logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/04/2014 lúc 08:45:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Anh Ngô Nhật Đăng (trái) và bạn Nguyễn Đình Hà tại trụ sở Đài Á Châu Tự Do ở Washington DC hôm 23/4/2014
Diễn đàn Bạn trẻ có mục đích nối kết tất cả những người Việt Nam trẻ tuổi khắp nơi trên thế giới để cùng nhau bàn luận về những vấn đề liên quan đến đất nước Việt Nam trong hiện tại, nêu lên ý kiến của những người trẻ tuổi về tương lai của một nước Việt Nam mà mọi người đều mong muốn rằng phát triển trong dân chủ và thịnh vượng.

Chịu nhiều sức ép
Có mặt tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ vào những ngày cuối tháng tư này là một đoàn vận động cho nhân quyền và tự do báo chí tại Việt Nam. Kính Hòa có cuộc gặp gỡ với anh Ngô Nhật Đăng và bạn Nguyễn Đình Hà. Câu chuyện của chúng tôi xoay quanh sự tham gia của những người trẻ tuổi vào phong trào nhân quyền hiện nay ở Việt Nam.

Ngô Nhật Đăng: Chúng tôi thuộc một thế hệ đã lớn rồi, nhìn các bạn trẻ và so sánh với thời của chúng tôi thì tôi rất vui mừng vì các bạn đã tỏ một thái độ có trách nhiệm của một công dân đối với vận mệnh của đất nước.

Kính Hòa: Anh Đăng thì không còn trẻ nhưng Hà thì vẫn là trẻ chứ!

Nguyễn Đình Hà: Thưa anh, sự tham gia ngày càng nhiều của các bạn trẻ vào phong trào đòi các quyền căn bản làm em mất đi cái cảm giác cô đơn trên con đường đấu tranh. Cũng như là em thấy rằng tương lai đổi mới của đất nước ngày càng đến gần.

Kính Hòa: Vấn đề nào? Trở ngại nào đặt ra cho các bạn trẻ trong nước tham gia vào các phong trào dân chủ và nhân quyền?

Ngô Nhật Đăng: Với tư cách như phụ huynh quan sát các bạn thì tôi thấy cái thứ nhất là chương trình trong các nhà trường rất là lạc hậu. Bản thân tôi cách đây vài năm có đi tìm hiểu thì thấy là các giáo trình trong các trường đại học đều rất là lạc hậu, có cái có từ thời Liên Xô trước 1975. Những môn học mới thì chỉ có đề cương, mà thậm chí đề cương đó thì các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Mã Lai đã bỏ rồi.

UserPostedImage
Các Blogger tập trung tại cà phê Starbucks gần khách sạn New World, TPHCM để bàn luận các biện pháp nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại của công dân đã quy định trong hiến pháp vào sáng ngày 1/3/2014.
Cái thứ hai là có nhiều môn học không có ích như Mác Lê nin, lịch sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà các đàn anh của chúng tôi từ những năm 57, 58 đã từng đấu tranh đòi bỏ mà đến giờ này vẫn chưa được.

Cái nữa là các bạn trẻ sống trong một môi trường bất ổn về xã hội mà người ta gọi là dạo đức xuống cấp.

Tôi rất cảm phục khi thấy các bạn trẻ dám dấn thân trong cái môi trường đầy khó khăn như thế.

Kính Hòa: Nhưng cái mình muốn nhấn mạnh là đối với những bạn trẻ chưa tham gia, thì điều gì ngăn trở họ?

Ngô Nhật Đăng: Tôi thấy có hai vấn đề nổi bật nhất. Thứ nhất là việc mưu sinh kiếm sống. Nếu các bạn có ý kiến gì khác thì sẽ rất khó khăn cho công ăn việc làm, thậm chí không đâu nhận cho làm việc. Rất khó khăn cho một người trẻ đang mong muốn cống hiến.

Cái thứ hai là người ta gây sức ép từ gia đình, người thân, bạn bè. Việc này đẩy các bạn trẻ vào con đường cảm thấy mình lạc lõng cô đơn, không có người ủng hộ.

Tôi thấy đó là hai cản trở lớn nhất.


Kính Hòa: Còn Hà?

Nguyễn Đình Hà: Dạ vâng em đồng ý với ý kiến của chú Đăng. Cái trở ngại lớn nhất của chúng em là vấn đề cơm áo gạo tiền. Trẻ thì phải đầu tư cho việc học. Học xong rồi thì bố mẹ không nuôi nữa nên phải bương chải kiếm sống, rồi đóng góp chút ít cho cha mẹ. Do vậy khi dấn thân thế này thì vấn đề thu nhập cũng là một khó khăn.

Cái thứ hai là phía chính quyền người ta đánh những cái bài tuyên truyền gây sợ hãi về mặt tâm lý đối với những người trẻ. Dùng cái đó uy hiesp tinh thần của những người trẻ dám dấn thân.

Một lần em tham gia biểu tình chống Trung quốc gây hấn ở biển Đông, thì chủ tịch phường nhà em gặp mẹ em và nói bóng nói gió rằng: Chị có thích thằng Hà nhà chị sẽ như là Lưu Quang Vũ không? Tức là người ta ám chỉ mình sẽ bị một tai nạn dàn dựng ở ngoài đường. Họ rất là công khai như vậy.

Vai trò internet
Kính Hòa: Nhiều người đồng tình rằng internet có vai trò quan trọng cho phong trào dân chủ, nhưng nhiều bạn trẻ ở nông thôn không tiếp xúc với internet thì phải làm gì để tạo sự tiếp xúc đó?

