logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 18/04/2014 lúc 08:52:18(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Nhà văn Colombia Gabriel Garcia Marquez qua đời

UserPostedImage
Nhà văn Gabriel Garcia Marquez: Ảnh chụp ngày 07/01/1999, tại San Vicente del Caguan, Colombia
REUTERS

Giải Nobel Văn học đầu tiên của châu Mỹ La Tinh Gabriel Garcia Marquez qua đời chiều ngày 17/04/2014, thọ 87 tuổi. Là một nhà báo nổi tiếng, trước khi trở thành nhà văn, trong hơn 70 năm sự nghiệp cầm bút, Marquez được coi là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của thế kỷ XX, là người có công nhiều nhất trong việc đưa những tác phẩm bằng tiếng Tây Ban Nha ra thế giới.
« Trăm Năm Cô Đơn », « Tình Yêu Thời Thổ Tả », « Tướng Quân Trong Mê Hồn Trận », « Ký Sự Về Một Cái Chết Được Báo Trước » hay « Hồi Ức Về Những Cô Gái Điếm Buồn Của Tôi » là những tác phẩm để đời của Gabriel Garcia Marquez. Chỉ riêng « Trăm Năm Cô Đơn » sáng tác năm 1967, đã được dịch ra hơn 35 thứ tiếng và đã bán ra gần 50 triệu ấn bản.

Hay tin giải thưởng Nobel Văn học 1982, Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos tuyên bố ba ngày quốc tang. Qua mạng Twitter ông viết : « Sự ra đi của tác giả Trăm Năm Cô Đơn, người con vĩ đại nhất mọi thời đại của Colombia để lại Một ngàn năm cô đơn và đau buồn cho đất nước ». Marquez được mệnh danh là « cha đẻ của trường phái hiện thực huyền ảo ».

Không chỉ là một người có tài kể chuyện xuất chúng, Marquez chinh phục độc giả nhờ lối viết hiện thực, lồng trong bối cảnh lịch sử, chính trị, của đất nước, của châu Mỹ La Tinh, của thời cuộc. Đồng thời những tác phẩm của ông có thể đọc như một bài ngụ ngôn, trong đó cái « thực » luôn kèm cả với những truyền thuyết dân gian, những mê tín dị đoạn, với những lời nguyền, cộng thêm với một chút gì huyền bí. Marquez được tôn vinh và làm mê hoặc cả thế giới do ông là một trong những nhà cầm bút hiếm hoi thành công trong việc đưa lịch sử, văn hóa, đời sống không chỉ của một dân tộc mà là của cả châu Mỹ La Tinh đến với độc giả.

Sinh năm 1927 tại Aracataca, một ngôi làng hẻo lánh ở miền bắc Colombia, Marquez là con cả trong một gia đình có tới 11 anh em. Cha mẹ ông sớm đi nơi khác kiếm sống, Marquez chủ yếu được ông bà nuôi dưỡng. Làng Aracatata cũng như bà ngoại ông, với cá tính mạnh và một chút gì huyền bí, với hình dáng hơi giống một bà phù thủy, chính là nguồn cảm hứng để Marquez sau này tạo ra bối cảnh cho tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông : « Trăm Năm Cô Đơn », cho nhân vật nữ chính trong gia đình Buendia.

Nhưng bên cạnh sự nghiệp văn chương đồ sộ, Marquez còn là một nhà báo. Chính tác giả của « Ký Sự Về Một Cái Chết Được Báo Trước » từng nói : « Làm báo là cái nghề đẹp nhất trần gian ». Từ giữa thập niên 1940 Marquez đã bước vào nghề, cộng tác tờ El Espectador, rồi điều hành tạp chí Venezuela Grafica tại Caracas. Sau cuộc cách mạng Cuba, Gabriel Garcia Marquez là một người rất hâm mộ nhà lãnh đạo Fidel Castro, ông đã hợp tác với hãng thông tấn Prensa Latina tại La Habana. Một thời gian sau, Marquez rời khỏi Cuba về định cư hẳn tại Mêhicô và cũng tại đây, ông đã đóng cửa với thế giới bên ngoài trong 18 tháng liền, để hoàn tất tác phẩm để đời « Trăm Năm Cô Đơn ».
Theo RFI

