logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/04/2014 lúc 09:25:39(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Người bạn đường bác học của tôi tên Phan Bá Kế. Hôm nay anh lại đến chở chúng tôi đi. Lần này không đợi anh mở

máy, tôi hỏi trước:

- Anh nói đời anh là một đời khổ, anh sinh ra ở Long Thành, anh học ở trường làng, rồi anh lên Sài Gòn...


Đời học sinh lắm chuyện vui

- Phải, quê tôi ở Long Thành, tôi quen sống cùng ruộng vườn đất cát, tôi học ở trường làng. Năm 1956, tôi lên Sài Gòn

thi vào trường Pétrus Ký. Pétrus Ký và Gia Long, hai ngôi trường lớn nhất lúc bấy giờ, dễ gì mà lọt vào vòng thi? Vậy

mà tôi, một cậu bé trường làng phải thi tài cùng với con cái nhà danh giá ở Sài Gòn, tôi thật bạo gan. Lần đó tôi phải

tranh tài với con đô trưởng Sài Gòn, hiện nay nó đang ở đây. Tôi mới gặp nó hôm trước.

Rồi anh kể tiếp: Anh đậu thủ khoa, mang lại niềm kiêu hãnh cho ngôi trường làng nhỏ bé và cho gia đình anh. Trong

nhiều năm liền, không ai qua mặt được anh. Anh không giỏi toán nhưng văn và sinh ngữ thì anh luôn luôn nhất lớp. Anh

kể lúc học đệ thất, thầy giáo ra đề luận tả một dòng sông, anh vào đề: Hận Sông Gianh chưa tan thì niềm đau sông

Bến Hải đã ngút trời!

- Thầy Nguyễn Phượng Yêm khen ngợi hết lời. Nhập đề của tôi không chê vào đâu được. Anh chị đừng tưởng tôi hay,

không có đâu. Tôi có trí nhớ tốt. Tôi đọc đâu nhớ đó nên tôi bắt chước. Câu đó tôi nhớ được là nhờ đọc báo Quân

Đội. Tôi đọc nhiều, nhớ nhiều, nên khi làm bài nghị luận luân lý, tôi dẫn ý kiến của nhiều tác giả, bài tôi luôn luôn nhất

lớp.


Truyền thống gia đình

Anh xuất thân từ một gia đình có truyền thống theo nghề dạy học. Nhiều người trong gia đình anh đã là thầy giáo cô

giáo. Ngoài ra, tinh thần trọng đạo nghĩa, thương người lỡ bước lầm than cũng là một truyền thống tốt đẹp của gia đình

họ Phan. Trong bài báo “Ông Cụ Hiến Gần 10,000 mét vuông đất để xây trường học” xuất bản ở Đồng Nai, tác giả

Minh Nhật đã viết: Trước 1975, ông cụ Phan Văn Lữ đã hiến một mẫu rưỡi đất để xây đình Cầu Xéo ở thị trấn Long

Thành (nay là đình Phước Lộc), và cắt đất chia cho người nghèo khó.”
Sau 1975, noi gương cha, cụ ông Phan Văn Chống lại cắt đất chia cho 3, 4 gia đình không có đất cắm dùi. Và vào đầu

năm 2000 khi mà giá trị đất đai đã làm đảo lộn giá trị của xã hội, trước sự khó khăn của một ngôi trường tiểu học nhỏ

bé mà phải chứa một số lượng học trò càng ngày càng lớn, ông cụ Phan Văn Chống lúc đó đã 92 tuổi, quyết định hiến

phần đất hương hỏa cuối cùng của gia đình trị giá cả tỷ đồng, với sự đồng ý của bảy người con của ông, trong đó có

Phan Bá Kế, để xây trường tiểu học Cầu Xéo.”

“Đây là một nghĩa cử cao đẹp, một sự hy sinh vì tương lai của thế hệ trẻ. Việc làm đầy tâm huyết của gia đình họ Phan

đã làm cho nhiều người vô cùng ngưỡng mộ. Hiện nay ngôi trường được xem là trường “đẹp nhất tỉnh”. Một ngôi

trường có hai dãy phòng học cao ba tầng, dãy phòng hành chánh cao hai tầng, có hội trường đa năng, sân chơi rộng,

có thảm cỏ xanh. Ngôi trường rộn rã đầy sức sống ấy sẽ còn mãi với thời gian, mang theo nụ cười của ông cụ già 98

tuổi khi nhìn thấy ngôi trường đã thành hình, thỏa mãn nguyện ước cuối cùng của ông.


