logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 01/04/2014 lúc 05:46:12(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Việt Nam là quốc gia nằm ở Đông Nam Á, có diện tích 300.000 km². Với dân số 90 triệu người, Việt Nam là nước

đông dân trên thế giới. Nhờ có một nền văn hiến lâu đời cùng với lịch sử hào hùng khoảng 3000 năm, đất nước này có

nhiều di sản văn hóa, kiến trúc được xây dựng từ nhiều thế kỷ. Việt Nam cũng là mảnh đất sinh sống của 54 dân tộc

anh em, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc đa số, chiếm 87 % dân số toàn quốc. Lịch sử của Việt Nam gắn liền với các

cuộc đấu tranh chống quân xâm lược phương bắc để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững nền độc lập. Lịch sử thời

kì hiện đại của Việt Nam cũng gắn liền với các cuộc chiến tranh. Trong thế kỉ XX, Việt Nam là nơi diễn ra nhiều cuộc

chiến tranh: Chiến tranh Đông Dương, chiến tranh với Mỹ, chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, hay

cuộc chiến giữa quân tình nguyện Việt Nam và Khmer đỏ nhằm giải phóng Campuchia. Việt Nam thống nhất ngày 30

tháng 4 năm 1975, sau khi quân đội miền Bắc được Liên bang Xô viết và Trung Quốc ủng hộ tiến vào Sài Gòn. Quân

đội Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam trước đó được Mỹ ủng hộ, đã thua quân đội miền Bắc trong cuộc chiến ý thức hệ.

Giải phóng Sài Gòn (theo cách gọi của phe Xã hội chủ nghĩa) và Sài Gòn bị thất thủ (theo cách gọi của phương Tây)

đã chấm dứt cuộc chiến tàn khốc kéo dài 20 năm. Việc các nhà lãnh đạo Việt Nam áp dụng các chính sách kinh tế và

chính trị theo mô hình xã hội chủ nghĩa ở miền Nam đã khiến hơn 800.000 người Việt Nam phải rời bỏ quê hương để

chạy chốn chủ nghĩa cộng sản. Từ “thuyền nhân” được nhắc đến trên nhiều trang báo ở các nước phương Tây để chỉ

những người Việt Nam rời bỏ đất nước bằng thuyền hoặc bằng bè tự tạo, họ lênh đênh trên biển với hi vọng sẽ có tàu

nước ngoài cứu giúp. Đây là một giai đoạn đen tối trong lịch sử của đất nước.

Việt Nam ngày nay vẫn là một nước nghèo, được xếp vào nhóm các nước đang phát triển. Tuy nhiên, đất nước có

nhiều tiềm năng to lớn. Việt Nam có dân số trẻ vì 70 % người Việt Nam sinh ra sau chiến tranh, đây là nguồn nhân lực

quan trọng để phát triển và đổi mới đất nước. Di sản văn hóa phong phú và độc đáo cũng trở thành nguồn lực cho phát

triển du lịch, dịch vụ… Hơn 4 triệu người Việt Nam sống ở 70 nước trên thế giới luôn hướng về quê hương, họ có

nhiều đóng góp trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Họ mong muốn các nhà lãnh đạo Việt Nam sớm thay đổi cách thức

quản lí và điều hành đất nước bằng cách xây dựng thể chế chính trị kiểu mới.

Từ 1945 đến nay, đảng cộng sản Việt Nam luôn giữ độc quyền lãnh đạo. Một số nguyên tắc được đặt ra từ thời điểm

đó đến nay vẫn không có gì thay đổi: Các đảng phái chính trị khác bị cấm không được phép hoạt động, trừ đảng cộng

sản, sùng bái lãnh tụ vẫn được duy trì, báo chí thuộc quyền quản lí của Nhà nước, các quyền tự do bị hạn chế bằng

các đạo luật mơ hồ thiếu cơ sở…

Con rồng Annam đã bắt đầu thức giấc và đảng đã bắt đầu biết sợ vì đảng không còn nắm độc quyền về thông tin. Đã

qua rồi thời kì công dân chỉ được đọc những gì mà đảng muốn, hôm nay, công dân có quyền đọc những gì mà mình

thích, nhờ có sự phát triển của Internet và nhờ sự xuất hiện của các trang mạng xã hội. 30 triệu người Việt Nam trong

đó chủ yếu là những người trẻ tuổi có cơ hội sử dụng Internet.