Sửa bởi người viết 18/04/2014 lúc 08:53:14(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

nga  
#2 Đã gửi : 18/04/2014 lúc 08:54:38(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Marquez đến với độc giả Việt Nam như thế nào ?
UserPostedImage
Trang bìa bản dịch một cuốn tiếu thuyết của Marquez

Nhà văn Colombia Gabriel Garcia Marquez, cây đại thụ của nền văn học tiếng Tây Ban Nha, vừa ra đi hôm qua. Marquez là người thân thuộc với bạn văn Việt Nam. Sau đây mời quý vị theo dõi một số chia sẻ của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân về những con đường đưa tác phẩm của Marquez tới Việt Nam, đồng cảm mà tác phẩm nhận được nơi bạn đọc, cũng như một số điều căn bản trong di sản văn học của ông còn chưa được chuyển dịch sang tiếng Việt.


Tải để nghe nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân (Hà Nội)
http://telechargement.rf...04/QR_Garcia_Marquez.mp3


Lại Nguyên Ân : Marquez và các tác giả Mỹ Latinh đến được Việt Nam tương đối khó khăn. Trước đây, một số người đọc qua bản dịch tiếng Anh. Việt Nam, nhất là miền bắc Việt Nam (công chúng rộng rãi) biết đến các tác giả Mỹ Latinh, như Marquez, là nhờ một nhóm vài ba dịch giả, nguyên là sinh viên ngữ văn đại học Tổng hợp, khi ra trường công tác tại Thông tấn xã Việt Nam, được cử sang Cuba học tiếng Tây Ban Nha : các anh Nguyễn Trung Đức, Phạm Đình Lợi, Nguyễn Quốc Dũng, Bùi Ngọc Hải… Khi về nước, một số anh, như anh Nguyễn Trung Đức, xin chuyển về Viện Văn học, và từ đấy chuyên chú dịch các tác phẩm Marquez.

Tôi nhớ các tác phẩm như "Ngài đại tá chờ thư", "Trăm năm cô đơn", "Ký sự về một cái chết được báo trước", "Tình yêu thời thổ tả"… Càng về sau, các tác phẩm của Marquez càng được cập nhật hơn. Sau khi anh Nguyễn Trung Đức qua đời, cái dòng dịch Marquez có phần bị ngưng lại, vì gần như không có chuyên gia.

Còn có một nguồn nữa để giới nghiên cứu và giới văn học nói chung biết về văn học Mỹ Latinh là thông qua tiếp xúc với văn học Nga, kể cả Nga Xô Viết lẫn Nga hậu Xô Viết. Một số nhà nghiên cứu được học từ Nga về, bàn luận về văn học Mỹ Latinh, về Marquez được giới thiệu ở Nga như thế nào. Anh Phạm Vĩnh Cư chẳng hạn, anh ấy rất tán thưởng cuốn « Mùa thu của trưởng lão ». Nhưng anh Nguyễn Trung Đức, vì một lý do nào đó, đã không kịp dịp dịch cuốn này.

RFI : Điều gì đặc biệt hấp dẫn trong tác phẩm Marquez với độc giả Việt Nam ?

Lại Nguyên Ân : Theo tôi, truyện của Marquez đối với Việt Nam lạ ở chỗ trong những câu chuyện có vẻ như rất đời thường, lại có những cái ảo, cái kỳ diệu xen vào những cái như thật. Ông ấy miêu tả một thiên thần như một người đời, người đang sống mà chúng ta gặp hàng ngày. Bỗng nhiên gặp một người từ đâu trôi giạt đến, nhưng hóa ra đấy lại là một người có cánh.

Tôi nhớ là cách mà ông ấy trình bày khiến người ta thấy cái ảo như là cái thật. Chuyện không có thật, không thể có thật, nhưng ông ấy viết như là có thật. Trong truyện « Biển của người đã mất », ông ấy nói về những người đang sống với hiện tại, đồng thời quan hệ với cái ngày xưa, cái đã mất rồi, cứ như là thật. Cái kỳ ảo của Marquez khác với những gì các tác giả Việt Nam đã từng viết. (…) Trước đó, thông thường trong dân gian hay với những người viết truyện "ma", những chuyện được kể lại là không có thật, theo kiểu Liêu Trai, rất kỳ lạ, gặp rồi không thấy. Còn ở Marquez rất khác.

