logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 16/04/2014 lúc 10:29:47(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trong đời sống, mỗi chúng ta không ít khi không muốn nhưng cứ vẫn phải nhìn lại; như đọc báo trong nước là chuyện chẳng đặng đừng của tôi vậy. Bởi chẳng thể đọc hết được một bài viết với từ ngữ được dùng trong nước bây giờ đã xa lạ đối với đứa con mất mẹ này, nhưng vẫn cứ đọc. Mở những trang viết từ trong nước ra như mở miếng băng trên vết thương chưa lành; đau cái đau chẳng cách gì không mang sẹo. Cùng lắm chỉ thay được miếng băng mới… để nó cũ đi và lại thay. Điều biết được chỉ là vết thương còn đó, vết sẹo muôn đời! Cái đau với chữ nghĩa bị cải cách theo chiều hướng tùy tiện; không phải là sự tiến hóa của ngôn ngữ theo ngôn ngữ học, là: Xã hội phát triển sẽ sinh ra từ ngữ mới để đáp ứng, và từ cũ bị đào thải, biến mất theo thời gian khi xã hội không dùng đến nữa. Thí dụ, “vô tư” trước 1975 được dùng trong văn chương chữ nghĩa miền Nam rất trong sáng, như: “tuổi thơ vô tư trong vòng tay mẹ hiền”; “đứa bé vô tư trên đường đi học về…” với những giấc mơ thơ dại trong đầu làm cho chú bé cười lỏn lẻn một mình… Nhưng sau 1975, ‘vô tư’ đã khai màn với cụm từ: “vô tư như người Hà nội”. Thực chất của người Hà nội xưa là những người lịch lãm, quá ý tứ, và kiểu cách nữa là đằng khác. Nhưng những người Hà nội đó đã như những người muôn năm cũ của Hà thành; những người Hà nội mới trong mắt người Nam bộ sau 1975 chẳng khác gì loài “vượn cổ sơ” như nhà thơ Tô Thùy Yên đã dùng hình ảnh này trong bài thơ bất hủ “Ta về” của ông, để miêu tả sự cải tạo tàn khốc của những người đại diện cho chế độ mới là những người quản giáo đã từng thực hiện âm mưu biến người tù cải tạo thành loài vượn cổ sơ như họ. Những người Hà nội trơ tráo, ngơ ngáo, sau khi “giải phóng miền nam” thì tiến lên lếu láo kẻ thắng nhưng thiếu tri thức ấy đã “vô tư” đến vô-tư-cách trước văn minh của Sài gòn.
Điều đau lòng là “vô tư” cũng được ‘giải phóng’ cái nghĩa trong sáng của nó theo miền nam nước Việt; để trở thành ‘quốc từ’ của Việt nam cộng sản, được dùng rộng rãi từ bắc vô nam, bất kể giới nào trong xã hội; bất luận già trẻ cũng cứ “vô tư” từ trong nhà ra ngõ, từ nhà trường ra xã hội… vô tư. Người Hà nội (mới) còn đã “vô tư” thành thơ, biến nó thành quốc nạn,

vô tư là cái tròn tròn
xài đi xài lại vẫn còn vô tư
vô tư là cái dài dài
xài đi xài lại vẫn hoài vô tư
vô tư là cái vô tư
vô tư là cái… từ từ nó vô.

Cả nước cứ như cái từ từ nó vô thì về mặt tư tưởng, hay từ lớn hơn gọi là “ý thức hệ” của người Việt trong nước đã và đang đi về đâu? Báo chí chỉ đưa tin những cậu ấm cô chiêu chọc trời khuấy nước; những ngôi sao không tên, bỗng loé sáng trên vòm trời nghệ thuật trong nước do nghệ thuật không được nghệ thuật theo chuẩn mực của nó; nghệ thuật không được thăng hoa theo những con đường riêng của nghệ thuật, mà nghệ thuật được chỉ đạo để phục vụ chế độ.
Càng nghĩ về trong nước càng buồn phiền hơn như nghĩ tới người anh em ruột đã nằm liệt giường, mà người thân bó tay.
Dù cũng có những bông hoa nhỏ trên hoang địa điêu tàn là chính quê xưa của chúng ta. Đọc báo trong nước một chiều cuối tháng ba, với mùa xuân xứ người gõ cửa bằng mấy bông bồ công anh đã nở và nhẹ bay theo gió xuân về…
Tôi đọc được trang viết,

Nguyễn Thành Trung
Nhắn tin
Ngày đăng: 24/03/2014

Lời dẫn của facebooker Robbey: “Vô tình đọc được bài viết về văn hóa con người Việt Nam, từ góc nhìn của một bạn du học sinh Nhật trong friendlist của mình. Cũng biết rằng đây là chủ đề nhạy cảm và nhiều bạn dễ nhảy chồm lên ném đá sau khi đọc vài đoạn, nhưng mình thấy nhiều ý kiến của bạn ấy đáng để chúng ta suy ngẫm, nên mình sẽ chia sẻ lại ở đây cho cả nhà cùng đọc. Nhật Bản là một quốc gia đáng học hỏi, cá nhân mình cũng mong muốn Việt Nam sớm phát triển được như họ. Cái gì mình không tốt thì phải đối diện và khắc phục, thế thôi!”

