logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/06/2014 lúc 09:54:35(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Trao đổi tù binh
Mười giờ ba mươi sáng thứ Bảy, 31/05/2014, tù binh chiến tranh quốc tịch Mỹ duy nhất trong suốt cuộc chiến tranh tại Afghanistan – Trung sĩ Bowe Bergdahl, bị phe kháng chiến bắt đúng 4 năm 11 tháng trước – đã được một toán vũ trang gồm 18 tay súng “phiến quân” áp tải tới trao trả trực tiếp cho Lực lượng Điều hợp Quân sự Đặc biệt Hoa Kỳ, để đổi lấy 5 tù binh Taliban đang bị Mỹ giam giữ tại khám đường Guantanamo ở phía đông đảo Cuba. Như thế, việc thay màu da xác chết tại chiến trường Afghanistan đã bắt đầu, trước cả lễ triệt thoái quân sự chưa chính thức diễn ra.

Năm tù binh Taliban được Mỹ không vận từ Guantanamo tới quốc gia trung gian Qatar. Qatar là một tiểu quốc ở Trung Đông, nằm ở phía đông bắc của bán đảo Ả Rập, phía nam giáp Saudi Arabia, các mặt khác tiếp giáp vịnh Ba Tư. Theo điều kiện trao trả tù binh, ở Qatar họ sẽ được bảo vệ an ninh tuyệt đối và bị cấm du hành ra khỏi nước trong vòng một năm.

Trong quá khứ, các phần tử khủng bố được phóng thích về từ khám đường Guantanamo đã dẫn tới các hậu quả khác nhau. Một số rút lui vào bóng tối, sống cuộc sống thường dân. Một số khác lại cầm súng tiếp tục bắn giết ở Afghanistan, rồi lại qua Syria, như trường hợp Ibrahim bin Shakaran, một cựu tù người gốc Morocco, vừa mới bị giết gần đây khi đang cầm quân chiến đấu cho phe khủng bố al-Qaeda ở bên Syria.

Chân dung 5 tên khủng bố
Năm tên khủng bố được phóng thích lần nầy để đổi mạng cho một trung sĩ Hoa Kỳ gồm: (1) Mohammad Fazl, một tên trong nhóm bị bắt sớm nhất ở Afghanistan rồi được chuyển sang giam ở Guantanamo từ tháng 2/2002. Fazl là cựu phó bộ trưởng quốc phòng của chính phủ Taliban, vừa là sáng lập viên Taliban, bị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cáo giác là thủ phạm của các vụ giết tập thể tín đồ Istam thuộc bộ tộc Shi’ite tại Afghanistan trong hai năm 2000 và 2001. Fazl cũng đang bị Liên Hiệp Quốc truy cứu trách nhiệm về tội ác chiến tranh trong các vụ thảm sát kể trên. (2) Mohammad Nabi, cựu trưởng ngành an ninh của lực lượng Taliban tại thị trấn Qalat, thủ phủ tỉnh Zabul. Sau khi rời hàng ngũ một thời gian nhiều năm, hắn quay lại giữ chân điện đài viên. Khi bị quân đội Mỹ bắt, hắn khai đã từng cộng tác với CIA trong cuộc truy lùng Mullah Omar, thủ lãnh Taliban. Lời khai nầy khó tránh khỏi rắc rối cho hắn, sau khi được phóng thích. Tình báo Mỹ ghi nhận Nabi chủ tọa phiên họp hằng tuần của al Qaeda để hoạch định các cuộc tấn công nhắm vào liên quân đồng minh do Mỹ dẫn đầu tại Afghanistan. (3) Abdul Haq Wasiq, cũng từng bị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cáo giác là thủ phạm của các vụ giết tập thể và tra tấn trong thời gian Taliban còn cầm quyền. Wasiq là cựu phó bộ trưởng tình báo, đã có lúc được xem là nhân vật tin cậy nhất của Mullah Omar, với đường dây điện thoại trực tiếp nối với thủ lãnh, không qua tổng đài. (4) Mullah Norullah Noori, chỉ huy cao cấp của Taliban tại thị trấn chiến lược Mazar-i-Sharif khi Mỹ vừa đổ bộ đến hồi cuối năm 2001, vừa là tỉnh trưởng của hai tỉnh phía bắc, nên Noori được coi là cấp chỉ huy Taliban cao nhất tại nhà tù Guantanamo. Hắn cũng đã bị tố cáo có dính tay vào vụ thảm sát hàng ngàn tín đồ Islam phái Shi’ite hồi 2000 và 2001. (5) Khairullah Khairkhwa, cựu tỉnh trưởng tỉnh Heart tiếp giáp với Iran, kiêm chỉ huy trưởng quân sự kiêm bộ trưởng nội vụ. Trước đây, hắn rất thân cận cả với Mullah Omar lẫn đương kim tổng thống Hamid Karzai, vào lúc ông Karzai làm việc cho chính quyền Taliban trong thập niên 1990. Nhiều người tin rằng Khairkhwa là một trùm ma túy, mặc dù bên ngoài hắn chỉ là chỉ huy trưởng một trong các trung tâm huấn luyện của Osama bin Laden đặt tại Herat.

