logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 11 years ago
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Tựa đề nghe nhẹ nhàng. Chuyện kể nặng hơn. Đó là lúc cái còng sắt của FBI khoá tay cái rụp. Đây là bài viết mới của Phan, một nhà báo quen biết tại Dallas, từng nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là một trong những tác giả có số lượng người đọc nhiều nhất trên Việt Báo Online.


* * *

Người tây phương thường nói, “khi cánh cửa này khép lại thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra”. Câu này như thần dược cho những người bế tắc! Chắc tác giả Hellen Keller đã gặp may sau thất bại nên nghiệm ra câu an ủi hữu ích cho mọi người. Như người Việt cũng nói, “trời không có đường cùng!” Cho thấy quan niệm đông-tây cũng tư duy đồng nhất về niềm hy vọng cuối cùng trong đời người không may…

Không ngẫu nhiên tôi chìm vào trạng thái hiếm gặp ngay trong giờ làm việc cấp bách của những ngày trước khi nghỉ lễ Memorial Day. Chỉ là người bạn Mỹ bị FBI vô tới nơi làm việc để còng tay anh ta và dẫn đi trước sự ngỡ ngàng và im lặng của những đồng nghiệp.

Hình ảnh người bạn Mễ của nhiều năm trước lại hiện ra trong tâm trí tôi. Một hôm, tôi chợt thấy trên hành lang từ khối văn phòng dài xuống khu vực phòng ăn, phòng vệ sinh, dài tiếp xuống khu xưởng làm việc của hãng cũ - có mấy người lạ mặt; họ mặc đồng phục với nhau là quần tây xanh đậm, áo khoác ngoài bằng ny-lon mỏng cũng màu xanh đậm. Tôi thật không tin họ là những người mới được hãng nhận vô làm việc, vì phong cách, (phong độ) của họ không phải là những người đi xin việc làm; tôi càng không nghĩ họ là khách đến nhà máy để xem sản xuất và sản phẩm để ký hợp đồng, vì loại khách ấy thường mặc đồ lớn và khệnh khạng, ồn ào hơn nhiều. Hơn nữa là không thấy ông xếp nào của hãng hướng dẫn họ.

Tôi chỉ thấy lạ thì để ý chút thôi, nhưng khi tôi đạp cái xe đạp ba bánh xuống warehouse để lấy ít đồ parts về chỗ làm của mình, để đóng hộp, đóng thùng, gởi UPS đi cho khách hàng theo order; tôi lại thấy một người như thế - nhởn nhơ ở khu vực Warehouse; phía bên cửa lớn của khu shipping & receiving cũng có người như thế! Tôi nghĩ ngay đến FBI - vì mùa hè đang nóng bỏ xừ thì ai lại đi mặc áo khoác ngoài bằng ny-lon cho thêm nóng nực, nhưng lớp áo mỏng và đậm màu đó là để che giấu súng đạn đang mang trên người họ.

Tôi ghé tai cô bạn Mễ - làm thủ kho warehouse, “Hey, Maria. Chuyện gì mà FBI đổ bộ vô hãng mình vậy?”

Cô ấy rời mắt khỏi màn hình computer - chằng chịt những dãy số, nhìn tôi tọc mạch, “…coi như không thấy gì hết! Làm việc bình thường đi. Tinh mắt quá cũng không tốt cho mày đâu!”

Tôi rời warehouse trong tâm trạng hoang mang với chuyện lạ (một chuyện ngầm gay cấn) đang âm thầm diễn ra trong tiếng ồn nhà máy.

Trên đường tôi đạp xe trở về chỗ làm của mình - vừa lúc chứng kiến đúng mấy người mặc đồng phục ở hành lang khi nãy, họ lặng lẽ đến chỗ anh bạn người Mễ đang làm việc, nói thì thầm vào tai anh ta câu ngắn gọn gì đó thôi. Nhưng động tác rút còng và “bụp” vào tay anh chàng Mễ thì người thực hiện rất chuyên nghiệp. Những người khác cứ như những người bảo vệ tổng thống bên ngoài nhà trắng - họ nhìn quanh trong im lặng nhưng tay sẵn sàng xổ áo khoác để rút vũ khí khi cần thiết.