Việt Nam – Nhà giàu và những đứa con chưa ngoan
Tôi hiện đang là một du học sinh Nhật có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt “Sự thật mất lòng”. Nhưng không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục – ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.
Tôi có một nước Nhật để tự hào,
Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Nhưng trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được đâu là ngôi sao sáng nhất. Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hằng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết, có một nước Nhật như thế.
Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác chia sẻ. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.
Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như chấn động. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan” là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.

Bạn cũng có một nước Việt để tự hào
Nói Việt Nam là một nhà giàu, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.
Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Nhưng thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là: tài sản quốc gia – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?
Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Nhưng thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày. Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; Người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy bird đã không phải chết yểu đau đớn; Người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; Người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mung, lọc lừa. Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sĩ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?
Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?
Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – Khó lắm! Thật vậy sao?

Riêng tôi đọc xong trang viết này, thấy nhột cho tính tình Việt nam trong mình là không quen nghe người khác phê bình mình, cho dù tôi biết chắc đó là đức tính không tốt từ khi còn đi học. Bởi tôi chỉ được học giáo điều nhiều hơn giáo dục, (đó là trước năm 1975). Còn sau thì càng tệ, vì tôi là “học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa…” Không cần phải nói ra tôi đã học được gì khi cả nước đã đẫm trong “mưa sa trên nền cờ đỏ”*.
Nhưng bạn đọc chắc cũng (ít-nhiều) bất bình khi đọc xong trang viết của một sinh viên Nhật. Bởi tôi tin một điều là người Việt khó lòng coi trọng ai hơn chính mình. Lòng tự trọng của dân tộc khác – có thể họ để trong mắt các dân tộc khác, để đừng xem thường dân tộc họ. Nhưng lòng tự trọng của tôi, (cũng có thể là dân tộc tôi) lại để trong bụng mình: là chẳng có ai hơn mình đến phải xem trọng. Khi tôi hiểu ra đó là lòng tự trọng mù lòa, xuất phát từ ngu dốt do thiếu giáo dục đúng đắn của cả hai nền giáo dục mà tôi đã được sinh ra và lớn lên. Những trang sử oai hùng của tiền nhân mà tôi đã học thuở bé là lịch sử chống ngoại xâm phương bắc. Tổ tiên tôi đi mở cõi phương nam chứ không đi cướp nước người ta!
Còn lịch sử sau 1975 là lịch sử đảng thì nói làm gì.
Nhưng thằng bé tôi khi đã hiểu ra cái tự trọng trong mình đầy ngu xuẩn thì đã muộn lắm rồi! Tôi lắng nghe lời phê bình của người khác là một cách giữ sĩ diện của chính mình trước công luận – như là một người biết lắng nghe lời phải-trái. Còn thực tâm tôi, (lòng-dạ) tự biết mình ngu nhưng chấp nhận cái ngu (càng kín càng tốt) chứ không buông bỏ được cái sĩ diện ảo đã chảy trong máu tôi từ ngàn đời…
Xin bạn cùng đọc với tôi thơ trả lời của một người trẻ miền bắc,

Bạn thân mến,
Lâu lắm rồi giới trẻ chúng tôi mới nhận được một bài viết nói lên sự thật ở đất nước tôi, dù sự thật ấy làm chúng tôi hết sức đau buồn.
Xin cám ơn bạn. Ở đất nước tôi có câu “sự thật mất lòng” nhưng cũng có câu “thương cho roi cho vọt”, “thuốc đắng đả tật”.
Bức thư của bạn đã làm thức dậy trong tôi niềm tự ái dân tộc lâu nay được ru ngủ bởi những bài học giáo điều từ nhà trường như “Chúng ta tự hào là một nước nhỏ đã đánh thắng hai cường quốc Pháp và Mỹ”.
Bạn đã nói đúng: “Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt, khó lắm. Thật vậy sao?”
Bạn biết đặt câu hỏi như thế là bạn đã có câu trả lời rồi. Những gì tôi viết sau đây chỉ là những lời tâm tình của một người trẻ thiếu niềm tin, với một người bạn đến từ một đất nước vững tin vào dân tộc mình, vào chính bản thân mình.
Bạn nói đúng. So với nước Nhật, nước Việt chúng tôi đẹp lắm. Đối với tôi không có tấm bản đồ của nước nào đẹp như tấm bản đồ của nước tôi. Tấm bản đồ ấy thon thả đánh một đường cong tuyệt đẹp bên bờ Thái Bình Dương ấm áp. Trên đất nước tôi không thiếu một thứ gì cho sự trù phú của một dân tộc. Nhưng chúng tôi thiếu một thứ.
Đó là Tự Do, Dân Chủ.
Lịch sử của chúng tôi là lịch sử của một dân tộc buồn.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Người đã từng nhận được đĩa vàng tại đất nước Nhật của các bạn năm 1970 (bán được trên 2 triệu bản) với bài hát “Ngủ Đi Con” đã từng khóc cho đất nước mình như sau:

