logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 17/06/2014 lúc 06:26:04(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Một cuộc tụ tập diễn hành đông người để bày tỏ nguyện vọng hay bày tỏ thái độ chính trị…, tùy từng giai đoạn, được gọi theo nhiều tên khác nhau. Lúc là mít tinh, có khi là biểu tình, hoặc dài dòng hơn khi chưa cao tới mức độ của mít tinh hay biểu tình thì kêu là một nhóm tụ tập đông người…
Tự điển định nghĩa:
- Mít tinh là cuộc tụ tập quần chúng đông đảo để biểu thị thái độ chính trị đối với những vấn đề quan trọng.
- Biểu tình là đấu tranh bằng cách tụ họp đông đảo để bày tỏ ý chí, nguyện vọng và biểu dương lực lượng chung.
Ngay sau năm 1975, vô số mít tinh được tổ chức khắp nơi với vô số nội dung khác nhau. Nào là mít tinh chào mừng Ngày quốc tế phụ nữ, mít tinh chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam, mít tinh ủng hộ Ngày hòa bình thế giới, mít tinh Phản đối chiến tranh xâm lược Iraq…
Việc tổ chức mít tinh dễ dàng. Điều kiện đầu tiên là kinh phí bỏ ra. Rồi sau đó số người đi bao nhiêu thì tùy theo ngành dọc, ngành ngang mà phân bổ xuống các cơ quan cấp dưới.
Vì thế người dân đi mít tinh theo chỉ tiêu phân phối. Phường này đi bao nhiêu người, công ty kia bao nhiêu thanh niên, trường nọ mấy giáo viên… Tới chỗ tập trung, không cần điểm danh mà chỉ đếm đủ đầu người.
Sở X nhận “chỉ tiêu” hai mươi người đi mít tinh, Đúng 6 giờ sáng, ai nấy tập trung ở sở, mỗi người nhận một ổ bánh mì và một phong bì nhỏ. Đôi khi có cuộc mít tinh được phát áo thun đồng phục. Sau đó có xe chạy đến một hội trường lớn, thả mọi người xuống là xong công việc của sở. Hội trường nằm trong tòa nhà giữa mảnh đất mênh mông. Đi qua đi lại một hồi thì lạc nhau. Đứng gần hai tiếng đồng hồ nắng chang chang, nóng nực và mệt mỏi mà vẫn chưa thấy nhúc nhích đọc diễn văn vào chương trình. Nhác thấy một cánh cổng mở hé, thiên hạ lũ lượt bước ra… Phát hiện thấy số người trong sân vợi hẳn đi, tiếng loa vội vã kêu gấp: “Đóng chặt cửa lại”.
Do đi mít tinh hoài nên dần dần người ta mới hiểu mít tinh nghĩa là đi hoan hô bạn bè, phản đối bè lũ, phát động phong trào thành công, thành công, đại thành công… theo đúng đường lối, chính sách.
Sau thời kỳ bao cấp dẫn đến khủng hoảng kinh tế, lạm phát phi mã… Đến thời kỳ đổi mới, công nhận nền kinh tế đa sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Bên cạnh kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo thì xuất hiện thêm các thành phần kinh tế khác: công tư hợp doanh, hợp tác xã, tư nhân…
Thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản tư nhân phát triển mạnh. Vốn đến từ nhiều nguồn: trong nước, ngoài nước, tư bản đa quốc gia… đầu tư vào nhiều lĩnh vực: công nghiệp sản xuất, khai khoáng, dịch vụ… Nhiều nhà máy, khu công nghiệp, thủy điện, khu du lịch… ra đời. Khai thác, sản xuất hay dịch vụ đều cần đất. Vậy là diễn ra hàng loạt chương trình giải tỏa, thu hồi, quy hoạch… nhà đất.
Giá bồi thường nhà đất chia làm nhiều loại: đất vườn, đất ruộng, đất thổ cư, đất nghĩa trang, nhà cấp 4… Rồi mỗi địa phương lại có một giá khác nhau, nhích đi năm này với năm trước đã chênh lệch con số khá lớn… Đền bù cho người đứng tên đất thì lại nảy ra dòng họ, mấy đời vợ, mấy dòng con, ông bà sinh con đàn cháu đống làm ăn bốn phương tám hướng làm sao gom lại đủ hết để ký tên. Qua tới chắt thành một nùi gỡ không ra. Nội đền bù cho một chủ còn rắc rối nữa là tới hàng thừa kế, mấy tông, mấy chi… tỏa nhánh tùm lum như cây cổ thụ.
Gặp dịp chính sách giải tỏa ồ ạt khắp nơi, các chức sắc nhân tiện ra tay nhập nhèm đất đai. Nào là kê khống, lấn chiếm, biết trước thông tin để mua đất của người dân với giá rẻ mạt, sau đó nhận đền bù giá cao hoặc miếng đất trở thành vị trí đắc địa đẩy giá trị của nó lên chót vót… Chưa kể đền bù không thỏa đáng, chiếm đoạt trắng trợn… Đất đai chớp mắt từ sở hữu người dân bỗng thành của cải khổng lồ từ trên trời rơi gọn gàng vào túi của một số người.
Bao nhiêu rối rắm, phức tạp, oan trái, oán thù… xảy ra từ đất đai. Thế là từng đoàn người lũ lượt đi khiếu kiện chuyện đất đai. Đi khiếu kiện ngay tại địa phương thì không ăn thua gì vì địa phương đã bắt tay với chủ đầu tư nhận mức đền bù giá rẻ mạt mặc kệ số phận dân nghèo, hay chính ông chủ tịch hay con cháu, gia đình chiếm đất của mình, đành khăn gói ra Hà Nội hay lên Sài Gòn. Thư khiếu kiện có gửi đi đâu thì cuối cùng cũng quay về đúng địa phương đó cho địa phương giải quyết. Vậy gửi đơn kiện cáo làm gì cho mất công sức, mất thời giờ tiền bạc.
