logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/03/2014 lúc 11:16:06(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Hàng trăm người Việt từ khắp nước Mỹ, Canada, và các nước Châu Âu tề tựu về thủ đô Washington DC, bắt đầu hai ngày Tổng Vận động Nhân quyền cho Việt Nam 2014 tại Quốc hội Mỹ.
Hàng trăm người Việt từ khắp Hoa Kỳ, Canada, và các nước Châu Âu hôm nay tề tựu về thủ đô Washington DC, bắt đầu hai ngày Tổng Vận động Nhân quyền cho Việt Nam 2014 tại Quốc hội Mỹ.

Đây là cuộc vận động thường niên lần thứ ba do Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS có trụ sở tại bang Virginia (Hoa Kỳ) tổ chức nhằm kêu gọi giới lập pháp Mỹ thúc đẩy Hà Nội cải thiện nhân quyền.

Trưởng ban tổ chức, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành BPSOS cho biết trong hai ngày 26 và 27/3, các phái đoàn vận động sẽ có các buổi tiếp xúc trực tiếp với hàng chục thượng nghị sĩ và dân biểu Hoa Kỳ để trình bày thực trạng nhân quyền tại Việt Nam, đề nghị thông qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam và Luật Chế Tài Các Vi Phạm Nhân Quyền Ở Việt Nam do hai dân biểu Chris Smith và Ed Royce đề xướng, và yêu cầu Quốc hội Mỹ đặt điều kiện nhân quyền vào các cuộc thương lượng với Việt Nam về Hiệp định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ông Nguyễn Đình Thắng:

“Mục tiêu chính của cuộc vận động là tạo nội lực, tạo ảnh hưởng của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ và tạo ảnh hưởng, tầm vóc cho tiếng nói của những nhà tranh đấu trong nước. Điểm đặc biệt nhất của năm nay là chúng tôi tập trung vào thượng viện nhiều hơn. Đặc điểm thứ hai là năm nay chúng tôi có sự tham gia của phái đoàn khá đông từ Canada, với hy vọng sẽ làm được một cuộc vận động tương tự ở Canada.”

Sau các cuộc gặp gỡ, 2 giờ chiều nay Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos thuộc Quốc hội Mỹ sẽ mở cuộc điều trần về nạn đàn áp tôn giáo tại Việt Nam trong đó có phần trình bày qua video của một số chức sắc tôn giáo từ trong nước.
Cuộc Tổng Vận Động Nhân quyền Việt Nam bắt đầu tại Quốc hội Mỹ
http://realaudio.rferl.o...70-a548-65c870fd9ae3.mp3
Chương trình vận động tiếp tục vào sáng mai với cuộc họp khoáng đại với giới chức làm luật Hoa Kỳ ở trụ sở Quốc hội trước khi Hội nghị Xã hội Dân sự.
Việt Nam khai diễn tại đây vào buổi chiều.
Ban tổ chức cho biết Hội nghị sẽ quy tụ phần tham luận của 18 diễn giả bao gồm các nhà bảo vệ nhân quyền trong và ngoài nước, các chuyên gia nghiên cứu về nhân quyền quốc tế, và các dân biểu như Chris Smith, Frank Wolf, và Alan Lowenthal.

UserPostedImage
Giám đốc điều hành BPSOS Nguyễn Ðình Thắng.
Một diễn giả tham luận Hội nghị Xã hội Dân sự ngày mai, ông Vũ Quốc Dụng từ Đức, Chủ tịch tổ chức nhân quyền VETO gồm mạng lưới các nhà bảo vệ nhân quyền ở Châu Âu, cho biết:

“Tôi tham gia chính là tham luận trong ngày mai tại Hội nghị Xã hội Dân sự Việt Nam với đề tài vận động quốc tế. Chúng tôi sang đây thứ nhất để nối kết với các tổ chức bên này, thứ hai để học hỏi thêm kinh nghiệm của những anh em bên Mỹ cho tổ chức VETO của chúng tôi, mạng lưới những người bảo vệ nhân quyền ở Châu Âu.”

Tất cả các sinh hoạt của kỳ Tổng vận động nhân quyền cho Việt Nam lần này sẽ được truyền hình trực tuyến qua các trang mạng xã hội để mọi người khắp nơi có thể theo dõi.

Ngoài trọng tâm vận động tại Quốc hội, các phái đoàn cũng có các cuộc họp với Bộ Ngoại Giao và Phòng Đại Diện Thương mại Hoa Kỳ, cơ quan chịu trách nhiệm về thương lượng Hiệp định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương để vận động quan tâm đến vấn đề nhân quyền Việt Nam trong các mối quan hệ giữa Washington với nhà cầm quyền Hà Nội.