Ngô Nhật Đăng: Thật ra tôi thấy thế hệ trẻ Việt Nam sử dụng internet rất nhiều. Một lợi thế là ở Việt Nam có internet miễn phí, nên ai cũng có thể dùng. Rồi các loại Smart Phone cũng như các thiết bị internet cũng đã rẻ.

Cho nên tôi thấy vấn đề không phải là có tiếp cận internet hay không mà là tiếp cận và phản hồi như thế nào.

Nguyễn Đình Hà: Đối với em thì em là người trẻ, em hiểu các bạn trẻ nghĩ gì. Đa phần họ tiếp xúc với internet là do nhu cầu về liên lạc, giải trí của họ chứ không phải tìm tin tức hay những gì đang xảy ra ở Việt Nam, những gì có liên quan đến chính trị xã hội. Tại vì trong cái nền giáo dục tại Việt Nam, họ được giáo dục thụ động. Cái gì cũng kèm theo câu: đã có Đảng và Nhà nước lo. Họ coi những việc có liên quan đến chính trị xã hội là không liên quan đến họ và họ không quan tâm. Thế nên khi có ai tham gia thì họ bảo: Cái việc này liên quan gì đến mày, mày tham gia làm gì, chỉ có thiệt thân thôi.

Kính Hòa: Thế thì làm thế nào để họ quan tâm?

Nguyễn Đình Hà: Em nghĩ là phải thay đổi cách nhìn vấn đề của họ về các vấn đề chính trị, sao cho nó sát sườn với lợi ích của họ.

Kính Hòa: Tức là phải có những kênh đối thoại với họ? Thu hút họ?

Nguyễn Đình Hà: Dạ vâng. Phải thu hút họ bằng những cái việc làm sát sườn đến quyền lợi của họ. Ví dụ như công ăn việc làm, giáo dục, chăm sóc y tế.

Ví dụ như trong trận dịch sởi hiện nay tại Việt Nam thì họ sẽ thấy là Bộ y tế là như thế, chính quyền là như thế, đài báo là như thế. Thế thì những việc đó có liên quan đến quyền lợi của họ hay không, có liên quan đến chính trị hay không? Bởi vì bà Bộ trưởng là một chính trị gia.

Ngô Nhật Đăng: Tôi xin bổ sung là vì thế chúng ta rất cần các bạn trẻ dấn thân. Nói dấn thân thì có vẻ to lớn quá, đơn giản là các bạn hãy mở miệng. Các bạn hãy nói là chúng tôi lớn lên, chúng tôi có cái cảm nhận về xã hội mà chúng tôi sống. Cái chuyện đó cũng không có gì là quá nghiêm trọng, và chúng tôi cần nghe các bạn trẻ nói. Nói có thể đúng hay sai, nhưng khi các bạn dám mở miệng ra là các bạn đã bước một bước rất dài mà thế hệ của chúng tôi rất trông chờ.

Kính Hòa: Xin đặt ra cho hai bạn một vấn đề cuối cùng. Theo các nghiên cứu về xã hội thì khi tầng lớp trung lưu đông lên thì sẽ có lợi cho tiến trình dân chủ. Ở Việt Nam thì tầng lớp trung lưu có tăng lên và trong đó có nhiều bạn trẻ. Nhưng lại có quan ngại rằng liệu tầng lớp đó có cấu kết với nhà cầm quyền để giữ cái vị trị trí thuận lợi về kinh tế xã hội của họ hay không, và như thế là cản trở tiến trình dân chủ hóa?

Ngô Nhật Đăng: Dạ đúng là theo những nghiên cứu về xã hội gần đây thì khi tầng lớp trung lưu tăng, mức thu nhập tăng thì các chế độ độc tài sẽ không tồn tại được.

Nhưng ở Việt Nam tình hình thực tế nó có khác. Tầng lớp trung lưu có đông đảo lên. Tầng lớp doanh nhân tăng, bản thân tôi cũng là doanh nghiệp. Tôi biết rõ thực tế cái gọi là kinh tế tư nhân Việt Nam thực ra nó chỉ là cái vỏ. Trên 95% các doanh nghiệp tư nhân có vẻ là thành đạt, tôi dùng cái từ ở trong nước như thế, đều là các quan chức chính phủ hay bà con của họ. Liệu họ có cùng với chính quyền để giữ lại các quyền lợi hay không thì tôi thấy chúng ta đã có câu trả lời.

Nhưng Việt Nam đã tham gia vào hệ thống kinh tế toàn cầu thì bắt buộc phải minh bạch. Nó dân chủ nhân quyền thì có vẻ to lớn quá chính trị quá. Nhưng minh bạch trong việc làm ăn, trong việc hoạch định chính sách của nhà nước là quan trọng.

Nguyễn Đình Hà: Còn em thì thấy thế này. Giới trung lưu ở Việt Nam có giàu lên, đông lên, nói chung là mọi thứ của họ đều đi lên, nhưng một phần đông những người trung lưu ấy đi lên là nhờ gắn với chế độ. Họ sẳn sàng bỏ tiền, đi đêm với chính quyền để đạt được những điều đó. Cái đó nuôi sống chính quyền và là trở ngại cho việc phát triển đất nước.

Nhưng trong những người trung lưu cũng có những người biết rằng chế độ này không phải là môi trường tốt cho sự phát triển của họ, của con cái họ, các thế hệ tương lai của họ, cũng như công việc kinh doanh của họ.

Kính Hòa: Xin chân thành cảm ơn anh Ngô Nhật Đăng và bạn Nguyễn Đình Hà đã tham gia diễn đàn bạn trẻ hôm nay và hy vọng sẽ gặp lại các bạn trên diễn đàn này.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.093 giây.