RFI : Có một sự đồng cảm nào đó của bạn đọc Việt Nam với Marquez ?

Lại Nguyên Ân : "Trăm năm cô đơn" có thể gọi là một bi kịch của một cộng đồng đóng kín. Ở nghĩa chung như thế, độc giả Việt Nam và giới văn học Việt Nam cảm nhận được. Nhưng nhiều vấn đề khác, nhiều tác phẩm khác thì không chắc. Ví dụ như tập truyện ngắn "Đại tá chờ thư"…, trong đó có nhiều cái gắn với lịch sử của Mỹ Latinh, những cuộc chiến tranh, hay nội chiến…

Hay là các tác phẩm sau này ông ấy cập nhật những nội dung mới, như "Tình yêu thời thổ tả", thì tôi thấy người ta tò mò, chứ cũng không phải là nhận ra được nó. Ví dụ như ông ấy có sự miêu tả tương đối cởi mở với vấn đề tính dục. Lúc tác phẩm ấy ra đời và bắt đầu được dịch, vấn đề ấy vẫn còn đang là điều mà thị hiếu của công chúng, cũng như độ khép của kiểm duyệt, vẫn còn gây khó khăn cho việc tiếp nhận.

Sau này khi ông viết một tác phẩm nữa là « Tướng quân giữa mê hồn trận », tôi thấy chắc là người ta có thể sẽ khó khi đoán ra được cái nghĩa thực sự của tác phẩm ấy. Bởi vì tác phẩm ấy in dấu nhiều cách nhìn của Marquez khi thế giới của phái tả, của « thế giới xã hội chủ nghĩa » không còn nữa. Mà đấy lại là nơi trước đây ông gửi gắm niềm tin, các thiện cảm. Tác phẩm này không được dịch ở Việt Nam cũng là đáng tiếc, vì đó là một tác phẩm được coi là viết về đề tài « độc tài ». Đây là một đề tài lớn của văn học Mỹ Latinh.
UserPostedImage
Cuốn "El otoño del patriarca" (Mùa thu của trưởng lão) của Marquez, tác phẩm chưa được dịch sang tiếng Việt (DR)


Cuốn « Mùa thu của trưởng lão », Nguyễn Trung Đức cân nhắc rất lâu, nhưng cuối cùng không dịch, có thể là do ở Việt Nam, công chúng cảm nhận về vấn đề « độc tài » trong chính trị thế kỷ XX rất là hời hợt. Do đó, các dịch giả, các nhà nghiên cứu khi thuyết minh về điều này cũng không nói rõ được. Có lẽ các nhà nghiên cứu, phê bình, khi viết về cái đó cũng quá thận trọng, thành thử ra công chúng Việt Nam cũng chưa nhận ra được đấy là một đề tài vừa rất quan trọng đối với Garcias Marquez, đồng thời là đề tài rất quan trọng đối với văn học tự sự Mỹ Latinh thế kỷ XX.

Xin cảm ơn nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân.
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 21/04/2014 lúc 05:19:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nghĩ thoáng khi nghe Gabriel García Márquez qua đời
Để chỉ sự-sống-sau-cái-chết của một nhà văn, trong tiếng Việt có hai khái niệm: bất tử và bất hủ. Nhiều người bất tử nhưng không bất hủ: Đó là những cây bút có giá trị lịch sử hơn là giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật. Tác phẩm của họ còn, nhưng chỉ còn trong các thư viện đầy bụi bặm để các nhà nghiên cứu cặm cụi tìm tòi và phân tích như các nhà giải phẫu học nghiên cứu các tử thi trong phòng thí nghiệm. Chỉ riêng trong văn học Việt Nam, những người thuộc loại này nhiều vô cùng. Trong mỗi nền văn học, và mỗi thời đại, số người thực sự bất hủ rất hiếm: Đó là những người có tác phẩm, nói theo cách nói quen thuộc, “vượt thời gian và vượt không gian”, ở đâu và thời nào, đọc lại, người ta cũng thấy hay. Nhờ sự bất hủ của tác phẩm, tác giả thành bất tử.

