logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/04/2014 lúc 06:10:05(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lâu nay, ở trong nước, có nhiều người, kể cả đảng viên, có khi là những đảng viên cao cấp, lên tiếng phê phán chính

quyền và được xem là những nhà phản biện hoặc những nhà tranh đấu cho dân chủ. Tuy nhiên, theo dõi kỹ những lời

phát biểu của họ, chúng ta thấy là sự phê phán của họ, cho dù gay gắt đến mấy, cũng thuộc nhiều phạm vi và với

những mức độ khác nhau. Các giải pháp được đề nghị để giải quyết vấn đề cũng khác nhau.

Thứ nhất, một số khá lớn chỉ dừng lại ở phạm vi chính sách. Theo họ, trong suốt mấy chục năm cầm quyền, đặc biệt

từ sau năm 1954, ở miền Bắc và sau năm 1975, trong cả nước, đảng Cộng sản Việt Nam đã có một số chính sách

không đúng và cũng không hoàn toàn có lợi. Được chú ý nhiều nhất là chính sách cải cách ruộng đất, gắn liền với các

màn đấu tố khốc liệt ở miền Bắc; chính sách đàn áp và kềm kẹp văn nghệ sĩ, tiêu biểu nhất là qua vụ án Nhân Văn Giai

Phẩm; chính sách liên quan đến cái gọi là vụ án chống xét lại châu tuần chung quanh cách đối xử với Võ Nguyên Giáp

và một số cán bộ trí thức bị xem là thân Nga; chính sách đối với công chức và sĩ quan dưới chế độ Việt Nam Cộng

Hòa cũng như những người được xem là tư sản mại bản ở miền Nam, v.v…

Ở phạm vi này, thái độ phê phán có thể được chia thành hai cấp độ khác nhau: Một, thẳng thắn cho các chính sách ấy

vừa sai vừa xấu, vừa xuất phát từ tầm nhìn thiển cận vừa xuất phát từ những động cơ hẹp hòi, bảo thủ và giáo điều,

thậm chí, nô lệ dưới ảnh hưởng và áp lực đến từ Trung Cộng. Hai, cho các chính sách tuy sai nhưng không hẳn xấu.

Sai, chủ yếu vì những hạn chế trong nhận thức; nhưng không xấu vì chúng xuất phát từ nhiệt tình và thiện chí, dù là

một cách ngây thơ, đối với đất nước và cách mạng.

Biện pháp để giải quyết các sai lầm trong chính sách khá đơn giản, hầu như được mọi người đề nghị giống nhau: đi

sâu sát vào quần chúng, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng và lắng nghe ý kiến của quần chúng.

Thứ hai, tập trung sự phê phán vào một số cá nhân, chủ yếu là một số nhà lãnh đạo cao cấp nào đó. Bị phê phán

nhiều nhất là Lê Duẩn, Trường Chinh và Lê Đức Thọ trước kia cũng như Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn

Phú Trọng sau này.

Ở đây, cũng có hai mức độ khác nhau. Một số người cho họ sai. Sai, chủ yếu vì tầm nhận thức, và gắn liền với tầm

nhận thức ấy, là những hạn chế “khách quan” của lịch sử. Hai, cho những nhà lãnh đạo ấy vừa sai vừa xấu. Xấu, ở tâm

địa bè phái hẹp hòi, ở tinh thần cá nhân chủ nghĩa, chỉ muốn củng cố quyền lực của mình và con cháu mình. Trong

mọi trường hợp, ở đây người ta đều né tránh Hồ Chí Minh, có khi, còn muốn biện hộ cho Hồ Chí Minh khi cho rằng, từ

đầu thập niên 1960 về sau, ông hoàn toàn bị cô lập và bị tước hầu như mọi quyền lực trong đảng: Mọi trách nhiệm đối

với dân tộc trong suốt cuộc chiến tranh Nam Bắc đều thuộc về hai người: Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.

Biện pháp đề nghị: Đảng cần cẩn thận trong khâu quản lý cán bộ, thực hiện nguyên tắc làm chủ tập thể, nâng cao trình

độ học vấn của cán bộ (được phản ánh qua bằng cấp – dù là bằng giả!).

