logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 19/06/2014 lúc 10:23:02(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết


Geneva, 19/6/2014 – Bốn nhà hoạt động dân sự gồm Nguyễn Quang A, Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Thị Vy Hạnh và Trịnh Hữu Long đã tới Geneva (Thụy Sĩ) ngày 19/6, bắt đầu chiến dịch vận động nhân qu24009354 (1)yền kéo dài hai tuần tại châu Âu. Một trong những sự kiện quan trọng của chiến dịch lần này là phiên họp thông qua báo cáo về Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam diễn ra tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HRC) vào chiều ngày 20/6, giờ địa phương.


Phái đoàn lần này đại diện cho 10 tổ chức xã hội dân sự trong nước đang hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Đây đều là các tổ chức hoạt động hoàn toàn độc lập với chính quyền và thường xuyên bị chính quyền sách nhiễu.


Theo lịch làm việc của HRC, phiên họp UPR của Việt Nam sẽ kéo dài một giờ trong khoảng thời gian từ 15-18:00 giờ, giờ Geneva, tức là từ 20-23:00 giờ Việt Nam. Đây được cho là sự kiện khép lại một quy trình kiểm điểm về nhân quyền theo cơ chế UPR của Liên hợp quốc. Quy trình này bắt đầu từ phiên điều trần về UPR ngày 5/2 khi Việt Nam trình bày trước HRC về việc thực thi các khuyến nghị UPR chu kỳ 1 (2009-2013), lắng nghe bình luận của các quốc gia thành viên LHQ và tiếp nhận các khuyến nghị mới cho chu kỳ 2 (2014-2018). Tại phiên họp ngày 20/6 này, chính phủ Việt Nam sẽ phải trả lời trước HRC về việc họ đồng ý thực thi những khuyến nghị nào trong số 227 khuyến nghị của hơn 100 quốc gia thành viên.


Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết, “ở lần kiểm điểm đầu tiên tháng vào năm 2009, chính phủ Việt Nam chỉ đồng ý 96 trên tổng số 123 khuyến nghị của các nước, trong đó hầu hết là các khuyến nghị chung chung, khó đánh giá. Họ từ chối các khuyến nghị liên quan đến việc trả tự do cho tù nhân chính trị, tư nhân hóa báo chí và sửa đổi hệ thống pháp luật. Điều đó thể hiện mức độ cam kết rất là thấp”.


Đặt phiên họp lần này trong bối cảnh mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng xấu đi, blogger Phạm Lê Vương Các cho rằng, “phản ứng của Việt Nam tại phiên họp này sẽ cho chúng ta thấy sự uy hiếp từ Trung Quốc tác động như thế nào đến tiến trình dân chủ hóa và sự tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam. Nói cách khác, chỉ cần theo dõi các khuyến nghị UPR mà Việt Nam đồng ý hay từ chối, chúng ta có thể đo lường được tác động của cuộc khủng hoảng trên Biển Đông hiện nay”.


Phái đoàn lần này dự kiến sẽ dừng chân tại bốn nước châu Âu gồm Thụy Sĩ, Bỉ, Ba Lan và Cộng hòa Séc để gặp gỡ với các cơ quan Liên hợp quốc, các cơ quan ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) cũng như một số quốc gia và các tổ chức quốc tế. Nguyễn Thị Vy Hạnh, một luật sư nhân quyền người Mỹ gốc Việt, đánh giá cao tầm quan trọng của các cơ chế nhân quyền quốc tế và cho rằng “vận động quốc tế là phần việc mà cộng đồng người Việt ở nước ngoài có thể làm rất tốt để hỗ trợ các hội nhóm dân sự và người dân trong nước trong công cuộc đấu tranh vì quyền con người”.


Luật gia Trịnh Hữu Long, người đã tham dự phiên điều trần UPR của Việt Nam ngày 5/2, cho biết: “Bất chấp mọi phản ứng của chính phủ Việt Nam tại phiên họp UPR lần này, chúng tôi vẫn tiếp tục thúc giục và kêu gọi cộng đồng quốc tế, cộng đồng người Việt trong và ngoài nước nỗ lực hơn nữa, thực hiện những công việc cụ thể hơn nữa để cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Đó là một quá trình lâu dài, cam kết nhất thời của chính phủ, nếu có, cũng hoàn toàn không đủ”./.

Các tổ chức tham gia chiến dịch:

Diễn đàn Xã hội Dân sự
Hiệp hội Đoàn kết Công nông Việt Nam
Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam
Hội Anh em Dân chủ
Hội Bầu bí tương thân
No-U FC Hà Nội
No-U FC Sài Gòn
Phật giáo Hòa Hảo Miền Tây (Nam Việt Nam)
Phong trào Con đường Việt Nam
VOICE.