Người tù binh chiến tranh
Khi được phóng thích, Trung sĩ Bowe Bergdahl sức khỏe bình thường, và có thể tự bước đi. Chỉ ít phút sau khi anh nầy được trao cho quân đội Mỹ tại một địa điểm ở Afghanistan, đích thân Tổng thống Obama gọi điện thoại báo tin cho bố mẹ anh Bergdahl, hiện còn lưu trú tại thủ đô sau khi tới thăm Washington dịp Lễ Chiến sĩ Trận vong đầu tuần qua.

Trung sĩ Bergdahl bị mạng lưới vũ trang Haqqani bắt ngày 30/06/2009 tại tỉnh Paktika của Afghanistan, là khu vực bộ tộc sát biên giới tây bắc của Pakistan. Khi đã trèo lên chiếc trực thăng được phái tới điểm hẹn để bốc mình, vì tiếng động cơ ầm ĩ, tù binh chiến tranh Bergdahl đã phải mượn cây bút để ghi lên chiếc đĩa giấy câu đối thoại đầu tiên, “S.F.?” Anh hỏi có phải anh đang ở trong tay Lực lượng Đặc biệt Mỹ (Special Forces). Một người trong toán lính đi đón anh đã la thật to để át tiếng máy: “Đúng rồi. Chúng tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm anh từ bấy lâu nay”. Câu trả lời đã làm Bergdahl không cầm được nước mắt, và bật khóc.

Bowe Robert Bergdahl chào đời ngày 28/03/1986 ở Hailey, tiểu bang Idaho. Lý lịch của anh cho thấy anh không phải mẫu người quân nhân chuyên nghiệp, sinh ra để chọn quân đội làm nghề. Anh cũng chẳng phải là con nhà binh. Anh lớn lên trong một căn nhà nằm ở cuối con đường đất đỏ, trong khu vực khe nước chảy giữa hai triền núi đá thuộc ngoại ô thị trấn Hailey, với số dân không quá 8 ngàn đầu người. Khi chưa mặc áo lính, Bowe thích du ngoạn, và mê đạp xe tới những chỗ lạ, rất xa nơi ở của mình, ngược với tính trầm tư ít nói của anh. Bố của anh, ông Robert Bergdahl, là một sinh viên khoa nhân chủng học, bỏ ngang chương trình đại học để làm người lái xe giao hàng cho công ty UPS. Mẹ là bà Jani Bergdahl, ở nhà nuôi và dạy hai đứa con, thằng Bowe và con chị tên Sky. Gia đình nầy sống trong một căn hộ bỏ túi chứa tới 5 ngàn cuốn sách nhưng không có điện thoại – một lối sống rất gần gũi với thiên nhiên đã ảnh hưởng tính mê chu du đó đây vào tâm lý thằng bé từ thủa mới lọt lòng mẹ. Sau một loạt các việc làm vặt vãnh, kể cả gia nhập thủy thủ đoàn của một du thuyền lớn, và làm một vũ công ballet, trước khi nhập ngũ, anh đã du lịch sang châu Âu. Bố anh kể rằng anh mê vào lính chỉ vì được hứa hẹn sẽ có dịp đi nhiều nơi, và giúp đỡ nhiều người. Những giấc mộng ấy đã nhanh chóng chấm dứt khi anh rời đơn vị đồn trú tại Fort Richardson, Alaska, để sang chiến trường Afghanistan vào tháng 5/2009. Trở thành xạ thủ súng máy của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Dù số 501, Sư đoàn 25 Bộ Binh, anh được gởi tới tiền đồn nhỏ ở tỉnh biên thùy Paktika, tiếp giáp với Pakistan. Những bức điện thư đầu tiên gởi về gia đình, Bowe sôi nổi kể chuyện “bên nầy cảnh đẹp vô cùng, người dân rất tuyệt diệu”. Nhưng giọng văn ở các thư kế đã nhanh chóng trầm xuống. Trong cuộc phỏng vấn vào tháng 6/2012 của tạp chí Rolling Stone, bố mẹ anh đã mô tả các rắc rối về kỷ luật và tinh thần trong bức thư con mình viết về ba ngày trước khi bị bắt: “Con thấy tội nghiệp cho mọi chuyện ở đây. Người dân bên nầy cần được giúp đỡ, trong khi cái mà họ nhận được là bị một quốc gia kiêu căng nhất địa cầu bảo họ rằng họ chẳng được cái ất cái giáp gì, rằng họ là lũ ngu ngốc, thậm chí chẳng biết cả phải làm sao để sống”. Bowe cũng kể chuyện anh ray rứt khi chứng kiến một đứa bé Afghan bị quân xa Mỹ cán nát thây.