Ở một xứ nông nghiệp, đất đai không chỉ mồ hôi nước mắt gieo xuống mà chính là máu thịt của người dân. Máu thịt ấy bị rứt ra, phải đòi lại, phải được bồi hoàn tương xứng.
Vì thế cuối cùng, từng đoàn người giơ bảng kẻ chữ hoan hô lãnh tụ, đả đảo bọn cướp đất… Tức là phân biệt rõ ràng tội phạm chỉ là bọn cướp đất thôi! Rõ ràng các công ty, tập đoàn giàu có không thể nào tự nhiên sở hữu đất nếu không thông qua địa phương, không có chữ ký của các chức sắc. Ai mà tưởng tượng nổi những chữ ký ấy đáng giá đến bao nhiêu. Thành thử trong các tấm biểu ngữ không đề cập công ty này, tập đoàn kia, xa lắc quá, mà chỉ đích danh tên ông này ông nọ. Địa phương ăn đầy họng, không dìm ép thì thôi, sao giải quyết được, khiến họ phải tìm lên cấp cao hơn ở Sài Gòn. Hoạt động này cũng bị coi là khá “nhạy cảm” bởi người đi đường ngang qua chỉ cần chậm xe lại nhìn, liền bị xua đi lẹ lẹ ngay, nói gì đến chụp hình hoặc hỏi han xem đó là chuyện gì.
Tới giai đoạn này thì nhóm phản đối kia không thể gọi là một cuộc mít tinh được. Nó không còn nằm trong phạm vi hiền lành cho phép như mít tinh Phòng chống ma túy, mít tinh Chống bạo lực phụ nữ và trẻ em… nữa. Để phù hợp với giai đoạn mới, người ta cũng mau chóng tìm được một chữ chung chung, vừa diễn tả sự việc đồng thời mang một ý nghĩa… mông lung. Đó là: “tụ tập đông người”. Đúng hình thức của sự việc nhưng không nêu rõ nội dung là gì bởi chuyện nội bộ của địa phương, người ngoài chẳng cần biết nội dung làm chi. Nói ra nói vô càng thêm rắc rối!
Mít tinh đường đường chính chính nhưng “tụ tập đông người”có phần nhuốm màu sắc “tự phát”, mà tự phát đồng nghĩa với vô tổ chức, vô kỷ luật. Trong một cuộc tụ tập đông người, thế nào cũng có vài người bị tóm cổ, bị truy tố ra tòa về các tội, đại khái: xách động, phá hoại an ninh trật tự…
Vì thế sau này, các nhóm “tụ tập đông người” cũng khôn ra bằng cách chỉ chọn tụ tập toàn ông bà già, phụ nữ, người có công cách mạng… để khó ghép tội họ hơn. Hình thức mít tinh ngày càng chỉn chu nhờ có băng rôn, áo tròng ngoài viết hàng chữ tố cáo tên tuổi chức sắc ức hiếp dân.
Tới giai đoạn “biển Đông” thì nhà nước đành thừa nhận “biểu tình” chứ dùng chữ mít tinh hay tụ tập đông người thì nhẹ thể quá.
Biểu tình khác với tụ tập đông người ở chỗ dẫu sao các cuộc biểu tình vẫn phải do nhà nước chính thức tổ chức, để dưới bất cứ hình thức nào thì hoạt động của các nhóm đông người này vẫn phải diễn ra theo đúng đường lối chính sách và được kiểm soát chặt chẽ. Nếu khác đi chút nào hẳn là “có bàn tay phá hoại xen vào”. Một vài kẻ hiếm hoi len lỏi qua được hàng rào an ninh thắt chặt từ vòng ngoài rất xa để lọt vào hàng ngũ biểu tình, để giương cao biểu ngữ, để bày tỏ nỗi ẩn ức của người dân thiết tha với nước nhà. Những người đó đều bị gọi là “kẻ phá hoại”! Và đều bị tóm gọn!
Giống như mít tinh, thành phần biểu tình đã được chọn lựa sẵn. Một số người được lãnh tiền đi lẫn vào đoàn biểu tình với nhiệm vụ làm dịu tình hình nếu có sự phấn khích xảy ra.
Trong cao trào đợt biểu tình chống Trung quốc vừa qua, dân chúng được rỉ tai không nên ra đường. Quả nhiên đoàn biểu tình, phần lớn ở Bình Dương là nơi có các Khu công nghiệp, Khu chế xuất với nhiều nhà máy ngoại quốc, được một số người xông xáo hướng dẫn xông vào đập phá các công ty Trung quốc mà không hề thấy bóng công an kiểm soát như thường lệ. Kết quả là những tên cầm đầu xách động rõ mặt hiển nhiên thì tàng hình mất tích luôn, còn lại một đám công nhân ngây thơ và nghèo đói hùa theo bị đưa ra tòa lãnh án.
Thế mới biết biểu tình phức tạp thế nào.
Một đại biểu Quốc hội cách đây ba năm đã phản đối luật Biểu tình với lý do trình độ dân trí thấp và kinh tế Việt Nam chưa ổn định, biểu tình làm chi cho thêm phần rối loạn. Đến nay ông này lại cho rằng cần thiết có luật vì tình thế chín muồi, chín rục rồi…
Biểu tình, mít tinh hay tụ tập đông người… Gì gì nữa cũng chỉ là những vỏ từ ngữ khác nhau. Thực chất vẫn chỉ là nơi đàn áp, hiểm nguy cho những người dân muốn cất lên tiếng nói của mình.

San Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.