logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 17/04/2014 lúc 06:05:23(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage

Kể từ khi tờ báo đầu tiên – Gia Định báo – xuất hiện tại Sài Gòn từ năm 1865 dưới thời Pháp thuộc, nghề báo đã phát triển không ngừng với một đội ngũ chủ báo và người viết báo ngày càng nhiều và thị trường báo chí ngày càng đa dạng tại miền Nam trong suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng hòa (1954-1975).

Biến cố chính trị năm 1954 với cuộc di cư vào Nam của hơn 1 triệu người miền Bắc đã mang lại một sắc thái mới mẻ trong sinh hoạt văn nghệ của Sài Gòn nói chung và trong làng báo Sài thành nói riêng. Ở miền Bắc, báo chí chỉ dành cho giới trí thức, ngược lại, báo chí miền Nam đã ăn sâu vào tận sinh hoạt hằng ngày của người lao động. Người đạp cyclo, tài xế taxi, giới tiểu thương cũng có tờ nhựt trình để đọc những khi vắng khách.

Thói quen đọc báo đã ăn sâu vào nếp sống của người Sài Gòn và đến khi có cuộc di cư của người Bắc, sinh hoạt báo chí lại nở rộ.
UserPostedImage
Sạp báo Sài Gòn xưa

Ký giả ăn mày
Biến cố đặc biệt nhất trong làng báo Sài Gòn là chuyện “ký giả xuống đường đi ăn mày” vào ngày 10/10/1974 để phản đối Sắc luật 007 của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Sắc luật này quy định muốn ra nhật báo phải đóng ký quỹ 20 triệu đồng (ngày đó số tiền này tương đương với khoảng 47.000 USD), báo định kỳ đóng 10 triệu. Số tiền này rất lớn khiến nhiều báo không có tiền ký quỹ đành phải đóng cửa. Cũng theo điều luật này, tờ báo nào bị tịch thu lần thứ hai do có bài vi phạm an ninh quốc gia và trật tự công cộng thì sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn.

Đã có nhiều tờ báo bị đóng cửa, chủ báo bị phạt, bị tịch thu tiền ký quỹ, một số người còn bị tù. Theo thống kê không chính thức, có khoảng 70% người làm báo bị thất nghiệp. Trước tình hình đó, các nghiệp đoàn ký giả Sài Gòn đã tập hợp lại để tìm ra một biện pháp nhằm cứu nguy cho báo chí.

… Chính quyền biết trước cuộc xuống đường vì trong làng báo cũng có nhiều ký giả “giả”, ký giả chỉ điểm, ký giả “ăng ten”, ký giả làm việc cho trung ương tình báo… Tuy nhiên, họ vẫn không thể ngăn chặn cuộc xuống đường lấy hình ảnh “ký giả ăn mày”. Mỗi ký giả tham dự đều được phát một nón lá, một bị cói và một cây gậy giống hệt người ăn mày. Lực lượng chính hỗ trợ cho nhà báo là các dân biểu, nghị sĩ đối lập, trong đó có nhiều người đồng thời là nhà báo như Hồ Ngọc Nhuận, Nguyễn Hữu Chung và Lý Quý Chung (*).

Lý Quý Chung kể lại trong hồi ký: “Cuộc xuống đường xuất phát từ trụ sở của Nghiệp đoàn ký giả Nam Việt, nằm trên đường Lê Lợi, giáp đường Tự Do (nay là Đồng Khởi). Lộ trình dự định của đoàn biểu tình là tuần hành trên đại lộ Lê Lợi, nhắm thẳng vào chợ Bến Thành nơi có đông đảo quần chúng chờ đợi…”

…Thật sự trước các nhà báo, các dân biểu, nghị sĩ, nghệ sĩ, trí thức rất hiền lành, lực lượng cảnh sát cũng không hăng hái lắm để ra tay đàn áp nếu họ không bị khiêu khích hoặc kích động làm mất đi sự bình tĩnh. Do đó khi đám đông “ký giả đi ăn mày” rướn tới một cách quyết liệt là hàng rào cảnh sát tự vỡ ra và dòng người biểu tình cuồn cuộn đổ.

Ra đại lộ Lê Lợi như dòng sông đổ ra biển. Người dân hai bên đường hoan hô người biểu tình, nhiều người hào hứng nhập vào đoàn, nhất là thanh niên học sinh. Đến chợ Bến Thành, những người buôn bán trong chợ ào ra “bố thí”, nhét vào bị của ký giả đủ thứ bánh trái và quà tặng khiến cho hình ảnh ký giả đi ăn mày càng đậm nét.
UserPostedImage
Ký giả đi ăn mày

Nhọc nhằn nghề báo
… Đối với những người trong nghề báo, cực nhất là phải làm việc ở các nhật báo vì thời gian giữa hai số báo chỉ cách nhau 24 giờ nên các ký giả phải chạy đua với đồng hồ. Tin tức đòi hỏi phóng viên phải nhanh, nhạy và chính xác. Loại tiểu thuyết đăng nhiều kỳ cũng đòi hỏi người viết phải sáng tác đều tay, nếu báo bị thiếu một vài kỳ cho “feilleton”, độc giả sẽ chán và chuyển sang đọc báo khác.

