà (nhà của bà lão là mái chòi tranh, và các gánh cải lương vẽ cảnh rất giống). Ngày nọ thái tử cùng đoàn tùy tùng đi săn, ghé lại nhà bà lão xin nước uống. Bà mời thái tử ngồi, rồi đi ra phía sau tấm vách tranh bưng nước và miếng trầu têm sẵn mời thái tử. Thái tử đã nhận ra miếng trầu têm hình cánh phượng – một tuyệt tác của Cám khó ai bì nổi.

Thái tử hỏi:

- Ai têm miếng trầu này?

Bà lão không dám nói là phía sau tấm vách có nàng Cám nên nói dối!

- Dạ bẩm thái tử, chính già này têm, chớ không phải ai hết.

- Thật không? Đâu bà têm lại miếng trầu khác coi nào.

Nàng Cám ở đàng sau nghe rõ hết và biết rằng bà lão không thể têm được, nên nàng biến thành con ruồi bay đậu trên tay bà lão, coi như nàng têm trầu qua tay của bà.

Hiện tượng con ruồi đậu trên tay bà lão đã không qua mắt được vị thái tử. Ngài nói:

- Tại sao lại có con ruồi trên tay bà, hãy đuổi con ruồi bay đi cái đã.

Khi con ruồi bay đi rồi, thì miếng trầu của bà lão têm quá vụng về, đâu giống được miếng trầu cánh phượng.

Thái tử hạch hỏi và dọa:

- Bà phải nói thật ai têm miếng trầu kia, bà gian dối sẽ bị bắt về trào trị tội.

Lúc này thì nàng Cám xuất hiện. Thái tử mừng rở gặp lại người vợ tiên giáng trần. Vợ chồng Cám lại trùng phùng sau bao ngày xa cách. Và tội lỗi của mẹ con Tấm được thái tử tha chết, nhưng họ bị đuổi về quê để chịu tội với dân làng, và sống trong sự ray rức của lương tâm ở quãng đời còn lại.

Có tuồng cải lương thì cảnh cuối này, mẹ con Tấm về dọc đường bị trời đánh chết. Không biết cái nào đúng, bầu gánh nào cũng cho là mình hát đúng.

Và bây giờ mời quí thính giả nghe tiếp dĩa hát Con Tấm Con Cám.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.