Chỉ đến khi Bowe vắng mặt trong buổi điểm danh quân số lúc 9 giờ sáng 30/09/2009, thượng cấp của anh mới biết anh mất tích. Các báo cáo quân sự đầu tiên ghi rằng anh đã tự ý rời bỏ đơn vị của mình, nhưng trong đoạn video do phía Taliban công bố sau khi anh bị bắt, anh đã kể là mình bị bỏ rơi lại đàng sau trong một chuyến tuần tiễu. Trong hồ sơ quân bạ, chuyện bị bắt của anh được ghi nhận là khó hiểu.

Khi bài báo nầy lên máy in, Bergdahl đã được chở tới Căn cứ Không quân Bagram của Mỹ tại Afghanistan, để chuyển tiếp sang chuyến bay đường dài, đổi máy bay tại Đức và vượt Đại Tây Dương để hạ cánh xuống quân y viện Lục quân Brooke bên trong Căn cứ Fort Sam Houston ở San Antonio, Texas – hậu cứ y tế với các phương tiện hiện đại nhất của Lục quân Hoa Kỳ – để được chẩn đoán và điều dưỡng. Haqqani, mạng lưới đã bắt anh, là nhóm vũ trang hoạt động ở vùng biên giới tiếp giáp giữa Afghan và Pakistan, một trong những mối đe dọa đẫm máu nhất đối với quân Mỹ trong chiến tranh, đã bị phía Mỹ liệt kê vào danh sách khủng bố từ năm 2012. Phần Bergdahl đã bị bắt sau khi vừa xuống ca gác tiền đồn của mình. Lúc đó anh mới 23 tuổi. Trong thời gian bị cầm tù, anh được thăng cấp hai lần, chứng tỏ các ngành tình báo, ngoại giao và quân sự vẫn theo dõi và nắm vững được thông tin về tình trạng của anh.

Thay màu da xác chết
Phó tổng thống Joe Biden là nhà chính trị nổi tiếng về những câu tuyên bố bạt mạng, bừa bãi. Có lẽ vì cái tật chẳng giống ai ấy, mà Obama chọn ông làm phó cho mình, để có người tuyên bố vung xích chó, khi cần nói dối, nói dóc. Vào tháng 12/2009, Tổng thống Obama nói sẽ giảm quân tại chiến trường Afghanistan vào năm 2014, nhưng con số chính xác hiện chưa thể quyết định được. Một năm sau, ngày 20/12/2010, Biden nói trong chương trình “Gặp gỡ báo chí” của đài NBC rằng, cuộc triệt thoái tại Afghanistan sẽ có những bước chuyển biến quan trọng: “Từ tháng 7/2011, chúng ta sẽ khởi sự giảm quân Mỹ, và chuyển giao trách nhiệm cho người Afghan, để tiến tới việc triệt thoái toàn bộ, vào năm 2014, dù trời long đất lở”.

Một hôm trước lễ Chiến sĩ Trận vong của Mỹ vừa qua, 25/05/2014, Obama bất thần đáp máy bay tới Căn cứ Bagram để thăm lính Mỹ đang chiến đấu tại Afghanistan. Thực ra, ông tới để gặp các sĩ quan tham mưu chiến trường lần chót, trước khi công bố kế hoạch rút quân mà Phó tổng thống Biden đã hứa với cử tri Mỹ trước ngày bầu cử nhiệm kỳ 2 vừa qua.