Bốn người FBI nhanh lẹ áp tải anh bạn Mễ của tôi ra xe họ đậu sẵn ngoài parking; những người của họ rải rác khắp hãng cũng biến mất như tàng hình.

Đó là lần đầu tiên tôi chứng kiến FBI làm việc. Họ để lại trong tôi suy nghĩ: “quá đáng”! Chỉ bắt một người thì đâu cần đến cả chục nhân viên FBI.

Nhưng khi tôi hỏi và nghe ông xếp Mỹ của tôi giải thích thì tôi phục FBI. Ông ấy nói, “thằng Andrew Castillo đã phạm trọng tội. Nó phục rượu và bắt cóc một con bé Mỹ trắng ở bar, đưa về apartment của nó làm thịt vào đêm qua. Sáng nay con bé báo cảnh sát. Nên FBI phải nhúng tay vì thằng Andrew sẽ phản ứng (bỏ chạy hay chống cự) khi bị nhân viên công lực bắt giữ. Biết đâu nó có vũ khí trong người để thủ thân khi đã phạm tội, và biết đâu nó sẽ dùng cách bắt giữ con tin là những người xung quanh khi nó bị FBI vây bắt - nên FBI hành động phải thật an toàn cho những người xung quanh. Không phải họ sợ nó đến kéo cả chục người đi bắt một người, như mày nghĩ đâu!”

Về mặt luật pháp Hoa Kỳ thì người di dân tôi chỉ thấy thương thân khi nhớ lại mình đã từng bị công an Việt cộng bắt giữ như bắt một con chó đào thoát chỉ vì tội vượt biên trái phép; những người vô tội xung quanh không được bảo vệ như thế!

Còn chuyện bạn bè thì thằng Andrew vui tính, chịu chơi… cái đầu tóc hớt kiểu bờm ngựa của nó bị bàn tay pháp luật của viên FBI nhận vào băng sau xe hơi, cánh cửa xe khép lại một cuộc đời còn quá trẻ với bản án nặng nề là cái chắc vì tội cưỡng hiếp trẻ vị thành niên ở Mỹ thì lãnh án tử hình còn sướng hơn; vì ở tù mấy chục năm, khi ra tù đã già, còn làm gì được nữa, nhất là lý lịch, tiểu sử có tiền án hiếp dâm thì coi như đời đã tàn.

Chuyện mười lăm năm trước hiện về. Từ đó tôi không gặp lại Andrew thêm lần nào nữa sau khi cánh cửa xe FBI khép lại, như khép lại một cuộc đời. Không biết cánh cửa nào mở ra cho người bạn trẻ của tôi. Nhiều khi nhớ bạn Andrew, tôi ước mình làm quan toà để giảm tội cho anh ta một nửa, vì phần lỗi một nửa nằm ở cô gái dậy thì kia - cứ như cục than hồng, lại hở hang khêu gợi, khiêu khích, thì thánh thần cũng khó làm ngơ, nói chi người phàm.

Dù gì, một cánh cửa đã khép lại trong mắt người di dân tôi. Chỉ là cái cánh cửa nhỏ bé của chiếc xe hơi, nhưng lại có thể khép lại một cuộc đời của một con người. Bài học Mỹ rẻ mạt là không tốn đồng nào hay công sức gì mà được tận mắt nhìn thấy để đừng bao giờ đùa giỡn với pháp luật Hoa Kỳ. Nhưng tình cảm trong tôi lại thua lỗ đậm vì tôi thích thằng Andrew này lắm! Nó thuộc loại người không bỏ bạn khi ra ngoài chơi, không bán rẻ đồng nghiệp vì tư lợi cá nhân trong việc làm; loại người chí nghĩa chí tình này ngày càng tuyệt chủng trong đời sống văn minh.