Như vậy, trong bảng giá trị văn học, khái niệm bất hủ cao hơn khái niệm bất tử: Người bất hủ đương nhiên bất tử trong khi không phải ai bất tử cũng đều bất hủ. Điều đó cũng có nghĩa là, trong các yếu tố tạo nên giá trị văn học, tác phẩm quan trọng hơn con người. Chứ không phải ngược lại. Những người có cuộc đời lớn hơn tác phẩm (ví dụ các nhà cách mạng hay các nhà đạo đức) hiếm khi thực sự là những cây bút lớn và cũng hiếm khi còn lại với thời gian như những giá trị thẩm mỹ lúc nào cũng tươi roi rói. Ngược lại, với những nhà văn lớn thực sự, tác phẩm của họ bao giờ cũng thông minh, đẹp đẽ và cao lớn hơn hẳn con người của họ. Chính những tác phẩm như thế đã “cứu” họ khỏi trận lũ điên cuồng của sự quên lãng.

Nhưng cái lớn của tác phẩm không phải chỉ lớn tự bản thân nó. Cái lớn của tác phẩm, ngoài những giá trị tự tại, còn tùy thuộc vào hai yếu tố khác nữa: một là phê bình và hai là ảnh hưởng.

Theo tôi, một trong những tác dụng của phê bình là làm cho các tác phẩm lớn trở thành lớn hơn và đặc biệt, giàu có hơn. Mỗi bài phê bình hay, thực sự hay, phải là một cách diễn dịch mới. Nhiều bài phê bình hay như thế gọp lại, bức chân dung của tác giả và tác phẩm sẽ trở thành đa dạng, đa tầng, đa thanh và đa sắc hơn. Có thể nói, cái giàu của một tác phẩm hay một tác giả cũng giống cái giàu của ngân hàng: Giàu chủ yếu nhờ số tiền khách hàng ký thác. Trong văn học, sự ký thác ấy đến chủ yếu từ phê bình. Và như vậy, chúng ta có thể thấy ngay: Một nhà văn/nhà thơ sinh trưởng trong một quốc gia có nền phê bình phong phú và sâu sắc sẽ may mắn hơn một đồng nghiệp sinh trưởng trong một quốc gia như… Việt Nam, nơi phê bình không những ít mà còn yếu, không những nghèo mà còn vụng.

Thứ hai là ảnh hưởng. Tầm vóc của một người cầm bút lớn giống như tầm vóc của một nhà lãnh tụ lớn: Cái gọi là sự nghiệp của họ không phải chỉ thể hiện ở những gì họ làm mà còn ở tác động của những việc làm ấy đối với lịch sử. Ví dụ trường hợp của Nguyễn Du với Truyện Kiều: Tác phẩm này không những hay mà còn góp phần làm cho tiếng Việt (thời ấy còn viết bằng chữ Nôm) trở thành một ngôn ngữ văn học thực sự; làm cho truyện thơ trở thành một thể loại văn học; làm cho nhân vật nữ trở thành một hình tượng, hơn nữa, một hình tượng trung tâm của cả một thời đại; cuối cùng, làm cho chủ nghĩa nhân đạo trở thành một dòng chủ lưu trong văn học cổ điển Việt Nam.

Trường hợp của Gabriel García Márquez (1927-2014) cũng vậy, dĩ nhiên ở một tầm khác, rộng hơn (ở phạm vi toàn cầu) và cao hơn (ở tầm nhận thức và phương pháp sáng tác). Ảnh hưởng của Márquez lớn và cụ thể đến độ người ta có thể thấy được, cân đo đong đếm được. Ông đã biến Colombia, quê hương của ông, thành một xứ sở văn học thay vì chỉ là nơi nổi tiếng về việc trồng và buôn bán thuốc phiện. Ông đã thần thoại hóa nguyên cả một lục địa (Nam Mỹ) và qua đó, làm cho cả vùng đất ấy bỗng dưng có một linh hồn để từ các lục địa khác, các nền văn hóa khác, người ta có thể hình dung được con người châu Mỹ La Tinh thực sự như thế nào. Ông đã làm cho tiếng Tây Ban Nha trở thành một thứ ngôn ngữ văn học ở phạm vi toàn thế giới, một vai trò mà, theo nhiều nhà phê bình, chỉ có Miguel de Cervantes (1547-1616), với tác phẩm Don Quixote là có thể so sánh được.

