logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/06/2014 lúc 09:22:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết


Đảng cộng sản Tàu đã nghiền nát phong trào biểu tình đòi dân chủ của sinh viên, thanh niên Trung Hoa tại công viên Thiên An Môn - Tiananmen.


Rose Tang là cô gái đã chính mình trải qua cuộc thảm sát này. Cô là một trong số thanh niên biểu tình tại công viên Tiananmen lúc đó. Cô tham gia trực tiếp với chúng tôi từ văn phòng CNN New York.


Rose Tang, cám ơn cô tham gia chương trình.

Lúc đó cô đã đạp xe đạp qua nhiều cây số để đến được công viên Tiananmen. Một trong những điều cô ghi lúc đó là cô đến đó để sẵn sàng hy sinh. Cô để lại một tờ giấy ghi lại lời trăn trối trường hợp cô bị giết.

Cô đã viết lời trăn trối gì vậy cô?


Lời trăn trối là cho bạn trai của tôi. Lời trăn trối rất ngắn bởi vì tôi không có nhiều thời gian. Tôi không muốn anh ấy đọc lời trăn trối này ngay. Tôi dặn cô bạn chia phòng rằng nếu tôi không trở về vào ngày mai thì đưa lá thư đó cho anh ấy. Và trong bức thư tôi viết "Em yêu anh rất nhiều, hãy nhớ những ngày thần tiên của chúng mình bên nhau. Em giã biệt anh yêu"


Cô đã không cần trao cho bạn trai cô thư giả biệt đó. Bởi vì cô đã sống sót. Chúng tôi chiếu lại đoạn phim của CNN ghi lại cảnh thảm sát đẫm máu trong ngày của tháng 6 đó. Lúc đó cô mới được 20 tuổi, biểu tình tại công viên Tianenman, Bắc Kinh.


Cô có trở lại thăm Trung Hoa từ khi đó chứ?


Dạ có. Tôi đã trở lại nơi này nhiều lần. Thật ra tôi hành nghề phóng viên. Có mặt biểu tình tại công viên Tianenman làm cho tôi muốn trở thành phóng viên. Tôi muốn phơi bày trước công luận thế giới sự thật đang xảy ra tại Trung cộng. Tôi có lợi thế là người Hoa, làm việc với cơ quan truyền thông Anh ngữ. Thật ra tôi làm việc với CNN được 3 năm, từ 3 năm trước.


Cô không lo sợ cho sự an toàn của cô khi mà cô được quay phim và gương mặt của cô hiện ra rất rỏ trong đoạn phim phóng sự đó, cho thấy cô đã tham gia trực tiếp cuộc biểu tình nổi dậy tại công viên Tiananmen?


Tôi không phải là người sinh viên lãnh đạo có tiếng của cuộc biểu tình, mặc dù tôi là một trong số những người lãnh đạo tại trường đại học của tôi. Tôi cũng gặp may mắn. Tôi không biết phóng viên quay cảnh biểu tình là của cơ quan truyền thông nào. Ngay sau khi hoàn tất cuộc phỏng vấn, tôi hối thúc họ hãy lẹ lẹ rời khỏi nới đó, và giấu kín đoạn phim đó. Nhưng có một thanh niên người Hoa khác được phóng viên của Associated Press phỏng vấn. Kết quả là anh ấy bị bắt bỏ tù đến 14 năm. Nhưng tôi không sợ trở về Trung Hoa.


Mỗi lần trở về thăm Trung Hoa tôi thường dùng chiếu khán du lịch. Tôi là phóng viên làm việc cho đài phát thanh, truyền hình, báo chí và thông tin internet. Sẳn sàng chấp nhận bị bắt bỏ tù mỗi khi trở lại Trung Hoa. Nhưng tôi thấy đó là việc rất đáng làm.


Một trong những điều cô viết nhân kỷ niệm 25 năm ngày thảm sát tại công viên Tiananmen hôm nay. Cô viết: "Trong 25 năm qua tôi không cho phép tôi nhớ và cảm giác nổi đau. Nhưng vừa mới đây, tôi đã bật khóc trước bác sĩ trị tâm thần"


Cô có thể cho chúng tôi biết tại sao trong 25 năm qua, cô cho là ý tưởng chôn vùi ký ức của cô về thảm sát Tianamen là đúng? Và điều gì làm cho cô thay đổi ý tưởng đó sau 25 năm, bây giờ cô sẵn sàng nói ra sự thật về thảm sát tại công viên Tiananmen?


Vì trong suốt 25 năm qua, mỗi ngày tôi luôn luôn sống trong hình ảnh của cuộc thảm sát tại công viên Tiananmen. Nhưng tôi không hề hay biết. Nỗi đau vẫn còn đó trong tâm trí của tôi, nhưng tôi cho rằng nỗi đau của tôi không quan trọng.


Viết lại nỗi đau hay câu chuyện của người khác thì quan trọng hơn. Bởi vì nỗi đau của họ to lớn hơn nỗi đau của tôi. Là một phóng viên, tôi phải trung thực, tôi phải giấu đi tình cảm của tôi và tường thuật lại câu chuyện của họ, không phải của tôi.


Cảm giác của cô ra sao về ngày này?


Rất nặng lòng.


Tôi xin lỗi đã xen vô. Xem lại đoạn phim ghi lại cuộc đán áp đẫm máu. Đối với cô nó không lạ gì về cuộc nổi dậy của sinh viên và cũng là cô trong đó là một sinh viên 20 tuổi đời.

Với tôi, là một cô gái ở tuổi 20, đeo một miếng băng đỏ trên trán, mặc quần áo đơn sơ. Với vài vật mọn trong túi, sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình tại công viên Tiananmen. Cô gái đó thật sự đã chết tại công viên Tiananmen vào buổi sáng hôm đó. Và tôi xem như đã để thân xác tôi tại nơi đó. Cùng với những xác chết khác của những người bạn cùng tranh đấu với tôi và những mảnh vụn đổ nát. Tôi nghĩ rằng con người mới của tôi đã được tái sinh. Tôi cảm thấy thân thể mới của tôi mang một nhiệm vụ. Vì tôi mang trong tôi linh hồn của của những thanh niên tranh đấu bị thảm sát tại công viên Tiananmen. Tôi phải cố gắng làm việc gì đó để giải thoát linh hồn họ và giúp đất nước Trung Hoa.


Nhưng sự thật là trong suốt 25 năm qua, tôi nhận biết rằng cuộc thảm sát tại công viên Tiananmen đã không giúp chận đứng, đã không ngăn chận được các cuộc thảm sát khác tại Tây Tạng, Tân Cương mà người Hoa trong nước gọi là nạn "diệt chủng". Và nhiều người dân trong nước đã và đang bị giết. Xã hội Tàu đã trở nên bạo lực hơn và mất dần nhân tính. Trung Hoa càng lúc càng trở thành một nước công an trị chuyên chế tàn ác hơn. Đặng Tiểu Bình đã được dân chúng Trung Hoa đặt cho một biệt danh là "Hitler". Vì ông ta cũng tàn ác và giết hại dân như Hitler, cai trị Trung Hoa dưới chế độ cộng sản vô thần vô cùng tàn ác.


Phóng sự truyền hình CNN


Phụ đề tiếng Việt, ngày 06/06/2014

Nguyễn Hùng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.092 giây.