logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/04/2014 lúc 08:15:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ông Vi Đức Hồi và anh Nguyễn Tiến Trung (DR)

Dưới áp lực của quốc tế, hôm nay, 12/04/2014, Việt Nam đã trả tự do trước thời hạn cho hai nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi và Nguyễn Tiến Trung, vài ngày sau khi thả tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.
Ông Vi Đức Hồi, nguyên là giám đốc một trường đảng ở Lạng Sơn vào năm 2011 đã bị tuyên án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế với tội danh « Tuyên truyền chống Nhà nước ». Khi xử phúc thẩm, ông Vi Đức Hồi được giảm án xuống còn 5 năm tù giam và 3 năm quản chế. Nhưng ông Vi Đức Hồi vừa được trả tự do và về đến nhà sáng hôm nay.

Là tác giả nhiều bài viết chỉ trích chính quyền, ông Vi Đức Hồi vào năm 2009 đã được trao giải Hellman/Hammett của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch vì những đóng góp của ông trong việc thúc đẩy tự do ngôn luận ở Việt Nam. Trả lời ban Việt ngữ RFI hôm nay, ông Vi Đức Hồi cho biết tâm trạng của ông sau khi được trả tự do :


Tải để nghe ông Vi Đức Hồi
http://telechargement.rf...our_Internet_12_4_14.mp3


Cùng với ông Vi Đức Hồi, hôm nay, chính quyền Việt Nam trả tự do cho một nhà bất đồng chính kiến khác là anh Nguyễn Tiến Trung. Nguyễn Tiến Trung đã được phóng thích và về đến nhà vào khoảng gần 10 giờ sáng hôm nay, trước sự bất ngờ của gia đình, vì họ không hề được thông báo trước.

Theo lời bà Lê Thị Minh Tâm, mẹ của Nguyễn Tiến Trung, ngay chính bản thân anh cũng chỉ được thông báo vào giờ chót, tức là sáng nay Nguyễn Tiến Trung vẫn đi lao động bình thường thì được cán bộ trại gọi vào và công bố quyết định trả tự do, rồi cho xe chở anh về bàn giao cho phường và từ đó anh tự đi về nhà.

Cũng theo lời bà Minh Tâm, trên nguyên tắc phải đến tháng 1/2015, Nguyễn Tiến Trung mới mãn hạn, như vậy là anh được trả tự do sớm hơn 9 tháng, sau khi đã ngồi tù tổng cộng 4 năm 9 tháng.

Nguyễn Tiến Trung đã bị bắt giữ vào tháng 07/2009 và đến tháng 01/2010 đã ra tòa cùng với ba nhà bất đồng chính kiến khác là Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Lê Thăng Long. Anh đã bị buộc tội « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân », và bị tuyên án 7 năm tù và 3 năm quản thúc.

Gần đây, trước áp lực của quốc tế chính quyền Hà Nội đã trả tự do cho tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ ( ra tù ngày 06/04 và bay thẳng sang Mỹ), nhà giáo Đinh Đăng Định ( ra tù ngày 21/03, nhưng qua đời ngày 03/04 vì bệnh ung thư ) và ông Nguyễn Hữu Cầu ( ra tù 21/03 sau 32 năm bị giam cầm ).
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 12/04/2014 lúc 08:33:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
'Gia đình rất bất ngờ khi Tiến Trung về'
UserPostedImage
Th.S Nguyễn Tiến Trung từng bị kết án 7 năm tù và 3 năm quản thúc vì 'hoạt động chống phá chính quyền'.
Mẹ của nhà hoạt động vì dân chủ, thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, tường thuật với BBC về giây phút con trai của bà, một tù nhân chính trị trẻ tuổi, ra tù và bất ngờ về tới nhà đoàn tụ gia đình trưa ngày 12/4/2014, sau gần 5 năm bị tù giam vì tội 'hoạt động chống phá chính quyền'.

"Sức khỏe thì Trung vẫn khỏe thế nhưng mà trong một số vấn đề cơ bản của sức khỏe thì rồi từ từ sẽ đi khám bệnh cho Trung để xem tình hình cụ thể như thế nào," bà Lê Thị Minh Tâm nói với BBC từ Sài Gòn.

"Khi mà Trung về chúng tôi rất là mừng bởi vì chúng tôi rất bất ngờ, bất ngờ ghê gớm lắm vì không có một thông tin nào cả," mẹ của Tiến Trung kể thêm.

