logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 25/08/2012 lúc 09:12:44(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cho đến giờ này, Bầu Kiên chỉ bị khép vào tội 'kinh doanh trái phép,' là tội danh ít nghiêm trọng
Tin tức về vụ bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên và những hậu quả kế tiếp của vụ này có nhiều phần chắc sẽ là sự kiện gây chấn động trong những ngày tới, không chỉ riêng ở Việt Nam. Sau đây là tổng hợp một số tin trong mấy ngày đầu sau khi ông Bầu Kiên bị bắt.

VÀNG VÀ CHỨNG KHOÁN
Giá vàng tại Việt Nam tăng mạnh sau vụ bắt giam Bầu Kiên, vì người tiêu dùng cho rằng giữ vàng an toàn hơn là giữ tiền tại các ngân hàng. Các ngân hàng cũng phải mua thêm vàng để giao cho những người ký thác bằng vàng bây giờ muốn rút ra khỏi ngân hàng. Hôm thứ Năm, giá vàng là 44 triệu 820 ngàn đồng một lượng, tăng 5,3% so với hôm thứ Hai, là ngày Bầu Kiên bị bắt.

Chỉ số chứng khoán của Việt Nam trong vòng hai ngày sau khi ông Bầu Kiên bị tạm giam, từ thứ Ba đến thứ Năm, mất giá đến 10,5%. Hơn phân nửa cổ phiếu của 303 công ty rớt giá ít nhất là 4%.

Ông Kevin Snowball, Giám đốc của PXP, công ty đang quản lý khoảng 100 triệu đôla đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói rằng trong khi chờ đợi mọi chuyện được rõ ràng, biết được lý đo thực sự ông Bầu Kiên bị bắt giữ, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục yếu kém.

VỀ ACB
Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, ông Nguyễn Thành Toại nói ngân hàng ông đã vay ngân hàng nhà nước 7.000 tỷ đồng để trấn an những người gửi tiền. Ông cho biết trong ngày đầu tiên sau khi ông Bầu Kiên bị bắt, số khách hàng đến rút tiền rất đông, nhưng đến hôm thứ Năm đã bình thường trở lại.

Khách hàng nào của ACB cũng được thông báo bây giờ ông Bầu Kiên không còn giữ vai trò lãnh đạo nào trong Ngân hàng ACB nữa. Phó Tổng giám đốc Toại nói sau khi nghe giải thích, một số khách hàng đã đồng ý tiếp tục giữ tiền của họ trong ngân hàng.

Tân Tổng giám đốc ngân hàng ACB ông Đỗ Minh Toàn không cho biết bao nhiêu tiền đã được khách hàng rút khỏi hệ thống ACB trong mấy ngày qua, nhưng ông khẳng định ngân hàng dự phòng đủ lượng tiền mặt để chi trả cho khách có nhu cầu trong những ngày tới. Ngoài lượng tiền mặt có sẵn vào khoảng 10.000 tỷ đồng, ACB còn gửi 3.000 tỷ đồng ở Ngân hàng Nhà nước, và Ngân hàng Nhà nước cũng sẵn sàng cung ứng 2.000 tỷ nữa cho ACB. Về ngoại tệ, ông Toàn cho biết ACB hiện còn 120 triệu USD và không gặp khó khăn nếu khách có nhu cầu rút.

Căn biệt thự 3 tầng của ông Bầu Kiên có hàng rào sắt chắc chắn, trông ra phía Hồ Tây, nằm trong một khu vực có nhiều gia đình giàu có. Ông Trần Trung Thành, một người sống gần đó cho biết cuối tuần thường có nhiều ôtô đắt tiền đậu trước căn biệt thự để tiệc tùng. Ông Thành nói khi thấy công an ập vào biệt thự ông Bầu Kiên, ông khá ngạc nhiên, vì từ trước tới giờ ông vẫn nghĩ một khi ông Bầu Kiên làm trong ngành ngân hàng thì chắc chắn ông ấy phải là một doanh nhân trong sáng.