Bên trong cái nhà chứa máy bay giống một hang động trong núi đá, với lá quốc kỳ Mỹ lớn bằng cả một sân chơi tennis làm hậu cảnh, ông Obama đứng trước khoảng 3 ngàn quân nhân Mỹ, lặp lại lời cảm ơn, và lặp lại câu nói quen thuộc, “nhân dân Hoa Kỳ triệt để kính trọng và biết ơn quí vị ở đây. Với nhiều người trong các anh em, chuyến nầy là chuyến cuối cùng tại Afghanistan. Cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan sẽ tới một kết thúc trong tinh thần trách nhiệm. Tiến trình ấy là vì các anh em ở đây, và vì hơn nửa triệu người Mỹ, quân sự và dân chính, đã và đang phục vụ nơi đây, trên đất Afghanistan”.

Trong chuyến thăm Afghanistan lần thứ tư với tư cách tổng thống Hoa Kỳ, để tuyên bố về chủ đề rút quân, ông Obama không đi thêm 47 km nữa để vào thủ đô Kabul chào thăm tổng thống chủ nhà Hamid Karzai – không như Tổng thống Nixon đã làm với Nguyễn Văn Thiệu trong chiến tranh Việt Nam. Ngày 8/06/1969, Nixon bay hơn nửa vòng trái đất tới quần đảo san hô Midway gặp nguyên thủ VNCH để thông báo chương trình giảm quân, với bước một gồm 25 ngàn tay súng.

Chuyến thăm của Obama kéo dài không quá 4 tiếng đồng hồ, nhưng diễn ra vào thời điểm các biến cố quan trọng sắp xảy ra: Karzai kết thúc nhiệm kỳ tổng thống, cuộc bầu cử vòng hai vào ngày 14/06 tại Afghanistan để chọn hoặc cựu Ngoại trưởng Abdullah Abdullah hay kinh tế gia Ashraf Ghani vào ghế tổng thống, và chiến lược hậu chiến của hành pháp Hoa Kỳ. Ông Obama đã thảo luận với tướng Joseph F. Dunford Jr., Tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ và quốc tế tại chiến trường Afghan, cùng với James Cunningham, đại sứ Mỹ tại Kabul.

Tới nước người ta, Obama không gặp chủ nhà Karzai, vì quan hệ giữa hai ông đang trong lúc sóng gió, nhưng họ đã nói chuyện với nhau khoảng 20 phút qua điện thoại. Không chào thăm đương kim tổng thống Afghan, vì chỉ còn đúng 2 tuần sau đó, kiểm phiếu vòng hai bầu cử xong, mọi người sẽ biết ai là người kế vị Hamid Karzai, để chính phủ Mỹ yêu cầu ký bản hiệp ước khẳng định con số tay súng Mỹ còn lưu lại tại mặt trận theo từng thời điểm. Từ quân số hiện nay là 32.000 binh sĩ, Obama tính sẽ xuống còn 9.800 người vào cuối năm 2014 nầy cho mục đích huấn luyện và thực hiện các công tác chống khủng bố, rồi sẽ cắt thêm hơn một nửa vào cuối năm sau. Tới cuối năm 2016, Mỹ sẽ chỉ để lại một nhóm TQLC ở Afghanistan đủ để bảo vệ an ninh bình thường cho một đại sứ quán. Các con số và lịch trình nầy, kể cả căn cứ nào còn hoạt động còn căn cứ nào sẽ đóng cửa, là chi tiết Mỹ sẽ ký với tân tổng thống của Afghan. Năm ngoái, ông Karzai đã làm Obama bực dọc khi từ chối ký hiệp định thư, sau nhiều tháng bàn bạc thảo luận giữa hai bên. Karzai bảo rằng việc ấy ông khoán trắng cho người sẽ kế vị. Phía các ứng cử viên, cả Abdullah lẫn Ghani đều công khai tuyên bố rằng họ sẽ ký ngay bản văn ấy nội trong ít ngày sau khi nhậm chức. Thế là tình trạng lời chanh tiếng ớt ấy kéo dài cho đến chuyến đến thăm nầy. Phát ngôn nhân của Karzai, ông Adela Raz, cho hay sứ quán Mỹ cố gắng dàn xếp một cuộc gặp gỡ tay đôi tại căn cứ Bagram nhưng Karzai từ chối, và mời ngược Obama tới tổng thống phủ tại Kabul, vì chính phủ Afghan cho rằng bắt Karzai phải vào căn cứ Mỹ gặp Obama là hành động bất kính. Tòa Bạch Ốc thì viện cớ rằng chủ đích chuyến ghé của Obama là để thăm quân, “do đó chúng tôi mời ông ấy vào trại lính Bagram, nhưng không ngạc nhiên khi ông ấy từ chối, vì lời mời được đưa ra khá muộn”.