Ngày Vận động Nhân quyền Việt Nam hằng năm quy tụ đông đảo người Việt từ các nơi đổ về các cơ quan hành pháp, lập pháp Hoa Kỳ mà nổi bật nhất là cuộc tiếp xúc của hàng trăm người Việt với giới chức hành pháp Mỹ tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 3 năm 2011 để trao thỉnh nguyện thư yêu cầu áp lực cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.
Theo VOA
phai  
#2 Đã gửi : 26/03/2014 lúc 11:17:46(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vận động cho Tự Do Tôn Giáo, Nhân Quyền ở Việt Nam
UserPostedImage

Ngày 26/3 và 27/3 là hai ngày Vận Động Cho Việt Nam tại Quốc Hội Hoa Kỳ do tổ chức BPSOS điều hợp với sự tham dự của nhiều đại diện các cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Ngày vận động này còn có các cuộc điều trần trước quốc hội Hoa Kỳ bằng Video của Linh Mục Phan Văn Lợi và Bà Nguyễn Bạch Phụng, một nữ Chánh Trị Sự Cao Đài, từ Việt Nam. Cuộc vận động qui mô này nhằm trình bày sự thật về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, trong đó có sự vi phạm tự do tôn giáo, để thuyết phục Quốc hội Hoa Kỳ thông qua các đạo luật bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.

Người Việt khắp nơi đang theo dõi cuộc vận động này, đặc biệt là các vị lãnh đạo tôn giáo trong hội đồng Liên Tôn tại Houston. Một thành viên của hội đồng Liên Tôn là Hòa thượng Thích Huyền Việt, Phó chủ tịch Văn Phòng II, Viện Hóa Đạo, Tổng vụ trưởng Tổng Vụ Thanh Niên Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, khẳng định:

"Trong thể chế cộng sản, chúng ta dư biết rằng là hoàn toàn không có tự do tôn giáo theo ý nghĩa được qui định bởi hiến chương Liên Hiệp Quốc."

Hòa Thượng Huyền Việt giải thích về tình trạng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất:

"Bên phía Phật giáo ở Việt Nam, sau 1981, thì họ tạo ra cái gọi là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, nhưng mà giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đó, chẳng qua là một hình thức mới và trở thành một bộ phận trong Mặt Trận Tổ Quốc. Mà Mặt Trận Tổ Quốc là ngoại vi của đảng CSVN, để qua đó, nhằm vận động quần chúng đi theo cái hướng gọi là yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa, yêu tôn giáo là yêu xã hội chủ nghĩa. Thành ra cái tổ chức mới chỉ là tổ chức nhằm phục vụ cho quyền lực của đảng và nhà nước CS Việt Nam."

Hòa Thượng nói thêm là các giáo phái khác cũng đang bị nhà nước gây khó khăn:

"Giáo Hội PGVN Thống Nhất là giáo hội dân lập. Khi cộng sản vô, thì từ ngay giây phút đầu, họ đã trù dập. Không riêng gì Phật giáo, mà cả Cao đài, Hòa hảo, Tin Lành, Công giáo thì họ đều trù dập. Họ không khoan nhượng với tôn giáo."

Linh Mục Bác sĩ Phạm Hữu Tâm, Chủ tịch Ủy Ban Công Lý Hòa Bình Việt Nam, Tổng giáo phận Houston-Galveston thì chia sẻ kinh nghiệm ông gặp những nạn nhân đang tị nạn tại Thái Lan vì bị ngược đãi tôn giáo tại Việt Nam:

"Hiện nay tại Việt nam, những trường hợp đàn áp tôn giáo rất là nhiều, điển hình là khi chúng tôi có chuyến công tác đi thăm anh chị em tị nạn bên Thái lan, thì có những anh chị em người H'mong, người Montagna đạoTin lành, sống trên miền cao nguyên của Đà lạt, rồi cao nguyên của Bắc Việt, họ bị đàn áp rất là nhiều bởi vì niềm tin tôn giáo của họ và họ phải qua Thái Lan lánh nạn. Cũng như một số anh chị em người dân tộc, đạo Công giáo vùng Di Linh, vùng Đà Lạt, họ cũng bị đàn áp về tôn giáo, họ phải chạy qua Thái Lan..."

Linh Mục Tâm nói thêm là Giáo hội Công giáo Việt Nam vẫn đang bị kiểm soát gắt gao:

"Ngay bây giờ, khi tòa thành muốn phong chức Linh Mục hoặc là Giám mục, thì danh sách phải qua sự kiểm duyệt của nhà nước. Nếu nhà nước không chấp thuận, thì các vị đó không được tiến chức. Vì vậy, đứng trên khía cạnh tự do tôn giáo, nếu nhìn vào việc tiến chức của linh mục, cũng như bổ nhiệm linh mục, bổ nhiệm giám mục, thì nó vẫn bị giới hạn rất nhiều ở Vietnam. Đây là một hình thức kiểm soát tôn giáo và đàn áp tôn giáo."

