Hoạt động báo chí không chỉ tồn tại nhân danh lợi ích của công chúng mà một phần của nghề báo chính là để phục
vụ lợi ích công chúng.
‘Lợi ích Công chúng’ hay ‘lợi ích chung’ là khái niệm rất đặc thù đối với nghề báo và là một trong những cốt lõi của
nghề này.
Nói một cách giản dị thì công việc của nhà báo trong một nền dân chủ là làm sao đưa đến công chúng những thông
tin mà xã hội cần biết, qua đó có thể vận hành tốt trong các lĩnh vực từ chính trị, thương mại đến văn hóa, xã hội.
Tất nhiên, không một xã hội hay quốc gia nào chỉ có một dạng công chúng. Trên thực tế có nhiều nhóm công chúng
với nhiều quyền lợi khác nhau, thay đổi theo từng lúc khác nhau.
Giới báo chí vừa đồng hành, vừa tương tác, trao đổi với nhiều nhóm công chúng đó vào nhiều thời điểm khác nhau,
trong lúc công chúng cũng chịu tác động của nhiều quyền lợi và mối quan tâm khác nhau.
Không dễ gì khi đưa ra định nghĩa cho khái niệm ‘Lợi ích Công chúng’, bởi bản thân từ này có chứa từ ‘lợi ích’ trong
đó.
Khi ta đặt cạnh ‘lợi ích’ và ‘công chúng’ cạnh nhau, có người lập luận rằng điều phục vụ lợi ích công chúng chưa
chắc đã phải là thứ mà nhóm công chúng đó quan tâm.
Hoặc điều khiến một nhóm công chúng chú tâm thì cũng chưa chắc đã phải là thứ họ có năng lực tạo thay đổi hay
có quyền hành để tác động đến sự việc đó.
Ví dụ như kiến thức và thông tin về những sai sót trong cơ chế điều hành hệ thống ngân hàng tại Anh Quốc vào các
năm 2005 và 2006 chắc chắn là thứ cần thiết cho công chúng. Thế nhưng chủ đề đó lại khó thu hút sự quan tâm
của công chúng.
Một số nhà báo đã thử làm cả hai việc, nhưng nỗ lực của họ rút cuộc thường đóng khung vào một số chuyên mục
về ngành ngân hàng và ngay cả các cây bút chuyên môn có tiếng cũng không giữ được chân công chúng lâu với
chủ đề này.
Trên thực tế, vào thời gian đó, chính công chúng Anh đã vay tiền và chi tiêu ở mức không tưởng tượng nổi.
Ngân hàng và các dịch vụ tài chính cũng tìm đủ cách ‘sáng tạo’ để đẩy nợ tín dụng trong dân lên cao, rồi tiền vay
mua nhà thúc đẩy vòng quay ‘vay và nợ’ không ngừng tăng tốc.
Hai năm sau, cơn lốc nợ xấu ập đến và các tựa đề trên báo của năm 2008 và 2009 vang lên chói tai, phản ánh lời
công chúng trách cứ giới truyền thông ‘Vì sao các người không nói cho chúng tôi biết chuyện đang xảy ra?’
Nhưng sự thật là cả các nhà báo và công chúng đều có chung ‘lợi ích’ trong việc duy trì cơn sốt tín dụng như
‘chuyện bình thường’ trước khi nó biến dạng thành câu chuyện gây lo ngại.
Các ưu tiên hàng đầuBạn có thể tỏ ra cao đạo khi nói về Lợi ích Công chúng và nêu quan điểm rằng nghề báo chỉ nên tập trung vào
những điều thực sự quan trọng như chính trị, kinh tế, tội phạm…
Đúng là nhà báo có nhiệm vụ đưa tin về các chủ đề quan trọng bằng cách thức phù hợp, nhanh chóng và hấp dẫn.
Đằng sau thành công của các cơ quan truyền thông thương mại thường là nhóm nhà báo giỏi, biết thu hút và kết nối
với bạn đọc, người nghe, người xem theo cách của họ.
Nhưng mỗi tòa báo, mỗi đài truyền thanh, truyền hình hay hãng tin lại có những tiêu chí khác nhau khi nói đến quan
hệ của họ với công chúng.