Vô tình trong làng báo hình thành một cuộc cạnh tranh, tuy âm thầm nhưng rất khốc liệt. Chủ báo biết rõ điều này nên họ sẵn sàng trả lương cao cho các phóng viên và những người viết nhiều kinh nghiệm, miễn là tờ báo thu hút nhiều người đọc.

Nhà văn Bình Nguyên Lộc cũng nói về nỗi khổ của nhà văn viết feuilleton: “Nhà in Sàigòn là nơi làm việc phản luật lao động nhứt thế giới, điều đó thì ai cũng biết, nhưng sao các tay viết lách lại chen vào đó để làm gì…? Tòa soạn của một tờ hằng ngày nghèo nhứt, vẫn không thiếu bàn. Ấy, người ở ngoài nghề không làm sao mà biết được chuyện bê bối của các tay viết tiểu thuyết cho báo hằng ngày, mà kẻ nầy là một.

Phải chun vào nhà in, vì thợ sắp chữ họ gào họ thét, họ đòi bài, ta vào đó, xé giấy ra từng mảnh nhỏ, viết được ba bốn giòng chữ thì nộp cho một anh thợ để anh xếp chữ ngay, kẻo không kịp in. Ta lại viết ba bốn giòng nữa giao cho anh thợ thứ nhì, nếu anh thứ nhứt khi nãy, làm chưa xong công việc. Chun vào nhà in để được gần thợ, hầu nộp bài cho nhanh ấy mà! Dĩ nhiên là bài không bao giờ qua tay các thư ký tòa soạn, mà các ông ấy cũng mong khỏi phải đọc bài, vì các ông chỉ có mấy mươi phút mà phải đọc hết năm tiểu thuyết, thì quá đau đầu…”

Những người làm báo đặc biệt
Một trong những nhân vật nổi tiếng trong làng báo vào thập niên 1960 là nhà văn Chu Tử. Ông ra tờ Sống báo thu hút một số lượng lớn người đọc với các tiết mục được ưa thích như “Ao thả vịt” (trên trang nhất), “Thơ đen” và trang nhạc trẻ. Báo Sống thường chạy tít rất “giật gân” như: “66 triệu của Tổng nha Ngân khố bay đằng nào…” hoặc “5 phút ‘hàn huyên’ với tử tội ‘chịu chơi’ Đặng Cao Sách”…

Những cây viết cộng tác với Sống có các nhà văn, nhà báo Tú Kếu, Nguyễn Mạnh Côn, Bùi Giáng, Trùng Dương… Nhật báo Sống đăng tiểu thuyết nhiều kỳ (feuilleton) Loan Mắt Nhung của Nguyễn Thụy Long, từ đó nhà văn này trở thành nổi tiếng với công chúng.

…Vì bất đồng chính kiến, tòa báo Sống bị Lực lượng Tranh thủ Cách mạng của phe Phật giáo cực đoan tấn công năm 1966. Cũng vào thời điểm này, sáng ngày 16/4/1966, Chu Tử bị mưu sát khi vừa ra khỏi nhà, ông bị trúng đạn nhưng thoát chết. Nhiều người cho rằng cuộc khủng bố này do Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam chủ trương.
UserPostedImage
Tòa soạn báo Sống bị tấn công

Cuối thập niên 1960 báo Sống bị thu hồi giấy phép vì chỉ trích việc chính phủ cho Quân đội Hoa Kỳ toàn quyền sử dụng căn cứ Cam Ranh. Chu Tử ra tiếp tờ Sóng Thần vào tháng 10/1971 và bị rút giấy phép vào tháng 2/1975. Nữ ký giả Trùng Dương là người có liên quan trực tiếp đến Sóng Thần cho biết:

“Khởi thủy Sóng Thần là cơ quan ngôn luận của nhóm chống tham nhũng Hà Thúc Nhơn (tên một đại úy y sĩ đã bị sát hại vào năm 1970 trong khi đơn thương độc mã chống tham nhũng trong chính quyền Nha Trang). Nhóm này gồm Bác sĩ Phạm Văn Lương, Giáo sư Nguyễn Liệu, Hà Thế Ruyệt, Phan Nhự Thức, Uyên Thao, Lý Đại Nguyên và một số người khác tôi không nhớ hết tên, và những người vì lý do riêng, không muốn công khai”.