Mọi chi tiết xin liên hệ: Nguyễn Thị Vy Hạnh –
Điện thoại: (+41) 76 660 8623 hoặc email vietnamupr@gmail.com.

http://vietnamupr.com/20...en-hop-upr-cua-viet-nam/
song  
#2 Đã gửi : 20/06/2014 lúc 07:19:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bốn nhà hoạt động dân sự Việt Nam đến LHQ vận động nhân quyền

UserPostedImage
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một người trong phái đoàn xã hội dân sự Việt Nam tại Genève. Ảnh tư liệu.Nguồn: internet

Hôm nay 20/06/2014, Việt Nam phải trả lời cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát UPR tại Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Genève (Thụy Sĩ). Sự kiện đặc biệt lần này là các luận điểm của chính quyền Việt Nam sẽ gặp phản biện của một phái đoàn xã hội dân sự gồm Tiến sĩ Nguyễn Quang A, sinh viên Phạm Lê Vương Các, luật gia Trịnh Hữu Long và luật sư Nguyễn Thị Vy Hạnh.
Theo bản tin trên mạng của Danlambao, một phái đoàn đại diện cho 10 tổ chức xã hội dân sự tranh đấu bảo vệ quyền con người, độc lập với chính quyền và thường bị sách nhiễu, đã đến Genève ngày 19/06 để tiến hành một chiến dịch vận động quốc tế qua nhiều nước châu Âu.

Phái đoàn gồm Tiến sĩ Nguyễn Quang A, sinh viên luật Phạm Lê Vương Các, luật gia Trịnh Hữu Long từ Việt Nam và luật sư Nguyễn Thị Vy Hạnh từ Hoa Kỳ đã đến Genève ngày 19/06.

Ngày hôm nay 20/06, tại Genève,chính phủ Việt Nam phải trả lời trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là đồng ý thực thi những khuyến nghị nào trong số 227 yêu cầu của hơn 100 quốc gia thành viên. Phiên họp Kiểm điểm của Việt Nam diễn ra trong vòng một giờ vào buổi trưa.

Theo nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, mức độ cam kết của Việt Nam rất thấp, từ chối những khuyến nghị cụ thể như thả tù chính trị, tư nhân hóa báo chí, sửa đổi hệ thống pháp luật.

Sinh viên Phạm Lê Vương Các dự kiến thái độ của phái đoàn chính phủ Việt Nam sẽ phản ánh mức độ uy hiếp của Trung Quốc.

Luật sư nhân quyền Nguyễn Thị Vy Hạnh nhấn mạnh đến tác dụng của vận động quốc tế phối hợp với hoạt động tranh đấu trong nước.

Trả lời câu hỏi của RFI vào sáng nay qua điện thoại, luật gia Trịnh Hữu Long cho biết sau phần trả lời của phái đoàn chính phủ Hà Nội thì phái đoàn xã hội dân sự Việt nam sẽ có hai phút để trình bày thực trạng nhân quyền tại Việt Nam. Tuy thời lượng phát biểu ngắn ngủi nhưng phái đoàn dân sự có cơ hội thúc giục và vận động quốc tế hỗ trợ cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Luật gia Trịnh Hữu Long cho biết tiếp là xã hội dân sự Việt Nam có cơ hội chứng tỏ là đã trưởng thành. Theo chương trình, phái đoàn sẽ đi qua nhiều nước châu Âu, như Thụy Sĩ, Bỉ, Ba Lan, Cộng Hòa Séc, tiếp xúc với cơ quan Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu và các tổ chức quốc tế khác.
Theo RFI
phai  
#3 Đã gửi : 20/06/2014 lúc 06:19:48(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bốn nhà hoạt động dân sự tới Geneva

UserPostedImage
Từ trái sang: Tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật sư Trịnh Hữu Long, luật sư Nguyễn Thị Vy Hạnh, blogger Phạm Lê Vương Các (Cùi Các). Photo courtesy of vietnamupr.com

Một trong những sự kiện quan trọng của chiến dịch lần này là phiên họp thông qua báo cáo về kiểm điểm định kỳ phổ quát của VN diễn ra tại hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào chiều 20 tháng 6. Trước khi diễn ra phiên họp kiểm điểm định kỳ của Việt Nam, Chân Như có cuộc nói chuyện với LS Trịnh Hữu Long, hiện đang có mặt tại Geneva.