NGÂN HÀNG VÀ NỢ XẤU
Giữa các ngân hàng với nhau, tỷ giá qua đêm tăng mạnh nhất, tính từ năm 2010 vì các ngân hàng muốn giữ tiền mặt để đề phòng khách hàng đến rút tiền ra ồ ạt. Tỷ giá qua đêm tăng 5,66%, cao nhất kể từ tháng 6, và tăng mạnh nhất, tính từ tháng 12 năm 2010.

Ngân hàng nhà nước bơm thêm 13.000 tỉ đồng và Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói rằng nhà nước sẵn sàng đảm bảo có đủ tiền mặt để trả cho các khách hàng nào muốn rút tiền.

Ông Edwin Gutierrez là Giám đốc quỹ đầu tư chung Aberdeen có trụ sở ở London, quỹ này đang đầu tư khoảng 9 tỉ đôla vào các thị trường mới trỗi dậy, trong đó có các trái phiếu của Việt Nam. Ông Gutierrez nói lưỡi gươm Damocles đang treo trên đầu Việt Nam là ngành ngân hàng, và mọi người đều biết rằng một ngày nào đó, người ta phải đối phó với nó.

Một trong những vấn đề của ngành ngân hàng Việt Nam là tỷ lệ nợ xấu. Bà Karolyn Seet, trợ lý Chánh văn phòng của tổ chức đánh giá Moody’s, phụ trách 6 nước Đông Nam Á, nói Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong 6 nước này. Vào cuối tháng 3, tỷ lệ nầy là 8,6%, nhưng theo các chuyên viên trong ngành, tỷ lệ này có thể là 10%, có nghĩa là các ngân hàng Việt Nam cho vay 10 người thì có thể là 1 người không thể trả nợ.

Ông Jonathan Pincus, một nhà kinh tế của trường Harvard Kennedy ở thành phố Hồ Chí Minh nói lý do có nhiều nợ xấu vì có nhiều khoản vay đưa cho các dự án thất bại. Ông nói: quyết định cho vay tùy thuộc vào quan hệ hoặc móc ngoặc, thay vì các dự án được đánh giá là tốt.

Tại một phiên họp Quốc hội mới đây, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nói với Thống đốc Nguyễn Văn Bình rằng Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng giúp đỡ các ngân hàng yếu kém để tránh cho ngành ngân hàng khỏi sụp đổ.

NHỮNG CHUYỆN LẠ XUNG QUANH VỤ BẦU KIÊN
Chuyện lạ thứ nhất, trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 21 tháng 08, Thống đốc Nguyễn Văn Bình giải thích rằng “Theo luật, các ngân hàng thương mại cổ phần chỉ có Hội đồng Quản trị và Ban điều hành.”

Trong khi đó, ông Bầu Kiên trước đây là Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng Thương mại cổ phần ACB. Hội đồng Sáng lập này là một cơ chế mà Thống đốc Bình gọi là “không có trong bất cứ văn bản pháp luật nào!”

Ngân hàng ACB đi vào hoạt động kinh doanh từ năm 1993 đến nay, coi như gần 20 năm, ngân hàng này có một cơ chế không có ghi trong luật pháp tồn tại lâu như vậy mà không xử lý, vậy thì trách nhiệm này không của riêng ai. Trên trang blog của mình, blogger Mẹ Nấm viết: Đó là trách nhiệm và là tội (chứ không còn là lỗi) của những người vận hành nền kinh tế xã hội theo "cơ chế" giống như Việt Nam.

Chuyện lạ thứ hai, một diễn biến mà trong thực tế có liên quan đến hàng chục ngàn tỷ đồng của người dân đóng thuế như vụ Bầu Kiên mà ông này, cho đến giờ này, chỉ bị khép vào tội “kinh doanh trái phép,” là tội danh ít nghiêm trọng, có mức án tù tối đa là hai năm và có thể kèm khoản tiền phạt đến 30 triệu đồng.

Luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội nói với BBC: "Vấn đề bắt giam hay không đối với loại hình tội phạm này hầu như cũng được giảm nhẹ, trừ những trường hợp đặc biệt như có ý đồ trốn tránh, v.v... Nếu đúng chỉ có tội này, không có tội khác thì đúng ra là không có lệnh bắt giam." Thẩm quyền xét xử các vụ án kiểu này thông thường thuộc cấp quận huyện, tuy có thể đưa lên tòa cấp trên "trong các trường hợp đặc biệt," Luật sư Hải nói thêm.

Chuyện lạ thứ ba, hoạt động của ông Bầu Kiên từ mấy tháng nay đã được nói đến trên các trang mạng không thuộc nhà nước Việt Nam. Trước khi các báo bên trong Việt Nam loan tin về Bầu Kiên bị tạm giam, nhiều người có thể biết những thông tin về Bầu Kiên qua các trang mạng như quanlambao hoặc
chauxuannguyen.

Vụ Bầu Kiên một lần nữa cho thấy các trang mạng không chính thống luôn luôn đưa tin trước các trang mạng chính thống. Nó còn cho thấy những thông tin mà trang mạng không chính thống đưa ra có nhiều phần chắc là đúng và có cơ sở. Riêng trang mạng quanlambao cho biết mấy hôm vừa qua, trang mạng của họ đã bị quá tải.

Một bài nhận định trên trang mạng quanlambao hôm thứ Năm cảnh báo sau vụ bắt giam Bầu Kiên, có thể sẽ có kế hoạch gây hoảng loạn trong nhân dân Việt Nam, thiên hạ đua nhau đi rút tiền gửi ở ngân hàng, các nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy. Trước tình hình đó, đảng Cộng sản Việt Nam phải ngừng vụ án Bầu Kiên vừa mới bắt đầu.

Một chuyên viên kinh tế ở Việt Nam cho VOA biết qua email: kịch bản xấu nhất sau vụ Bầu Kiên là niềm tin vào kinh tế Việt Nam càng ngày càng suy sụp, nếu không muốn nói là sẽ mau chóng cạn kiệt. Số người rút tiền tại các ngân hàng ngày càng đông, khiến căng thẳng thanh khoản tăng cao, dẫn tới chuyện Ngân hàng Nhà nước phải in thêm tiền để tăng thanh khoản, làm tiền đồng mất giá, ngoại quốc thiếu tin tưởng rút tiền đầu tư khỏi Việt Nam. Tâm lý lo sợ làm mọi người bớt kinh doanh và đầu tư, khiến nền kinh tế càng co cụm, GDP giảm sút, thất nghiệp tăng.

Ông Carlyle Thayer, giáo sư người Úc chuyên nghiên cứu về các vấn đề Việt Nam nói rằng vụ Bầu Kiên có thể là một đòn chính trị cao. Nó cho thấy đảng cộng sản muốn trấn an với 87 triệu dân rằng tiền bạc không thể mua được quyền lực, và đảng sẽ đối phó nghiêm túc với những hành động tài chính đáng ngờ.
Source: VOA
song  
#2 Đã gửi : 25/08/2012 lúc 10:18:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
‘Vỡ quẻ Bầu Kiên’ chỉ là cuộc chiến mini
Dư luận rúng động, truyền thông căng lên, vàng tăng giá, chứng khoán sập sàn… là những dấu hiệu bề nổi vụ ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt.

Còn tảng băng chìm là những bình luận vô tiền khoáng hậu ở mọi cấp về một cuộc chiến Ba-Tư [1]; là sự lo ngại sụp đổ của hệ thống tiền tệ, là thao thức và hy vọng của những người đấu tranh cho tiến bộ xã hội.