Márquez không phải là người phát minh ra phương pháp sáng tác hiện thực thần kỳ (magical realism). Công lao ấy thuộc về nhà văn Argentina Jorge Luis Borges, nhà văn Cuba Alejo Carpentier và nhà văn Mễ Tây Cơ Juan Rulfo, nhưng không ai có thể phủ nhận được, chính Márquez, với cuốn Trăm năm cô đơn, câu chuyện viết về bốn thế hệ nhà Buendia, chứ không phải bất cứ ai khác, đã biến chủ nghĩa hiện thực thần kỳ trở thành một phương pháp sáng tác đặc sắc, một dấu ngoặt trong lịch sử văn học thế giới và một nguồn cảm hứng cho vô số các cây bút thuộc nhiều văn hóa và nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó, có lẽ có cả Việt Nam. Riêng tại Úc, nhân ngày ông qua đời, nhiều nhà phê bình và học giả đồng thanh nhấn mạnh: Nếu không có Márquez, có lẽ diện mạo văn học Úc trong suốt mấy chục năm vừa qua sẽ khác hẳn. Nhiều nhà văn tài hoa của Úc thừa nhận: Cách viết của họ thay đổi hẳn sau khi đọc Márquez.

Nhưng ảnh hưởng của Márquez còn lớn hơn tất cả những điểm vừa nêu. Ông không những thay đổi cách viết của nhiều người; ông còn thay đổi cả cách đọc của quần chúng, hơn nữa, qua đó, thay đổi cách nhìn về hiện thực của mọi người: Người ta bỗng phát hiện đằng sau những sự kiện ngỡ như rất hợp lý, được nối kết với nhau bằng một thứ quan hệ nhân quả bỗng xuất hiện vô số những làn sương mù mịt với những hình ảnh thấp thoáng: Cái gọi là hiện thực bỗng trở thành huyền ảo hẳn và ngược lại, những cái vốn được xem là huyền ảo lại trở thành như thực.

Với những người có tầm vóc lớn lao như vậy, cái gọi là chết hay qua đời chả có ý nghĩa gì cả. Có thể nói, họ có đến hai thân thể: một là xương thịt và một là giấy. Thân thể bằng xương thịt lụi tàn, trong khi cái thân thể bằng giấy, với những cuốn sách lấp lánh chữ nghĩa kia cứ tồn tại mãi. Chính vì vậy, nghe tin ông mất, tôi chả có chút cảm xúc gì cả. Không buồn. Không thấy mất mát. Nhưng tự dưng thấy… cô đơn. Tôi bèn với tay lên kệ lấy các cuốn sách của ông đọc lại. Qua các cuốn sách ấy, tôi gặp lại Márquez. Ông vẫn còn đó. Ông kể chuyện. Ông tâm tình. Ông vẫn ngây thơ đến khờ khạo khi bàn về một số vấn đề chính trị. Nhưng khi ông nói về đời sống và con người, về văn chương và chữ nghĩa, hầu như lúc nào ông cũng thâm trầm. Ông không có gì đổi khác cả.

Và có lẽ ông sẽ không bao giờ đổi khác.

Bởi vậy, tôi thấy chả cần gì phải thương tiếc ông.

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc
song  
#4 Đã gửi : 26/04/2014 lúc 09:03:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Văn hào Gabriel Garcia Marquez
UserPostedImage
Một vài tác phẩm của văn hào Gabriel Garcia Marquez
Gabriel Jose Garcia Marquez sinh năm 1927 tại Aracataca, một thị trấn thuộc miền Bắc Colombia. Là một nhà văn nhưng ông cũng là một nhà báo, một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng. Mỗi tác phẩm của ông đều để lại dấu ấn riêng và gần như từ truyện ngắn tới tiểu thuyết ông đều viết thành công ngang nhau. Tình yêu thời thổ tả, Tướng quân giữa mê hồn trận, Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi, Nhật ký người chìm tàu, Mùa thu của vị trưởng lão, Ngài đại tá chờ thư… là những tác phẩm được nhiểu thế hệ độc giả say mê trên khắp thế giới.