Lần trước Obama đến Afghanistan là vào tháng 5/2012, đúng nửa năm trước ngày bầu tổng thống Mỹ, để ký hiệp ước chiến lược về các giới hạn hoạt động của Mỹ tại chiến trường Afghanistan. Trong cuộc tranh cử lúc ấy, Obama đã dùng bản hiệp ước ký với chính phủ Kabul cùng với thành tích giết được Osama bin Laden để tự quảng cáo về “một tương lai với chiến tranh sắp kết thúc để mở ra một chương sử mới”. Ngược lại, nay trong cương vị đã được tái đắc cử, ông Obama gạt Karzai sang một bên, để tập trung chú ý vào việc để lại quân ở Afghanistan – ngược với những gì Phó tổng thống Biden đã đấu hót vào ngày gần Lễ Noel năm 2010.

Kể từ ngày Obama chuyển hộ khẩu vào Tòa Bạch Ốc, có thêm ngót 2.000 quân nhân Hoa Kỳ nữa tử trận tại Iraq và Afghanistan, hơn 17.000 người khác bị loại khỏi vòng chiến vì thương tật. Nhưng hệ lụy của Mỹ tại đây đã giảm nhiều, khi nhìn vào con số thương vong. Từ đầu năm đến nay, chỉ có 12 quân nhân Mỹ tử trận, trong khi binh sĩ Afghan lãnh nhận phần chính trong chiến đấu, với con số lính địa phương bị giết lên rất cao, mặc dù chính phủ Kabul giấu nhẹm các thống kê về binh sĩ của mình tử trận hay bị thương. Chữ mà cố Tổng thống Nixon gọi tình trạng như thế hồi 1971 đến 1975 ở chiến trường Việt Nam, là “Việt Nam hóa chiến tranh”. Không lẽ ngày nay Tổng thống Obama bổn cũ soạn lại, gọi việc thay màu da xác chết của cuộc chiến kéo dài 13 năm của Mỹ là “Afghanization”?

Quyết định mới nhất của Tổng thống Obama lưu giữ quân Mỹ lại ở Afghanistan cho đến năm 2016 có nghĩa là gia hạn thêm 2 năm tù nữa cho đám 50 tù binh đang bị Mỹ giam giữ bí mật trong nhà lao Parwan gần căn cứ Bagram ở phía bắc thủ đô Kabul. Chính phủ không bao giờ chịu hé môi về số người nầy, kể cả tên tuổi họ, nại lý do họ không phải công dân Afghan. Đội Đặc nhiệm Tổng hợp Liên Sở 435, đơn vị đang quản lý họ, cũng từ chối lên tiếng trước yêu cầu của báo chí. Đám tù nầy đến từ Pakistan, Yemen, Tunisia và Uzbeck. Nhiều năm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ nhức đầu không ít khi cố tìm một cách giải quyết, nhất là thời điểm lính Mỹ triệt thoái nay đã gần kề. Phía quân đội đề xuất việc đem họ ra xử ở tòa án quân sự, hoặc chuyển họ tới các quốc gia khác để tiếp tục bị giam giữ, hay khi lính rút, cứ mở cửa trại giam cho họ đi đâu thì đi. Trung tá Todd Breasseale, phát ngôn nhân của Ngũ Giác Đài, tuyên bố: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giữ thẩm quyền giam giữ hợp pháp các phần tử al Qaeda, Taliban cho đến cuối cuộc xung đột vũ trang, theo công pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ xem xét lại tình hình khi tới thời điểm cuối năm 2016”.

Giả như vị tổng thống kế tiếp của Afghanistan bất ngờ từ chối sự hiện diện của quân Mỹ trên lãnh thổ mình, thì Ngũ Giác Đài phải quyết định chớp nhoáng, trước khi lính Mỹ hết hạn có mặt hợp pháp ở Afghanistan.

Đi hay ở?
Việc để lại một số quân, dù rất ít, tại Afghanistan sẽ tiếp tục chôn chân Hoa kỳ vào cuộc xung đột đã kéo dài hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào trong lịch sử Mỹ.