Sóng Thần được hình thành là do đóng góp tiền bạc dưới hình thức mua cổ phần của các cổ đông và độc giả. Tờ báo có trụ sở đặt tại 133 đường Võ Tánh, Sài Gòn do Trùng Dương đứng tên làm chủ nhiệm, Chu Tử làm chủ biên, Nguyễn Đức Nhuận lo trị sự và Uyên Thao điều hành với tư cách tổng thư ký.

Sóng Thần chống tham nhũng ngay từ lúc đầu nhưng không chống chính phủ như một số báo chí ngoại quốc hồi ấy xếp loại là “anti-government”. Về sau này, sau khi nhật báo Đuốc Nhà Nam của ký giả lão thành Trần Tấn Quốc tự ý đóng cửa để phản đối luật báo chí mới 007/1972, Sóng Thần mời được bỉnh bút Ngọa Long về cho có màu sắc người Miền Nam vì đa số thành phần biên tập là những người gốc miền Bắc di cư năm 1954.

Riêng về các nhà văn viết feuilleton cho Sóng Thần thì khởi thủy gồm có Nguyên Vũ, Cung Tích Biền, Nguyễn Thụy Long, Vũ Ngọc Đĩnh, Hoàng Hải Thủy… sau tăng cường thêm hai nhà văn nữ Túy Hồng và Nguyễn Thị Thụy Vũ.

Trùng Dương cho biết thêm về phiên tòa “lịch sử” ngày 31/10/1974, ngày Sóng Thần ra trước vành móng ngựa. Tờ báo chạy tít Ngày dài vô tận: “Tờ báo bị Bộ Nội Vụ của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu đưa ra tòa xử về tội đã đăng nguyên văn bản cáo trạng số 1 của Phong Trào Nhân Dân Chống Tham Nhũng do Linh Mục Trần Hữu Thanh chủ xướng với sự tham gia của 300 linh mục. Tổng cộng có 205 luật sư tình nguyện ra tòa biện hộ cho Sóng Thần và quyền tự do báo chí”.

Chuyện lạ trong làng báo: chủ nhiệm Sóng Thần là nhà báo nữ Trùng Dương nhưng báo chí Sài Gòn còn “lạ” hơn khi có một chủ báo kiêm chủ bút cũng là phụ nữ: bà Bút Trà đứng tên tờ Sàigòn Mới nổi tiếng một thời trong làng báo Sài Gòn. Điều lạ hơn nữa là bà Bút Trà không phải là dân làm báo hay làm văn nghệ mà chỉ là một thương gia giàu có đã đưa Sàigòn Mới thành tờ báo ưa thích của giới bình dân.

Bà Bút Trà, nhũ danh Tô Thị Thân, kết hôn với một ông nhà giàu người Tàu làm chủ khoảng 20 cơ sở kinh doanh nghề “cầm đồ”. Lý do bà nhảy sang nghề làm báo cũng thật ly kỳ. Nhà văn Bình Nguyên Lộc kể lại trong Hồi Ký Văn Nghệ như sau:

“Bà nhà giàu nầy [Tô Thị Thân], về sau, khi lấy chồng Việt Nam, đã xây cất biệt thự lớn ở Phú Nhuận, nhưng bà ấy nhứt định tiếp tục sống trong căn nhà liên-kế, tòa soạn của tờ nhựt báo Sàigòn Mới, chớ không chịu dọn về ngôi biệt thự đẹp, vốn bỏ không… Bà mang tục danh là “Bà chị Bồn binh”, chỉ vì bà bám mãi vào căn nhà thuê trước cái bồn cỏ tròn, nằm giữa tòa soạn của bà và chợ Bến Thành”.

Hồi đó báo chí Sài Gòn, có lẽ vì thiếu đề tài khai thác, nên “đánh hội đồng” nghề cầm đồ với lý do tiệm cầm đồ “hút máu dân nghèo”, chính phủ cần phải rút giấy phép! Bị đụng chạm nghề nghiệp nên bà Tô Thị Thân có nói với Tô Văn Giỏi, anh họ của Bình Nguyên Lộc, nguyên văn như sau: “Em Giỏi nè, em có biết ông nào viết nhựt trình thiệt giỏi, mà ăn lương rẻ hay không?”. Đầu óc của những người kinh doanh vào thời nào cũng thế: đòi hàng tốt mà giá lại rẻ!