*

Một cánh cửa khác khép lại trong nghề khác của tôi - trong truyện ngắn của chị Trần Mộng Tú bên Seatle. Hôm đó tôi phải ở lại toà soạn một mình để làm việc trễ sau chuyến công tác mấy ngày bên Cali về. Không gian toà soạn thường ồn ào với tiếng nói, giọng cười của nhiều bạn trẻ. Nhưng khi ở lại một mình trong không gian huyên náo thì sự yên lặng càng ma quái hơn! Ngồi đọc bài viết của chị gởi về toà soạn, tôi ráng tìm cách đổ thừa cho văn phong của chị Tú ma quái để mình được bớt sợ. Nhưng những con chữ vốn vô nghĩa; tội lỗi ở con người; và người viết chỉ như tấm kính chiếu hậu bên cánh cửa xe hơi, khi người lái vượt qua một đoạn đường; người sống vượt qua một đoạn đời, tấm kính chiếu hậu vẫn trung thành với đằng sau; tấm kính chỉ ghi nhớ (ghi chép) lại sự tồn đọng; việc còn lại của sự tiến về phía trước, của con người… cả tốt lẫn xấu - là sự trung thực của ngòi viết!

Chuyện chị Tú viết về một người phụ nữ Việt (di dân) đang gặp bế tắc trong tâm hồn thì đúng hơn là đời sống. Nhân vật của chị Tú bỏ bữa ăn trưa trong hãng khi những đồng nghiệp tề tựu nơi phòng ăn; người thì hối hả lái xe đi mua bữa trưa cho mình ở những tiệm bán thức ăn nhanh; vài người cùng nhau lái xe đi ăn trưa chung với nhau cho vui… Riêng nhân vật của chị Tú lái xe đến cái nhà thờ nhỏ bé mà cô ấy vẫn mỗi ngày lái qua - trên đường đi làm. Cô ấy đi tìm Đức Chúa với thành tâm khổ nạn, với mong cầu, “Chúa ơi! Xin người hãy cứu con…”

Nhưng cánh cửa nhà thờ im ỉm đóng!

“Nhưng cánh cửa nhà thờ im ỉm đóng!” Làm tôi chẳng làm được gì nữa, dù biết bài vở đã trễ, báo không kịp đi nhà in. Mấy cô layout đang chờ bên biên tập edit gấp rút bài vở để sáng mai các cô ấy làm việc. Có dòng chữ đỏ cuối bài của nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp ghi chú cho tôi, “Bài viết rất hay, cho đi tuần này nghe P.”

Tôi biết những bài viết của chị Trần Mộng Tú không có gì để sửa, càng không nên giao cho nhà thơ ở cạnh nhà thờ (là nhân vật thứ ba trong ban biên tập, xin miễn nêu tên) vì ông này sẽ sửa “nỗi lòng” của chị Tú từ dấu ngã thành dấu hỏi. Xin đừng hỏi tại sao chánh tả của ông như thế mà làm ban biên tập - coi chừng tôi hỏi lại người hỏi là cứng họng với câu: sao trời sanh ra người ta có hai bàn chân để đi. Vậy sao ông kia, bà nọ lại đi bằng hai đầu gối…?

Tôi chỉ chị Tú sẽ cằn nhằn tôi với ông Thiệp, là hai người chịu trách nhiệm với cộng tác viên. Tuy chị ấy viết tiếng Việt hơi cổ, ví như “tàu hoả” thì chữ “tàu” của chị Tú có mũ, thành “tầu”. Tôi thường để nguyên cho ra văn từ người Bắc của chị vì tôi nghĩ hay hơn là sửa “tầu” thành “tàu”. Cứ để chị trình “bầy” chứ người Bắc không trình “bày” như người Nam…

Tôi nhớ hoài cái đêm hôm ấy ở toà soạn một mình. Tôi cứ ngồi thừ ra đó mà nhìn mấy chữ vô nghĩa - chỉ có hồn, “cánh cửa nhà thờ im ỉm đóng!” trên màn hình computer. Tôi xuống bếp lấy chai rượu đỏ với cái ly chân dài lên bàn làm việc. Chia chung nỗi bơ vơ với nhân vật của chị Tú nửa chai thì đàn chữ như đàn kiến trên màn hình đã biến dạng thành ngôi nhà thờ nhỏ bé, cổ kính, trong không gian mờ mịt hơi mưa của xứ Seatle…