Người thầy tận tâm và nhiều sáng tạo

Sau khi học xong ban Tú Tài, Phan Bá Kế theo truyền thống của gia đình, thi vào khoa Sư Phạm. Sau khi tốt nghiệp,

anh trở về quê dạy học. Cuộc đời làm thầy giáo càng có nhiều chuyện vui, anh hào hứng kể:
- Để giúp học trò hiểu bài nhanh, thuộc bài nhanh và nhớ bài lâu, tôi nghĩ ra nhiều cách để dạy, làm cho chúng nó vui

thì chúng nó mới ham học. Ví dụ để giúp học trò phân biệt hai âm X và S, tôi cho chúng đọc nhiều lần câu: Sally sells

chinese sea shell by the sunny sea shore.

Một lần khác, vừa bước vào lớp tôi cất cao giọng hát:

J'ai ceuillit un brin de bruyère, souviens toi l'automne est morte? L'automne est morte, souviens toi? L'automne est

morte. (Tôi ngắt đi một cành hoa thạch thảo. Em nhớ không mùa thu đã chết rồi ? Mùa thu đã chết, em nhớ không?

Mùa Thu Đã chết – Phạm Duy)

Tôi hát đâu có hay, nhưng học trò nghe thầy hát là nó khoái rồi, thầy dịch nhạc của Phạm Duy ra hát cho nó nghe thế là

nó vỗ tay rầm trời đất. Đó là cách tôi dạy động từ Se Souvenir.

Cùng là người trong nghề, nhưng chúng tôi phải công nhận anh đúng là một người thầy đặc biệt, tận tâm vui tính và

nhiều sáng tạo. Học trò sau ba mươi năm vẫn nhớ anh và đặc biệt hơn nữa là anh còn nhớ tên từng đứa học trò. Mỗi

lần về Việt Nam, học trò anh họp lại thăm, anh gọi tên từng đứa một không sai, anh còn đọc tên nguyên cả lớp theo

vần abc một mạch, anh nói, không thiếu tên nào: Bá Ban Bon Bông Bình Bửu Cầu Châu... Tôi thật sự rất phục trí nhớ

của anh. Nhưng rồi anh thở dài nói:

- Tất cả đều do số mệnh! Đời tôi nghèo khổ không làm được gì, nhưng thằng cháu của tôi học rất giỏi mà cuối cùng

cũng không thoát được số mệnh...

Nuôi dưỡng tài năng

- Thằng cháu của tôi, nó là ước mơ và hoài bão của tôi... Nhà nó ở Biên Hòa, nhà nó cũng nghèo như nhà tôi. Khi tôi ra

trường đi dạy, tôi đem nó về nuôi. Tôi cưu mang nó, cũng như người anh của tôi, dù gia đình khó khăn, vẫn cưu mang

đùm bọc tôi trong suốt thời gian tôi học ở trường Petrus Ký. Cháu tôi học ở trường Trung Học Long Thành. Từ lớp 6,

tôi cho nó nhảy lên lớp 9. Chỉ một năm sau là nó lãnh phần thưởng Danh Dự toàn trường. Năm 1973, nó đậu Tú Tài

Hạng Ưu nên được học bổng của nhà nước đi du học ở Pháp. Nó học rất xuất sắc, nhưng rồi chính phủ Sài Gòn sụp

đổ làm giấc mộng của nó cũng lung lay. Nó mất học bổng, phải làm thêm nhiều việc để đi học, nhưng nó là một đứa

kiên trì mạnh mẽ nên cuối cùng cũng học xong tiến sĩ Toán ngành Giải Tích năm 1980.

Toán học là ngành tâm đắc của tôi, tôi hoan hô hết mình. Anh nói tiếp:

- Nó ra trường dạy học ở Paris. Nó viết nhiều sách, mười ba cuốn sách giáo khoa. Có cuốn viết chung với bạn. Nó

đang nghiên cứu Hình Học và Thuyết Tương Đối của Einstein, cùng lúc đó, nó cũng đang viết chung với 50 tác giả

khác một cuốn Tự Điển Bách Khoa thì qua đời. Một cuốn sách nó viết mà trường Đại Học Paris không chịu xuất bản,

anh chị biết sách gì không? Đó là cuốn Epistemology (Kiến Thức Học). Anh chị thử nghĩ xem, với một tựa đề như vậy

thì cuốn sách sẽ có bao nhiêu độc giả?

