logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/10/2012 lúc 10:48:50(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Khi nói đến thành ngữ “lòng tham không đáy”, chúng ta thường nghĩ ngay đến chuyện tiền bạc. Nhưng liên quan đến lòng tham, không phải chỉ có chuyện tiền bạc. Đối với quyền lực, người ta cũng không bao giờ biết đến giới hạn. Bao giờ những người có quyền cũng có khuynh hướng lạm quyền. Bởi vậy, một trong những vấn đề quan trọng và nhức nhối nhất của các chế độ dân chủ là tìm cách ngăn ngừa và chận đứng những sự lạm quyền ấy. Dĩ nhiên, đó không phải là điều dễ. Giới cầm quyền, từ dân chủ đến độc tài bao giờ cũng có những cách để thoát khỏi những sự ngăn chận ấy. Một trong những cách phổ biến nhất là…nhân danh.

Năm 2001, nhân danh sự an toàn của nước Mỹ, Tổng thống George W. Bush xua quân đánh Afghanistan. Năm 2003, nhân danh sự an toàn của thế giới, ông lại xua quân qua đánh Iraq. Trước những lý do rất mực chính đáng ấy, cộng với tâm lý vừa hoảng hốt vừa phẫn nộ sau cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9, phần lớn dân Mỹ đồng ý tham chiến. Trước đó, suốt thời Chiến tranh lạnh, bên phía tư bản, đứng đầu là Mỹ, lúc nào cũng nhân danh tự do; và phía cộng sản, đứng đầu là Liên xô, lúc nào cũng nhân danh sự bình đẳng, để tập trung quyền lực vào tay nhà nước và hành xử quyền lực ấy đối với các nước khác. Trước đó nữa, thời chủ nghĩa thực dân, tất cả các đế quốc đều nhân danh văn minh và sứ mệnh khai hóa để xâm lược, áp bức và bóc lột các nước nhược tiểu.

Ở đâu và thời nào cũng có những sự nhân danh như thế. Chỉ có điều, sau này, ở các nước dân chủ, những sự nhân danh như vậy, dù sao, cũng hạn chế và thường thì khá ngắn hạn. Trong dân chúng, đặc biệt giới trí thức, không phải ai cũng sẵn sàng chấp nhận những sự nhân danh như thế. Nhiều người không ngừng đặt vấn đề. Một lúc nào đó, chính quyền cũng phải chấp nhận sự thật và từ bỏ tham vọng nới rộng quyền lực của mình, trở lại những giới hạn mà luật pháp quy định.

Chỉ ở những quốc gia độc tài, những sự nhân danh như vậy mới sống lâu, do đó, mới gây nên những tác hại khủng khiếp. Một số nhà lãnh đạo cộng sản, từ Stalin đến Mao Trạch Đông và Pol Pot, đã nhân danh cách mạng, giết hại cả triệu người; riêng trường hợp của hai người trên, giết hại cả hàng chục triệu người, trở thành những sát thủ có bàn tay đẫm máu nhất trên thế giới trong suốt thế kỷ 20.

Việt Nam cũng thế.

Từ lúc được thành lập vào năm 1930 đến 1954, đảng cộng sản Việt Nam lúc nào cũng nhân danh lòng yêu nước để tập hợp quần chúng và thâu tóm quyền lực. Đánh Pháp: họ nhân danh lòng yêu nước. Ừ, thì cũng được. Nhưng giết hại các đảng phái quốc gia, những người cũng đang tìm cách chống Pháp như họ, họ cũng nhân danh lòng yêu nước. Từ năm 1954 về sau, họ vừa nhân danh lòng yêu nước vừa nhân danh cách mạng để phát động cuộc chiến tranh Nam Bắc kéo dài cả hai mươi năm và để thẳng tay đàn áp bất cứ người nào chống đối lại họ, thậm chí, chỉ hoài nghi họ. Hậu quả? Bao nhiêu xương máu của người Việt đã đổ xuống. Người ta ước tính, suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, từ 1954 đến 1975, ở cả hai bên, có khoảng ba triệu người bị giết chết. Còn những người bị giết chết trong các cuộc cải cách ruộng đất vào giữa thập niên 1950, những cuộc thanh trừng dưới danh nghĩa chống xét lại vào giữa thập niên 1960 và trong các trại cải tạo ở miền Nam sau năm 1975 là bao nhiêu, chúng ta hoàn toàn không biết. Rồi số người chết trên biển cũng như trên đường vượt biên nữa. Người ta ước tính đến mấy trăm ngàn người. Một con số chính xác vẫn còn để ngỏ. Đợi các nhà nghiên cứu, sau này.