Gió đêm bên ngoài vặt lá “cây cà phê” của P, hắt vào kính cửa sổ nghe rào rạt cô đơn. Nỗi lạc loài của nhân vật đã thấm vào phế phủ người đồng cảm tương lân rồi chăng. Còn gì nữa không cạn chai nhân thế, để cánh cửa im ỉm đóng ấy mở ra…

… sau lớp kính cạn chai của tôi vẫn là ngôi giáo đường thinh lặng, nhưng không còn chữ nghĩa gì nữa; chỉ có người đàn bà Việt nam đang quỳ gối ở hàng băng ghế cuối cùng, để thấy Chúa ở rất xa. Và nơi tráng lệ huy hoàng do bàn tay con người dát vàng, thắp nến hương… thì Chúa vẫn rỉ máu từ những vết đinh thương xót loài người…

Chúa ơi! Cánh cửa nào sẽ mở ra cho tâm hồn chúng con tỵ nạn? Rượu này có phải là máu người mà con quá tham lam đến cạn chai một mình…

Anh chủ nhiệm tờ báo đi tập thể dục về, đánh thức tôi đang ngủ gục ngay trên bàn làm việc, “Tôi có mua mấy ổ bánh mì, để thủ cẳng đêm nay. Ông làm một ổ đi cho tỉnh. Nói hoài cũng không bỏ tật uống chay…”

Người lải nhải cất bước lên lầu làm quảng cáo như đi tìm vợ vì lải nhải quá nên còn độc thân…

Không biết ngôi nhà thờ ấy có mở cửa cho người đàn bà tội nghiệp, khi bà đã mở lòng ra để đón Chúa vào.

Nhiều năm rồi qua đi, “cánh cửa nhà thờ vẫn im ỉm đóng” con chữ không phai màu mực. Vì cánh cửa ấy mở ra cứu rỗi nên cần lòng thành với người chủ chăn hơn chiếc chìa khóa của người giữ cửa. Đâu phải đau răng mới đi nha sĩ mà phải đi nha sĩ để răng không bao giờ bị đau.

Hoá ra một bài viết chỉ cần một tiếng ngồi xuống với cái laptop, nhưng cần đến cả đời suy niệm thì người đọc mới giữ được bài viết ấy trong tâm họ nhiều năm…

Trưa nay, một cánh cửa xe FBI mới vừa khép lại cuộc đời của một thanh niên Mỹ trắng - mới 21 tuổi. Người thanh niên này có ấn tượng trong tôi về một người bản xứ Texas vì anh ta luôn có thái độ kỳ thị người da màu. Nhưng tôi vẫn coi trọng tài năng của anh ta trong thương hại riêng mang trong lòng mình. Anh ta làm việc giỏi, nhưng tôi cứ giữ khoảng cách với người country vì Texas là thành trì của đảng Cộng hoà, người bản xứ nơi đây bảo thủ, kỳ thị, và có vẻ hung hăng… dù chỉ qua lời nói ra miệng. Họ không có sự ôn hoà của người Mỹ ở thành phố - có lẽ nơi thành phố thường đông người khác màu da nên người Mỹ ở thành phố đã quen mắt, thì bớt kỳ thị.

Riêng tôi vẫn để lòng thương hại người đồng nghiệp trẻ này, sau lần anh ta cự nự tôi,

“sao ông không tự làm, mà sai tôi?”

Tôi trả lời vừa đủ,

“Xếp nói tôi không rời chỗ làm để máy chạy liên tục. Cần gì thì gọi anh làm cho tôi…”

Anh ta đe dọa, (bắt nạt tôi thì phải) “tôi sẽ đuổi ông!”

Tôi lại trả lời vừa đủ,

“Thay vì tìm cách đuổi việc tôi thì anh nên nghĩ cách đi đại học. Tuổi của anh không phải ở đây!”