Trăm năm cô đơn
Tuy nhiên Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn, sáng tác năm 1967 là đỉnh cao của sự nghiệp Garcia Marquez. Trước khi đoạt Nobel văn chương năm 1982 nó đã nổi tiếng khắp thế giới khi được hơn 30 quốc gia xuất bản bằng tiếng mẹ đẻ trong đó có Việt Nam. Chỉ trong vòng 3 năm, Trăm năm cô đơn đã được in bằng tiếng Tây Ban Nha hơn nửa triệu bản. Cho tới nay người ta chưa thống kê đích xác đã in được bao nhiêu bản nhưng có điều chắc chắn rằng ít nhất gần như cả khu vực nói và viết tiếng Tây Ban Nha của Mỹ La tinh đều biết tác phẩm này trong mọi giai cấp xã hội sau khi Trăm năm cô đơn được Nobel văn chương, giải thưởng danh giá mà châu lục này đạt được lần đầu tiên.

Nhưng trên hết, sở dĩ Mỹ La tinh biết đến nó vì sự nghiệp sáng tác của Garcia Marquez đã mô tả một cách sống động mọi mặt từ xã hội, văn hóa cho đến chính trị cùng những biến động của nhiều nước trong đó có Columbia, Mexico, Argentina, Venezuela…

Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc đã viết về điều này trên facebook của ông sau khi Garcia Marquez qua đời:
Ông đã biến Colombia, quê hương của ông, thành một xứ sở văn học thay vì chỉ là nơi nổi tiếng về việc trồng và buôn bán thuốc phiện. Ông đã thần thoại hóa nguyên cả một lục địa (Nam Mỹ) và qua đó, làm cho cả vùng đất ấy bỗng dưng có một linh hồn để từ các lục địa khác, các nền văn hóa khác, người ta có thể hình dung được con người châu Mỹ La Tinh thực sự như thế nào. Ông đã làm cho tiếng Tây Ban Nha trở thành một thứ ngôn ngữ văn học ở phạm vi toàn thế giới, một vai trò mà, theo nhiều nhà phê bình, chỉ có Miguel de Cervantes (1547-1616), với tác phẩm Don Quixote là có thể so sánh được.

Nhà văn Lê Minh Quốc từ Việt Nam chia sẻ nhận xét của ông về Trăm năm cô đơn khi tác phẩm này xuất hiện tại Việt Nam:

-Rõ ràng có điều này: khi Trăm năm cô đơn được in ấn và tác phẩm của Marquez đã tạo một dư luận dữ dội ở Việt Nam. Trong thời điểm đó báo Văn Nghệ có một loạt bài nói về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của Marquez rồi sau đó là một loạt các nhà văn của châu Mỹ La tinh và cánh cửa mở ra phía văn học nước ngoài được người ta chú ý nhiều hơn trong lúc đó. Nó đã tạo một sự kiện lớn trong văn học qua tờ Văn nghệ trung ương có nhiều bài giới thiệu lắm.
Trăm năm cô đơn được xem như tiểu thuyết khai phóng một chủ nghĩa mới trong văn học mà các nhà phê bình thế giới đều đồng ý với cái tên Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Chủ nghĩa này được thể hiện qua cách trộn lẫn các chi tiết hiện thực với những yếu tố phi hiện thực. Sự trộn lẫn ấy đòi hỏi người viết phải có một suy tưởng vượt không gian cũng như thời gian để kết hợp, nhào nắn với thế giới hiện thực mà tác giả đang sống, tạo ra một kết quả làm người đọc ngơ ngác không biết nên tin vào ảo giác hay phi ảo giác đã từng xảy ra nhưng không ai nghĩ là nó tồn tại.

Nhà văn Y Ban thú nhận tác phẩm của Garcia Marquez đã từng ảnh hưởng sâu đậm đến tác phẩm của bà đến nỗi gây cho bà sự sợ hãi:

- Thực ra khi tôi chưa vào văn chương thì tôi đã đọc Trăm năm cô đơn, tôi đã đọc Ngài đại tá chờ thư, Tình yêu thời thổ tả và chính một trong những tác phẩm đó nó đã dẫn dắt tôi vào với văn chương. Nhưng Trăm năm cô đơn thì nó ảnh hưởng đến với sáng tác của Y Ban nhất. Khi đọc tác phẩm của Garcia Marquez ta biết rằng ông có lối viết truyện trong truyện, tức là trong một tiểu thuyết của ông thì ông lại đưa một truyện ngắn của ông vào và cái lối này đã ảnh hưởng đến văn chương của Y Ban qua tác phẩm Đàn bà xấu thì không có quà.
UserPostedImage
Nhà văn Colombia Gabriel Garcia Marquez trong một buổi lễ sinh nhật lần thứ 80 của nhà văn Mexico Carlos Fuentes 'ở Mexico City, ngày 17 tháng mười năm 2008.

