logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 19/10/2012 lúc 08:40:07(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
trước phiên tòa của những kẻ bán nước xét xử người yêu nước
UserPostedImage
Hôm 16 tháng 10 vừa qua, tòa án nhân dân Thành Phố
vừa thông báo sẽ đưa hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình ra xét xử tại Sài Gòn vào ngày 30 tháng 10 sắp tới, với tội danh mà cơ quan an ninh điều tra đã quy kết cho 2 nhạc sỹ yêu nước này là “tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, theo khoản 2 điều 88 Bộ luật hình sự của nhà nước cộng sản Việt Nam.”

Nhiều người Việt trong và ngoài nước bắt đầu biết đến hai nhạc sỹ trẻ tuổi yêu nước Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình sau những cuộc biểu tình của những người yêu nước ở quốc nội phản đối hành động gây hấn của tà quyền Trung Cộng đối với việc cưỡng chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cũng như nhiều vụ đâm chìm tàu của ngư dân Việt, bắt giữ ngư dân đòi tiền chuộc, trấn cướp ngư cụ, hải sản và bắn giết ngư phủ Việt Nam. Những ca khúc nói lên nỗi lòng ưu tư của của hai nhạc sỹ trẻ đối với quê hương đất nước và dân tộc trước hiểm họa mất nước và trước sợ thờ ơ của nhà cầm quyền trước hiểm họa này là bằng chứng để tòa án của nhà cầm quyền cộng sản kết các anh tội tuyên truyền chống nhà nước.

Cả hai nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang đều sinh ra khi quê hương đã không còn tiến súng, các anh lớn lên khi đất nước đã thanh bình để không còn phải nghe tiếng đại bác ru đêm, không còn phải nhìn thấy:

“Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng.

Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co.

Xác người nằm bơ vơ, dưới mái hiên chùa.

Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu”…

Cùng thế hệ với chúng tôi, Anh Bình,Việt Khang đều được hấp thụ nền giáo dục XHCN rằng phải

“Yêu tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Khiêm tốn, thật thà và dũng cảm”

Rằng “Yêu nước phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội”

Và rằng “Có sách mới áo hoa ấy là nhờ ơn đảng ta… Vui tung tăng hoan ca có đảng cuộc đời nở hoa…” …Vâng, mỗi ngày đều đặn trong tuần, suốt mỗi niên khóa học, thế hệ chúng tôi đều được “đảng và bác” nhồi sọ như vậy về tình yêu nước, yêu đảng và yêu “bác” Hồ. Vậy hà cớ gì Việt Khang và Anh Bình lại “tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Tôi xin khẳng định rằng không hề có bất kỳ một “thế lực thù địch” nào lôi kéo, kích động những người thuộc thế hệ 7X chúng tôi cả mà đó chính là những trải nghiệm trong cuộc sống thường ngày của chúng tôi: Cảnh hàng ngàn dân oan hàng ngày đến trước các cơ quan công quyền để khiếu kiện vì bị những kẻ cường hào ác bá đoạt nhà, cướp đất. Đó là cảnh hàng ngày vẫn đập vào mắt chúng tôi với hàng trăm cụ già, thiếu phụ và cả những trẻ em đang ở độ tuổi cắp sách đến trường nhưng lại phải sống kiếp cái bang, phải giãi dầu mưa nắng đeo bám các du khách, chèo kéo, van lơn để được nhận những đồng tiền bố thí cùng với thái độ rẻ khinh… Chúng tôi đau xót không chỉ cho những mảnh đời đói nghèo, bất hạnh đó, mà chúng tôi đau xót cho cả dân tộc này, tại sao, vì đâu đã dựng nước đã giữ nước bốn ngàn năm rồi mà đất nước cứ phải nhược tiểu, nghèo hèn, dân chúng cứ phải đói rách lầm than? Sao từ quan chức chính phủ cho đến thảo dân bần cùng trong xã hội đều phải sống đời ăn mày, sống kiếp ăn xin, cầu cạnh ngoại bang? Đó là những trải nghiệm của chúng tôi khi cuộc sống hàng ngày cứ đầy dẫy trên mặt báo những trang tin về các công nhân, viên chức, những sinh viên học sinh cho đến những bà đồng nát, những nông dân trong buổi nông nhàn bị công an bắt quả tang khi đang trai trên gái dưới tại nhà hàng này, khách sạn nọ khi đang hợp tác mua bán dâm, bởi đâu, vì ai? Đó là những trải nghiệm của chúng tôi trong cuộc sống hàng ngày về những cảnh người dân thấp cổ bé họng bị các lực lượng công an đánh đập hành hung, trấn lột mà không ít những người bị câu lưu đến đồn công an để thẩm cung, rồi hôm sau được trả lại cho gia đình bằng một xác chết đã tím bầm, tanh lạnh. Đó là những trải nghiệm của thế hệ chúng tôi về những phiên tòa mà cán cân công lý chỉ nghiêng về kẻ mạnh, nghiêng về phía kẻ nắm quyền, bị cáo là những dân lành vô tội, những người yêu nước thương nòi, xót đau cho quê hương điêu tàn cho dân tộc lầm than cho sơn hà nguy biến. Dĩ nhiên, nhiều người hay gần như cả dân tộc Việt Nam phẫn nộ trước cảnh lộng quyền và bạo ác đó, nhưng mỗi người có một tầng bậc xúc cảm khác nhau để có những kiểu phản ứng khác nhau, có người chỉ lặng im trong niềm đắng cay sâu thẳm trong lòng, có người sôi giận đến tím ruột bầm gan, nhưng họ không biết phải bày tỏ thế nào, bởi họ biết rằng những nhà tù những trại những xà lim những ngục tối được xây dựng khắp nơi đang đón chờ những người khác tiếng nói với nhà cầm quyền mà cùng tâm tư tình cảm với những người yêu nước. Và cũng có nhiều người chẳng bày tỏ điều gì nhưng không phải là họ không có lòng hờn căm hay không biết phẫn nộ… chỉ bởi họ quá ngán ngẩm mà không biết phải nói gì… Riêng Anh Bình và Việt Khang có được những ân tứ đặc biệt để nói thay cho triệu triệu đồng bào về nỗi lòng của họ đối với đất nước, với quê hương. Tội gì? Tội yêu nước thương dân? Tội trăn trở ưu tư khi bao người dân vô tội chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu? Tội đã không làm ngơ trước ngoại xâm? Tội đã đứng lên đáp lời sông núi? Tội kêu gọi già trẻ gái trai giơ cao tay chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam? Hay Việt Khang đã có tội khi anh không thể ngồi yên khi Việt Nam đang ngả nghiêng? Hay Việt Khang đã phạm tội anh tiên nghiệm được rằng dân tộc Việt Nam sắp phải đắm chìm một ngàn năm hay triền miên tăm tối? Sao xuống đường để tỏ bày tình yêu quê hương, dân tộc lại bị giam cầm? Hay Việt Khang đã phạm pháp thì tiên nghiệm được rằng cháu con chúng ta sẽ là một thế hệ người Việt không cội nguồn khi thế giới đã không còn hai tiếng Việt Nam?