Những người làm chung biết sự bất hoà của tôi và anh ta. Nhưng hãng xưởng là một xã hội thu nhỏ. Người ta không lên tiếng hay ra mặt với những chuyện không có lợi gì cho mình. Người ta vả lả cho qua chuyện với anh bạn trẻ làm việc giỏi, lại là Mỹ trắng nên được xếp có vẻ coi trọng.

Anh ta chắc thế đã quen thói lên mặt, và không thích bị người da màu sai khiến…

Dù sau đó vài hôm, anh ta tự đến nói với tôi,

“Ông làm việc rất giỏi, tôi thích tính ngăn nắp và sạch sẽ của ông.”

Tôi lại trả lời vửa đủ (với người Texas country),

“Cảm ơn. Tôi cũng rất để ý đến cách làm việc thông minh của anh để học hỏi thêm…”

Anh ta hỏi thăm tôi về gia đình, tôi cũng thấy nhẹ nhõm với những hục hoặc đã qua. Nhưng đưa ra lời khuyên với anh xong thì hối hận! Tôi hỏi anh ta sao không đi đại học vài năm vì anh ta thông minh, lanh trí… chẳng lẽ làm công nhân suốt đời?

Tôi thật lòng hỏi vì thấy thương hại cho một người bản xứ. Anh ta mới 21 tuổi mà đã làm công nhân 3 năm - làm công nhân tới suốt đời hay sao? Một thanh niên di dân như con tôi cũng vào đại học được thì người bản xứ phải hơn thế chứ!...

Thôi thì có được hòa khí giữa những người làm việc chung cũng là điều tốt về mặt tâm lý, nhất là áp lực công việc ngày càng tăng trong hãng xưởng bây giờ. Nhưng tôi lại áy náy về sự bất nhã của mình, là sao không tìm hiểu hoàn cảnh của anh ta trước khi đưa ra câu hỏi như một lời khuyên của người đi trước. Đâu phải ai thông minh cũng có điều kiện ăn học tới cùng; đâu phải ai giỏi nhất nước đều trở thành tổng thống…

Tôi nghĩ đến một hôm nào đó, có dịp thì ngồi trò chuyện với anh ta ở quán hay phê, hay bar. Giao tiếp với một người biết nhận lỗi không có hại gì như ngồi lẫm lĩ với một người cố chấp. Nhưng sự thể đã ra ngoài ý muốn. Mấy người FBI lại diễn tuồng trước mắt tôi lần nữa, người bạn trẻ này lại bị họ còng tay, nhận đầu vào băng sau xe cảnh sát. Cánh cửa xe không khép lại một vụ bắt người mà khép lại một cuộc đời - còn quá trẻ.

Nghe nói anh ta cầm lái trong một vụ đua xe, gây tai nạn chết người. Nhưng anh ta bỏ trốn.

Những người không thích anh ta nhưng không dám hé miệng trước đây, đã đến lúc loài cỏ cây man rợ, loài ma quái ngu si đồng thanh tranh luận đúng theo đúng tinh thần tự do ngôn luận ở Mỹ, họ kêu án anh ta tới sáu, bảy chục năm tù.

Riêng tôi chỉ biết cánh cửa xe FBI đã khép lại cuộc đời một người bạn trẻ. Cánh cửa nào sẽ mở ra cho anh ta thấy lại mặt trời nơi chôn nhau cắt rốn của chính anh ta. Thiên đàng Mỹ quốc là địa ngục trần gian vì khoảng cách giữa tự do và tội lỗi như sợi chỉ mành.

Cuộc chia tay bằng mắt với anh bạn trẻ như chia tay với Andrew Catsillo mười lăm năm trước. Lần này càng không mong ngày gặp lại vì anh bạn trẻ này ra tù thì đời tôi đã khép cửa, không chừng.

Những cánh cửa khép lại… một cuộc đời. Bỗng đâu hiện về trong đầu óc đang bận rộn làm việc không kịp tay của tôi, nhưng tôi không xua đi được ký ức.