Theo kế hoạch nầy, quân đội Hoa Kỳ không còn thực hiện các cuộc hành quân trực tiếp như đã làm trong 13 năm qua – trừ hoạt động yểm trợ các cuộc hành quân chống khủng bố nhằm vào đối tượng mà Obama gọi là “tàn dư của bọn al Qaeda”. Như thế, cố nhiên thành phần binh chủng cần lưu lại phải là lực lượng đặc biệt.

Bên cạnh các cuộc hành quân chống khủng bố, lính Mỹ sẽ tiếp tục huấn luyện cho binh sĩ địa phương và cảnh sát về kỹ thuật quân sự. Một bản đúc kết mới nhất của một công ty chuyên định lượng tình hình đã cho Ngũ Giác Đài hay phe kháng chiến do Taliban cầm đầu hẳn sẽ tăng trưởng mạnh sau khi cuộc triệt thoát quân của Hoa Kỳ hoàn tất, và để đương đầu với tình trạng ấy, Mỹ sẽ phải cần chi ra 6 tỉ đô mỗi năm để các lực lượng an ninh của Afghan có thể đứng vững. Ông Obama mô tả hai sứ mạng chống khủng bố và huấn luyện ấy bằng tính từ “hạn hẹp”, nhưng ai cũng biết các con số thành của hai công tác nầy không quyết định bởi Ngũ Giác Đài hay Tòa Bạch Ốc, mà bởi tính đàn hồi, co giãn tính theo hiệu năng tác chiến của quân đội và cảnh sát Afghan chống lại một đối phương mà các chuyên gia cho rằng sẽ là một cuộc thử thách mới do phe Taliban mở ra. Trong cuộc điều trần trước quốc hội tuần qua, luật sư thâm niên của Ngũ Giác Đài ông Stephen Preston thú nhận rằng cuộc giảm quân vào cuối năm 2014 nầy sẽ là “một cột mốc quan trọng, nhưng không nhất thiết đó là biến cố đánh dấu việc chấm dứt xung đột vũ trang với phe Taliban”.

Mặc dù phía Mỹ không bao giờ công khai nhìn nhận, nhưng Afghanistan vẫn là nơi xuất phát các máy bay drone không người lái để tấn công phe khủng bố bên nước láng giềng Pakistan. Lần nầy, kế khoạch rút quân của Obama lên khuôn cả việc loại bỏ các phi trường quân sự chủ yếu vẫn dùng vào các cuộc không tập của máy bay drone tại Kandahar và Jalalabad nội trong vòng một năm. Vừa qua, ông đã phải ngừng dùng drone đánh bom xuất phát từ lãnh thổ Pakistan, nay không rõ ông có cho tiếp tục trở lại để thay thế cho các tụ điểm xuất phát từ Afghanistan. Trong các diễn văn gần đây, ông đã né tránh đề cập tới đề tài quan trọng nầy.

Vào cuối năm 2016, tức là vào thời gian cuối của nhiệm kỳ tổng thống, Obama nói rằng quân đội sẽ rút nhỏ lại chỉ còn đủ cho một đại sứ quán hiện diện tại Kabul, như bên Iraq. Nhưng ông lại không đề cập tới số phận của những công ty hợp đồng làm nhiệm vụ yểm trợ quân đội trong các cuộc hành quân tại Afghanistan. Trong trường hợp Iraq, các công ty nầy vẫn tiếp tục tồn tại sau khi các đơn vị quân đội rút đi. Hồi chiến tranh Việt Nam kết thúc trên danh nghĩa bằng Hiệp định Paris, và bằng việc toàn bộ quân Mỹ rút đi chậm nhất vào ngày 31/03/1973, thực ra Mỹ vẫn dính líu vào nam Việt Nam, sau khi để lại 159 TQLC để bảo vệ đại sứ quán tại Sài Gòn và các tòa lãnh sự ở Đà Nẵng, Nha Trang, Biên Hòa và Cần Thơ, cùng với 50 sĩ quan quân đội trong một cơ quan có tên Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (Defense Attache’s Office viết tắt là DAO), để theo dõi tình hình nam Việt Nam, cũng như để quản lý viện trợ Hoa Kỳ, điều hợp việc phân phối vũ khí và đạn dược cho QLVNCH, và hỗ trợ các công ty hợp đồng Mỹ còn hoạt động tại Việt Nam. Như thế, con số nhân viên các công ty nầy không phải là nhỏ, và trong số ấy, không ít người hôm trước còn mặc quân phục, hôm sau đã xuất hiện trong bộ quần áo dân sự, với giấy căn cước thường dân.