Một số nhà trí thức đã sử dụng các trang báo mạng để trao đổi thông tin và truyền bá tri thức cho đồng bào mình. Họ

phê bình thẳng thắn một số chính sách của đảng và Nhà nước, họ khuyên đảng thay đổi cho phù hợp với thời cơ và

vận hội mới. Nhiều người Việt Nam mong muốn đảng nên chấp nhận đa nguyên, để cạnh tranh với các đảng phái khác,

theo họ đất nước cần sớm áp dụng thể chế dân chủ theo kiểu phương Tây, (theo chế độ nghị viện hoặc chế độ tổng

thống). Họ mong muốn Việt Nam nên xa rời Trung Quốc, một Nhà nước cộng sản theo kiểu maoïs, vì nước này hay

can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

Việt Nam cần xa rời cái bóng của người láng giềng phương bắc mới có cơ hội trở thành một nước dân chủ, lớn mạnh.

Càng gần Mỹ và phương Tây, Việt Nam càng có nhiều cơ may rời xa vòng kiềm tỏa củaTrung Quốc, để thoát khỏi tầm

ảnh hưởng của con rồng lớn này. Tuy nhiên, đối lập với những nguyện vọng chính đáng của nhiều người yêu nước,

các nhà lãnh đạo bảo thủ của Việt Nam luôn lo sợ thay đổi vì đảng có thể mất quyền điều hành đất nước, và điều này,

những người cộng sản chưa sẵn sàng chấp nhận. Vì thế cuộc đấu tranh cho dân chủ tự do ở Việt Nam sẽ còn lâu dài.

Điều đáng mừng là càng ngày càng có nhiều người tham gia vào sự nghiệp cao cả này, các nhà lãnh đạo tỏ ra lo lắng

và họ tìm ra nhiều kế đối phó.

Diễn trình lịch sử của Việt Nam trong thế kỉ XX gắn liền với các phong trào dân tộc dân chủ trong nửa đầu thế kỉ. Trong

nửa sau thế kỉ, lịch sử mang đậm dấu ấn của quá trình trưởng thành và lớn mạnh của đảng cộng sản Việt Nam. Lịch

sử của đất nước trong thế kỉ XXI sẽ gắn với các hoạt động đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, tiếp đến là sự

nghiệp xây dựng đất nước để theo kịp Nhật Bản, Hàn Quốc và phương Tây. Vì vậy nghiên cứu thể chế chính trị của

Việt Nam từ 1945 đến nay để rút ra những bài học cho tương lai là công việc hết sức quan trọng. Ôn lại lịch sử một

cách trung thực không phải để gây chia rẽ giữa những người Việt với nhau, trái lại, càng làm cho tất cả người Việt

chúng ta gắn bó, quý mến nhau hơn, để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp, lấy văn hóa Việt cùng truyền thống

của cha ông làm nền tảng cho mọi suy nghĩ và việc làm.

I. Xây dựng chế độ chính trị dân chủ ở Việt Nam, sau thời điểm năm 1945, ước muốn không thành hiện thực

Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và các đại diện khác của

Việt Minh ra lời kêu gọi nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền. Vua Bảo Đại thoái vị ngày 25 tháng 8 năm 1945,

sau đó được mời làm cố vấn tối cao trong Chính phủ Liên hiệp. Hồ Chí Minh đại diện cho chính quyền lâm thời nước

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trưởng Ba Đình ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945.

Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được các học giả đại diện cho các nhóm người khác nhau trong xã hội biên soạn,

Hiến pháp được công bố năm 1946 trước quốc dân đồng bào. Đây là bản Hiến pháp dân chủ dựa theo các bản Hiến

pháp của Pháp từ thời nền cộng hòa đệ nhất đến nền cộng hòa đệ tam (1793-1940). Các nguyên tắc cơ bản để xây

dựng nền dân chủ và Nhà nước pháp quyền ở thời điểm đó đều được nhắc đến trong văn bản này: Chế độ nghị viện,

đa đảng, trưng cầu dân ý, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân, bảo vệ thiểu số… Nhưng điều đáng tiếc là bản

Hiến pháp này chưa bao giờ được áp dụng trong đời sống chính trị xã hội Việt Nam, do những nguyên nhân khách

quan và cả do ý chủ quan của các nhà lãnh đạo.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, là thời kì chiến tranh lạnh giữa hai phe tư bản và xã hội chủ nghĩa, Liên bang Xô

viết và các nước Đông Âu và Trung Âu theo chế độ cộng sản. Mỹ và Tây Âu theo chế độ kinh tế chính trị tư bản. Chiến

tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên bang Xô viết không thể diễn ra vì nếu có, sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Raymond Aron nhận xét: “Đó là thời kì chiến tranh không thể có và hòa bình không thể đạt được”.

