logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/04/2014 lúc 05:18:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khi các lãnh tụ chính trị bắt đầu viết lại những gì xảy ra trong quá khứ, người ta phải nên lo sợ cho tương lai. Tại Nga, Trung Quốc, Hungary và Nhật Bản, những cố gắng gần đây để thay đổi, viết lại lịch sử là những dấu hiệu báo động của tinh thần dân tộc quá khích gia tăng.

Tháng Giêng năm nay, Tổng Thống Vladimir Putin chủ trì một hội nghị nhằm đưa ra một cuốn sách giáo khoa lịch sử dùng trong các trường học. Và tổng thống Nga than phiền rằng những sách giáo khoa lịch sử hiện nay đầy những “cặn bã ý thức hệ” và “mạ lỵ vai trò của nhân dân Liên Xô trong cuộc chiến chống lại phát xít.” Ông phủ nhận những lời tố cáo rằng các nước Ðông Âu bị Liên Xô chiếm đóng sau năm 1945 mà nói rằng chính Liên Xô đã cứu các nước này ra khỏi họa phát xít.

Ý nghĩa chính trị của việc thay đổi lịch sử này trở nên rõ ràng trong cuộc khủng hoảng chung quanh Ukraine. Moscow đã liên tục tìm cách mô tả chính phủ mới tại Ukraine như là “phát xít,” nói rằng những lãnh tụ mới của nước này là những người thừa kế ý thức hệ của những người Ukraine theo Ðức Quốc Xã chống lại Liên Xô của Staline.

Ðiều mỉa mai là nước Nga của ông Putin lại có quan hệ nồng ấm với Hungary, nước độc nhất trong số những quốc gia cựu cộng sản có thể nói là có một thái độ có cảm tình với quá khứ cực hữu. Chính phủ Hungary của ông Viktor Orban có vẻ đang khuyến khích việc phục hồi danh dự cho Ðô Ðốc Miklos Horthy, vị lãnh tụ độc tài, kỳ thị Do Thái của giai đoạn trước Chiến Tranh Thứ Hai vốn liên minh với Hitler chống lại Liên Xô. Một số những tượng của ông Horthy đã được dựng lại tại một số nơi trong nước cũng như là một tấm bảng kỷ niệm tại Budapest. Người ta cũng viết lại sách giáo khoa lịch sử để đưa “tinh thần ái quốc” vào học đường.

Cũng giống như với Nga, các lân bang của Hungary cũng có lý do để quan ngại về việc viết lại lịch sử này. Một trong những lý do khiến nhiều người cánh hữu Hung sùng bái ông Horthy là vì ông là con người chủ trương một nước Hung lớn (Greater Hungary) trong đó họ hy vọng có ngày lấy lại những lãnh thổ mà Hung bị mất đi sau Thế Chiến Thứ Nhất.

Tại Châu Á cố nhiên là những cố gắng viết lại lịch sử còn nhiều hơn. Trước hết là Nhật. thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe đã chỉ trích một số sách giáo khoa lịch sử của Nhật có một quan điểm quá “tự ti” về lịch sử mình. Lời nói này của ông Abe đã làm cho các chính phủ Trung Quốc và Nam Hàn giận dữ. Họ nói ngay cả trước khi ông Abe lên, sách lịch sử Nhật cũng đã giảm nhẹ những tội ác của lính Nhật tỷ như cuộc tàn sát tại Nam Kinh năm 1937 hay việc quân đội Nhật sử dụng nô lệ tình dục từ các nước bị trị như Hàn Quốc.

Thế nhưng Bắc Kinh thì cũng chẳng khá gì hơn. Chủ Tịch Tập Cận Bình vừa qua đưa ra kế hoạch “thanh xuân hóa xã hội Trung Quốc” tại Viện Bảo Tàng Lịch Sử vừa được hoàn tất tại Bắc Kinh. Viện bảo tàng này dành những diện tích khổng lồ thuật lại tội ác của quân Nhật khi xâm lược Trung Quốc vào những năm 1930 cũng như là tội ác của Anh, Pháp và những nước ngoài khác “đổ vào Trung Quốc như một bầy ruồi.” Nhưng viện bảo tàng này, cũng như các sách giáo khoa lịch sử của Trung Quốc không hề nhắc đến con số hàng chục triệu người chết dưới sự cai trị của đảng cộng sản dù rằng dưới “bước tiến nhảy vọt” hay là “cách mạng văn hóa.” Mục tiêu của việc viết lại lịch sử này là đưa những giận dữ của dân chúng hướng ngoại, tới những nước lân bang thay vì hướng nội nhắm vào chính phủ mình.

Nhưng ngay tại Anh cũng đã có những tranh cãi chung quanh lịch sử dạy tại các học đường và trong dân chúng. Khi tôi sang Anh và nhập tịch dân Anh, thì không ai đòi hỏi rằng phải có một cuộc thị mới được nhập tịch. Nhưng nay thì không. Và trong các môn thi đó có lịch sử. Và lịch sử đó, theo những người chỉ trích phải là lịch sử ca ngợi nước Anh. Gần đây lại nổ ra một cuộc tranh cãi về dạy lịch sử tại các trường học Anh. Bộ Trưởng Giáo Dục Michael Gove đã tạo ra một đợt chỉ trích gay gắt từ phía những sử gia khi ông than phiền rằng lịch sử dạy tại các trường học đã cho học sinh một quan điểm quá tiêu cực về nước Anh. Tỷ như về chiến tranh thứ nhất, học sinh cần phải được dạy rằng đó là một cuộc chiến chính đáng bảo vệ tự do chứ không phải chỉ là một cuộc đổ máu vô vị.

Thành ra ta có thể thấy rằng không có gì bất thường trong những cố gắng của các lãnh tụ chính trị trong việc tìm cách ảnh hưởng cung cách lịch sử nước mình được dậy và được hiểu. Nhưng vẫn có những khác biệt quan trọng cần phải đưa ra giữa những cố gắng chính đáng và những cố ý xuyên tạc.

Thứ nhất các nhà chính trị không thể nào phủ nhận những sự kiện lịch sử cụ thể. Ông Gove có thể biện hộ rằng Thế Chiến Thứ Nhất là một cuộc chiến chính đáng. Nhưng ông không tìm cách phủ nhận trận đánh sông Somme trong đó Anh hy sinh 60,000 quân chỉ trong mấy tiếng đồng hồ như kiểu một số người Nhật thân cận ông Abe phủ nhận rằng không hề có sự tàn sát tại Nam Kinh.

Ðiều quan trọng thứ hai là phân biệt giữa việc khuyến khích các cuộc thảo luận và không cho thảo luận. Một điều đáng buồn và đáng e sợ là một số người Nga tiếp tục đưa ra một cái nhìn tích cực về Stalin. Nhưng quan điểm đó còn không đáng lo ngại bằng việc im lặng không cho nhắc đến tất cả những gì xảy ra dưới thời Mao như hiện nay tại Trung Quốc.

Các nhà chính trị cũng như các sử gia và kể cả các công dân thường đều có những quan điểm riêng và cách nhìn riêng về lịch sử nước mình. Nhưng lợi dụng quyền lực chính trị để ép buộc một quan điểm lịch sử duy nhất tại trường học và các phương tiện truyền thông là một điều rất nguy hiểm như ta đã thấy xảy ra hiện nay tại Nga và Trung Quốc.
Lê Mạnh Hùng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.043 giây.