logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 08/04/2014 lúc 05:52:38(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Có lẽ hình ảnh người đàn ông Việt Nam trên nước Mỹ là hình ảnh của ông anh cột chèo đã mấy mươi năm. Ngày tôi

mới đến Mỹ thì anh còn đi làm nên sáng ra cũng như bao người lật đật bưng ly cà phê ra xe là vọt cho kịp giờ hãng

xưởng. Nhưng hoạt cảnh buổi chiều ở nhà anh đã in sâu vào tâm trí người mới nhập cư như tôi: Anh thường về nhà

sớm hơn bà chị vì giờ làm, lại là người kỹ lưỡng và nhanh tay; thêm cảnh cha già con mọn – do anh đi trước và chị

vượt biên đi sau, nên anh chăm sóc hai đứa con đẻ bên Mỹ hơi quá đáng. Nhưng biết làm sao với lòng thương con

nhỏ của người cha đã già. Anh lo luôn cả bữa cơm chiều cho gia đình. Đi làm về là luôn tay xào nấu ngoài garage, để

hai chú nhóc đi học về là có cơm nước sẵn sàng.

Chị vợ tôi gọi cái garage là phòng điều nghiên của ông anh cột chèo. Nghĩ cũng đúng vì anh vừa lo nấu ăn cho con,

vừa lóc bóc khui đủ 12 lon bia mới chịu đi tắm rửa, vô nhà ăn cơm và đi ngủ. Tôi còn nhớ lời anh nói năm xưa, “Tao

không làm overtime bao giờ, vì về trễ thì bia của tao ở nhà bị đông đá hết sao? Tao về đúng giờ cũng để lo cho tụi

nhỏ đi học về đói bụng. Mày ở đây thời gian thì biết…!”

Ông anh ruột tôi ở tiểu bang khác cũng nói tương tự, “Tao về là xào nấu chút gì cho hai đứa nhỏ có cái ăn khi chúng đi

học về. Sau đó, xách 12 lon bia lên xe cắt cỏ, tao cắt hết 12 lon là tới giờ vô nhà ăn cơm, đi ngủ; tao cắt 15 ngày là hết

đất nhà tao, cũng vừa trở lại từ đầu vì cỏ sau 15 ngày đã phải cắt…”

Nhưng anh ruột ở xa nên ít gặp, còn ông anh cột chèo ở chung thành phố nên tôi thấy đời sống từ sáng tới tối của

mình ở Sài gòn đã thành quá khứ! Dù muốn hay không cũng phải quên đi mảnh đất Sài gòn mới đó đã thành dĩ vãng.

Phải đi làm hãng thôi; phải tập làm ông đầu bếp chánh của gia đình mỗi buổi chiều…

Cái garage của tôi biến thành phòng điều nghiên từ hồi nào mà nhớ lại đã mấy mươi năm. Khi hai đứa cháu con bà chị

đi đại học thì ông anh cột chèo đã biến thành một lão già lẩm cẩm ngoài garage; cái bếp điện thuộc loại đặc biệt của

anh ấy (rất nóng), và dùng mỗi ngày-xưa-thì nay váng nhện và bụi bặm ở một góc quên lãng…

Hai đứa con gái của ông anh ruột đã có gia đình riêng, chỉ còn cái xe cắt cỏ làm bạn với lão già, nên anh chăm sóc nó

bằng tình thương đích thực hơn giá trị của nó.

Con tôi cũng đã xong đại học nhưng tôi quên mình đã già và trơ trọi ngoài garage như ông anh cột chèo, ông anh ruột.

Không còn mấy đứa nhỏ cứ xoành xoạch mở cánh cửa chỗ máy giặt để ra garage xem thức ăn đã nấu (nướng) xong

chưa…

Những lúc “ngồi thiền” một mình ngoài garage bốn mùa như gió, tôi nhớ hình ảnh hai ông anh, ông cột chèo mặc cái

áo lạnh lông ngỗng, ngồi thu lu với mùa đông ngoài garage đèn vàng nhà mình; ông anh ruột ngồi thiền trên cái xe cắt

cỏ tới tối mù vì chẳng còn ai trông chờ mình vô nhà cả.