Ở căn cứ Bagram hôm trước Lễ Memorial, Obama nói “vào cuối năm nay, việc chuyển tiếp sẽ hoàn tất và người Afghan sẽ nhận toàn thể trách nhiệm về an ninh của họ, còn nhiệm vụ chiến đấu của chúng ta chấm dứt. Cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Afghanistan sẽ kết thúc trong trách nhiệm”. Nhưng tới giờ phút nầy, giờ tàn cuộc chiến vẫn chưa đến, và diễn tiến rút quân của chính phủ Mỹ vẫn ở ngoài tầm tay. Hồi 2009, Obama đã tăng thêm 30 ngàn quân, nâng tổng số quân tại Afghan lên khoảng 100.000, kéo dài cho đến sát ngày tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai vào năm 2012. Chính quyền Mỹ nói họ không bao giờ mong đợi chấm dứt cuộc chiến bằng một chiến thắng quân sự. Tháng 2/2012, các nhà lãnh đạo của các nước trong khối Minh ước Bắc Đại Tây Dương họp ở Chicago, để khẳng định rằng nhiệm vụ của họ ở Afghanistan chấm dứt vào cuối năm 2014. Bên sau các cánh cửa khép kín, Tòa Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài liên miên có các cuộc cãi vã nhau về đề tài Afghanistan.

Các sĩ quan lão làng của Ngũ Giác Đài muốn lưu giữ một lực lượng trên 10 ngàn tay súng cho đến năm 2017, vì lo sợ cho sự non kém của người Afghan. Họ cũng nặng não khi nghe phía Tòa Bạch Ốc nhắc đi nhắc lại công khai vào đầu năm 2013, về kế hoạch rút triệt để các đơn vị ra khỏi Afghanistan, một hình ảnh về một ông Obama đã được tái đắc cử rồi nay sẵn sàng phủi tay trước cuộc xung đột vũ trang mà ông đã ký lệnh tăng quân. Nhưng mãi đến tháng Hai năm nay, Bạch Ốc mới ra lệnh NGĐ soạn thảo kế hoạch rút hết quân. Obama giải thích: “Đấy là cách kết thúc chiến tranh của thế kỷ 21, không bằng các nghi thức ký kết, nhưng bằng các cú đấm có tính quyết định vào đối phương chúng ta, qua việc chuyển giao cho một chính phủ dân cử, với các lực lượng an ninh được huấn luyện để nhận vai trò chủ động cùng trách nhiệm tuyệt đối”.

Nói thế nhưng không hẳn thế. Sự tồn tại dai dẳng của phe Taliban cũng như sứ mạng chống khủng bố mà Mỹ phải vướng chân lại tại Afghanistan chứng minh rằng Mỹ vẫn chưa có một “cú đấm có tính quyết định” nào như Obama tuyên bố. Câu kết luận thiếu kiên định và trù trì của cuộc chiến dài nhất lịch sử Hoa Kỳ chắc chắn sẽ mời gọi thêm nhiều lời cáo buộc mới, xuất phát từ nhiều thế hệ lính bộ, lính thủy và lính không quân – những người sống sót từ địa ngục trần gian trở về, thay vì tìm được một điểm đứng tinh thần để xác tín mình từng tham dự vào chiến thắng đầy tự hào của quốc gia, lại chỉ chạm trán với sự thật bỉ ổi của Bộ Cựu Chiến Binh, một cơ quan xem cựu chiến binh như lũ ăn hại đái nát. Các lời cáo buộc nầy đã xuất hiện trên các diễn đàn quân nhân, chắc chắn sẽ bùng cao thêm ngọn lửa vào tháng 11 tới, sau khi cuốn hồi ký của tướng ba sao Daniel Bolger được phát hành, dưới tựa đề “Tại sao chúng ta thất trận”.

Bóng ma chiến tranh Việt Nam
Bowe về nhà, 5 tên khủng bố rời trại giam, tổng trưởng quốc phòng và tổng thống Mỹ trở thành kẻ không ăn mắm, mà phải khát nước.