Tìm ra kẻ thù
Có thể trong những ngày tới, 5 hay 10 người nữa sẽ bị bắt nhưng chắc chắn không có bộ trưởng, thậm chí thứ trưởng nào vào vòng lao lý.

Màn kịch này đủ để gây xúc động nhưng không để có biến động.
Quả thật, nhiều người cho rằng “quẻ” đã vỡ và sẽ có biến động chính trị. Nhưng chắc chắn là không có chuyện đó vào thời điểm này vì những uỷ viên BCT có thể kèn cựa nhau về quyền lợi và những mâu thuẫn cá nhân nhưng đều đang cùng một nhóm lợi ích bảo vệ sự thống trị của chính mình.

Các “Vina” có đổ vỡ ào ạt nhưng song sắt, vốn đang khóa chặt những người dân vô tội, không rộng mở để đón chào các ủy viên BCT.

Việc bắt bớ là hệ quả tất yếu của những diễn biến chính trị thời gian qua ở Việt Nam, khi cơ chế “lập lờ đánh lận con đen” này đã tạo ra những ổ tham nhũng, những tập đoàn Mafia lũng đoạn đến “tận căn”, vượt quá ngưỡng chịu đựng của dân chúng.
Khi đó Bộ Chính trị phải bật đèn xanh để tìm ra một số: “kẻ thù của nhân dân”nhằm thỏa mãn đòi hỏi của dân chúng. Kẻ thù dễ chĩa mũi dùi vào nhất vẫn là các chủ tư bản mới nổi.

Nó vừa phù hợp với học thuyết vô sản mà đảng đang cổ súy đồng thời ngăn chặn được sự phẫn nộ của công chúng về sự tư bản hóa một cách quá đáng dựa vào cơ chế thị trường.

Về mặt biểu hiện, nó cũng cần có một “sự biến” đủ lớn để tạo nên những chú ý trong dư luận nhưng chắc chắn 14 thành viên vẫn đủ tỉnh táo và nhẫn nhục để stop tất cả lại nếu như điều đó tạo ra một cuộc đảo chính hoặc một cuộc chiến tranh “mini”.
Các quan chức sẽ đứng ngoài cuộc để lạnh lùng trở nên mạnh hơn.

Thủ kho và kẻ trộm
Vào một đêm nọ có một thằng ăn cắp đi vào một kho tài sản khổng lồ của nhân dân bao đời gầy dựng với biết bao nhiêu máu và nước mắt. Đầu tiên có kẻ tắt đèn bằng Nghị Quyết làm cho bóng tối bao trùm; một tay thủ kho cầm chìa khóa đang đợi sẵn để mở theo Luật pháp.

Tên trộm lẻn vào và ăn cắp tài sản của nhân dân, nó lấy đi nhiều đến nỗi dân chúng không còn cái để ăn, mẹ già ốm không có thuốc, công nhân đói bị teo cơ, ngư phủ chết vì giành nhau cá ươn, thiếu nữ chạy loạn xin lấy chồng Hàn Quốc để kiếm miếng ăn…

Đèn bật sáng bằng chỉ thị, tên thủ kho tung chưởng hình sự và kẻ trộm bị chính hai kẻ này bắt giữ. Nhân dân vỗ tay vui mừng hớn hở mà quên rằng không thể có một sự lũng đoạn nào được thực thi nếu không có sự chỉ đạo bằng Nghị Quyết và tiếp tay bằng Pháp luật.

Xong rồi, Đảng sẽ lại trong sạch hơn, nghiêm túc hơn trong mắt nhân dân. Thế là họ lại bắt đầu một cuộc chơi mới, đầy bóng tối với những tay thủ kho và tên trộm. Và những khoản thủ đắc ngày càng lớn hơn.