Cũng từ một bài viết của Như Sao gởi về toà soạn năm nào đó, cho mục “bông hoa cuộc sống”. Câu chuyện kể về một người kỹ sư điện tử bị thất nghiệp ở New York. Anh ta hành nghề lái taxi để sống qua ngày. Một hôm, anh đến đón một bà cụ ở chung cư nọ. Anh hỏi cụ muốn đi đâu? Cụ nói anh cứ lái đi - cụ chỉ đường…

Người tài xế bất đắc dĩ không ngờ trong một ngày, anh ta đã khám phá ra cả cuộc đời của một người phụ nữ. Vì nơi đến đầu tiên là ngôi làng mà bà cụ nói là nơi cha mẹ bà đã sinh ra bà; nơi bà sống hết tuổi thơ của một cô bé gái.

Đến nơi thứ hai là ngôi trường tiểu học mà bà vẫn chưa quên những người bạn nhỏ năm xưa…

Nơi thứ ba họ đến thăm là ngôi trường trung học - còn giữ nhiều kỷ niệm và ước mơ của cô gái dậy thì…

Và đến Viện đại học tráng lệ không bằng kiêu sa của nàng sinh viên Luật. Nơi đây còn nồng nàn nụ hôn đầu đời đã gởi gió cho mây ngàn bay theo người bạn trai; trở thành chồng bà suốt cuộc đời này...

…Và đây…! Nơi kế tiếp họ đến là ngôi giáo đường mà chúng tôi đã làm lễ cưới.

Và xin…! Anh đưa tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng của chồng tôi.

Và giờ đây, khi phố đã lên đèn - tiễn ngày đi. Đêm sẽ về xoá hết ngày qua… như những địa danh mà người lái taxi đã đưa bà cụ đi thăm trong ngày sẽ quên bà cụ.

Người tài xế taxi đã mời bà cụ đi ăn tối. Sau đó anh đưa bà đến Viện dưỡng lão.

Khi cánh cửa Viện dưỡng lão khép lại. Người kỹ sư thất thế chỉ thấy “đã khép lại một cuộc đời”.

Tôi ngồi đọc bài viết để sửa chữa những cần thiết trước khi cho layuot. Trên màn hình computer chỉ thấy hai cánh cửa Viện dưỡng lão từ từ khép lại một cuộc đời. Lòng tôi tràn ngập lòng kính phục sự xử sự của anh tài xế. Bài học của người kỹ sư Mỹ này như đoá hoa đẹp nhất của tình người. Cái khó khăn hoàn cảnh đang thất nghiệp, chức danh kỹ sư hay tài xế taxi, chẳng có nghĩa lý gì khi người ta thấm nhuần tư tưởng Thánh kinh: “tất cả là anh em ta”; khi lòng người không còn bâng khuâng tự hỏi, “Ai là anh em tôi?” Cuộc sống muôn màu sẽ trở nên tinh khiết.

Nhưng lòng phàm trong tôi vẫn hỏi, “cánh cửa nào sẽ mở ra để đón bà cụ dễ thương như một nụ hồng.”

Vẫn chỉ là một tiếng ngồi xuống với cái laptop thì có một bài viết, nhưng vẫn cần cả đời suy niệm thì bài viết mới ở lại được trong lòng độc giả nhiều năm. Để người đọc tôi một hôm nhớ đến anh tài xế taxi và bà cụ dễ thương bên New York. Tôi nói với gió trên đường đi nhậu về, (vì tính gọi taxi). Tôi nói trăng lơ…

“Cụ ơi! Cửa thiên đàng đang chờ đón cụ. Chúa sẽ an bài cho cụ sớm gặp lại cụ ông nơi đau khổ và bệnh tật không làm chia xa tình yêu và lòng thành…

Anh ơi! Kỹ sư điện tử bây giờ nhiều lắm! Người Việt tôi thường nói: không có mợ thì chợ vẫn đông. Ngành điện tử nước Mỹ đã từng lay-off anh. Nghĩa là… Chúa không muốn anh làm kỹ sư điện tử đâu, vì ngài sinh tạo ra anh để lái taxi; để làm kỹ sư tâm hồn. Bằng cấp của anh tuy không có; thu nhập của anh không phải là sáu số như kỹ sư điện tử lương trên trăm ngàn/ năm. Chúa tạo ra anh chỉ để làm bạn với người xấu số - cho dung hoà hạnh phúc và khổ đau trên cõi đời này…”