"Thậm chí như Trung, sáng nay là Trung cũng không biết luôn, Trung vẫn đi lao động bình thường, thế rồi giữa chừng cán bộ mới gọi vào mới trao quyết định,

'Vì sao thả sớm?'
"Người ta đưa Trung về phường, bàn giao cho phường, xong rồi Trung tự thuê xe ôm về nhà, thế thì khi Trung về tới cổng nhà, Trung nhòm vô, thì trong nhà mới nhìn thấy là mừng vô cùng vì không tin vào mắt mình nữa."

Về lý Tiến Trung được thả sớm ra tù trước thời hạn vào đợt này, bà Tâm nói:

"Tôi cũng không biết rõ chính xác như thế nào, nhưng thực ra tình hình Việt Nam bây giờ cũng có thay đổi, tôi cũng thấy rõ ràng là như vậy, cụ thể là anh Cù Huy Hà Vũ cũng đã được ra rồi, được đi Mỹ rồi,

"Và một số những trường hợp khác và một số thông tin ở trên thông tin đại chúng tôi thấy cũng cởi mở hơn, cho nên với sự đấu tranh của đồng bào trong nước, cũng như ngoài nước, thì tôi thấy tình hình cũng có thay đổi và tôi nghĩ Trung về, thì đó là một trong các nguyên nhân mà Trung được về."
Theo BBC
song  
#3 Đã gửi : 12/04/2014 lúc 08:35:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhà hoạt động Vi Đức Hồi ra tù trước hạn
UserPostedImage
Ông Vi Đức Hồi, cựu Giám đốc trường Đảng, bị kết tội 'tuyên truyền chống Nhà nước'.

Nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi, người bị tuyên án 5 năm tù giam hồi năm 2011 vì tội 'Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN', vừa được trả tự do trước thời hạn.

Trả lời BBC ngày 12/4, ông Hồi cho biết cán bộ trại giam đã đọc quyết định trả tự do cho ông vào lúc tám giờ sáng cùng ngày và đến khoảng sau 11 giờ đêm thứ Sáu thì ông về đến nhà.

Tuy nhiên, ông vẫn sẽ bị quản chế tại gia trong ba năm.

Cán bộ trại giam không giải thích lý do ông được phóng thích, ngoài việc nói miệng rằng "đây là nhờ chính sách nhân đạo và sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước", ông cho biết.

"Tôi trả lời họ rằng tôi không đến nỗi ngây ngô đâu, tốt nhất các anh đừng giải thích theo hướng đấy."

"Sức ép quốc tế đã buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải thả tôi ra trước thời hạn."

Trả lời câu hỏi của BBC về cảm nghĩ sau khi nghe quyết định trả tự do, ông Hồi nói:

"Tôi cảm thấy bình thường. Tôi nói với họ rằng đây là để phục vụ công tác đối ngoại của các anh thôi, tôi không thấy rung động hay có cảm xúc gì."

"Chiều hôm mùng ba họ đã làm việc với tôi và nói "ở trên điện xuống, yêu cầu anh làm một số thủ tục để Chủ tịch Nước xem xét tha bổng cho anh"."

"Họ đưa ra một số điều kiện với tôi, bao gồm cam kết không được hoạt động dân chủ và không được viết bài nữa."

"Tôi bác bỏ tất cả những điều đó."

"Tôi chả có gì phải suy nghĩ cả, cần thiết thì tôi ngồi tù tiếp, khi nào mãn hạn tôi về."

"Đến sáng mùng bốn, họ lại mời tôi lên và nói tôi chỉ cần làm thủ tục thôi, không đưa ra điều kiện gì nữa".

Ông Hồi cho biết ông sẽ tiếp tục theo đuổi "mục tiêu, lý tưởng mà mình đã chọn" vì ông cảm thấy "việc làm của mình là chân lý, phù hợp với xu thế của thời đại" và "không có lý do gì để dừng lại."

'Cựu Giám đốc Trường Đảng'
Ông Vi Đức Hồi gia nhập Đảng Cộng sản năm 1980 và từng là Giám đốc trường Đảng huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn.

Từ năm 2006, ông Hồi bắt đầu viết nhiều bài báo chỉ trích Đảng - ban đầu bằng bút danh, sau đó dùng tên thật sau khi ông bị khai trừ khỏi đảng năm 2007.