Việc con cái tôi không còn ở nhà đã đưa tôi vào không gian ấy từ bao giờ? Phòng điều nghiên của tôi khác hai ông

anh là có thêm cái laptop để tí tách gõ khi ninh nồi phở hay liu riu nồi thịt kho trứng… Cái garage của tôi còn là cái

xưởng mộc vì tôi thích làm đồ gỗ; khi ý tưởng mù mịt trên bàn phím laptop thì nhảy qua bàn cưa, hay bật máy giấy

nhám mà đánh bóng cái tủ, bàn, ghế; giường… đang đóng dở! Khi đầu óc bớt mụ mị thì trở lại trang viết như một thú

tiêu khiển của người tù tự nhốt mình…

Nghĩ lại hai ông anh ngồi ngoài garage-Mỹ quốc từ 1975 đến nay – với bao thăng trầm của đời sống; hoàn cảnh gia

đình đã thay đổi theo thời gian – không biết các anh hài lòng được bao nhiêu trước khi nằm mơ từng thấy ông bà tổ

tiên…

Tôi cũng ngồi đã mấy đời ghế bành ngoài garage. Bây giờ nấu thì không còn người ăn; chơi với gỗ thì nhà không còn

chỗ để; viết, như hòn sỏi ném xuống ao thu, một tí sóng gợn tan đi nhanh chóng, không làm thay đổi gì được mặt

nước đã im ắng từ ngàn đời. Nhưng tôi vẫn ngồi theo thói quen…

Hình ảnh người đàn ông Việt Nam ở Mỹ buồn, cô độc; không chỉ ở hai ông anh trong nhà. Cả tôi, và hầu như tâm sự

của người bạn nào cũng tương tự. Chỉ gần gũi con cái được khi chúng còn nhỏ, cụ thể là nấu cho chúng ăn, bơm

chúng trái banh hay sửa cho chúng cái xe đạp… Nhưng khi chúng trưởng thành với suy nghĩ Mỹ- đương nhiên, thì

khoảng cách với người cha xa gấp đôi ba lần người mẹ vì phụ nữ dễ cuốn theo chiều gió hơn đàn ông.

Đời hai người anh, mới hôm nào xong trung học, quay lại nhìn cổng trường như nhìn lại thời thơ dại lần cuối để đi vào

nơi gió cát của thời đại các anh là cuộc chiến ngày càng khốc liệt. Tôi cũng nhìn lại ngôi trường lần đó đêm về thao

thức chọn cho mình một hướng đi. Cái quay lại còn tơ vương trong lòng nhiều ước muốn chưa thành đã đến lúc quay

lại nhìn ngôi nhà; những người thân, như chính cuộc đời mình lần cuối để lên đường – qua cửa viện dưỡng lão chứ

không phải viện đại học.

Hy vọng không có người đàn ông Việt nào ở Mỹ phải xuống địa ngục vì họ đã sống ở đó từ khi giã từ tuổi trẻ, rời bỏ

quê hương. Nhưng đứng trước cửa thiên đàng thì ai cũng muốn vào, chỉ không mấy ai nghĩ đến mình sẽ làm gì ở đó!

Người ta chỉ tìm cách thoát khỏi địa ngục trần gian như tìm đường vượt biên năm xưa. Như vậy thiên đàng có phải là

Mỹ quốc trong tâm tư người thuyền nhân năm xưa – thiên đàng trên mặt đất này chỉ khác là mình biết được mình đã

làm gì trong mấy chục năm qua ở Mỹ.

Mấy mươi năm tôi đi tìm cái mới để quay về cái ghế bành cũ ngoài garage với trang sách cũ. Bởi hai ông anh và nhiều

người quen với tôi, trong đó có cái anh bạn sáu bó mà vẫn như thằng con nít sống lâu năm vì tuyên bố của anh chẳng

cần biết những người ngồi chung bàn nhậu đều phẫn nộ. Anh nói, “Tôi không cần biết gì hết! Việt Nam trở thành một

tỉnh của Tàu trong tương lai; cộng sản thống trị Việt Nam tới bao giờ; Chừng nào người Mễ lên làm tổng thống Mỹ…

chẳng có gì quan trọng với tôi cả. Tôi chỉ biết còn đi làm được ngày nào thì đi làm, tối về đi ca hát, nhảy đầm, là vui

rồi!”