Nhưng thực tế thì tên trộm này là người nuôi Đảng và Chính Phủ trong suốt nhiều năm qua. Ngoài tiền thuế họ đóng vào ngân sách để trả lương cho cả hai hệ thống Đảng và Nhà nước, những giám đốc này rải tiền dài miên man từ Móng Cái đến Cà Mau, rải sâu từ trưởng thôn lên tận Bộ Chính Trị, rải mạnh để tư duy của họ thâm nhập vào từng điều khoản của các thông tư, thậm chí cả nghị quyết của đảng.

Tên trộm bị bắt nhưng bởi cùng hội, cùng thuyền nên những kẻ bị bắt sẽ không bao giờ khai ra hoặc tố cáo những người đương chức trong chính quyền vì họ có cơ sở để tin rằng là mình sẽ được “giải cứu” từ chính những người đã tắt đèn và mở khóa để họ vào kho.

Kết cục đường dây Mafia này sẽ ra sao?

Rồi những án tù sẽ được đưa ra mà thời hạn thua xa so với một vài cá nhân viết blogs với duy nhất một điều là mong mỏi một cuộc sống chân thật hơn; rồi chỉ vài năm sau những tên mafia cỡ bự lại quay về với những tài sản ăn cắp được của mình, vẫn còn đó những kẻ tắt đèn và thủ kho trung thành đợi sẵn.

Còn nhân dân Việt Nam ngàn đời lam lũ, vốn giàu lòng vị tha, cũng vội quên đi tiền thuế, máu và nước mắt, thậm chí cả cái chết của họ.

Quan trọng hơn họ bị đánh lừa khỏi những vấn đề thời sự lớn lao hơn là giặc giã ngoài biên cương, biển đảo bị mất, Tây Nguyên bị xâm nhập và vô vàn vấn nạn nhãn tiền khác.

Rồi sẽ còn vô vàn tranh luận rất mất thời gian giữa Luật và Nghị quyết. Nó giống như cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vừa qua, dù có 3/13 phiếu thuận thì thủ tướng vẫn bình chân như vại vì đó không phải là bỏ phiếu “bãi nhiệm”.

Nếu có như vậy thì cũng không ai có thể “bứng” ông đi được nếu tự bản thân ông muốn trụ lại.

Sự liêm sỉ mà Đảng đang kêu gào có vẻ đang là thứ quá xa xỉ, chưa nói đến sự đan xen nhằng nhịt quyền lợi giữa Chính phủ và Đảng, giữa Luật và Nghị quyết, giữa những lợi ích cá nhân và phe nhóm. Điều đó cho phép hàng loạt thỏa hiệp tiếp theo với một thời gian rất dài vì kho tài sản và những tên trộm khác vẫn còn.

Công lý, pháp quyền và dân chủ
Cuộc đánh nhau hiện nay có thể dẫn đến kẻ thắng kẻ thua, nhưng công lý thì không bao giờ được thực thi vì chính những kẻ trong và ngoài song sắt đều không hướng việc hy sinh thân mình để tiêu diệt điều xấu xa, để xác quyết cùng nhau xây dựng một xã hội pháp quyền, minh bạch và dân chủ hơn.

Thật vậy, chỉ có một nhà nước pháp quyền mới soi rọi được kẻ có tội và bảo vệ người vô tội. Có như vậy tội phạm sợ và chùn tay làm việc ác còn người vô tội mới được thanh thản sống bình an.

Không có pháp quyền và công lý thì Nhà nước sẽ nghiền nát nhân dân như cát sỏi, trái lại một Nhà nước pháp quyền vì công lý thì sẽ bảo vệ mọi người.

Thật vậy, nếu có tự do báo chí thì vụ bắt “bầu Kiên” và các vụ tiếp tục sau này phải bắt đầu bằng một cuộc họp báo.

Ở giữa là Bộ Công an, một bên là Ngân hàng Nhà nước và một bên là Viện Kiểm sát. Tất cả hành vi tội trạng phải được nêu ra công khai và báo chí tha hồ hỏi về tình tiết, động cơ, mục đích, thái độ và bất cứ ai đứng sau chịu trách nhiệm về vụ việc này.
Nhưng trên tất cả chỉ có dân chủ mới có đối lập để cùng cạnh tranh chạy đua hướng đến một kết quả tốt đẹp hơn cho nhân dân.

