Các nhà kinh tế học hàng đầu thế giới xếp hạng các dự án để có thể đầu tư hiệu quả nhất trong việc giải quyết các vấn đề dường như không thể vượt qua được trên thế giới.Suy dinh dưỡng đứng đầu trong danh sách 10 dự án. (Reuters: John Kolesidis) .Một nhóm chuyên gia tư vấn cao cấp của Đan Mạch kêu gọi thay đổi các ưu tiên trên toàn cầu.
“Nghe có vẻ không mấy thuyết phục nhưng việc giải quyết những vấn đề như dịch tả, giun sán và suy dinh dưỡng sẽ mang lại lợi ích cho nhiều người nghèo hơn so với các phương pháp can thiệp thiếu thực tế khác”, ông Bjorn Lomborg, Giám đốc Trung tâm Copenhagen Consensus, cho biết.
Các nhà nghiên cứu đề nghị các nhà kinh tế hàng đầu hiện làm việc trong 10 lĩnh vực khó khăn nhất lập dự án giải quyết các vấn đề trên một cách hiệu quả nhất.
Hội đồng chuyên gia, trong đó có bốn người từng đạt giải Nobel, thẩm định các dự án và đánh giá theo trình tự mà họ tin rằng sẽ có tác động lớn nhất và có thể đạt hiệu quả chi phí cao nhất.
Ông Dane, người trở nên nổi tiếng với cuốn sách ‘The Skeptical Environmentalist’xuất bản năm 2001, khẳng định danh mục dự án ưu tiên rất cần thiết bởi các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức nhân đạo thường để những cảm xúc phi lý chi phối việc chi tiêu ngân sách cho mục tiêu đánh tan đói nghèo, chống suy giảm đa dạng sinh học hoặc ứng phó với thiên tai.
Ông Dane chỉ ra rằng tập trung tạo ra các nguồn dự trữ tự nhiên và cấm phá rừng để phát triển là “một ý tưởng hay nhưng vấn đề là điều đó thường không xảy ra”.
Thay vào đó, các nhà kinh tế học từ Trung tâm Copenhagen Consensus dự định đầu tư mạnh tay vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển nông nghiệp với mục tiêu thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn. Khi đó, họ giúp đẩy lùi nạn đói trên thế giới và vẫn có thể bảo vệ đa dạng sinh học nhờ giảm nhu cầu chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp.
Tập trung vào các dự án có hiệu quả
Ông Lomborg kiên quyết phản đối những báo cáo phủ nhận hiện tượng biến đổi khí hậu, đồng thời chỉ trích việc tập trung quá nhiều vào dự án cắt giảm khí thải cac-bon trong trận chiến chống hiện tượng ấm lên toàn cầu. Ông cho rằng những nỗ lực này ít tạo sự khác biệt và cũng ít được tuân thủ triệt để.
Theo ông Lomborg, hiện có nhiều phương pháp thông minh hơn để giải quyết vấn đề này như đầu tư vào nghiên cứu và phát triển năng lượng xanh hay địa kỹ thuật.
“Chúng ta cần tập trung vào các dự án có hiệu quả chứ không phải những gì nghe có vẻ mang lại lợi ích. Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, rõ ràng chúng ta cần chi tiêu theo phương án khả thi nhất”, ông Lomborg nhận định.
Câu hỏi đặt ra: thế giới nên chi tiêu ngân sách 75 tỉ đô-la, mức ông Lomborg cho rằng chỉ lớn hơn 15% so với chi phí hỗ trợ toàn cầu hiện nay, trong khoảng thời gian 4 năm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
Theo các nhà kinh tế học, tình trạng suy dinh dưỡng đứng đầu danh sách 10 dự án và hội đồng chuyên gia đề xuất chi khoảng 3 tỉ đô-la mỗi năm để giải quyết vấn đề đang ảnh hưởng tới hơn 100 triệu trẻ em trên khắp thế giới, đồng thời nhấn mạnh mỗi đô-la được sử dụng để giảm tình trạng thiếu dinh dưỡng mãn tính sẽ mang lại lợi ích tương đương với trên 30 đô-la.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng tốt hơn sẽ cải thiện chức năng nhận thức và nhờ đó nâng cao học vấn và cơ hội tăng thu nhập trong tương lai của người dân.
Nhóm chuyên gia kinh tế cũng dự định đầu tư khoảng 1 tỉ đô-la mỗi năm xây dựng hệ thống cảnh báo thảm họa thiên nhiên sớm. Ông Lomborg đánh giá phương thức này tốt hơn nhiều so với việc dồn nguồn lực để khắc phục hậu quả sau các thảm họa.
Source: ABC Australia