Một người lính cũ bất bình, đỏ mặt đứng lên, nói thẳng vào mặt ông con nít sống lâu năm, “Cái tướng mày nhảy đực

còn khó coi. Người thì có một khúc, đầu đít bằng nhau. Tưởng còn chút con người ngồi nói chuyện anh em. Từ nay…”

Với tôi, “từ nay…” người vô tri ấy càng hạnh phúc bên những bà xồn xồn độc thân; hết phiền với những ông bạn chỉ có

ưu tư cho quê nhà, còn tài khoản cá nhân lại là thứ chẳng dính dáng gì tới quê hương. Lòng yêu nước sao bằng lòng

yêu mình như phim Tàu, không biết thương mình là trời tru đất diệt.

Tôi còn bao nhiêu ông bạn hết uống nổi cognac thì chuyển qua rượu đỏ; yếu nữa thì bia, chứ không bỏ nhậu… tới

hôm nào gặp nhau mà trên bàn chỉ còn bình trà. Những người bạn này có hạnh phúc không?

Và những người bạn xoay sang hướng lành mạnh hơn là đi chùa và tập thiền để tĩnh tâm, để trị bịnh… có khỏi bệnh

không? Kéo dài tuổi thọ mà không nghĩ đến làm gì với những năm sống thêm – là đúng hay sai?

Tôi trở về với trang sách cũ – không thấy tương lai xán lạn hay ánh sáng cuối đường hầm nào cho mình cả; chỉ là thấy

quá nhiều người ngồi quán chuyển qua ngồi thiền với mông lung đến tội nghiệp. Trong khi Đức Phật Thích Ca chỉ ngồi

thiền 49 ngày là đắc đạo; là thành Phật!

Dường như tôi đã có một động lực mới để thiêu thân. Lao vào tìm hiểu về thiền để ngộ trước khi tập thiền có lẽ đúng

hơn đoàn người rủ nhau đi thiền như đi trẩy hội.

Tôi ngộ được là thiền do Phất Đang La phát minh ra, và khởi xướng trước Phật Thích Ca nữa. Nhưng rồi chính Đức

Thích Ca thành đạo nhờ thiền và đưa vào đạo Phật như một trong sáu cách cho con đường tu Phật, gọi là Lục độ: (Bố

thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định, Trí huệ).

Thiền là cách ngồi trong tư thế kiết già hay bán già: lưng thẳng, mắt khép dưỡng thần chứ không phải ngủ, để tập trung

và đếm hơi thở (sổ tức), để điều khiển, đưa ý đến những luân xa hay huyệt đạo để khai thông hay trị bịnh tùy theo mục

đích thiền.

Theo đạo Phật, người thiền với tâm an có thể đạt được: Thần thông (thấy tiền kiếp hậu lai); Thiên nhỉ thông (nghe

được muôn loài); Tha tâm thông (đọc được suy tư của người khác); Túc mạng minh (nhớ được tiền kiếp); Thiên nhãn

minh (thấy được lẽ sinh-diệt tự nhiên của chúng sanh); Lậu tận minh (sự sáng suốt, hiểu biết về khổ và con đường diệt

khổ để giải thoát). Đây là điểm quan trọng nhất của tu đạo Phật vì đạo Phật là Đạo độ khổ.

Thế nhưng nhìn quanh quất rồi nhìn quay quắt cũng chẳng thấy được tâm ai an trong đời này. Làm sao có thể an tâm

trong thời đại khủng bố và hacker như bây giờ. Ai biết mình mất mạng trên chuyến bay đi thăm bạn hữu; ai biết mình

trắng tay với cú nhắp chuột của tên trộm điện toán… Không lẽ người ta chấp nhận cả thời gian bỏ ra đi thiền là cái mất

trắng nhất trong quỹ thời gian đã hạn hẹp của mỗi người khi đã nghĩ đến thiền.

Nhìn lại những người bạn tập thiền thường thấy họ thiếu hiểu biết, hướng dẫn, phương pháp…, và theo sách vở thì họ

sẽ dễ bị chìm vào giấc ngủ sâu vì tập trung và đếm hơi thở không đúng cách nên làm lạc ý vào vô biên. Khi không còn

ý thức (đúng ra là mạnh mẽ và chính xác nhất) để đột phá u minh, tâm trạng người ngồi thiền nhưng thiếu tập trung dễ

ta bà. Nhẹ thì không bình thường, nặng hơn là điên loạn. -Khác với những người thường ngồi một mình ngoài garage

nhưng không mang ý niệm thiền thì họ chỉ bị bệnh vì trà, rượu, thuốc lá, hay nghiện lướt web…

Như vậy, thiền được Đức Phật chứng minh là một phương cách khả thi để đạt đạo. Nhưng thiền cũng có mặt nguy

hiểm cho tinh thần và sức khỏe con người nếu thiếu hiểu biết!