Tôi đã đưa truyện ngắn của tôi vào tiểu thuyết của mình đấy là cái có thể nói ảnh hưởng rất rõ nhất. Nhưng còn ảnh hưởng lớn hơn đó là cái không thực, cái thế giới ảo, những cái mà chúng ta không sờ mó thấy. Nếu như người nào không một lần chứng kiến, sờ mó thì cứ tưởng đấy là yếu tố phi thực tế, yếu tố siêu nhân thì có lẽ là Marquez đã ảnh hưởng tới tôi rất nhiều sáng tác sau này.

Ban đầu khi mới viết mình cảm thấy không bị ảnh hưởng của ai cả nhưng về sau khi càng viết nhiều thì tôi càng thấy sự ảnh hưởng đó ngày càng lớn đôi khi là vô thức. Với một vô thức nào đó thì nó đã tự nhập vào mình trong một lúc nào đó nhưng mình cứ nghĩ rằng đấy là của mình chứ không phải của người khác và khi ý thức được điều đó thì tôi đã tự giảm việc đọc của mình từ người khác.

Trong thời gian 5 năm liền ngôi làng Macondo ngập dưới những cơn mưa không dứt chẳng những không làm cho người đọc bỡ ngỡ trái lại trong thế giới huyển ảo đầy nước ấy độc giả có thể tưởng tượng thỏa thích những gì đang bơi lội trong đó kể cả những con cá có thể nói tiếng nói của người hay những con người có thể một ngày nào đó mọc lên những chiếc đuôi heo đầy thành kiến nhơ bẩn.
Những ảo giác hiện thực ấy làm tiểu thuyết Trăm năm cô đơn mỗi lần đọc là một lần khám phá ra cái mới từ kết quả suy tưởng trên từng phần của tác phẩm. Yếu tố thần thoại của các sắc dân da đỏ đã được Garcia Marquez trộn lẫn với nền văn minh của thế kỷ 20 biến chúng trở thành huyền ảo để có thể đắm đuối hòa vào trong đó chứ không phải chỉ để thực hành trên những nghi lễ mà tính thần thánh làm cho con người sợ hãi.

Sự xóa nhòa giữa hiện thực và ảo ảnh
Nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Tuấn chia sẻ nhận định của ông về những pha trộn tài tình của Garcia Marquez với những gì tác giả bắt phải xảy ra tại ngôi làng Macondo:

- Điều còn ấn tượng rõ ràng trong tâm trí của tôi suốt mấy mươi năm qua sau khi đọc Trăm năm cô đơn là sự trộn lẫn và xóa nhóa những sự kiện hiện thực cũng như những sự kiện phản hiện thực.

Trong cuộc sống hiện thực của ngôi làng Macondo có những hình ảnh hoàn toàn phản hiện thực nhưng lại được dân chúng xem như hoàn toàn hiện thực. Chẳng hạn như Mauricio Babilonia, đi đâu thì từng bầy bươm bướm bay theo. Hay là nhân vật Aurelian có một cái đuôi heo, hay cô nàng Remedios bay lên trời….do những hình ảnh phi hiện thực này được mô tả một cách rành mạch và thản nhiên đến độ nó có vẻ thực hơn những hình ảnh có thực cho nên rất khó quên sau khi đọc xong. Qua đó mình có thể thoáng thấy những bí mật kỳ dị nó nằm ngay trong bản chất của cuộc sống, những bí mật mà mình không thể tìm thấy trong nền văn chương hiện thức trước đó

Nhưng ngược lại ở chính ngôi làng Macondo đó rất nhiều điều hoàn toàn hiện thực nhưng dân chúng lại xem như những ảo ảnh. Chẳng hạn như: nước đá, nam châm, xe lửa, phim ảnh rồi điện thoại…họ không thể hiểu nổi vì sao một nhân vật đã chết và đem chôn trong một một bộ phim khiến họ khóc hết nước mặt rồi sau đó chính nhân vật ấy lại có thể xuất hiện trong một cuốn phim khác dưới hình hài của một người Ả rập?