Nếu như hai cường quốc về hạt nhân không đối đầu trực diện, chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và chiến tranh Việt

Nam (1954-1975) lại phản ánh quá trình tham gia của các quốc gia này. Việt Nam với vị trí địa chính trị quan trọng ở

Đông Nam Á, lại ở bên cạnh nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc, đã trở thành tiền đồn của hai phe Tư bản và Xã

hội chủ nghĩa. Trước năm 1954, Việt Nam là thuộc địa của Pháp trong suốt hơn 80 năm. Nước Pháp đã công nhận

độc lập cho Việt Nam với điều kiện Việt Nam phải nằm trong khối Liên hiệp Pháp vì nước Pháp muốn duy trì một số

quyền lợi ở Đông Dương. Các cuộc thương lượng giữa hai bên đã diễn ra tại Hội nghị Fontainebleau năm 1946, tuy

nhiên mọi cố gắng đều dẫn đến thất bại. Cuộc chiến không hề mong muốn từ cả hai bên đã diễn ra.

II. Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa theo mô hình Liên xô, Trung Quốc từ 1954 đến 1986

Sau hiệp định Genève, Việt Nam bị tạm thời chia cắt thành hai miền, vĩ tuyến 17 được chọn làm giới tuyến phân chia.

Miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn này trở thành đồng minh của Liên Xô và Trung Quốc. Đảng lao động Việt Nam đã

thông qua Hiến pháp 1959, dựa theo Hiến pháp Liên Xô năm 1936. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội chủ

nghĩa được khẳng định trong Hiến pháp mới, thay cho các nguyên tắc dân chủ của Hiến pháp năm 1946: Hệ tư tưởng

Mác-Lênin, đảng cộng sản nắm quyền (đảng lao động Việt Nam), nguyên tắc tập trung dân chủ, loại bỏ sở hữu tư nhân

đề cao sở hữu nhà nước… Miền Bắc đề ra mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam.

Người Mỹ ngày càng can thiệp quân sự sâu vào Việt Nam với mục đích chống lại sự phát triển của chủ nghĩa cộng

sản ở châu Á và trên toàn thế giới vì họ cho rằng học thuyết này đe dọa đến tự do của nước Mỹ. Việt Nam Cộng hòa

được Mỹ giúp đỡ để chống lại miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Chiến tranh kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi quân

đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn. Năm 1976, Quốc hội quyết định đổi tên gọi Sài Gòn thành thành phố Hồ Chí Minh.

Kể từ ngày thống nhất đất nước đến nay, Việt Nam vẫn chưa phải là Nhà nước dân chủ, sau năm 1975, đất nước rơi

vào khủng hoảng kinh tế, do cách điều hành và quản lí yếu kém của những người lãnh đạo. Bên cạnh đó, Nhà nước có

các biện pháp mạnh đối với những người “bên thua cuộc”. Hàng trăm nghìn người Việt Nam trước đây là sĩ quan trong

quân đội Việt Nam cộng hòa, hay là các viên chức cao cấp trong bộ máy nhà nước Việt Nam Cộng hòa phải đi tập

trung cải tạo (không biết con số chính thức).

Nhà nước chủ trương xây dựng nền kinh tế bao cấp, nông dân lao động trong các hợp tác xã. Tự do trao đổi hàng hóa

bị hạn chế, quyền tự do đi lại và tự do ngôn luận của công dân bị vi phạm nặng nề. Đời sống của người Việt Nam

trong thời điểm đó hết sức khó khăn thiếu thốn.

Chính sách đổi mới và mở cửa bắt đầu được thực hiện từ năm 1986, bằng cách xóa bỏ bao cấp và áp dụng nền kinh

tế thị trường. Do Chủ nghĩa xã hội ở Liên bang Xô viết và tại Đông Âu sụp đổ, Việt Nam không còn đồng minh cũng

như các đối tác thương mại. Đây là những lí do chính khiến đảng cộng sản Việt Nam buộc phải mở cửa mạnh mẽ hơn

và tiến đến bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc để giữ vững quyền lãnh đạo đất nước.

III. Việt Nam tiếp tục kiên định chủ nghĩa xã hội hay lựa chọn thể chế dân chủ trong tương lai?

Sau hơn hai thập niên đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Việt Nam đã thành công trong

việc xóa đói giảm nghèo, từ gần 50 % các hộ gia đình đói nghèo xuống còn 17 %. Tổng thu nhập quốc nội đã tăng

gấp 3 lần. Kinh tế đất nước tăng trưởng liên tục với mức độ trung bình từ 6 % đến 7 %. Tuy nhiên Việt Nam vẫn là

nước thuộc diện đói nghèo ở Đông Nam Á, đứng trên Lào, Campuchia và Miến Điện. Trong tương lai gần, các nước

này sẽ có nhiều khả năng phát triển hơn Việt Nam.