Còn nghịch lý nào hơn thế nữa không trên đất nước này khi yêu nước là có tội, khi lên tiếng khẳng định chủ quyền biển đảo của tổ quốc là bị tù đày? Khi xuống đường phản đối quân xâm lược đang lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải của quê hương và đang bắn giết đồng bào mình là bị đạp vào mặt, bị bắt bớ giam cầm? Sao nhà tù lại giành cho người yêu nước và công lý lại thuộc về những kẻ bán nước buôn dân? Sao những kẻ mãi quốc cầu vinh lại được quyền xét xử và kết tội những nhà ái quốc?

Dân tộc Việt Nam, 90 triệu đồng bàoViệt nam còn có thể
tiếp tục im lặng, làm ngơ, vô cảm được nữa không trước cái hung ác của bạo quyền? 90 triệu đồng bào Việt Nam còn có thể tiếp tục nhắm mắt, bưng tai để cho cái ác lại cứ đắc thắng trước cái thiện nữa hay không?

Liệu nhà nước cộng sản Việt Nam có đủ số lượng nhà tù nhỏ để giam cầm cả 90 triệu dân không? Liệu những “thanh gươm bảo vệ chế độ” có đủ khả năng để tận diệt hết cả 90 triệu người dân yêu nước hay không? Liệu đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam có dám biến Sài gòn ngày 30 tháng 10 năm 2012 thành một Thiên An Môn của ngày 04 tháng 6 năm 1989 hay không?

Đã đến lúc toàn dân Việt sống thật với chính mình,

Đừng sợ những gì cộng sản làm mà hãy làm những gì cộng sản sợ!

Hãy quy tụ về Sài gòn vào ngày 30 tháng 10 năm 2012 để biến ngày những kẻ bán nước xét xử người yêu nước thành ngày hội non sông, để Sài gòn được trở lại với tên gọi muôn thuở của mình, giờ đây toàn dân Việt Nam đã mạnh dạn xác quyết rằng đất nước Việt Nam là của dân tộc Việt Nam, nhất định không phải là của đảng cộng sản. Nhạc sỹ yêu nước trẻ Việt Khang, Anh Bình, những Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Đỗ Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Cù Huy Hà Vũ… là cháu con của Lê Lợi, Quang Trung, của Hưng Đạo, Phi Khanh, của Bà Trưng, Bà Triệu… là những tinh hoa của giống nòi Lạc Việt, họ không phải là những kẻ bán nước buôn dân. Những trang sử vàng của dân tộc Việt sẽ ngàn đời ghi tên của họ, bởi lịch sử đã sản sinh ra họ để họ làm nên lịch sử cho giống nòi Lạc Việt.

Ngày 18 tháng 10 năm 2012
© Quỳnh Trâm Việt Nam (Tác giả gửi trực tiếp cho ĐCV)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.