Nếu Đảng cộng sản vẫn tiếp tục độc quyền, cuộn trong tổ kén và tổ chức việc bắt giữ người như những vở kịch để trẻ hóa, trong sạch hóa bề ngoài nhằm duy trì sự lãnh đạo trên cả Nhà nước thì đất nước vẫn không thể tiến xa hơn.
[1] Dư luận cho rằng đang có sự tranh chấp quyền lợi và đấu đá giữa Ba Dũng (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ) và Tư Sang (Chủ tịch nước Trương Tấn Sang)
Source: BBC

song  
#3 Đã gửi : 25/08/2012 lúc 12:51:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vụ bắt “Bầu Kiên” – người dân nói gì?
Vụ bắt “bầu Kiên”, tức ông Nguyễn Đức Kiên, người được xem là ông trùm đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng, đã gây chấn động dư luận và làm biến động thị trường tài chính Việt Nam trong suốt mấy ngày qua.

Người dân Việt Nam nói gì về vụ việc này? Liệu việc bắt giữ “bầu Kiên” có là một tín hiệu tích cực trong suy nghĩ của những người dân bình thường không?

Khánh An tìm hiểu chi tiết và trình bày.

Ồ ạt đi rút tiền
Phản ứng đầu tiên của người dân ngay sau khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt vào chiều ngày 20/8 là kéo nhau đi rút tiền! Ngân hàng ACB, nơi ông bầu Kiên từng giữ Phó chủ tịch và nắm giữ rất nhiều cổ phiếu, ngay sáng hôm sau đã phải đối diện lập tức với dòng người lũ lượt đi rút tiền ở tất cả các chi nhánh của ngân hàng. Chỉ trong vòng hai ngày, 21 và 22/8, số tiền mà khách hàng đã rút ra khỏi ngân hàng ACB lên đến hơn 8000 tỷ đồng.

Anh Cao Hà Trực, một người dân tại TPHCM, cho biết:
“Rất nhiều bạn bè của em kể là gia đình họ đi rút tiền hết sức khó khăn. Khi đến rút, người ta đòi hỏi nhiều vấn đề, chẳng hạn như phải về đúng nơi anh ta gửi tiền, phải chờ bao nhiều tiếng đồng hồ mới được rút, rồi có những người muốn thì bảo là phải chờ đúng thời hạn mới cho rút. Đó là một trong những cái khó khăn mà người ta không thể rút tiền.”

Lãnh đạo của ACB đã phải liên tục lên tiếng trấn an khách hàng rằng số cổ phần ông bầu Kiên đang nắm giữ là dưới 5%, hiện ông không còn giữ chức vụ gì trong ACB, cũng không tham gia hội đồng quản trị và ban điều hành và việc ông bầu Kiên bị bắt giữ là do sai phạm cá nhân, không liên quan gì đến hoạt động của ngân hàng. Tuy vậy, lượng người rút tiền tăng đột biến đã khiến Ngân hàng Nhà nước phải bơm tiền đồng ra thị trường và giảm giá tiền đô-la để ổn định thị trường.

Lạm phát, cổ phiếu rớt giá, vàng tăng giá
Quý, một sinh viên kinh tế tại TPHCM, tỏ ra lo lắng về những hệ lụy có thể xảy ra từ việc can thiệp trên:

“Hiện tại hệ thống ngân hàng của Việt Nam, theo nhiều báo cáo, số nợ xấu đã lên rất cao. Đối với người dân gửi tiền ngân hàng, người ta cũng ý thức được là phải đầu tư vào cái gì cho chắc chắn. Thường thì người ta không cảm thấy an tâm khi gửi tiền ngân hàng nữa đâu.