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Hai mươi Năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong “hai mươi năm nội chiến từng ngày” ông sống tại miền nam Việt Nam nên nỗi đau của ông còn nhẹ hơn nỗi đau của người miền Bắc chúng tôi. Ông còn có hạnh phúc được tự do sáng tác, tự do gào khóc cho một đất nước bị chiến tranh xâu xé, được “đi trên đồi hoang hát trên những xác người” được mô tả người mẹ điên vì đứa con “chết hai lần thịt xương nát tan”.
Nếu ông sống ở miền Bắc ông đã bị cấm sáng tác những bài hát như thế hoặc nếu âm thầm sáng tác ông sẽ viết như sau:

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Bảy mươi năm Cộng Sản đọa đày
Gia tài của mẹ, để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn.

Bị đô hộ bởi một nước Tàu tự coi mình là bá chủ ở phương Bắc, bị một trăm năm Pháp thuộc, một ít thời gian không bị ngoại bang đô hộ chúng tôi không có minh quân như Minh Trị Thiên Hoàng ở nước bạn. Huống gì thay vào đó chúng tôi bị cái xui là một trong những nước hiếm họi bị thống trị bởi một chế độ bị coi là quái vật của thế kỷ.

Tại sao người Việt tham vặt ?
Vì họ đã từng đói kinh khủng. Trong cuộc chiến tranh gọi là chống Mỹ chống Pháp người dân miền Bắc chúng tôi đã đói đến độ mất cả tình người. Vì một ký đường, một cái lốp xe đạp, vài lạng thịt người ta tố cáo nhau, chơi xấu nhau dù trước đó họ là người trí thức.
Cho nên ăn cắp là chuyện bình thường.
Tôi cũng xin nhắc cho bạn, năm 1945 hàng triệu người Việt miền Bắc đã chết đói vì một lý do có liên quan đến người Nhật các bạn đấy. Xin bạn tìm hiểu phần này trong lịch sử quân phiệt Nhật ở Việt Nam.
Tất nhiên người Việt vẫn nhớ câu “nghèo cho sạch, rách cho thơm” nhưng “thượng bất chính, hạ tắc loạn”.
Khi chấm dứt chiến tranh, người Việt biết họ phải tự cứu đói mình chứ không ai khác. Kẻ có quyền hành tranh giành nhau rừng vàng biển bạc, kẻ nghèo xúm lại hôi của những xe chở hàng bị lật nhào.
Thật là nhục nhã, thật là đau lòng.
Bạn bảo rằng ở nước bạn người dân giữ gìn vệ sinh công cộng rất tốt. Còn ở Việt Nam cái gì dơ bẩn đem đổ ra đường.
Đúng vậy! Nhưng Tự Do, Dân Chủ đã ăn vào máu của các bạn để các bạn ý thức rõ đây là đất nước của mình.
Còn chúng tôi? Chúng tôi chưa thấy nước Việt thực sự là của mình.
Ngày trước nước Việt là của vua, có khi nước Việt thuộc Tàu, rồi nước Việt thuộc Pháp, rồi nước Việt là của đảng cộng sản.
Ruộng của cha ông để lại đã từng trở thành của hợp tác xã, rồi ruộng là của nhà nước chỉ cho dân mượn trong một thời gian nhất định. Đất là của nhà nước nếu bị quy hoạch người dân phải lìa bỏ ngôi nhà bao năm yêu dấu của mình để ra đi.
Cái gì không phải là của mình thì người dân không cảm thấy cần phải gìn giữ.
Nhưng sự mất mát đau lòng nhất trên đất nước chúng tôi là mất văn hóa và không còn nhuệ khí.
Biết làm sao được khi chúng tôi được dạy để trở thành công cụ chứ không được dạy để làm người.
Tiếc thay bản chất thông minh còn sót lại đã cho chúng tôi nhận ra chúng tôi đang bị dối gạt. Nhất là trong những giờ học về lịch sử, văn chương.
Lớp trẻ chúng tôi đã mất niềm tin và tìm vui trong những trò rẻ tiền trên TV, trên đường phố.
Nhớ năm nào nước của bạn cất công đem hoa anh đào qua Hà nội cho người Hà nội chúng tôi thưởng ngoạn . Và thanh niên Hà nội đã nhào vô chụp giựt, bẻ nát cả hoa lẫn cành, chà đạp lên chính một nơi gọi là “ngàn năm Thăng Long văn hiến”.
Nhục thật bạn ạ! Nhưng lớp trẻ chúng tôi hầu như đang lạc lối, thiếu người dẫn đường thật sự chân thành thương yêu chúng tôi, thương yêu đất nước ngàn năm tang thương, đau khổ.
Thật buồn khi hằng ngày đọc trên báo bạn thấy giới trẻ nước tôi hầu như chỉ biết chạy theo một tương lai hạnh phúc dựa trên sắc đẹp và hàng hiệu. Họ không biết rằng nước Hàn có những hot girls, hot boys mà họ say mê còn là một quốc gia cực kỳ kỷ luật trong học hành, lao động.
Bạn nói đúng. Ngay cả bố mẹ chúng tôi thay vì nói với chúng tôi “con hãy chọn nghề nào làm cuộc sống con hạnh phúc nhất” thì họ chỉ muốn chúng tôi làm những công việc, ngồi vào những cái ghế có thể thu lợi tối đa dù là bất chính.
Chính cha mẹ đã chi tiền để con mình được làm tiếp viên hàng không, nhân viên hải quan, công an giao thông… với hy vọng tiền thu được dù bất minh sẽ nhiều hơn bội phần.
Một số người trẻ đã quên rằng bên cạnh các ca sĩ cặp với đại gia có nhà trăm tỉ, đi xe mười tỉ còn có bà mẹ cột hai con cùng nhảy sông tự tử vì nghèo đói. Mới đây mẹ 44 tuổi và con 24 tuổi cùng nhảy cầu tự tử vì không có tiền đóng viện phí cho con. Và ngày càng có nhiều bà mẹ tự sát vì cùng quẫn sau khi đất nước thái bình gần 40 năm.
Bạn ơi! Một ngày nào chúng tôi thực sự có tự do, dân chủ chúng ta sẽ sòng phẳng nói chuyện cùng nhau. Còn bây giờ thì:

