logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/06/2014 lúc 06:26:07(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam, bị nói ngược lại - Courtesy of thanhnien.com

Nực cười- phẫn nộ- ngạc nhiên!
Trước hết là nực cười, rồi phẫn nộ. Đó là cảm tưởng của hầu hết, nếu không nói là toàn thể 100% người Việt trong nước và khắp thế giới, khi nghe tin Trung Quốc tố cáo Việt Nam đâm va vào các tàu của họ 1416 lần!

Nực cười là vì cung cách hành xử của một nước lớn, giàu mạnh trong thế kỷ 21 mà không khác nào một nước Cộng Sản lạc hậu trong thời chiến tranh lạnh, thản nhiên đổi trắng thay đen, trắng trợn nói không làm có. Và phẫn nộ vì Trung Quốc trước sau vẫn trơ trẽn không khác nào một quốc gia lạc hậu về văn minh, chẳng khác gì Bắc Hàn ngày nay. Việc này có thể còn gây chút ngạc nhiên cho những ai từng ngưỡng mộ sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc trong mấy thập niên qua.

Nhưng đó là cảm tưởng chủ quan của một người Việt Nam, trong khi hầu hết các nước khác lại không bày tỏ chút gì gọi là nực cười hay phẫn nộ trước cung cách hành xử kiểu "Chí Phèo Bắc Hàn" của Trung Quốc. Phải chăng một cái nhìn khách quan sẽ đưa đến kết luận khác?

Câu trả lời là hầu hết các chính phủ nước ngoài không thể phán xét như người Việt Nam trong cuộc, dù họ biết rõ hành động của Trung Quốc là thô bạo, áp bức nước nhỏ hơn, chỉ vì ảnh hưởng về mọi mặt của Trung Quốc trên trường quốc tế, nhất là đối với khối ASEAN.
Người Việt Nam dù khách quan tới đâu cũng thấy rõ và biết rất chính xác rằng Trung Quốc đã cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bây giờ khư khư giành chiếm chủ quyền, thi hành chiến thuật tằm ăn dâu và thay đổi hiện trạng, lại dùng những thủ đoạn thấp kém đổi trắng thay đen, trong khi ai ai cũng phải thấy thực tế không thể chối cãi là phía Việt Nam là phía bị ức hiếp, bị đàn áp trên mặt biển với những chứng cứ rõ ràng, dưới sự chứng kiến của các phóng viên quốc tế.
UserPostedImage
Bài địa lý lớp 9, 1974, do Việt Nam biên soạn - Annex 5/4 of Chinese document to the UN

Điềm gở?
Một nước lớn đang tranh đua làm cường quốc hàng đầu thế giới mà hành xử như vậy thì chỉ chứng tỏ trình độ trí não vẫn còn ở dưới mức kém cỏi, chưa thể gọi là văn minh ngang hàng những cường quốc cùng ngồi trong Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc với họ.
Điều này càng chứng tỏ Trung Quốc khó lòng vươn lên tới hàng cường quốc văn minh. Từ thời Đặng Tiểu Bình là lúc Trung Quốc đã thức tỉnh và nay đang hiện đại hóa với một tốc độ ít ngờ, thì cung cách đó quả là đã kéo lùi Bắc Kinh về với tinh thần thời chiến tranh lạnh, chẳng khác nào Bắc Hàn ngày nay vẫn còn là một xã hội cô lập, ngủ quên trên thời gian, hệt như đang dừng lại bên một cái đồng hồ chết, và cứ thế mà vùi đầu mãi trong các thập niên 1950-1970

Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đều có thái độ e dè thụ động như vậy. Người ta không quên là Nhật và Mỹ đều mạnh mẽ đả kích Trung Quốc và bênh vực Việt Nam. Riêng Châu Âu thì đang chết dở với đống đổ nát của nền tài chính, lại căng thằng thần kinh vì vấn đề Ukraine với Nga, nên không bụng dạ nào nói đến chuyện biển Đông.

Những dữ kiện khó giải thích
Thế nhưng trong khi công luận có thể coi thường Bắc Kinh ở sự tố giác Việt Nam một cách thô thiển như vậy, thì điều đáng suy nghĩ cho Việt Nam là việc Trung Quốc đã cùng lúc trưng dẫn và phổ biến tại Liên Hiệp Quốc những tài liệu về hành động của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước đây trong các lãnh vực ngoại giao cũng như giáo dục, mà được Bắc Kinh coi là đã chính thức và toàn tâm toàn ý nhìn nhận chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung Quốc.
Cho đến nay, ngày thứ sáu 13 tháng 6, 2014, báo chí và truyền hình truyền thanh ở Việt Nam không có tin tức hay nhận định nào nói một tí gì cụ thể đến những tài liệu giáo dục nói trên, đi kèm với bản tuyên bố về lãnh thổ của Trung Quốc năm 1958 và văn thư liên quan của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, thì người ta hiểu rằng đó là điểm yếu của Việt Nam trong cuộc tranh biện quốc tế về chủ quyền và hành vi xâm lấn.