Mà thôi. Đó là những chuyện cũ. Từ gần hai thập niên gần đây, sau khi chế độ cộng sản ở Liên xô và Đông Âu sụp đổ, không thể nhân danh cách mạng được nữa, nhà cầm quyền Việt Nam lại nhân danh một điều khác: sự ổn định. Với họ, có hai khía cạnh cần sự ổn định nhất: chính trị và xã hội. Về chính trị, ổn định có nghĩa là: một, không có bạo loạn; hai, không thay đổi chế độ; và ba, không có đối lập hay đa nguyên đa đảng gì cả. Về xã hội, ổn định là không có chuyện xuống đường biểu tình. Vì bất cứ lý do gì.

Nói cách khác, ổn định, với họ, có nghĩa là mọi thứ đều ở trong nguyên trạng. Chế độ cộng sản đã sụp đổ khắp nơi rồi ư? Kệ nó! Ở Việt Nam, chủ nghĩa xã hội vẫn cứ là “con đường phát triển tất yếu”. Ở khắp nơi làn sóng dân chủ dâng trào mãnh liệt ư? Kệ nó! Ở Việt Nam, dân chủ vẫn là điều cấm kỵ. Ở đâu người ta cũng lên án là Việt Nam độc tài và tham nhũng tràn lan ư? Mặc kệ! Chính quyền Việt Nam vẫn cứ là “chính quyền của dân, do dân và vì dân”!

Người ta đưa ra hai lý do chính để biện minh cho nhu cầu ổn định ấy.

Thứ nhất, để phát triển. Việt Nam đang nghèo và lạc hậu. Nhu cầu lớn nhất của Việt Nam là phát triển để mạnh mẽ, tiến bộ và giàu có ngang bằng các nước trong khu vực. Muốn vậy, Việt Nam cần ổn định cả về chính trị lẫn xã hội. Mô hình lý tưởng mà người ta nhắm tới là Trung Quốc và Singapore: Cả hai đều phát triển trên nền tảng một quyền lực ổn định, thậm chí, độc tài. Người ta cũng thường nêu lên các biến động chính trị và xã hội ở Thái Lan trong mấy năm trước với những cuộc biểu tình rầm rộ của cả hàng ngàn hoặc hàng chục ngàn người, tràn ngập các khu phố chính ở Bangkok, làm tê liệt việc buôn bán và du lịch trong cả mấy ngày, có khi, cả tuần… để đe dọa dân chúng, kiểu: “Thấy chưa? Dân chủ là như vậy đó!” Người ta cố tình làm lơ một sự thật: bất chấp các biến động như vậy, kinh tế Thái Lan vẫn phát triển mạnh.

Gần đây, người ta nêu lý do thứ hai để biện chính cho nhu cầu ổn định: đối phó với Trung Quốc. Người ta lý luận: Trung Quốc mạnh, đang hăm he lấn chiếm Việt Nam, điều chính phủ Việt Nam cần nhất hiện nay là sự ổn định để đương đầu với Trung Quốc. Nhưng đương đầu bằng cách nào thì người ta không nói. Điều dân chúng thấy, ngày này qua ngày khác, là những sự nhượng bộ liên tục. Ở đây, rất dễ thấy lập luận của nhà cầm quyền không vững chút nào cả: Một, một sự ổn định dựa trên sự trấn áp dân chúng chỉ là một sự ổn định giả; và hai, giữa sự ổn định giả ấy với một sự đoàn kết thực sự để chống lại ngoại xâm, chắc chắn, ai cũng biết, sự đoàn kết cần thiết hơn hẳn.

Trong bất cứ trường hợp nào, việc nhân danh ổn định cũng vẫn chỉ là một sự lừa bịp nhằm duy trì một chế độ độc tài và tham nhũng.

Với chiêu bài ấy, người ta tha hồ trấn áp dân chúng.
Source: Blog Nguyễn Hưng Quốc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.043 giây.