Như Quý thì Quý nghĩ người ta sẽ mua ngoại tệ hoặc tích trữ vàng. Khi ngân hàng ACB gặp chuyện, người ta ồ ạt đi rút tiền, nghe tin là ngân hàng nhà nước cũng đã bơm vào thị trường mở hơn 18.000 tỷ để hỗ trợ thanh khoản. Quý nghĩ số tiền bơm ra ồ ạt bất chấp quy luật cung cầu tiền tệ như vậy thì nó sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy mà trước tiên là lạm phát. Người dân bình thường họ không quan tâm nhiều đến vấn đề vĩ mô mà họ quan tâm tới cơm áo gạo tiền. Hôm nay lại có tin là xăng lại chuẩn bị đề xuất tăng giá tới 1.200 đồng/lít, tức là lần thứ tư trong vòng một tháng. Nếu đề xuất này được chấp nhận thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến túi tiền của người dân nhiều lắm.”

Giới bị ảnh hưởng ngay lập tức và nặng nề nhất vẫn là giới đầu tư tài chính. Báo chí Việt Nam cho biết 5 đại gia giàu nhất sàn chứng khoán đã mất gần 1500 tỷ đồng khi phiên giao dịch ngày 23/8 kết thúc. Cổ phiếu của ACB và các ngân hàng khác có liên quan đã bị bán tống bán tháo khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam bị thất thoát đến 5,6 tỷ USD chỉ sau 3 ngày bầu Kiên bị bắt. Giá vàng liên tục tăng, đỉnh cao là gần 45 triệu đồng/lượng vào ngày 23/8 và được cho là cao nhất trong vòng 5 tháng qua.
UserPostedImage
Ông Nguyễn Đức Kiên phát biểu tại một sự kiện bóng đá tại Hà Nội vào ngày 16 Tháng 2 năm 2012.

Đấu đá nội bộ
Riêng đối với người dân, sau khi rút tiền xong, tâm lý đám đông vẫn là theo dõi và chờ xem những diễn biến tiếp theo của vụ án gây chấn động này sẽ là gì, bầu Kiên thực chất là người như thế nào và những ai là kẻ đứng đằng sau lưng bầu Kiên trong những phi vụ kinh doanh được cho là vi phạm pháp luật hiện nay.
Ông Vĩnh, một cư dân của Hà Nội, kể:

“Mấy hôm nay tôi có dịp làm việc ở một vài nơi Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, tôi thấy nhiều người người ta biết chuyện này. Có người không biết thông tin trên mạng, ít biết những chuyện đằng sau thì họ bảo: “Ông này hay, ông làm bóng đá, ông dũng cảm, có tiền nhưng làm ăn ở đất nước này thì không biết như thế nào. Có khi đang nổi tiếng lại bị trở thành tội phạm”. Những người hiểu biết hơn thì nói: “Thực ra đằng sau ông Kiên là những vấn đề khác ở thượng đỉnh, chóp bu. Qua việc đó thì đo được chuyện đấu đá nội bộ như thế nào vì ông ấy là sân sau của các ông lớn hơn”.’

Giọt nước tràn ly
Nhà báo tự do Trương Minh Đức thì cho rằng vụ việc “bầu Kiên” đã được tiên đoán trước, vấn đề chỉ là thời điểm xảy ra mà thôi. Ông nói:

“Đây là giọt nước tràn ly của nền kinh tế Việt Nam đang trên đà sa sút. Trong Đảng Cộng Sản Việt Nam có hai phía, một phía muốn lấy lại phong độ của mình để thực hiện nghị quyết trung ương IV của Nguyễn Phú Trọng, một phía thì lo thâu tóm ngân hàng, vơ vét, gây ra sự bất bình trong dư luận. Một số chuyên gia hải ngoại cũng đã tiên đoán vụ này sẽ xảy ra thôi nhưng hết sức bất ngờ vì nó xảy ra hơi sớm. Đây là dấu hiệu rất tích cực, lột tả những gì mà bấy lâu nay ĐCSVN giấu diếm.”
UserPostedImage
Các nhà đầu tư chứng khoán theo dõi giá cổ phiếu tại Ngân hàng Thương mại Châu Á (ACB) của sàn giao dịch chứng khoán tại Hà Nội vào ngày 22 tháng 8 năm 2012. AFP photo

