logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/04/2014 lúc 06:33:36(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi sinh ra đời là đứa bé tàn tật trong một gia đình nghèo đông con ở Việt Nam. Buồn thay, tôi cũng sinh ra đời để

vội vã lớn lên trong hoàn cảnh của một trong những cuộc nội chiến tàn nhẫn và đẫm máu nhất trong thế kỷ hai mươi,

“thế kỷ đau thương”.


Không lạ gì khi tuổi thơ nhạy cảm và non dại của tôi bị ám ảnh từng cơn bởi nỗi sợ chiến tranh. Tuy nhiên, đấy chỉ là

phần rất nhỏ những gì tôi trải qua. Chiến tranh thực sự đã cướp đi ở tôi sự ngây thơ cần thiết và quý giá cũng như sự

bình an bình thường trong tâm hồn. Tựa như tấm vải liệm vô hình của số phận, chiến tranh đã phủ kín những năm

đầu đời của tôi dưới bầu trời này. Tôi thấy những xác chết đáng thương hình hài không nguyên vẹn, nỗi lo sợ dường

như lúc nào cũng phảng phất trên khuôn mặt của ba má, và nghe những tin tức cùng những tin đồn đáng sợ hàng

ngày về cuộc chiến truyền lan khắp nơi trong thành phố và đôi lúc được nhắc đến bên bữa cơm tối gia đình. Thỉnh

thoảng giữa khuya khi có pháo kích, má tôi thường đánh thức tôi dậy và giục tôi chạy thật nhanh ra khỏi nhà. Chúng

tôi thường ngồi núp trong cái hầm trú ẩn đắp bằng những bao cát ở ngoài sân. Rồi sáng hôm sau tôi đi học và lại

nghe bạn bè kể những chuyện tương tự. Trong hoàn cảnh như vậy, tôi sớm đủ chín chắn để nhận thức rằng sống

được là điều đáng quan tâm nhất còn mọi thứ khác, từ chuyện cổ tích đến những giấc mơ, dần dần đều phai nhạt

thành những gì xa xỉ gần như đã không còn nữa.


Mỉa mai thay, kết thúc bất ngờ của chiến tranh chỉ tạo ra những bi kịch liên tiếp. Ba tôi bị tống vào những trại cưỡng

bức lao động ở các vùng miền bắc xa xôi. Chị đầu tôi quá tuyệt vọng nên đã trốn khỏi Việt Nam. Người mẹ nhẫn nại

và can đảm của tôi đã vất vả vô cùng để nuôi gia đình còn lại với đàn con mười đứa. Năm ấy tôi chưa đầy mười ba

tuổi.


Hòa bình, trong trường hợp tôi, còn tệ hơn chiến tranh. Tôi không thể theo học các trường cao đẳng hay đại học sau

khi tôi học xong trung học. Tôi học lên được nhưng tôi không có đủ tư cách chính trị để được học tiếp. Dù sao, chế

độ hầu như đã phân loại gia đình tôi là những công dân hạng hai lạc hậu về mặt chính trị, là tầng lớp bị hất hủi nhất

trong bậc thang giai cấp đương thời.


Mười năm sau, ba tôi trở về nhưng ông đã khô héo cả tinh thần lẫn thể chất. Chẳng bao lâu tôi được theo học đại

học sau khi tôi thi đậu một kỳ thi đại học khó. Niềm vui đi học tiếp của tôi song lại quá ngắn ngủi. Sau ngay tháng đầu

tiên ở trường đại học, tôi cay đắng nhận ra rằng trường chỉ còn là bộ máy tuyên truyền thô bạo của chế độ hà khắc.

Ở đấy kiến thức và các chân lý phổ quát sẵn sàng bị bóp méo để cho ra lò những cán bộ trung thành về chính trị

nhưng trống vắng phần nào về tâm hồn thay vì tạo ra nhưng con người say mê và có ích. Ví dụ, ngành học của tôi là

tiếng Anh, nhưng trên thực tế, tôi phải học một thứ tiếng Anh bị chính trị hóa quá nặng và chỉ những môn học về chủ

nghĩa cộng sản. Tôi không bao giờ có cơ hội học những môn cần thiết cho việc giáo dục bình thường như các môn

về nhân văn, nghệ thuật, và xã hội.


Tôi đã bảo vệ được tâm hồn của mình trước tất cả những nỗ lực cải tạo ý thức hệ của chế độ. Nhưng, tựa như một

ốc đảo hoàn toàn khép kín, tôi ngày càng trở nên nghèo nàn hơn, cô đơn hơn, và rỉ sét hơn về tinh thần trong khi các

làn sóng thông tin và tinh thần dân chủ đang chảy qua khắp thế giới bên ngoài. Sau khi ra trường, tôi không thể nào

tìm được việc làm do “vết nhơ” chính trị trong quá khứ của ba tôi. Trong thời gian lạc lõng về lòng tin này, tôi viết một

vài tiểu phẩm kín đáo chỉ trích những bất bình đẳng trong xã hội và cũng bắt đầu mơ về Abraham Lincoln và về

Tượng Nữ Thần Tự Do ở bên kia bờ Thái Bình Dương.


Gia đình tôi di dân đến Hoa Kỳ vào năm 1992. Giống như bao di dân khác đến Mỹ, chúng tôi bắt đầu cuộc đời mới

của mình với nhiều hy vọng và lạc quan. Hơn nữa, tôi cố gắng quên đi quá khứ trĩu nặng những đau buồn của mình ở

Việt Nam, một quê hương rất nghèo và bất hạnh mà tôi mãi mãi thương yêu. Tuy nhiên, tôi hiểu tôi nên sống cho

hiện tại và tương lai ở Mỹ, quê hương thứ hai của tôi. Rõ ràng quên đi một phần đời mình hoàn toàn không dễ dàng.

Giống như những giọt nước mắt bỗng dưng chợt đến, quá khứ thỉnh thoảng lẻn vào tôi trong giấc ngủ.


Hiện nay, tôi đang cần cù học những môn yêu cầu cho chuyên ngành thương mại, và đồng thời tôi say sưa lấp đầy

những lỗ hổng lớn trong kiến thúc của mình. Không có gì ngạc nhiên khi những trải nghiệm cay đắng trong quá khứ

giúp tôi tìm thấy con đường đi đúng trong hiện tại. Tôi trở thành người dạy kèm tự nguyện môn toán và tiếng Anh cho

những học sinh mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ, chẳng hạn như học sinh người Việt, người Mễ, người Đại

Hàn vân vân. Kỳ diệu là qua lắng nghe những câu chuyện họ kể tôi cũng nhận thức ra đôi điều. Điều đầu tiên là ngôi

làng toàn cầu của chúng ta không hẳn là hạnh phúc như có nhiều người trong chúng ta tưởng. Điều thứ hai là câu

chuyện về cuộc đời quá khứ của tôi không hẳn là câu chuyện rất không bình thường chừng nào vẫn còn nghèo đói,

chiến tranh và thất học.


Đối với tôi, giấc mơ Mỹ là một nền học vấn tốt. Khi mơ ước ấy thành sự thật, nó sẽ giúp tôi làm được gì đó tích cực

hơn trong cuộc đời còn lại của mình. Trường đại học của các bạn là nơi kế tiếp tôi muốn tiếp tục nuôi tiếp giấc mơ

suốt đời ấy.


Trần Quốc Việt
___________________
Nguyên bản tiếng Anh:
Personal Statement by Viet Quoc Tran
danlambaovn.blogspot.com/2014/04/personal-statement-by-viet-quoc-tran.html
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.