Sự xóa nhòa bất khả phân biệt giữa hiện thực và ảo ảnh không chỉ trong cái nhìn của người dân Macondo mà còn nằm ngay trong chính cái hiện thực chính trị ở đó nữa. Maquez mô tả cuộc đình công trong một đồn điền trồng chuối nhưng ông luật sư của đồn điền này tuyên bố trước công luận là không hề có một cuộc đình công nào cả vì đồn điền không có một tập thể công nhân nào, chỉ mướn những người làm ngắn hạn và trả lương công nhật mà thôi.

Thế rồi khi tất cả các công nhân của đồn điền nổi lên biểu tình đình công thì họ bị giết hết. Xác của họ được chất lên xe lửa, được chở trong đêm tối một cách bí mật đến một nơi khác để thủ tiêu hầu phi tang. Một nhân chứng đã thấy tất cả những sự thật này nhưng nhân chứng ấy chỉ có một mình nên không thể thuyết phục ai tin vào sự thật khủng khiếp ấy. Mọi người đều cho rằng không có cuộc đình công nào cả và cho tới các thế hệ sau trẻ em được học trong sử ký rằng chẳng hề có cuộc đình công hay thảm sát nào và thậm chí chẳng có cái đồn điền trồng chuối nào ở đó cả!

Nói tóm lại người dân ở đó có thể xem những điều phi hiện thực là hiện thực, nhưng chính họ lại xem những điều có thật, hiện thực lại là những điều không hề có bởi họ bị đánh lừa bởi một hệ thống chính trị gian manh. Đây mới chính là điều làm tôi lạnh mình và mang một ấn tượng mạnh trong tâm trí cho tới bây giờ.

Nhiều người tiếc cho thái độ chính trị của Garcia Marquez khi ông rất thân thiện với những thủ lĩnh chính trị cộng sản, tuy nhiên cái chết của ông hầu như đã xóa sạch mọi lên án, tán đồng thậm chí tẩy chay ông mà chỉ còn lại một ánh hào quang văn học. Ánh hào quang ấy ôm ấp lấy người nào từng đọc ông và điều này cho thấy văn học tồn tại lâu hơn bất cứ một tượng đài chính trị nào. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc viết:

-Khi ông nhìn hiện tại qua lăng kính của tương lai, với những điều ông mơ ước, Márquez lại rất hay nhầm lẫn: nhầm giữa hiện thực và lý tưởng, giữa cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác, giữa dân chủ và độc tài. Chuyện ông làm bạn với Fidel Castro và Hugo Chávez, lúc nào cũng chằm chặp bênh vực cho Cuba và Venezuela là ví dụ. (Ông cũng bênh vực cho miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam và Việt Nam sau năm 1975, ngay cả khi làn sóng người tị nạn đang ào ạt đổ ra biển!) Qua đời, Márquez được thanh tẩy tất cả những lỗi lầm ấy. Còn lại là những cuốn sách. Các cuốn sách ấy không ham mê danh vọng và quyền lực. Như ông. Tự chúng đã là quyền lực và danh vọng.

Nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Tuấn tuy khá định kiến về thái độ chính trị của Garcia Marquez, nhưng tài năng của văn hào hình như đã bù đắp lại tình yêu văn chương và mọi định kiến đã trôi theo sự ra đi của ông:

-Tôi không bao giờ tán thành thái độ chính trị đạo đức giả của ông Marquez khi ông ấy ủng hộ, bào chữa cho nhà độc tài Fidel Castro nhưng về tài năng văn chương của Gabriel Garcia Marquez thì tôi rất khâm phục.

Gabriel Garcia Marquez mất vào ngày 17 tháng 4 năm 2014 tại Mexico hưởng thọ 87 tuổi. Quê hương Colombia của ông chính thức làm lễ quốc tang cho đứa con yêu dấu của họ sau nhiều chục năm các tác phẩm văn chương của ông đã biến đất nước này trở nên tươi đẹp và đáng sống, bất kể những cánh đồng thuốc phiện cũng như hoạt động mafia bao trùm xã hội trên xứ sở này.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.176 giây.