Không đơn thuần vụ án kinh tế
Với sự xuất hiện và cập nhật tin tức nhanh nhạy của nhiều trang tin điện tử “ngoài chính thống” trong thời gian gần đây, những người dân có điều kiện tiếp thu thông tin đa chiều đều cho rằng vụ bầu Kiên không chỉ đơn thuần là một vụ án về kinh tế. Ông Vĩnh nói thêm:

Hôm nay trên đường về nhà, tôi có nghe chương trình VOV – Đài Tiếng nói Việt Nam – đọc bài của ông Trương Tấn Sang về cách mạng tháng Tám, 2/9, tôi lưu ý thấy ông ấy nói rất ít về Đảng Cộng Sản, về CNXH, mà nói về dân tộc, về đoàn kết.

“Đặc biệt, ông có lưu ý nói hẳn sự kiện mới đây thôi là Tiên Lãng – Hải Phòng, Văn Giang – Hưng Yên, Vụ Bản – Nam Định, thì có thể nói ông Sang rất quan tâm đến vấn đề xã hội, vấn đề trên mạng mà thậm chí báo chí nhà nước không bao giờ nói tới, đệ tử không báo cáo. Mới thấy là có vẻ như các ông ấy đang lập một trật tự nào đó chăng?! Một người cũng trao đổi với tôi và thấy có vẻ phấn khởi.”
UserPostedImage
Ông Nguyễn Đức Kiên, còn được biết dưới tên “Bầu Kiên”, ảnh chụp trước đây. AFP file photo.
Tín hiệu tốt
Nhà báo Trương Minh Đức cũng cho biết ngoài những người dân lo lắng đi rút tiền, một số doanh nghiệp tư nhân lại tỏ ra lạc quan về tương lai hậu bầu Kiên:

“Những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thất thoát chẳng hạn đi vay khó khăn, những doanh nghiệp tư nhân thì đây là tín hiệu vui. Họ tin tưởng rằng có thể sau cuộc cải cách, “bão” ngân hàng này thì sẽ có những luồng gió mới khác. Tôi không biết ĐCSVN có thể cải thiện vấn đề này hay không. Tôi nghĩ đã đến lúc mà trong nội bộ họ phải tính toán với nhau để dứt điểm những nhóm thu tóm lợi ích từ ngân hàng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam.”
Bên cạnh những người dân đặt hy vọng vào một nhóm người tử tế trong hàng ngũ lãnh đạo có thể kiểm soát được tình hình sau trận bão lớn, một số người khác cho biết họ lo lắng về khả năng bất ổn chính trị và sụp đổ tài chính nếu không kiểm soát được tình hình.

Đang hy vọng một số người tử tế có thể kiểm soát được tình hình. Nếu vậy cũng tốt cho dân, cho nước. Không thì sợ cánh kia nó lôi kéo đi. Nhưng tất nhiên, cũng có một phản ứng trái chiều là cổ phiếu rớt giá, vàng tăng giá, các hoạt động kinh tế khác gặp khó khăn hiện tại thì không biết sẽ thế nào. Người ta đoán rằng chắc chắn câu chuyện không dừng lại ở chỗ ông Kiên, mà còn những ông khác nữa, nhiều người khác nữa.

Có thể nói, chờ đợi, lo lắng, hy vọng, cẩn trọng là những sắc thái trộn lẫn trong tâm trạng của nhiều người dân hiện nay.
Source: RFA

Sửa bởi người viết 25/08/2012 lúc 12:53:03(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.169 giây.