Vì thế, họ sẽ diễn giải khái niệm Lợi ích Công chúng khác nhau, tùy vào cách họ hiểu quan hệ của mình với công
chúng và thế nào là lợi ích của nhóm công chúng đó, cũng như thế nào là lợi ích của toàn dân ở nghĩa rộng hơn.
Biện minh cho nghề báoKhái niệm ‘Lợi ích Công chúng’ còn có vai trò quan trọng khác với nghề báo vì một lý do khác nữa.
Giới làm báo chúng ta biện minh cho các hoạt động của mình, chẳng hạn như khi tác nghiệp mà phải nhòm ngó vào
đời tư của người khác, rồi lý giải rằng nghề này tồn tại trước hết vì lợi ích công chúng.
Bình thường ra, việc xâm phạm quyền riêng tư đó và dùng các kỹ thuật nghề nghiệp như ghi âm, chụp hình sẽ bị coi
là ‘gian giảo’ hay ‘phá quấy’ nếu như đó không phải là vì nghề báo, và là điều không thể chấp nhận được trong hoàn
cảnh bình thường.
Với BBC, nghề báo vì ‘Lợi ích Công chúng’ còn có nghĩa là tường thuật, đưa tin về các chủ đề có tầm quan trọng
rộng rãi với xã hội và cho đông đảo dư luận.
Các hoạt động của BBC vì thế còn phải có các chức năng sau:
•Thúc đẩy tính chịu trách nhiệm của cơ quan công quyền và tính minh bạch trong xã hội. BBC thu thập thông tin và
trình bày tin tức, phóng sự để giúp công chúng có thể giám sát chính quyền và những người đang cầm quyền hoặc
có thế lực tác động tới cuộc sống của người dân,
•Nêu ra vấn đề và tổ chức các cuộc thảo luận công khai qua việc cập nhật thông tin, kiểm chứng thông tin về các
chủ đề thời sự quan trọng để hỗ trợ công chúng trong việc hiểu rõ và bàn thảo rộng rãi về các chính sách, quyết
định mà nhà chức trách hay các tổ chức, đoàn thể nhân danh người dân đưa ra,
•Ngăn ngừa tham nhũng, lừa đảo và mỵ dân chính trị qua việc cung cấp cho công chúng phương tiện để phòng
ngừa chuyện người dân bị lừa mỵ, đánh lạc hướng bởi phát ngôn hay hành động của bất cứ ai, nhất là khi sự việc
có liên quan đến tiền bạc từ công quỹ,
•Chống tội phạm và các tội phá hoại ổn định xã hội qua việc phơi bày, công khai các hoạt động tội ác hoặc chống lại
xã hội, nhất là khi thủ phạm là các nhân vật có tiếng tăm,
•Đưa tin quốc tế qua công tác tường thuật tin tức từ nhiều nơi trên thế giới, những điểm có xung đột hay có các chủ
đề quan trọng cho nhân loại như biến đổi khí hậu, quyền con người… cần được chú ý, thấu hiểu, hoặc nơi chính
sách của Anh Quốc hoặc đồng minh có tác động quan trọng.
Khác với BBC là cơ quan truyền thông công, trong ngành báo in tại Anh, gần như Quy tắc Biên tập của tòa báo nào
cũng có điều khoản về ‘biệt lệ đối với lợi ích công chúng’ nhưng Quy tắc này thường không định nghĩa kỹ về nội
dung.
Quyền riêng tư Nghề báo vì lợi ích công chúng chắc chắn có nhiều lúc va chạm với lợi ích của các cá nhân.
Thế nhưng lấy lợi ích công chúng ra biện minh cho quyền tác nghiệp của báo chí khi thông tin về đời tư của ai đó bị
xâm phạm là chủ đề quan trọng với giới làm báo nói riêng và xã hội nói chung.
Nhà báo chân chính cần luôn luôn nỗ lực đòi quyền được đào sâu hơn, đi xa hơn lằn ranh do chính quyền đặt ra.
Nhiều đồng nghiệp của chúng tôi đã dấn thân xa hơn và đã phải gánh chịu hậu quả.
Nhưng nhìn rộng ra thì cùng với dòng thời gian, các vùng cấm ngày càng thu hẹp lại, một phần cũng nhờ giới làm
báo liên tục tăng sức ép.
Chúng tôi thường lập luận cho điều này bằng cách nêu ra ‘lợi ích công chúng’.