Tôi chỉ đọc những trang sách cũ ngoài garage, ngõ hầu tìm hiểu thêm về thiền với bạn bè đang “mắc dịch” thiền hoành

hành ở Dallas.

Đã hơn hai ngàn năm trăm năm qua, bao nhiêu người đã ngồi thiền, sao chỉ mỗi Đức Phật đắc đạo? Bao nhiêu người

trở thành tàn phế tinh thần hay thể xác – càng không có thống kê.

Nói về thiền, trong Mã Tổ Bách Trượng Ngữ Lục, có giai thoại:



Lúc Mã Tổ còn là một thiền sinh, đang ngồi thiền, thì Hòa thượng Hoài Nhượng muốn khai mở cho Mã Tổ nên nhặt một

viên gạch đi mài trước am của Mã Tổ. Mã Tổ lấy làm lạ hỏi:

“Mài gạch để làm gì?”
“Để làm kính.”
“Gạch mài sao thành kính được?”
“Gạch mài không thành kính được. Vậy tọa thiền thành Phật được sao?”
“Vậy thì sao mới phải?”
“Như bò kéo xe, xe không đi thì đánh xe hay đánh bò? Ông học tọa thiền hay tọa Phật? Nếu học tọa thiền thì thiền

không dính chi tới chuyện nằm ngồi. Nếu học tọa Phật thì Phật vô tướng. Cái pháp vô trụ không nên buông bắt. Nếu

chấp nhất cái tướng ngồi thì không đạt được lẽ đó.”



Điều trước tiên phải biết là mục đích của việc ngồi thiền. Xe như thân ta, bò là sức kéo trong vòng sinh tử luân hồi, có

sinh ắt có diệt, có đến ắt có đi… có trói buộc thân (đánh xe), mà không tìm ra đường lối chính xác cho bò kéo ta đi thì

ngồi cũng chỉ là ngồi, chứ không phải thiền. Quá chú trọng đến hình thức thì không đạt được ý thức…

Từng bước tu đạo của Thái tử Sĩ Đạt Ta bắt nguồn từ bức bách trong tâm ngài trước nỗi khổ sinh lão bệnh tử của

sinh linh. Ngài từ bỏ hồng trần để đi tìm cách hóa giải. Sáu năm tu học với sáu vị thầy, cũng không tìm được lời giải

đáp, mà do khổ hạnh nên thân xác Thái tử ngày càng tiều tụy. Ngài nhận thức được: tinh thần không thể minh mẫn

trong một thể xác yếu đuối, nên ngài đã bỏ nếp sống khổ hạnh, nhận bát sữa của cô gái chăn bò rồi ngồi dưới cội Bồ

Đề với lời phát nguyện: Chỉ đứng dậy khi nào tìm ra được căn nguyên của sinh lão bệnh tử.

Đó là lý do ngồi thiền của Thái tử. Với kinh nghiệm hành trì, ngài nhận thức được: nếu cứ để cho lục căn (mắt, tai, mũi,

lưỡi, thân, và ý) được tự do theo bản năng thì chúng sẽ theo thói quen, không thể tập trung được, nên ngài dùng hình

thức ngồi thiền để trói cái thân, tập trung tư tưởng nhắm đến mục tiêu ngài cần tìm. Trong khi ngồi thiền thì ngài đã

dùng thiền quán (thiền minh sát) để tìm cho ra nguyên nhân của sinh lão bệnh tử mà hóa giải nó đi cho con người hết

đau khổ.

Điều này có thể tin được qua lời tuyên bố đầu tiên của Ngài lúc xả thiền: “Ta lang thang trong vòng luân hồi qua bao

nhiêu kiếp, tìm mãi mà không gặp kẻ làm nhà. Hỡi kẻ làm nhà, từ đây ta đã gặp được ngươi rồi, ngươi không được

làm nhà nữa. Bao nhiêu cột kèo của ngươi đã gãy vụn cả rồi, rui mè của người cũng tan nát cả rồi. Trí ta đã đạt đến vô

thượng niết bàn, ta đã hoàn toàn giải thoát”.

Lời tuyên bố khi xả Thiền và lời phát nguyện khi ngồi thiền của Đức Phật cho thấy những điều Ngài đã làm trong lúc

ngồi thiền có tính hợp lý. Nên ngài đắc đạo.