Ông được trao giải Hellman/Hammett năm 2009 của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch vì các đóng góp trong việc "thúc đẩy tự do ngôn luận".

Ngày 27/10/2010, ông bị bắt tại tư gia và đến 26/01/2011, Tòa sơ thẩm ở tỉnh Lạng Sơn tuyên án ông tám năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Tòa phúc thẩm sau đó giảm án cho ông còn 5 năm tù giam và ba năm quản chế.

Tổ chức Human Rights Watch nói ông đã nhiều lần bị đưa ra "đấu tố" ở địa phương, và vợ của ông cũng bị khai trừ Đảng vì không chịu lên án chồng.

Gần đây, giới quan sát nhận thấy nhà cầm quyền Việt Nam có động thái trao trả tự do cho một số tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, trong đó có các trường hợp Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu Cầu, Cù Huy Hà Vũ.

Trong số này, ông Định đã chết vì 'ung thư dạ dày' giai đoạn cuối chỉ 3 tháng rưỡi sau khi ra tù, ông Cầu phải vào bệnh viện điều dưỡng ngay sau khi được trả về nhà và Tiến sỹ Hà Vũ được cho là bị 'trục xuất' dưới danh nghĩa ra nước ngoài 'chữa bệnh'.

Một số tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế như Human Rights Watch, Amnesty International tiếp tục nhắc nhở cộng đồng quốc tế không nên quên Việt Nam vẫn còn ít nhất trên 200 tù nhân chính trị và lương tâm còn đang bị giam giữ trong các nhà tù, trại giam dưới mọi hình thức, qua xét xử hoặc không, và còn ít nhất hàng chục người khác bị quản chế chặt chẽ tại gia.
Theo BBC
song  
#4 Đã gửi : 12/04/2014 lúc 09:00:20(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nguyễn Tiến Trung ra tù
UserPostedImage
Blogger Nguyễn Hồ Nhật Thành - Paulo Thành Nguyễn (trái) và Nguyễn Tiến Trung. Ảnh chụp ngay sau khi ra tù, Trung nhìn ốm hơn so với trước đây nhưng tinh thần được nói là 'rất tốt'.

Anh Nguyễn Tiến Trung, một nhà hoạt động chính trị trẻ vừa được ra tù trước thời hạn vào sáng nay, 12/4/2014, dựa theo quyết định 'đặc xá' của chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Đây là một thông tin hoàn toàn bất ngờ đối với gia đình và bạn bè, thậm chí ngay cả bản thân Trung cũng không biết sẽ được ra tù sớm trước thời hạn.


Gia đình Nguyễn Tiến Trung xác nhận thông tin này và cho biết mọi người trong nhà đều rất mừng sự trở về của Trung. Được biết, sức khỏe anh vẫn tốt do thường xuyên tập thể dục, lao động trong tù.


Sau khi nhận được quyết định đặc xá sáng ngày 12/4, Nguyễn Tiến Trung được đưa từ trại giam số 4 Phan Đăng Lưu về địa phương để làm thủ tục 'bàn giao' tại trụ sở ủy ban nhân dân phường 4, quận Tân Bình, Sài Gòn.


Khi hoàn tất các thủ tục, Trung tự đón xe về nhà trong sự bất ngờ và vui mừng không nói nên lời của gia đình.


Mặc dù được ra tù sớm, nhưng anh vẫn sẽ phải tiếp tục chịu án 3 năm quản chế tại địa phương - tức là không được đi khỏi địa phương đang cư trú trong thời hạn 3 năm.


Nguyễn Tiến Trung bị kết án 7 năm tù giam với cáo buộc 'hoạt động lật đổ chính quyền' theo điều 79 bộ luật hình sự. Tính từ thời điểm bị bắt giam vào tháng 7/2009 đến nay, Trung đã phải ở tù với tổng thời gian là 4 năm 9 tháng. Như vậy, anh được ra tù sớm trước thời hạn là 2 năm 3 tháng.

Những người bị bắt trong vụ án 'lật đổ' từng gây xôn xao dư luận hồi năm 2009 là các ông Lê Thăng Long, Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung đều đã được trả tự do. Riêng trường hợp anh Trần Huỳnh Duy Thức vẫn tiếp tục vẫn tiếp tục bị giam giữ trong một bản án nghiệt ngã lên đến 16 năm tù giam.