Trong giai đoạn rục rịch rút quân về từ Afghanistan, bóng ma chiến tranh Việt Nam lơ lửng đang được nhiều người nhắc tới hơn bất cứ lúc nào trong suốt 13 năm chiến tranh vừa qua. Riêng Barack Obama đang mất ăn bỏ ngủ trong việc rút quân khỏi Afghanistan không thua gì Richard Nixon trước kia, khi toan tính rút quân khỏi chiến trường Việt Nam. Bấy giờ, bản Hiệp định Paris do Mỹ độc quyền thương thuyết với Hà Nội, rồi tạo áp lực bắt Sài Gòn phải ký. Ký xong, Kissinger và Lê Đức Thọ nhận được giải Nobel Hòa Bình, còn Nguyễn Văn Thiệu nhận được lời hứa không bỏ rơi của Mỹ. Ở cao điểm của cuộc chiến vào tháng 1/1969, Mỹ có 540.000 quân tham chiến ở Việt Nam. Đúng bốn năm sau, tháng 1/1973, Hiệp định Paris được ký, và Mỹ thề thốt sẽ tiếp tục yểm trợ nam Việt Nam, nơi 2.6 triệu quân nhân Hoa Kỳ đã tham chiến, và hơn 58.000 người đã hy sinh. Tám tháng sau, quốc hội Mỹ bỏ phiếu chấm dứt mọi cuộc hành quân, và tới cuối năm, chỉ còn 50 lính Mỹ ở Việt Nam. Tháng 7/1974, Nixon từ chức; hai tuần sau, quốc hội lại biểu quyết cắt giảm một phần ba quân viện cho nam Việt Nam. Cuối tháng 12 năm ấy, Bắc Việt đánh một vài mục tiêu ở miền nam để dò dẫm sự không can thiệp quân sự của Mỹ. Tháng 1/1975, Bắc Việt lại công khai vượt biên giới, tấn công miền nam, với dự kiến sẽ thôn tính miền nam sau hai năm. Cộng sản không cần phải thăm dò sâu hơn hay chờ đợi lâu hơn. Ngày 21/01, trong một cuộc họp báo, Tổng thống Ford xác nhận Hoa Kỳ không mong muốn sẽ tham chiến trở lại. Ba tháng chín ngày sau, Sài Gòn lọt vào tay cộng sản.

Về chiến trường Afghanistan, thủ lãnh Mullah Omar của phe Taliban từng tuyên bố hắn sẽ tái chiếm Kabul không quá một tuần sau khi quân Mỹ rút lui. Omar còn phải chờ chút ít nữa, để Obama kịp đưa ra các lời thề hứa với chính phủ mới ở Kabul. “Một kết thúc trong tinh thần trách nhiệm” của Obama nghe giống như từ miệng Nixon phát ra. Ở chiến trường Iraq, sau khi thất bại trong một hiệp ước về tình trạng quân đội (Status of Forces Agreement) với chính quyền mới, toàn bộ lính Mỹ đã phải triệt thoái, chỉ trừ các huấn luyện viên quân sự và TQLC bảo vệ sứ quán, phải rời lãnh thổ Iraq chậm nhất vào ngày cuối của năm 2011. Sáu tháng sau khi người lính Mỹ cuối cùng ra đi, và sau khi 4.200 quân nhân tử trận, cộng thêm 33.000 bị thương, các nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ rút lại lời hứa viện trợ và huấn luyện cảnh sát.

Cả hai tổng thống, Nixon và Obama, đều hiểu ra rằng các đồng minh yếm kém chỉ là những gánh nặng phiền toái của mình. Còn các chính quyền nước bé như Việt Nam, Iraq, Mali, Afghanistan cũng vỡ lẽ ra rằng Hoa Kỳ rất hùng hổ khi mới nhập cuộc, nhưng nhu cầu của nước bé luôn luôn là hạng thứ yếu, chỉ được ban phát sau khi người Mỹ dư tràn, và phù hợp quyền lợi chính trị của tổng thống và quốc hội Hoa Kỳ. Người thức thời nhất trong nhận định nầy là ông Ngoại trưởng Mỹ. Ngày 22/04/1971, hải quân trung úy John Kerry, nhân danh phong trào cựu chiến binh chống chiến tranh, đã để đời câu nói với Tiểu ban Ngoại giao Thượng viện Mỹ, “Làm sao quý vị có thể bắt một kẻ khác phải làm người cuối cùng chết cho một sự sai lầm?”

Câu hỏi của Kerry tự nó đã trở thành một câu trả lời cho cuộc chiến Việt Nam, và nay đang lặp lại cho chiến sự Afghanistan – nhất là cho những ai còn trông đợi vào lời hứa của chính quyền Hoa kỳ.

NgyThanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.174 giây.