Biện trạng của Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa bằng những chứng cứ lịch sử thì có thể không mang giá trị pháp lý khi ra trước công luận quốc tế hay tòa án quốc tế, nhưng những văn thư liên quan đến hành động công nhận của Việt Nam đối với chủ quyền đó của Trung Quốc là điều rất khó xử cho Việt Nam.

Trung Quốc đã nhiều lần nói đến bản tuyên bố 1958 của Bắc Kinh và văn thư tán thành của Hà Nội đối với bản tuyên bố ấy, nhưng đến nay mới trưng dẫn trước Liên Hiệp Quốc những tài liệu chứng minh Hà Nội thực sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa ngay trong hành động của bộ ngoại giao Việt Nam và các tài liệu giáo dục của Việt Nam, không phải chỉ ở văn thư ngoại giao chính thức.

Bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Trung Quốc ghi rằng chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố bề rộng của hải phận Trung Quốc là 12 hải lý; nhưng quan trọng hơn thế, văn thư viết: "Điều khoản này được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của CHNDTH, bao gồm... quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và tất cả các quần đảo khác thuộc về Trung Quốc."

Văn thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ghi ngày 14 tháng 9 năm 1958 viết rằng: "Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Công hòa Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc." Đoạn sau viết rằng VNDCCH tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Nhìn qua ngôn từ của Việt Nam, người ta cho rằng Hà Nội có thể cũng còn chỗ xoay sở trước một tòa án quốc tế, tuy rằng chỗ khá chật hẹp. Nên Bắc Kinh cẩn thận kèm thêm những tài liệu kia làm phụ lục của bản tuyên bố trước Liên Hiệp Quốc mới đây.

Bản tuyên bố ngày 8 tháng 6, 2014 tại Liên Hiệp Quốc của Trung Quốc, dịch sang Anh ngữ, viện dẫn hai văn thư nói trên của CHNDTH và VNDCCH, viết rằng "Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc".

Kèm theo đó, Trung Quốc còn trưng dẫn bài học địa lý lớp 9 niên khóa 1974 của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và tập bản đồ thế giới do Cục đo đạc và bản đồ thuộc phủ Thủ tướng xuất bản, ghi là tại Hà Nội 1972.

Bài học địa lý lớp 9 tựa đề "Nước CHNDTH" có đoạn viết về biên giới Trung Quốc :"Phía đông mở rộng ra Thái Bình Dương, giáp các biển Bột Hải, Hoàng hải, Hoa đông và Hoa nam .... Vòng cung dẫn từ các đảo Nam sa, Tây sa đến các đảo Hải nam, Đài Loan, quần đảo Hoành bồ, Châu sơn... làm thành một bức "trường thành" bảo vệ lục địa Trung Quốc..."

Tập bản đồ 1974 thì có bản đồ "Phi Líp Pin, Ma Lai Xi a, In đô Nê Xi a, Xin Ga Po" có chú giải quần đảo Hoàng Sa là "Q.đ. Tây Sa", và quần đảo Trường Sa là "Q.đ. Nam Sa".

Vẫn còn cơ hội
Có lẽ chính những yếu tố này đã khiến Việt Nam phải thận trọng và chậm bước để tham khảo giới chuyên môn cùng những thành phần ủng hộ Việt Nam trước khi muốn đưa Trung Quốc ra đối diện với pháp lý quốc tế.

Ý kiến của các chuyên gia về pháp lý quốc tế, cả người Việt Nam lẫn ngoại quốc, có nhiều khác biệt, có khi mâu thuẫn, về luận cứ mà Việt Nam có thể đưa ra trước tòa cũng như về cơ hội thắng kiện của Việt Nam.

Trong khi đó Bắc Kinh từng tỏ ra rất e ngại về chuyện bị đưa ra trước một tòa án quốc tế. Bắc Kinh từng nhắc Việt Nam đừng làm theo Philippines mà kiện họ ra tòa trọng tài quốc tế.

Trước thái độ đó của Trung Quốc, và cân nhắc, so sánh nhiều ý kiến của giới chuyên gia, có thể nói Việt Nam vẫn có cơ hội thắng kiện.

Vì thế dù Bắc Kinh có phủ nhận mọi phán quyết, hay không hầu tòa khiến phiên tòa không diễn ra được, Việt Nam vẫn phải tiến hành hành động pháp lý đối với Bắc Kinh.

Dường như Việt Nam trì hoãn và chờ đến thời hạn tháng 8 để xem động tĩnh của Trung Quốc ra sao với cái giàn khoan HD-981.

Giả sử Hà Nội tin rằng Bắc Kinh không rút, thì có thể họ vẫn muốn chờ qua thời điểm đó để hành động pháp lý được mạnh hơn về chính nghĩa và về mặt tinh thần tôn trọng hoà bình và hữu nghị, khi Trung Quốc đã chứng tỏ họ hết mực ngoan cố.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 13/06/2014 lúc 06:26:48(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.072 giây.