Tôi chỉ làm việc có ba tiếng từ ăn trưa tới giờ về; từ khi cánh cửa xe FBI khép lại cuộc đời người bạn trẻ. Sao quá nhiều những cánh cửa khép lại trong ký ức tôi? Cuộc đời này thật buồn như vậy sao? Chỉ có một người lái taxi thôi sao…?

Trên đường về nhà nôn nóng để bật tivi lên xem tin tức địa phương xem vụ việc của anh bạn trẻ ra sao? Chúa nhân từ đã không khép cửa với tôi mà ngài mở ký ức tôi ra một cánh cửa không bao giờ khép!

Đó là câu chuyện về một cô gái quê mùa nơi hoang dã, cô lớn lên với nỗi buồn tỉnh lẻ - nên giấc mơ thị thành càng mãnh liệt trong tâm hồn cô.

Cô gái đành bỏ lại sau lưng người cha kính yêu, người mẹ nhân từ. Cô đi về phía ánh sáng kinh thành. Nhưng đó là chỉ là thứ ánh sáng thắp sáng tội lỗi. Cô đi vào hoan lạc của sa hoa; cô đi vào lộng lẫy của tội ác… cô đi qua ánh sáng kinh thành với đam mê để đến một đêm về - cô gái đứng đường như cánh hoa tàn - không có khách.

Cô mò đến những nơi bố thí thức ăn cho người vô gia cư theo bản năng sinh tồn. Cô đến một trung tâm như thế, và mắt rưng rưng lệ khi thấy ảnh cô dán trên tường, với dòng chữ nghuệch ngoạc của mẹ cô, “ba mẹ vẫn đợi con trở về nhà…”

Một đêm không đèn sáng như phố thị, nhưng đường về rõ rệt trong tâm. Cô lần về mái nhà xưa yêu dấu. Không dám vào nhà nên lẩn quẩn sân sau. Mộ cha cô không nói gì dưới trăng khuya. Cô lo lắng trong lòng, “không biết mẹ có còn không?” Cô bé năm xưa lần lên cửa trước, mạnh dạn bước vào nhà, khi lòng ăn năn, quyết tâm ở mãi nơi này đã đủ chín.

Có tiếng bà cụ từ góc tối hỏi ra, “con đã về rồi hả con?”

Cô bé năm xưa quá xúc động với tiếng mẹ già, cô nói, “Sao mẹ không khép cửa?”

Tiếng bà cụ như lời kinh đêm… “Từ khi con bỏ nhà đi. Nhà mình không khép cửa bao giờ!”

Lòng mẹ không khép lại bao giờ. Tôi cầu mong cho người bạn trẻ có mẹ để anh có người gọi điện thoại cho anh khi anh ở tù cả đời. Vì đó là chờ đợi, niềm vui duy nhất mỗi ngày của người tù trên nước Mỹ. Tôi thật sự cầu mong là anh có mẹ, vì hoàn cảnh của người mới 21 tuồi đã đi làm được ba năm, không lẽ Chúa hẹp hòi với anh cả một cánh cửa không bao giờ khép là lòng mẹ. Nhưng đời sống Mỹ hôm nay có rất nhiều người trẻ không có mẹ vì nhiều lý do biện chứng, dù chung một lý do hội chứng là phụ nữ thích sống độc thân ngày càng nhiều. Ý nghĩa và giá trị về đứa con trong lòng người mẹ không còn nặng như xưa. Tôi thật mong cho anh có mẹ (còn quan tâm đến anh) như chút trăng khuya ngoài song tù - là thứ ánh sáng yếu ớt nhưng thực là ánh sáng có thể soi rọi, chia sẻ được cô đơn của người tù còn quá trẻ mà bản án thực sự khi ra toà lại không ngắn chút nào…

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.238 giây.