logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 31/03/2014 lúc 06:44:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi bị bắt gặp nhìn trộm nên không dám nhìn nữa, nhưng cứ nhớ là quen. Quen lắm! Cô ấy có con mắt sau lưng hay tôi vụng về? Cứ cho là cả hai đều đúng. Phụ nữ có linh tính tốt và đàn ông mau quên. Nhưng quên mau cách mấy thì cũng không mong là như vậy! Tôi đi ăn trưa với đồng nghiệp, đến hai mươi người, và cũng vì thế mà thời gian chờ đợi thức ăn hơi lâu.

Cô ấy hình như cũng đi ăn trưa với đồng nghiệp, tôi mong là như thế. Nhưng bạn cô ấy ít đến không thể ít hơn vì chỉ có một người, là người đàn ông thỉnh thoảng nhìn tôi như không có tôi trong mắt. Anh ta thật bản lĩnh dù phong độ khó thuyết phục, bởi tôi đọc được ánh mắt tức giận của người đàn ông khi bạn gái của mình cứ nhìn trộm một người đàn ông khác nơi quán xá.

Nhưng tôi thật là xấu hổ khi một cô bạn trẻ làm chung hỏi tôi một câu khó trả lời! “Có quen không mà nhìn người ta hoài vậy ông già?”

Tôi không biết mình già hồi nào, nhưng cũng khó chối vì tôi nói chuyện với cha cô này, tôi gọi ông ta bằng anh và xưng tôi.

Người phụ nữ kia ăn xong, người đàn ông đi với cô ta cũng đã đi trả tiền xong. Cô ấy bước qua bàn chào tôi, “Anh có phải là… xin lỗi, em ngồi nghĩ mãi mới nhớ ra anh”. Tôi cũng xin lỗi, “Quán đông người quá nên anh không thấy! Có dịp gặp lại. Chúc một ngày tốt lành”.

Người đàn ông đi với cô ta cũng chào tôi lịch sự. Họ đi rồi. Cô đồng nghiệp bé con mới đe dọa tôi, “Anh khôn hồn thì mua cho em ly chè ba màu. Nếu không em mách chị nhà”.”

Rồi mọi chuyện qua đi theo công việc, theo thời gian… đến hôm đi dự bữa tiệc họp mặt của đoàn thể địa phương. Những người khiếm nhã say micro, làm bàng dân thiên hạ nản. Tôi nhận lời vợ chồng người bạn ngồi chung bàn: Chúng tôi chuồn êm, đến quán khác, nơi bạn bè đang mừng sinh nhật một người bạn. Tôi ngồi âm u một mình trong góc khuất. Ngoài sàn nhảy nhá nhem. Cô ấy, đúng là cô ấy đấy! Đang trong vòng tay người đàn ông đã gặp ở tiệm phở; với khúc nhạc trữ tình, họ như đôi tình nhân. Cứ mong là không phải vì tôi không muốn điều ấy là sự thật! Tôi nghĩ mình lẩm cẩm trước khi già; tôi nhớ cô bạn nhỏ…

Lời nhạc tình khắc khoải trong điệu nhạc chậm buồn; dòng sống miên man, dòng nhớ miên man những ngày mới qua Mỹ, mấy thằng đầu đen ngồi trong căn phòng lạ, tiếng Anh không rành, tiếng Việt mới đó như quên rồi sao mà cứ hỏi nhau, “Mới qua hả? Ở Sài gòn hay ở đâu?” Đã ở Sài gòn thì là ở Sài gòn chớ có mấy Sài gòn? Hỏi không biết chán cho tới khi ông Mỹ đen cao cời, ngoắc ngón tay trỏ như kêu chó, dẫn chúng tôi xuống xưởng.

Từ đó, tôi có những người bạn đồng nghiệp và đồng hương nữa. Bạn bè nhớ không hết bên Việt Nam nhưng chỉ để nói với nhau câu, “Khó khăn gì cho bạn bè hay”, rồi toàn thấy rủ rê nhau ăn nhậu. Khó khăn bên Việt Nam không làm khó người ta đến bó tay như bên đây: Sáng ra xe không chịu nổ máy, kêu bạn ghé rước đi làm; chiều ba mươi tết nhớ nhà, kêu bạn ghé ăn cơm như gọi con đò muộn trên dòng nhớ mênh mang… Trong bạn bè có tên độc thân giang hồ là bực mình nhất nhưng lại thương nó nhất; thương thời độc thân của mình tạt anh ghé chị thì trả ơn anh chị một thời. Bây giờ nuốt giận làm vui, nửa đêm nó gọi giật giọng, hỏi: “Nhà còn gì ăn không?” Vợ chồng lục đục dậy chế biến cho nó tô mì, tô phở dã chiến… nhưng đến rồi không ăn! Bực nhất là nấu xong thì nghe điện thoại, “Thôi, làm biếng quá! Anh chị đi ngủ đi. Cảm ơn nha, tui không tới đâu!” Đến Phật cũng nổi đóa với thằng ba trợn. Nhưng hôm sau thấy nó cười hề hề là thôi hết giận.