Chính mắt bà Bút Trà xem lại bài vở của nhân viên tòa soạn trước khi đăng và cũng chính tay bà chọn bài lai cảo… Nhà văn Trọng Nguyên, Tổng thư ký tòa soạn Sàigòn Mới, đã có lần tâm sự với Bình Nguyên Lộc: “Khi nào bà ấy quá bận về việc khác, bà ấy chỉ thị cho tôi làm việc, đúng y như bà đã làm. Có tôi, bà cũng cứ thủ vai chánh. Bà chỉ cần tôi về mặt kỹ thuật mà thôi. Tôi chết đi, bất kỳ ai thay thế cũng được, bởi cứ còn bà.”

Bình Nguyên Lộc ngỏ lời muốn cộng tác với Sàigòn Mới, bà Thân từ chối thẳng thừng: “Tôi chỉ đăng bài mà chị bán cá có đọc cũng hiểu. Cậu viết khó hiểu, người bình dân không đọc đâu”. Người ta chửi bà, gọi bà là thím Xồi (ông chồng cũ người Tàu của bà có tục danh là chú Xồi) bà trả lời trên báo: “Ừ, tôi tên là thím Xồi thì đã sao kia chớ? Thím ấy có làm hại xã hội bằng những bài vở khiêu dâm chăng? Có nêu gương đồi phong bại tục chăng?”

Bà Bút Trà còn bị chọc ghẹo bằng cách sửa bút danh của bà thành “Bút Tè”, báo chí tiếp tục “chửi” nghề cầm đồ, bà đáp ngắn gọn: “Hàng ngàn người khác cho vay cắt cổ, sao cứ bà họ Tô mà chửi?”.

Quả là trường hợp của bà chủ báo Bút Trà đi ngược hẳn với lẽ thường tình. Con buôn nào khi bị chửi trên báo cũng chỉ hành động theo một trong ba cách: (1) cắn răng mà chịu đựng khi nào bị báo chí chửi; (2) hối lộ cho các ký giả viết bài chửi bới; hoặc (3) thuê du côn đánh các ký giả đó. Bà Tô Thị Thân là người đầu tiên nghĩ ra giải pháp thứ tư: ra tờ báo chửi lại dù chẳng viết được một câu văn nào.

Saigon Mới còn có một nhân vật nữ nổi tiếng là bà Tùng Long, phụ trách mục Gỡ Rối Tơ Lòng từ năm 1953, bà còn giữ mục Tâm Tình Cởi Mở trên báo Tiếng Vang (1962-1972). Hai mục “hỏi đáp tâm tình” này rất ăn khách trên báo và thu hút nhiều người đọc, nhất là phụ nữ vì chủ đề xoay quanh chuyện yêu đương, tình cảm.
UserPostedImage
Bà Tùng Long

Trong hồi ký của mình, bà Tùng Long viết về những kỷ niệm trong đời làm báo: “Có thể nói, tôi là người đầu tiên khởi xướng viết mục Gỡ Rối Tơ Lòng và được đăng trên báo Saigon Mới vào năm 1953. Nguyên nhân là vì lúc ấy để có tài liệu viết bài về phong trào phụ nữ trên thế giới, tôi đã thường xuyên mua những tạp chí xuất bản ở Pháp. Trong đó có mấy tờ tuần báo Marie Claire, Elle và La Femme.

Ngay ở trang đầu báo Marie Claire có mục “Coeur à Coeur” (từ trái tim đến trái tim). Độc giả nữ tâm sự, hỏi về những chuyện tình cảm và được một cây bút nữ trả lời ngắn gọn rất hấp dẫn. Thấy vậy tôi bỗng nghĩ đến một số đông phụ nữ Việt Nam vẫn có những tâm sự tương tự mà không biết hỏi ai nên liền đề nghị với bà Bút Trà, chủ nhiệm báo Saigon Mới, để tôi viết mục Gỡ Rối Tơ Lòng và ký bút hiệu Tùng Long. Bà Bút Trà đồng ý ngay và tờ báo liền quảng cáo về mục Gỡ Rối Tơ Lòng…”

Bà Tùng Long làm chủ bút Tuần báo Tân Thời (1935), Thư ký tòa soạn tuần báo Phụ Nữ Diễn Đàn, ngoài ra còn cộng tác với các báo Đồng Nai, Tiếng Vang, Tiếng Chuông, và các tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, Phụ Nữ Mới, Phụ Nữ Ngày Mai, Duy Tân, Đông Phương… Bà Tùng Long xuất bản trên 60 tác phẩm trong khoảng thời gian từ năm 1956 đến 1972.
Người ta thường ví “hiện tượng Tùng Long” tại Sài Gòn được lặp lại với nhà văn Quỳnh Dao bên Đài Loan với loại tiểu thuyết tình cảm trong đó có những trớ trêu, ngang trái đã khiến nhiều người đọc, nhất là phụ nữ, phải rơi lệ.

Theo blog Nguyễn Ngọc Chính


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.120 giây.