Khi Đức Thích Ca tìm ra được cách để thoát khỏi sự ràng buộc của cái thân vào vòng sinh lão bệnh tử, cũng là lúc

ngài khám phá ra cách hóa giải. Đó là cái vọng tâm (tâm vô minh) đã hòa quyện trong vòng thập nhị nhân duyên, trói

chặt con người vào vòng sinh tử luân hồi. Vì thế, con đường tu Phật bắt buộc phải thấy được cái vọng tâm thì mới hóa

giải được nó. Phải ngộ được Phật pháp để bản thể tâm thanh tịnh như nguyên thì chuyển hóa được vọng tâm.

Cách thức là tập trung cả thân lẫn tâm, vì thế có thiền và quán. Thiền là tập trung, ngừng mọi động loạn. Quán là quán

sát, tư duy, sau khi thấy được cái tâm dính mắc như thế nào mà tháo gỡ, chính là sửa sai. Vì vậy, đạo Phật tiên khởi tu

tâm. Con đường Đức Thích Ca đã đi từ sau khi xuất gia tới ngày đắc đạo có quy trình hẳn hoi. Người ngồi thiền không

quán hay ngược lại; thậm chí thiền và quán nhưng thiếu tập trung và tâm an sẽ không gặt hái được gì.

Trong Kinh Viên Giác cũng định nghĩa “thiền định” như sau:

“Thiền định là chỉ quán, và chỉ quán song tu”.

Thiền và ngồi-vô tư lự không giống nhau. Thiền cũng không nhất thiết là ngồi (như thế nào) mới gọi là thiền. Vì Lục Tổ

tám tháng ở trong chùa của Ngũ Tổ, chỉ có giã gạo, chẻ củi, không còn thời giờ để ngồi thiền, nhưng vẫn ngộ được

bổn tâm. Khi ra hành đạo, giảng về thiền định, Ngài nói: “Chư thiện tri thức, sao gọi là ngồi thiền. Ngoài đối với các

điều lành, dữ, các cảnh giới mà tâm chẳng khởi vọng niệm gọi là ngồi. Trong thấy tánh mình chẳng động gọi là thiền.

Ngoài lìa tướng gọi là thiền, trong không loạn là định”.
Tổ Đạt Ma cũng dạy: “Ta đến xứ này cũng chỉ truyền một tâm ấy, không luận về Giới, Thí, tinh tiến, khổ hạnh, cả đến

việc vào nước, lửa, lên vòng gươm, chay lạt ngày một lần, ngồi hoài không nằm (thiền), thảy thảy chỉ là pháp hữu vi

của ngoại đạo”.
Lời dạy của Tổ Đạt Ma cho thấy, không đi vào được cái tâm, chỉ loanh quanh với các hình tướng bên ngoài thì chả

khác gì ngoại đạo.



Thiền định như không thể tách rời đạo Phật vì thiền định sinh ra trí huệ. Thiền định là chỉ quán, muốn chỉ quán thu

hoạch thì phải hướng đạo. Đức Thích Ca khổ tâm đã nhiều về con đường giải thoát chúng sanh khỏi nỗi khổ của vòng

sinh lão bệnh tử nên Thái tử đi tu trong sáu năm trăn trở, theo học với những vị thầy đương thời, đạt đến cảnh giới cao

nhất của mỗi vị, vẫn không tìm được lối thoát nên ngài quyết định dùng thiền định để tự tìm.

Sau 49 ngày thiền định dưới gốc bồ đề, ngài đã khám phá ra con đường giải thoát.

Kể ra tu đạo Phật đòi hỏi chỉ số IQ khá cao ở người tu luyện. Vì ngồi (như ngồi ngoài garage) không phải là thiền.

Thiền trong đạo Phật là phải định, tập trung tư tưởng và tâm an đích thực để đạt tới đích muốn. Người ngồi không có

mục tiêu cụ thể, rõ ràng, không tư duy, quán sát… ngồi khơi khơi dễ hôn trầm, thả hồn rong chơi ma cảnh đến khi xả

thiền chỉ mụ muội thêm…

Hèn chi mấy ông bạn tôi ngày càng giống bề trên!

Không biết đọc sách giùm mấy ông bạn bỏ bàn, bỏ bạn đi thiền, có kéo họ về đúng vị trí của người phàm mắt thịt hay

không. Hay chỉ là tên tiểu quỷ trong phòng điều nghiên tức tối không có bạn thì đọc sách để thăng thiên…


Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.332 giây.