Thứ ba, quyết liệt hơn, một số người phê phán cả chế độ. Theo họ, các khuyết điểm của Việt Nam hiện nay đều có

tính chất hệ thống, gắn liền với bản chất chế độ, do đó, muốn thay đổi, người ta phải thay đổi tận từ gốc rễ: phải dân

chủ hóa.

Có điều, ở đây cũng lại có hai mức độ khác nhau: Một, cho chế độ và các cơ chế gắn liền với chế độ ấy đã lỗi thời. Khi

nói vậy, người ta hàm ý: trước đây, ít nhất là thời chiến tranh chống Pháp để giành độc lập và chiến tranh Nam Bắc để

thống nhất đất nước là đúng đắn và cần thiết. Hai, ít hơn, một số người cho chế độ xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh

chọn lựa sau Cách mạng tháng Tám, ngay từ đầu và tự bản chất, đã sai: Nó có tính chất độc tài, cuồng tín và đầy bạo

lực, lúc nào cũng chà đạp lên nhân quyền và khát vọng tự do, dân chủ của mọi người. Trong khi những người dừng lại

ở mức độ đầu tiếp tục tôn thờ các lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những người thuộc mức độ sau đi xa hơn, đến mức độ

thứ tư phía dưới.

Thứ tư, hiếm hơn, một số người cho tất cả cái sai của Việt Nam lâu nay, đặc biệt hiện nay, đều nằm ở ý thức hệ xã hội

chủ nghĩa.

Ở đây, có đến ba mức độ phê phán. Một, cho chủ nghĩa xã hội là một lý tưởng đẹp và cao cả nhưng bị vận dụng sai,

trước hết, ở Liên Xô và Trung Quốc; sau, đến các nước theo gương Liên Xô và Trung Quốc, trong đó, có Việt Nam.

Hai, cho chủ nghĩa xã hội tuy chỉ là không tưởng, nhưng ít nhất, nó cũng có tác dụng tốt trong một giai đoạn lịch sử

nhất định, lúc nhu cầu chống chủ nghĩa thực dân và giải phóng đất nước đang là những mục tiêu hàng đầu. Ba, cho

chủ nghĩa xã hội không những sai về lý thuyết, không tưởng trong mục đích mà còn tàn bạo trong thực hành. Theo họ,

chủ nghĩa Mác đã sai; chủ nghĩa Lenin lại càng sai; chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao không những sai mà còn ác.

Nhân danh lý tưởng tự do và bình đẳng cho giai cấp vô sản, các chế độ xã hội chủ nghĩa trên khắp thế giới đều chỉ làm

một công việc duy nhất là chà đạp lên ước vọng tự do và bình đẳng của mọi người để phục vụ cho những tham vọng

ích kỷ của một số cá nhân lãnh đạo.

Ở phạm vi này, người ta không những khác nhau ở mức độ mà còn khác nhau về thời điểm thức tỉnh: Một số người

chỉ nhận thức ra điều này kể từ khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu; một số người khác, sớm hơn, đã

thấy mầm mống của họa độc tài toàn trị ngay từ đầu, dù không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để lên tiếng một

cách công khai.

Về biện pháp, cả hai nhóm thứ ba và thứ tư ở trên đều giống nhau ở một điểm: Việt Nam cần phải từ bỏ ý thức hệ xã

hội chủ nghĩa và cần phải dân chủ hóa. Thế nhưng cách thức dân chủ hóa ở mỗi người một khác. Một số cho tiến trình

dân chủ hóa ấy cần được thực hiện qua một cuộc cách mạng từ dưới lên trên, một cách nhanh chóng và triệt để.

Ngược lại, một số khác lại cho nó chỉ có thể được thực hiện từ bên trong, một cách tiệm tiến, như một nỗ lực tự cải tổ,

dưới sự lãnh đạo của một cá nhân nào đó trong giới cầm quyền hiện nay.

Như vậy, cũng là phê phán nhà cầm quyền, nhưng không phải ai cũng giống ai. Người ta khác nhau không phải chỉ ở

phạm vi mà còn ở mức độ và đặc biệt, các biện pháp để thay đổi và cải thiện. Những khác biệt này, một mặt, khá dễ

hiểu; mặt khác, lại làm suy yếu lực lượng phản biện. Một sự thống nhất về phương diện nhận thức, do đó, rất cần thiết.

Tuy nhiên, sự thống nhất ấy chỉ có thể được hiện thực hóa bằng một biện pháp duy nhất: thảo luận.

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.