Ngoài ra, một người bị cáo buộc có liên quan đến vụ án Nguyễn Tiến Trung là ông Trần Anh Kim cũng bị tòa án tỉnh Thái Bình kết án 5 năm 6 tháng tù giam. Ông Trần Anh Kim từng là một trung tá quân đội nhân dân, hiện đang bị giam giữ tại trại giam số 6 Thanh Chương thuộc tỉnh Nghệ An.

Sinh năm 1983 trong một gia đình cán bộ, Nguyễn Tiến Trung tốt nghiệp thạc sỹ ngành khoa học máy tính tại Pháp. Trong các năm 2006 và 2007, Nguyễn Tiến Trung từng được xem là một hiện của giới trẻ dấn thân khi công khai gửi thư chất vấn giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam, tổ chức các hoạt động như Marathon Nối Vòng Tay Lớn nhằm kêu gọi quốc tế quan tâm đến phong trào dân chủ Việt Nam...

Năm 2007, Nguyễn Tiến Trung về nước để trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh đòi dân chủ hóa Việt Nam. Đến cuối năm, nhà cầm quyền địa phương gửi lệnh yêu cầu Trung đi nghĩa vụ quân sự.

Trong thời gian quân ngũ, Trung từ chối tuyên thệ 10 lời thề của quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có nội dung trung thành với đảng cộng sản.

Ngày 6/7/2009, Nguyễn Tiến Trung bị loại ngũ. Sau khi về nhà được một hôm, ngày 7/7/2009, anh bị công an 'bắt giam khẩn cấp' với cáo buộc 'hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân' theo điều 79 bộ luật hình sự.

CTV Danlambao

Sửa bởi người viết 12/04/2014 lúc 09:18:05(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#5 Đã gửi : 12/04/2014 lúc 09:03:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người tù bất khuất Vi Đức Hồi được trả tự do vô điều kiện
UserPostedImage
Ông Vi Đức Hồi được xem là một gương mặt tiên phong của phong trào dân chủ Việt Nam


Sáng nay, 12/4/2014, một nhà đấu tranh dân chủ kiên cường là ông Vi Đức Hồi đã rời khỏi trại giam Nam Hà (thuộc tỉnh Hà Nam) và về đến nhà riêng tại Lạng Sơn vào lúc 11 giờ sáng cùng ngày.


Ông Vi Đức Hồi sinh năm 1957, là người dân tộc Tày, từng giữ nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy đảng ủy huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như: giám đốc trường đảng, trưởng ban tuyên giáo, ủy viên ban thường vụ huyện ủy... Sau khi ly khai khỏi đảng cộng sản để tham gia đấu tranh dân chủ, ông Vi Đức Hồi bị bắt giam vào tháng 10 năm 2010 với cáo buộc 'tuyên truyền chống phá nhà nước' theo điều 88 bộ luật hình sự.


Trong phiên tòa sơ thẩm vào đầu năm 2011, ông Vi Đức Hồi bị kết án 8 năm tù giam và bị truy thu 56 triệu đồng, theo tòa án đây là số tiền mà ông đã 'nhận trái phép' từ giải thưởng Hellman/Hammett 2009 do Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) trao tặng. Tại phiên phúc thẩm sau đó vào tháng 4/2011, ông bị tuyên án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế.


Tính đến thời điểm ra tù vào ngày 12/4/2014, ông Vi Đức Hồi đã bị giam giữ với thời gian 3 năm 6 tháng. Như vậy, ông ra tù trước thời hạn 1 năm 6 tháng.


Không cải thiện nhân quyền

Trao đổi với Danlambao sau khi về đến nhà được khoảng 2 tiếng, ông Vi Đức Hồi cho biết mặc dù còn hơi mệt nhưng sức khỏe của ông vẫn bình thường.


Theo ông, việc trả tự do dựa trên một quyết định 'đặc xá trong trường hợp đặc biệt' do chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký. Ông khẳng định “Đây là kết quả của sức ép đến từ dư luận trong nước và quốc tế, buộc giới cầm quyền VN phải thả tôi ra trước thời hạn.”


Quyết định đặc xá được ký vào ngày 7/4/2014, nhưng phải đến 5 ngày sau ông Hồi mới được ra tù. Ngoài ra, ông không nhận được bản chính của quyết định mà thay vào đó phía trại giam chỉ giao lại bản xác nhận về nội dung quyết định đặc xá của chủ tịch nước.