Rồi ở chỗ tôi làm, thấy hãng có việc, cần người làm là kêu nó ngay. Nó xin được việc làm mà mình mừng. Mừng cho nó thoát khỏi công việc đang làm ở tiệm giặt ủi, đứng ủi mờ mắt có 5 đồng/giờ.

Nhưng từ đó sửa xe chùa cho nó nhiều hơn vì đi làm chung hãng, gặp nhau tới chán luôn. Nhất là khi nó ốm đau bệnh hoạn gì cũng vợ chồng này đi mua thuốc, nấu cháo cho người bạn độc thân. Chỉ ghét thói kêu đói nhưg nấu xong thức ăn thì lại đổi ý – không sang ăn giùm – nhà lại không nuôi chó!

Nhớ lần như thế nhưng đặc biệt hơn, “Xin lỗi nha, tối qua tui lái qua anh chị, tính ăn cơm rồi dẫn thằng nhóc đi coi phim, cho hai ông bà tha hồ rượt nhau… cho bể đồ chơi! Hay uống chai bia với “khùng anh” tại lâu rồi không nhậu. Nhưng nửa đường, tui nổi máu khùng, lái luôn đi sòng bài, tới giờ. Bây giờ, tui mời ông bà đi ăn sáng, xin lỗi nhiều nha…”…”

Đúng là lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, cũng không bằng “nghĩ sao nói vậy người ơi!” là ăn chắc người nghe không giận được!

Ăn sáng về, nó ngủ như chết trên sofa tới chiều. Thức dậy, đòi đi nhà hàng ăn nhậu. “…Cho chị mười ngàn ăn bài đêm qua nè…”

Mười ngàn của thời xa xưa lớn lắm chứ. Nhưng cầm tiền ăn bài là có ngày không từ chối được cho mượn tiền đi đánh bài. Mà cờ bạc là bác thằng Bần. Đành từ chối để tránh hậu hoạn.



Dòng nhớ tôi cũng xoay như cô ấy đang xoay theo điệu nhạc trong vòng tay người đàn ông lạ! Nhớ hôm cô ấy đến xưởng làm, nó như người mất hồn. Mới hơn tuần lễ, cô ấy đã lên tiếng nhờ cánh đàn ông đi dọn nhà giùm…

Chiều đó tôi về nhà, bưng bát cơm chưa ăn, nó đã gọi mượn xe truck. “Ừ, thì ghé đây ăn cơm đã…” Nhưng nó ghé đổi xe chứ không kịp ăn cơm chiều. Nói tối trở lại nhưng nó đi luôn tới hôm sau, lái chiếc truck đến hãng. Nhưng mượn thêm vài hôm, anh đi đỡ xe tui…

Và thôi gọi om xòm từ đó về sau.

Tuy vẫn làm chung hãng nhưng hết nghe nó rủ đi câu, đi bi da, bowling… nó đi về không ai rõ về đâu; không nghe gọi nửa đêm: nhà có gì ăn không, nữa… Dù cô ấy đã thôi làm trong hãng vì công việc cực nhọc mà lương ít ỏi. Cô ấy thuộc týp người làm văn phòng chứ không phải công nhân sản xuất, chúc mừng đã tìm được việc làm như ý! Nó còn lại một mình như xưa trong cái hãng lắm lời soi mói nên nó càng lặng im, không còn nghe nó hát hò nghêu ngao, ghẹo em này, chọc chị nọ… nói xóc ông lính nổ vì ba nó lính thiệt, tá thiệt chứ không phải tá điền đi lính như cái ông ngồi nói chuyện tướng tá toàn bạn bè của tao……

Một hôm nó hỏi thăm nhà tôi: “Chị nhà khỏe không? Đã lâu không gặp. Thằng nhóc nhà anh lớn dữ rồi hả…” Nó mời vợ chồng tôi đến nơi nó ở. Thì thôi, cũng thành một gia đình, có cái bàn ăn, có bạn bè, là tốt rồi. Ba năm qua, nó ăn ở với cô ấy. Con bé con hôm nó đơn thân độc thân đi dọn nhà giùm mới đầy tháng thì nay đã ba tuổi.

Ngồi ăn tô bún bò huế như ăn đám cưới muộn của thằng bạn già. Nhưng bạn bè không còn có thể gần gũi như xưa, với tánh khí hào sảng và tốt bụng hay giúp người của nó… bây giờ chỉ còn là quá khứ!