Một thành viên khác của Hội đồng Liên Tôn tại Houston là Cư sĩ Nguyễn Anh Dũng, Hội trưởng Ban Trị sự Phật Giáo Hòa Hảo tại Houston và vùng phụ cận, cho biết là nhà nước Việt Nam đã tìm cách thay đổi giáo lý của Phật Giáo Hòa Hảo:

"Những cái lịch sử hào hùng của Phật Giáo Hòa Hảo tranh đấu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp thì bị nhà cầm quyền CS Việt Nam xóa bỏ, và không muốn người tín đồ PG Hòa Hảo dấn thân. Nhưng cái đó đi ngược lại với đường lối chủ trương trong tôn chỉ của PGHH vì ơn thứ hai là ơn đất nước, mà người tín đồ PGHH lúc nào cũng đi trong lòng lịch sử dân tộc."

Cư sĩ Nguyễn Anh Dũng chia sẻ là nhà nước đã cấm không cho phép Phật Giáo Hòa Hảo tổ chức đại lễ kỷ niệm ngày Đức Thầy thọ nạn vì sự ám hại của cộng sản, vào ngày 25 tháng 2 âm lịch hàng năm:

"Phật Giáo Hòa Hảo có 3 ngày lễ quan trọng: Ngày 18 tháng 5 là ngày Khai Đạo, rồi ngày Đản Sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ, và ngày 25 tháng 2 là ngày Đức Thầy thọ nạn. Đến giờ phút này, thì ban tôn giáo vận và nhà cầm quyền CSVN đã dứt khoát không cho tổ chức ngày 25 tháng 2. Bây giờ ngày 25 tháng 2 chỉ có ở hải ngoại mới tổ chức được thôi."

Hòa thượng Huyền Việt chia sẻ tâm tư về cuộc Vận Động cho Việt Nam đang diễn ra tại Quốc hội Hoa Kỳ:

"Vào Quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ để vận động cho luật nhân quyền và tự do cho Việt Nam, đã biểu tỏ sự trưởng thành, và sự hiểu biết trong sự gian khổ đấu tranh đi tìm sinh lộ cho dân tộc. Và sinh lộ đó là gì? Đó là quyền tự do căn bản và quyền tự do căn bản được bảo vệ khi đất nước có dân chủ, tự do."

Trong khi đó, Cư sĩ Nguyễn Anh Dũng thì chia sẻ là đồng đạo PGHH đang cộng tác mật thiết với BPSOS trong ngày vận động cho Việt Nam:

"Trong hai ba tháng nay, với sự liên lạc chặt chẽ với Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng và anh Hội Trưởng ban trị sự PGHH Nguyễn Văn Tạo ở tại Arizona. Anh phối hợp với anh đồng đạoTrần Văn Sỹ là Phó Hội Trưởng trung ương, trên Washington DC, để có buổi tháp tùng của các đồng đạo khắp nơi về đó, để hỗ trợ nhân lực, cũng như nói lên tiếng nói chung với các tôn giáo bạn..."

Ông nói thêm ông hy vọng tình hình sẽ tốt đẹp hơn vì trong nước giới trẻ Việt Nam đã bắt đầu tham dự vào cuộc tranh đấu cho tự do:

"Bây giờ trong nhà tù CSVN lại giam cầm những giới trẻ sanh ra trong lòng chế độ. Các em đã thấy được sự đấu tranh mở ra một chân trời mới của Tự Do Dân Chủ mà các quý vị đấu tranh ở hải ngoại đã thực hiện được. Và các em trẻ ở Việt Nam chịu vào tù, chịu đứng lên. Chúng tôi nghĩ rằng đó là một chiều hướng tốt."

Mặc dù thấu hiểu những khó khăn trong việc tranh đấu cho nhân quyền và đặc biệt là tự do tôn giáo tại Việt Nam, các vị lãnh đạo tôn giáo, vẫn vững tin vào một sự đổi mới và hy vọng giáo dân tiếp tục tranh đấu. Hòa Thượng Huyền Việt chia sẻ:

"Nếu chúng ta không đạt được 100% thì chúng ta cũng đạt được nhiều phần trăm trong niềm hy vọng của chúng ta. Do vậy, có làm, chắc chắn sẽ đem lại nhiều kết quả, không làm, thì không thể có một kết qủa nào để trông chờ hết."

Linh Mục Phạm Hữu Tâm thì khuyến khích giáo dân Công giáo phải luôn luôn nói lên Sự Thật Công Lý và Hòa Bình:

"Đây là việc làm rất ý nghĩa và cũng là việc thực hiện Đạo của những anh chị em Công Giáo chúng tôi cho nên chúng tôi cũng hy vọng những anh chị em Công Giáo sống với niềm tin của mình, bằng cách tham gia đóng góp vào cuộc đời này để làm cho cuộc đời này, xã hội này cũng như đặc biệt nước Việt Nam sẽ tốt đẹp hơn."

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.084 giây.