"Sáng nay tôi cũng đòi hỏi cần phải đưa quyết định bản chính cho tôi, họ trả lời là theo quy định anh không được cầm bản chính của chủ tịch nước", ông Hồi cho biết.


Được biết, tại trại giam Nam Hà, ông từng bị giam giữ chung cùng hai tù nhân lương tâm là anh Lê Văn Sơn và Nguyễn Văn Oai. Tuy nhiên, từ tháng 8 năm ngoái ông đã bị biệt giam vì tham gia đấu tranh bằng cách tuyệt thực và từ chối lao động để phản đối công an trại giam đánh gãy chân tù nhân Lê Văn Sơn.


Ông bị biệt giam liên tục trong 8 tháng cho đến ngày ra tù, bị cô lập và cách ly hoàn toàn.

Trả lời câu hỏi liệu rằng việc ra tù trước thời hạn có phải là dấu hiệu cho thấy chính phủ Việt Nam đã cải thiện nhân quyền hay không, ông Vi Đức Hồi khẳng định:


"Không có gì cải thiện cả. Đây là sức ép của quốc tế buộc họ phải chấp nhận trả tự do để đối phó và lấy lòng quốc tế. Hay nói cách khác, họ ngụy trang để cho thế giới thấy sự nhân đạo của họ. Bản chất của chế độ này chưa có gì thay đổi".


Tự do vô điều kiện

Trước đó, vào ngày 3/4/2014, phía CA trại giam đã đến gặp và ép buộc ông chấp nhận một số điều kiện để đổi lại việc đặc xá. Tuy nhiên, những điều kiện của phía CA đã nhanh chóng bị ông khước từ.


Ông Vi Đức Hồi kể lại: "Ban đầu họ đặt ra các điều kiện, nhưng tôi không chấp nhận các điều kiện đó. Sau đó, họ bỏ các điều kiện đi, đến sáng mùng 4 họ vào làm việc với tôi thì chỉ thực hiện các thủ tục của trại giam, không có các điều kiện gì nữa."


"Điều kiện họ đưa ra là muốn tôi phải nhận tội và thể hiện điều mà họ gọi là thái độ ăn hối cải và xin khoan hồng.

Tôi trả lời là tôi không có tội, từ trước phiên tòa tôi đã chống lại bản án và cho đến bây giờ tôi vẫn chống án theo các thủ tục giám đốc thẩm. Vì vậy các điều kiện họ đưa ra tôi không chấp nhận."


Ngoài ra, phía CA cũng đưa ra thêm một điều kiện là ông phải cam kết từ bỏ đấu tranh cho dân chủ để đổi lấy việc đặc xá. Ông Vi Đức Hồi khẳng định ông sẽ chấp nhận ngồi tù cho đến khi mãn hạn, không chấp nhận việc đổi chác trên sự tự do của cá nhân ông.


Sau cùng, nhà cầm quyền CSVN đã buộc phải trả tự do vô điều kiện cho ông Vi Đức Hồi.


Thức tỉnh

Ông Vi Đức Hồi trở thành đảng viên đảng cộng sản năm 1980 khi mới 23 tuổi. Mặc dù từng giữ nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy đảng cầm quyền, nhưng ông đã sớm chuyển hướng và tham gia ủng hộ cuộc đấu tranh dân chủ tại Việt Nam từ giai đoạn đầu.

Năm 2006, ông ly khai khỏi đảng cộng sản và công khai lên tiếng kêu gọi dân chủ đa nguyên, ủng hộ nhân quyền. Tập hồi ký "Đối Mặt" của ông đã gây được sự hưởng ứng mạnh mẽ của dư luận với những thông điệp mang giá trị nhân văn cao cả.

Năm 2008, nhà cầm quyền tỉnh Lạng Sơn tổ chức một cuộc đấu tố khủng khiếp đối với ông Vi Đức Hồi. Sau đó, ông tiếp tục bị công an sách nhiễu, thậm chí bị đe dọa đến tính mạng.

Năm 2009, tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) trao giải thưởng Hellman/Hammett cho ông để ghi nhận sự can đảm của ông trong vai trò một người cầm bút, bất chấp những sách nhiễu và đàn áp từ phía chính quyền.

Năm 2010, ông bị bắt giam với cáo buộc 'tuyên truyền chống phá nhà nước' theo điều 88 bộ luật hình sự.

Năm 2011, tại cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, bất chấp những lời cáo buộc vô căn cứ và những bản án nặng nề, ông vẫn tỏ ra bình thản, kiên cường và bất khuất.