“… Nó mới mua nhà nên khó khăn!” Tôi cứ trí trá trả lời bàn dân thiên hạ trong hãng giùm nó những câu hỏi tò mò, soi mói. Hôm đến coi giùm nó sao tường nhà bị nứt? Thì ra nguyên sân sau là vườn rau đủ loại, chiều đi làm về lật đật đi câu ngoài suối, kiếm mớ cá đủ ăn ba miệng trong nhà, -thì còn đâu hào khí ngất trời của một du tử phương nam; Nó đi về như bóng ma cô đơn, không thấy nó tham gia ăn nhậu cuối tuần gì nữa! Cho đến hôm nó bước chân vô phòng cà phê vào một sáng mưa mù mịt ngoài trời; mấy anh em đã có gia đình thì không đi chơi khuya, sáng hay đi làm sớm để có thời gian ngồi tán gẫu chuyện bao đồng. Nó kể là sáng nay dậy sớm, vậy mà đi làm suýt trễ… tự ngồi trong cái xe mới đậu trong garage không muốn ra. Nó ngồi hoài trong xe để nghe mùi nệm mới ngất ngây… ước gì được lái thử xe mới, chắc đã lắm! Nó nói rồi không ai hưởng ứng, tiếng thở dài của anh lính già làm trùm băng đảng ham vui trong hãng nghe như gió bão ngoài trời… Nó lầm lũi bưng ly cà phê xuống xưởng làm, dù chuông chưa reo… Những ánh mắt nhìn theo thương cảm; sao không ai nói nổi một câu mỉa mai, châm chích… như xưa để mua vui. Người ta vui không nổi khi lòng thương bạn bè bị hao tổn thì phải!

Rồi một hôm nó nói với tôi ngoài parking, sau giờ làm. Nó vừa tìm được việc ở hãng khác, lương cao hơn đây nhiều. Chắc nó nhảy! Nó có hỏi luôn cho tôi thì người ta nói cần người làm công việc của tôi, rất cần. Hay anh em mình nhảy?

Từ đó, hai thằng ăn cơm trưa trong phòng toàn người ăn bánh mì. Chỉ hai thằng Việt Nam trong hãng toàn Mỹ là Mỹ. Tâm sự càng thân như anh em ruột… Nếu ai cũng hiểu biết lý lẽ con tim thì con tim đã không mang tiếng mù lòa. Rồi cũng đến lúc nó biết được sao cô ấy không đồng ý sinh con cho nó! Đã sống chung nhiều năm rồi còn gì, nó vẫn lái cái xe không tới năm trăm bạc từ nhiều năm trước để có nhà mới, xe mới cho cô ấy. Nhưng cô ấy không còn muốn đi Toyota, mà muốn lái BMW sports…

Bản nhạc chậm buồn đã ngưng từ bao giờ không rõ, cô ấy với người đàn ông đã rời sàn nhảy từ bao giờ! Không biết bây giờ nó ở đâu? Có còn làm hãng mà lần đó hai đứa rủ nhau “nhảy hãng”.

Sáng hôm sau, tôi đi tìm nó, thành phố có bao lăm, bạn bè bây giờ bốc phone gọi một chút là ra hết! Canh giờ tan hãng đến gặp nó, già đã đành vì thời gian thì ai không già, hai mươi năm rồi còn gì! Nhưng nhìn nó mệt mỏi, hào khí phương nam đã đổi nét cam chịu, nhẫn nhục… làm muốn hỏi nhưng không đành lòng. Rủ nó đi uống chai bia hay ly cà phê, nó từ chối hết vì phải ráng làm thêm tiếng overtime để kiếm tiền.

Tôi ra về lòng buồn rũ rượi, không biết buồn gì mà cứ len lỏi trong lòng mình như những mũi kim châm.

Tôi về, lái xe như quán tính, đầu óc ráng nhớ xem người đàn ông đi với cô ấy có phải là người mà thằng bạn làm chung đã tả ra sao khi nó gặp người đàn ông đi ăn trưa với vợ “thằng Khỉ” ở tiệm vắng! Chắc là người đàn ông đêm qua mình gặp lại!…

Nhưng sao cô ấy không vui, ánh mắt mệt mỏi và sự chán chường cũng không cần che giấu nữa… khi sự trẻ đẹp cũng đã bỏ cô ta mà đi! Dòng nhớ hoa hoa theo ánh đèn đường… Chả phải ca dao có nói, “Ra đường thấy cánh hoa rơi/ đưa tay hứng lấy cũ người mới ta”. Thương thằng bạn chấp nhận hoa rơi mà cũng không được cũ người mới ta như lời ca dao…

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.