Là nước theo nền kinh tế thị trường, nhưng Việt Nam lại không tuân theo quy luật cạnh tranh bình đẳng giữa các thành

phần kinh tế vì Nhà nước nắm giữ nhiều lĩnh vực kinh tế chủ chốt. Các công ty nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi,

đây là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa Nhà nước và tư nhân. Nhiều tổng công ty quốc doanh là

môi trưởng cho tham nhũng lãng phí, dẫn đến nguy cơ phá sản, gây thấp thoát rất lớn cho đất nước. Tuy nhiên các nhà

lãnh đạo xem ra vẫn chưa rút ra được bài học gì.

Các trí thức tiến bộ mong muốn đảng cộng sản tiến hành cải cách triệt để về kinh tế và chính trị. Đợt sửa đổi Hiến

pháp vừa qua là thời cơ lớn cho đảng thay đổi thể chế chính trị để đáp ứng những đòi hỏi của nhiều người Việt Nam

trong và ngoài nước. Nhưng cơ hội hiếm hoi này đã bị bỏ qua vì thế cuộc đấu tranh vì dân chủ và quyền con người vẫn

sẽ là mục tiêu quan trọng trong thời gian tới.

Một số đảng viên cộng sản ủng hộ thay đổi thể chế chính trị bằng con đường ôn hòa, tránh dùng bạo lực. Họ hợp tác

với các trí thức ưu tú để xây dựng xã hội dân sự. Nhiều người yêu cầu đảng phải tôn trọng các quyền cơ bản của con

người đã được Hiến pháp công nhận. Cạnh tranh chính trị và cạnh tranh kinh tế cần được đảm bảo. Về phía các nhà

lãnh đạo, họ tỏ ra lúng túng và thường đối phó bằng các biện pháp trấn áp cứng rắn. Họ đang ở giữa “hai dòng nước”.

Cần phải tiếp tục theo chế độ cộng sản do các nhà các mạng sáng lập ra chế độ đã vạch ra, hay cần tiến hành cải

cách chính trị toàn diện theo mong muốn của nhiều người Việt Nam? Đây là điều khó khăn đối với đảng cộng sản,

nhưng đó là đòi hỏi của thời đại mới. Nếu các nhà lãnh đạo bỏ qua cơ hội đổi mới, họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước

lịch sử. Các thế hệ tương lai sẽ đánh giá đúng về con người cũng như những việc làm của họ.

Một câu hỏi lớn được đặt ra: Liệu thay đổi đất nước bằng con đường ôn hòa, tránh xử dụng bạo lực có phải là phương

pháp đúng đắn không? Và liệu có đến đích được không?

Người viết bài này chỉ xin đưa ra một vài nhận xét và đây cũng là kết luận cho bài viết:

Dân chủ là một quá trình lâu dài đòi hỏi người dân có trình độ hiểu biết ở mức độ nhất định về văn hóa pháp luật và

văn hóa chính trị, điều này đang được nhiều nhà trí thức, cũng như nhiều người có tâm huyết tiến hành bằng con

đường khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Dân chủ được củng cố nhờ đời sống vật chất đầy đủ, tầng lớp có thu

nhập trung bình chiếm số đông theo tỉ lệ dân số, dân chủ cũng gắn liền với phát triển đô thị.

Thay đổi đất nước bằng con đường ôn hòa bằng cách phê phán cơ chế vận hành của thể chế hiện nay chứ không

phải gạt bỏ những người trong thể chế đó. Bởi vì thay đổi để cho xã hội tốt đẹp lên, nhằm phục vụ con người tốt hơn

nhờ tuân theo các nguyên tắc công bằng, bình đẳng đem lại hạnh phúc cho con người, chính vì vậy không có lí do gì

để đàn áp con người bằng bạo lực để đạt được mục đích. Biện pháp này ẩn chứa nhiều nguy cơ và không hợp với

dân chủ vì dân chủ dựa trên phản biện đối kháng để tìm ra giải pháp.

Thay đổi đất nước bằng con đường ôn hòa là phương pháp tốt để tạo nền tảng cho dân chủ lâu dài, dựa trên thỏa

hiệp, tranh luận, nhằm tạo thêm sức mạnh cho những người muốn thay đổi đất nước. Khi họ đã có đủ lực tạo thế cân

bằng với nhà cầm quyền, khi đó hai bên buộc phải có đối thoại. Bằng giải pháp bạo lực, con người có thể giành chính

quyền được một thời gian, nhưng để giữ được chính quyền, người lãnh đạo phải cần đến bạo lực và “nuôi dưỡng”

bạo lực,và cứ như vậy bạo lực sẽ tiếp diễn, sẽ rất khó thiết lập được nền dân chủ trong bối cảnh căng thẳng và bất ổn

như thế vì nền dân chủ ở thời kì đầu rất mong manh.

23/03/201

Phan Thành Đạt
Theo gocnhinalan.com
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.274 giây.