Tôi vào Amazon xem, thấy sách của Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Văn Hiệp vẫn còn rao bán rất nhiều. Sau năm tốt nghiệp,

Trần Văn Hiệp liên tiếp ra sách: Algèbre, TVH (1994); Algèbre, Cours et Exercices, TVH (1997); Analyse, TVH

(1998); Les plus Beaux Problèmes de Mathematiques, TVH (1999). Đặc biệt cuốn Mathématiques: Formulaire viết

chung với Alain Combrouze tái bản tới lần thứ 6, năm 2012, nghĩa là sau khi Trần Văn Hiệp đã qua đời tám năm.

Tài năng bạc mệnh

Người cháu của anh Kế tên là Trần Văn Hiệp, đã sống, học tập và làm việc ở Pháp ba mươi năm, đến năm 2004, bị

bịnh và qua đời. Nhưng, cũng như người cậu đã nuôi dưỡng tài năng của mình, cuộc đời Trần Văn Hiệp là một tấm

gương sáng của chí phấn đấu, của nghị lực và kiên trì. Ngày nay tác phẩm của anh là một tài sản vô giá và nó mãi mãi

là niềm tự hào của vợ và năm đứa con của anh hiện đang sống trên đất Pháp, cũng như của gia đình anh hiện đang

sống trên đất Mỹ, và của người cậu đã góp công chăm sóc anh từ lúc còn nhỏ.

Kể về người cháu, giọng Bác Học nghe ngậm ngùi như tiếc thương một số phận, một tài năng chưa phát triển trọn

vẹn, chưa đi hết cuộc đời của mình. Trong cuốn Les Plus Beaux Problèmes de Mathématiques, xuất bản năm 1999,

Trần Văn Hiệp bất ngờ có dịch đoạn cuối trong bài thơ Tống Biệt của Tản Đà và in ở đầu phần I:

Sur la béance de la grotte
La cime du mont
Les sentiers d'antan
On les franchira
Mile ans durant- errera le clair de lune...
Separations

Tản Đà
Nguyên văn của Tản Đà như sau:

Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Ngàn năm
Thơ thẩn
Bóng trăng chơi...

Theo thầy giáo Phan Bá Kế, người cậu đã rèn luyện Trần Văn Hiệp trong ba năm học ban Tú Tài, thì những hình ảnh:

cửa động, đầu non, đường lối cũ, ám chỉ những khó khăn mà một nhà khoa học phải vượt qua. Nhưng theo tôi, một

người có khuynh hướng văn học thì tôi nghĩ rằng: biết đâu, trong tận cùng sâu thẳm, nhà toán học đã cảm nhận được

một sự chia ly sắp gần kề của mình như cuộc chia ly vĩnh viễn giữa Từ Thức và các tiên nữ ở Vườn Đào?

Tất cả đều do số mạng chăng? Tôi hỏi:

- Anh tin số mạng không?

- Đời tôi không làm gì được, con gái tôi học bác sĩ rất giỏi, khi qua Mỹ nó theo tiếng gọi tình yêu không chịu học lại;

con trai tôi bị bịnh, cứ học nhiều là nó bị dính ruột phải vô bịnh viện giải phẫu...

Anh lại thở dài...

- Tôi không tin có số mạng, anh có con gái, anh có con trai, cháu nội và cháu ngoại của anh sẽ làm nên sự nghiệp, anh

tin đi.

Bác Học trở lại vui vẻ lạc quan như tính cách vốn có của anh. Niềm hy vọng, niềm tự hào của anh vẫn còn ở phía trước

kia mà. Anh cứ nuôi dưỡng tài năng đi, anh cứ hy vọng đi, rồi anh sẽ thấy.

Giữa cái được và cái mất, Bác Học vẫn là Bác Học, anh vẫn sống với sở thích của mình: thích khám phá, thích tìm

kiếm, thích hiểu biết, dù anh không đi theo con đường học thuật, nhưng những hiểu biết của anh, nếu anh chịu khó viết

ra vài cuốn sách, cũng đủ để gọi anh là một Học Giả. Và tôi vẫn gọi anh là Bác Học, người bạn đường vui tính và nhiều

hiểu biết của tôi.

Cao Thu Cúc

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.156 giây.