Chân Như: Xin gởi lời chào đến LS Trịnh Hữu Long, được biết tại phiên họp vào ngày hôm nay 20/6 thì phía chính phủ Việt Nam sẽ phải trả lời trước hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc về việc họ đồng ý thực thi những khuyến nghị nào trong số 227 khuyến nghị của hơn 100 quốc gia thành viên, LS nghĩ VN sẽ nói gì và họ sẽ thực thi đươc bao nhiêu?

Luật sư Trịnh Hữu Long: Trong chu kỳ thứ nhất năm 2009, Việt Nam chỉ đồng ý 93 trên tổng số 123 khuyến nghị của các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc và những khuyến nghị đấy hầu hết rất là chung chung và không liên quan đến vấn đề nhân quyền- vấn đề rất là thiết yếu, đang bị vi phạm nghiêm trọng ở Việt Nam.

Lần này nhiều người nghĩ rằng trước sức ép ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên biển Đông thì chính phủ Việt Nam sẽ có xu hướng dân chủ hóa nhiều hơn, nới rộng quyền tự do dân chủ ở trong nước hơn. Tuy nhiên, về phía cá nhân của tôi thì tôi thấy rằng Việt Nam cũng vẫn sẽ chấp nhận những khuyến nghị chung chung và từ chối những khuyến nghị liên quan đến các vấn đề nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam.

Ví dụ như là trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tự do hóa báo chí hoặc sửa đổi các điều luật vi phạm nhân quyền như điều 79, điều 88, điều 258 của bộ luật hình sự. Chúng ta biết ông Hoàng Chí Trung là một cán bộ cao cấp của bộ Ngoại giao có nói rằng họ sẽ từ chối khoảng 20% các khuyến nghị, tương đương với 45 khuyến nghị liên quan đến vấn đề chính trị “nhạy cảm.”

Chúng ta cũng có thể hiểu chính trị “nhạy cảm” ở Việt Nam là cái gì rồi.Vì thế tôi nghĩ rằng bất chấp sức ép từ phía Trung Quốc, hiện nay chính phủ Việt Nam vẫn chưa dứt khoát hướng đến dân chủ, tôn trọng các quyền tự do của người dân. Họ vẫn sẽ chỉ chấp nhận những khuyến nghị chung chung và từ chối những khuyến nghị mà liên quan đến các vấn đề chính trị “nhạy cảm”. Thông tin mà ông Hoàng Chí Trung, cán bộ ngoại giao đưa ra là Việt Nam sẽ từ chối khoảng 40,45 khuyến nghị có lẽ là thông tin gần với thực tế nhất.

Chân Như: Luật sư là người đã từng tham dự phiên điều trần kiểm điểm định kỳ phổ quát của Việt Nam vào ngày 5 tháng 2 vừa qua thì LS cũng đã chứng kiến phía Việt Nam đã đưa ra những thành tích mà họ đã đạt được, nên cũng như theo LS nói ban đầu thì Việt Nam sẽ từ chối 20% liên quan đến chính trị nhậy cảm vậy thì nhóm dân sự cùng với LS sẽ cần phải làm gì hơn nữa trong cuộc vận động này?
Luật sư Trịnh Hữu Long: Cách làm của đoàn lần này thì vẫn giống với cách làm của chuyến đi UPR hồi tháng hai vừa rồi. Chúng tôi sẽ có hàng loạt những cuộc tiếp xúc với các cơ quan của Liên Hiệp Quốc và các phái bộ ngoại giao đồng thời với các tổ chức quốc tế về nhân quyền ở Thụy Sĩ. Chúng tôi đã thu thập các thông tin về những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam cũng như các chứng cứ kèm theo.

Chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin này cho các cơ quan Liên Hiệp Quốc cũng như các chính phủ ở nước ngoài để họ tiếp tục gây sức ép với Việt nam trong các cơ chế nhân quyền của quốc tế cũng như các cơ chế nhân quyền song phương giữa Việt Nam và các quốc gia này. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp cho chính phủ các nước, Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế có một cái nhìn khách quan hơn về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Từ đó, họ sẽ có những chính sách xác thực hơn và hiệu quả hơn để cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Chân Như: Được biết trong chiến dịch vận động lần này thì phái đoàn đã đại diện cho 10 tổ chức xã hội dân sự trong nước để lên tiếng với quốc tế về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, lãnh nhận một sứ mạng nặng nề như thế thì nhóm dân sự cùng LS đã chuẩn bị những hành trang gì?
Luật sư Trịnh Hữu Long: Vâng, để có chuyến đi hai tuần này thì công tác chuẩn bị rất là nhiều. Chúng tôi may mắn đã được các cơ quan của Liên Hiệp Quốc mời tham gia phiên họp này. Thực ra chuyến đi này là một sự kiện nối tiếp các sự kiện khác liên quan đến cơ chế UPR. Như các quý khán thính giả của đài RFA cũng đã biết, sau chuyến đi UPR hồi tháng hai vừa rồi, chúng tôi đã có hàng loạt các chương trình, kế hoạch nhằm tiếp tục tham gia tiến trình UPR và thúc đẩy chính phủ tôn trọng các cam kết UPR.
Điển hình là hồi tháng năm vừa rồi, chúng tôi phối hợp với phái bộ ngoại giao của Liên minh châu Âu EU ở Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội thảo về nhân quyền. Ở đây, liên minh EU đã mời một số các tổ chức dân sự độc lập ở Việt Nam tham gia và 15 tổ chức dân sự độc lập ở Việt Nam cũng đã cùng nhau ký vào bức thư hình chữ U và gởi cho các đại sứ quán của các nước ở Việt Nam về 10 vấn đề nhân quyền mà các tổ chức dân sự này sẽ theo đuổi trong vòng 4 năm tới theo cơ chế của UPR.

Một số vấn đề điển hình là xây dựng môi trường xã hội dân sự lành mạnh, sửa đổi các điều luật vi phạm nhân quyền, tự do báo chí hoặc sửa đổi hệ thống pháp luật để tiến tới bãi bỏ án tử hình. Chuyến đi này là một phần của những nỗ lực theo đuổi tiến trình UPR của chúng tôi.

Chân Như: Sau khi phía VN thông qua báo cáo về kiểm điểm định kỳ phổ quát thì phái đoàn dân sự cùng LS sẽ có bài phát biểu trước hội đồng Liên Hiệp Quốc, thì xin LS có thể cho biết điểm chính của bài diễn văn sẽ là gì?
Luật sư Trịnh Hữu Long: Vâng, theo như cơ chế của Liên Hiệp Quốc thì các nhóm xã hội dân sự có thể tham gia phát biểu tại phiên họp của Liên Hiệp Quốc về UPR. Phái đoàn của chúng tôi cũng chuẩn bị bài phát biểu dài chừng khoảng hai phút. Trọng tâm của bài phát biểu này sẽ nêu bật lên các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng mà Việt Nam đã tiến hành trong thời gian vừa qua,đặc biệt là kể từ sau khi Việt Nam tham dự phiên điều trần ngày 5 tháng 2 năm 2014 vừa qua.

Chúng tôi đồng thời cũng kêu gọi Liên Hiệp Quốc, hội đồng nhân quyền và các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc tiếp tục quan tâm, chú ý nhiều hơn nữa đến những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và phối hợp với các tổ chức dân sự độc lập ở Việt Nam để có thể có được bức tranh chi tiết và trung thực về nhân quyền ở Việt Nam. Từ đó họ có những đối sách cần thiết đối với chính phủ của Việt Nam trong quan hệ ngoại giao.
UserPostedImage
Bên trong khuôn viên của Palace of Nations. Photo courtesy of vietnamupr.com


Chân Như: Và sau cùng thì ngoài sự kiện quan trọng như sự kiện ngày hôm nay tức là kiểm điểm định kỳ phố quát của Việt Nam, những hoạt động nào mà nhóm sẽ làm trong 2 tuần tới hay không?

Luật sư Trịnh Hữu Long: Trong vòng hai tuần tới thì chúng tôi sẽ dành một tuần ở Thụy Sĩ để gặp các cơ quan của Liên Hiệp Quốc cũng như là phái bộ ngoại giao của các tổ chưc quốc tế. Sau đó chúng tôi đến Bỉ để gặp cơ quan ngoại giao của liên minh châu Âu.

Tiếp đến là chúng tôi sẽ đến Ba Lan và Cộng Hòa Czech để gặp các chính phủ của các nước này để thúc đẩy họ quan tâm hơn nữa đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam và tham gia nhiều hơn nữa tiến trình UPR để đặt chính phủ Việt Nam trước sức ép cần thiết nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Đấy là một số hoạt động chúng tôi sẽ tiến hành trong vòng hai tuần tới. Hy vọng quý khán thính giả của đài RFA sẽ thường xuyên theo dõi và ủng hộ chúng tôi trong tiến trình này.

Chân Như: Xin cám ơn phần chia sẻ của LS Trịnh Hữu Long, hiện đang có mặt tại Geneva
Theo RFA


Sửa bởi người viết 20/06/2014 lúc 06:21:56(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.206 giây.