trải qua một cuộc bể dâu
những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Dù sao cũng biết ơn bạn đã dám nói ra những sự thật dù có mất lòng.
Và chính bạn đã giúp tôi mạnh dạn nói ra những sự thật mà lâu nay tôi không biết tỏ cùng ai.

Thân ái
Tiểu My

Bông hoa nhỏ trong nước Đại Việt bây giờ không phải là không có (không còn), như người bạn trẻ đã làm tôi cảm kích cái khí khái tiếp nhận lời phê bình của một người ngoại quốc về dân tộc mình. Nhưng tôi đã từng làm việc ở hãng Nhật tại Mỹ. Suy nghĩ của tôi về những kỹ sư trẻ người Nhật thật tội nghiệp, tôi nghĩ họ là người máy chứ không phải người thường, vì họ chỉ biết làm việc, làm việc…, và làm việc, trong âm thầm; nhưng tận tụy và tinh thần trách nhiệm rất cao…
Từ họ, tôi như hiểu được lý do tại sao nạn tự tử ở Nhật cao nhất nhì thế giới? Bởi một người bằng xương bằng thịt không thể sống đời người máy cho tới hết tuổi thọ của người thường.
Không biết người Nhật trẻ viết lá thơ trên có bị nhiễm tật nói nhiều (nhiều chuyện) của người Việt sau 4 năm sống ở Việt nam, để có thể viết ra một bức thơ đóng góp chân tình với dân tộc tôi; điều khó tin là việc làm của một người Nhật.
Thứ nữa, nếu đừng đọc lá thơ phúc đáp của người ghi tên “Tiểu My” thì tôi không có hoài nghi gì về người viết lá thơ và người phúc đáp cùng có một văn phong. Tôi không có ý nói “ném đá giấu tay” (vì cả hai bạn này khá sỏi việc dùng ca dao, tục ngữ trong bài viết). Tôi hiểu (không biết có đúng không?), hai bạn (hay một) đang diễn tuồng “đi với Bụt mặc áo cà sa/ đi với ma mặc áo giấy”. Cái cách lên tiếng trong một đất nước bị bịt mồm này cũng không mới như một phát minh.
Dù sao tôi cũng cảm kích tấm lòng còn nghĩ tới dân tộc, nên hình thức nói ra không quan trọng bằng những điều người viết đã suy tư về dân tộc mình – bên cạnh những người (nhiều người) cùng màu da tiếng nói nhưng chỉ nghĩ về mỗi họ. Chắc các bạn cũng biết câu, “cha chung không ai khóc”. Có phải đó là thực trạng của người dân nước Việt và cả “khúc ruột ngàn dặm” này!

Phan

Sửa bởi người viết 17/04/2014 lúc 08:18:58(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.169 giây.