Trao đổi với Danlambao, ông Vi Đức Hồi chia sẻ về sự thức tỉnh khiến ông dứt khoát từ bỏ những danh lợi của đảng cộng sản để chuyển hướng tham vào cuộc đấu tranh cam go đòi lại dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam:

"Trước đây, thời thanh niên tôi cũng từng rất tin tưởng vào đường lối của đảng cộng sản. Sau đó tôi cũng được đi học, trải qua thực tế thì tôi thấy những điều tôi học xa rời thực tế. Họ nói một đằng nhưng lại làm một nẻo.


Về đường lối, chủ trương thì họ nói rất là tốt đẹp. Khi ấy, tôi cũng không thắc mắc gì với đường lối, chủ trương cả. Bởi vì, bất cứ một chính đảng nào trên thế giới cũng nói họ luôn vì dân vì nước cả, không có một chính đảng nào mà lại đi tuyên bố mình là phản dân hại nước. Vì vậy, đầu tiên tôi cũng có những mục tiêu, lý tưởng để theo đuổi. Nhưng sau đó nhìn nhận lại thì thấy có nhiều vấn đề không thực tế, thậm chí trái ngược, họ nói một đằng làm một nẻo.


Tôi thức tỉnh lại, từ đó tôi đấu tranh theo suy nghĩ và lẽ phải của mình. Bên cạnh đó, tôi được tham khảo và tìm hiểu về các nhà đấu tranh dân chủ tiền bối. Tôi thấy họ rất đúng và có mục tiêu lý tưởng để tôi tiếp tục sự nghiệp của họ".

Trở về sau 3 năm 6 tháng tù đày khắc nghiệt, ông khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi lý tưởng và cũng 'không có vấn đề gì phải băn khoăn':


"Tôi đã dấn thân vào con đường hoạt động dân chủ theo mục tiêu, lý tưởng và nguyện vọng tha thiết của tôi. Vì vậy, mọi việc làm của tôi đều hợp lý, hợp với thời cuộc và hợp với xu thế phát triển. Tôi nghĩ mọi việc tôi làm đều đúng cả, không có vấn đề gì phải băn khoăn cả.


Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho công cuộc mở rộng dân chủ và phát triển đất nước. Đó cũng chính là mục tiêu của cuộc đời và tôi sẽ tiếp tục lý tưởng của mình."

Danlambao
phai  
#6 Đã gửi : 12/04/2014 lúc 05:19:34(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi bị cách ly tuyệt đối trong tù'

UserPostedImage
Th.S Nguyễn Tiến Trung nói anh bị giam cách ly tuyệt đối khi ở trong tù.
Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung kể lại việc được thả ra tù sớm hôm 12/4/2014 và cho biết những chi tiết cuộc sống ở trong tù trong suốt gần 5 năm thi hành án.

Tiến Trung nói anh bị giam giữ cách ly tuyệt đối khi ở trong tù, không được tiếp xúc với bất cứ tù nhân nào khác trong cùng vụ án, tuy nhiên được hưởng chế độ "đối xử tốt".

Người tù nhân chính trị sinh năm 1983 cho hay anh đã được chính quyền và trại giam mời lên thông báo về khả năng có thể sẽ được 'đặc xá' trong dịp 30/4/2014 năm nay, nhưng bất ngờ vì đã được thả ra sớm hơn thời hạn này.

Thạc sỹ công ngệ thông tin nói anh mong mỏi những tù nhân khác trong đó có những người trong cùng vụ án của anh như Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, Điều Cày - Nguyễn Văn Hải cũng sớm được trao trả tự do.

Tiến Trung cũng cho hay anh có thể cứu xét và cân nhắc nếu được mời ra nước ngoài định cư hoặc học tập, tuy nhiên nói anh cần thời gian để nắm bắt tình hình trước khi quyết định mình sẽ làm gì trong tương lai tới đây.

Nhà bất đồng chính kiến trẻ tuổi từng bị Tòa án tuyên phạt gần năm năm trước bản án 7 năm tù giam trong vụ án Lê Công Định và những người khác bị kết tội "hoạt động chống phá chính quyền" cho biết anh được phổ biến sẽ phải chấp hành chế độ quản chế ở địa phương ba năm, và trước khi ra tù đã phải ký một số giấy tờ cam đoan với chính quyền.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.183 giây.