BBC ghi rõ trong Hướng dẫn Biên tập (Editorial Guidelines):
"Chúng ta nhắm vào các câu chuyện quan trọng, đáng kể để đưa tin. Chúng ta hoạt động năng nổ và kiên trì nhằm
tìm đến nguồn gốc sự việc và sẽ đưa tin, giải thích cho công chúng sau khi đã nắm vững các góc độ của câu
chuyện.”
“Kiến thức chuyên ngành của chúng ta sẽ được sử dụng để tạo uy tín và sức nặng phân tích cho công việc làm báo
trong thế giới đa dạng, phức tạp như hiện nay.”
“Chúng ta sẽ đặt các câu hỏi thách thức, tra vấn với những người ở vị trí công quyền và mở ra diễn đàn quảng đại
để công chúng thảo luận về các vấn đề chung."
Công chúng tín nhiệm BBC vì coi đây là nguồn tin tức đáng tin cậy và là điểm định hướng cho dư luận, cũng như vì
đây là nơi tập trung tin tức, phóng sự điều tra về các câu chuyện có tác động đến đời sống của người dân chứ
không phải là vì BBC muốn làm phiền đời tư của ai đó.
Cân bằng Giữ cân bằng giữa lợi ích công chúng và quyền lợi của cá nhân là điều mà nhà báo luôn phải suy tính, cân nhắc, và
mỗi trường hợp lại đòi hỏi cách đánh giá khác.
Trong nhiều trường hợp, có thể bạn sẽ không bao giờ có được lời đáp hoàn chỉnh, hoặc không bao giờ đạt được
sự cân bằng làm vừa lòng tất cả mọi người.
Điểm xuất phát của nguyên tắc giữ cân bằng giữa lợi ích công chúng và quyền riêng tư là phải coi mỗi cá nhân đều
có quyền được bảo vệ đời tư một cách chính đáng.
Điều này cũng áp dụng với cả những người mà một phần đời tư bộc lộ nơi công cộng vì nghề nghiệp của họ, ví dụ
như chính khách hay diễn viên.
Nhưng kể cả với ‘người của công chúng’ thì nhà báo cũng không đương nhiên có quyền tìm tòi, hỏi han về chuyện
học hành của con cái họ.
Không nhà báo nào được quyền bước vào nhà riêng của họ để đòi trả lời câu hỏi này khác.
Hiện nay, hành động quấy rầy và nhòm ngó vào đời tư của một ai đó chỉ vì họ có các hoạt động công, nhằm phục vụ
mục tiêu báo chí vẫn là chủ đề được tranh cãi sôi nổi ở Anh.
Trong làng báo cũng có nhiều cách nhìn khác nhau.
Mặt khác, một số diễn viên, văn nghệ sỹ thuộc diện ‘nổi tiếng’, ‘danh nhân’ hay ‘người của công chúng’ cũng thường
sử dụng truyền thông cho mục đích riêng để quảng bá sự nghiệp của họ hoặc nêu ra những chuyện nhỏ nhặt vì lợi
ích riêng.
Với phóng viên BBC thì tác nghiệp mang tính nhòm ngó vào đời tư của một nhân vật danh tiếng - không được họ
đồng ý trước - chỉ có thể thực hiện khi được biện minh rất rõ rằng việc làm đó là cần thiết và hoàn toàn vì lợi ích
công chúng.
Chính vì thế, nói chung BBC sẽ chỉ đưa tin một về sinh hoạt riêng hoặc hoạt động liên quan đến pháp luật của các
nhân vật danh tiếng một khi hành vi của họ gây ra các vấn đề khiến dư luận chung quan tâm, hay hậu quả của hành vi
đó đã được công chúng biết đến.
BBC hoạt động trong bối cảnh các cơ quan báo chí khác thường đưa tin về đời tư của các cá nhân theo cách mà
BBC không đưa.
Vì thế ở Anh có khái niệm gọi là “BBC’s test” – tức là phép thử xem khi nào thì BBC mới đưa tin về một sự việc.
Trong một số vụ việc, khi câu chuyện trở thành quá ‘nóng’ thì BBC cũng sẽ đưa tin chứ không bỏ qua vì nhu cầu tin
tức chung của xã hội.
Theo BBC