Bạn có thể từng nghe nói tới ong chúa hay chúa tể rừng xanh nhưng có lẽ chưa từng biết đến ‘nghị sĩ xa-van’ ‘và kiến bầu cử’. Người ta có thể đặt dấu hỏi ‘Liệu dân chủ có nguồn gốc tự nhiên?’Tinh tinh đồng lòng nhất trí sẽ hình thành cơ cấu xã hội ổn định hơn bởi bổng lộc và đặc quyền được chia sẻ cho những thành viênTrên thực tế, dân chủ, theo nghĩa quyết định chung dựa trên động cơ của đa số, đã chỉ đạo các hoạt động tương tác trong xã hội và hành vi nhóm của nhiều loài vật như ong mật và tinh tinh.
Ong chúa chỉ là một ‘cỗ máy đẻ trứng’Đàn ong có ong chúa nhưng ong mật không sống trong một nền quân chủ.
“Trong đàn ong không có cấp bậc xã hội”, Tiến sĩ Brian Johnson, Giáo sư chuyên ngành côn trùng học tại Đại học California, Davis, cho biết. “Ong chúa chỉ là một ‘cỗ máy đẻ trứng’. Nó quan trọng hơn những chú ong thợ bình thường khác bởi nó giúp duy trì số lượng đàn ong. Tuy nhiên, nó không phải là kẻ thống trị cả đàn, xét trên mọi phương diện ý nghĩa của từ này”.
Mặc dù không có quy trình bỏ phiếu chính thức, đàn ong hành động theo thông tin tập hợp bởi đa số thành viên trong đàn.
“Điều này rất quan trọng với đàn ong bởi mỗi con chỉ thu nhận được những thông tin hạn chế và chúng chỉ có thể đưa ra quyết định đúng khi tập hợp các thông tin và kỹ năng xử lý”, ông Johnson nhận xét.
Tiến sĩ Norman Gary, Giáo sư danh dự chuyên ngành côn trùng học tại Đại học California, Davis, cho rằng có thể gọi hành vi xã hội của ong là ‘dân chủ’ hay thậm chí nói rằng chúng đưa ra quyết định gần giống con người.
“Quyết định đòi hỏi nhận thức được những lựa chọn nhưng côn trùng không thể làm điều đó”, ông Gary nhận xét. “Ong được lập trình để bay ra và phản ứng với các tác nhân kích thích”.
Hươu đỏ: gắn kết với đànOng có lẽ không lập ra một xã hội cộng hòa. Liệu chế độ dân chủ của loài hươu có thống trị rừng?
“Với loài hươu đỏ, các con trong đàn gắn bó với nhau vì lợi ích nhóm để có thể phát hiện kẻ thù nhanh chóng”, bà Larissa Conradt từ Đại học Sussex, cho biết. “Do vậy, mỗi con sẽ hưởng lợi nếu chúng ăn khớp trong các hoạt động và chuyển động. Chúng cần quyết định những việc như vậy theo tập thể”.
Ong mật có chung mục tiêu bảo vệ đàn và hi sinh lợi ích cá nhân. Cuộc sống của loài hươu đỏ rất đơn giản. Chúng có nhu cầu sinh lý khác nhau và không phải mọi hoạt động của đàn đều mang lại lợi ích cho từng cá nhân.
Theo bà Conradt, trong những trường hợp như vậy sẽ có xung đột lợi ích và mỗi con trong đàn phải trả giá khi gắn bó với đàn (chúng có thể bỏ qua hoạt động tối ưu của mình để ở lại cùng đàn).
Hiện tượng này giống như các đảng viên của một đảng phái chính trị không tán thành những gì ứng cử viên của đảng mình phát ngôn nhưng vẫn phải bỏ phiếu. Hươu đỏ gắn kết với đàn bởi như vậy sẽ tốt hơn bị bỏ rơi.
Tinh tinh: giữ ‘chiến hữu’ bên mình Tinh tinh, họ hàng gần gũi nhất của loài người, đưa ra quyết định khác với ‘cách thức dân chủ’ của loài hươu.
Mặc dù tinh tinh đực khỏe mạnh có thể lên chức, chúng thường trở thành những kẻ bắt nạt và cuối cùng bị phế truất, trừng phạt và thậm chí bị giết. Những con tinh tinh đồng lòng nhất trí sẽ tạo nên cơ cấu xã hội ổn định hơn bởi chúng chía sẻ bổng lộc và đặc quyền cho những thành viên ủng hộ.
Tiến sĩ Frans de Waal, Giám đốc Trung tâm Kết nối Sống thuộc Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng Yerkes, Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Emory, nhận xét: “Đa số con đực đầu đàn được ủng hộ. Chúng có thể nhỏ (không phải quá nhỏ và không khỏe mạnh) nhưng dành nhiều thời gian thu nạp liên minh, chia sẻ thịt mồi hoặc con cái với những con ủng hộ trong đàn cũng như áp dụng nhiều cách khác để giữ nhiều chiến hữu kề cận”.
“Đối với tôi, hiện tượng này nghe có vẻ mang tính dân chủ cũng như thực tế là cả đàn đưa ra giới hạn hành vi quan trọng nhất. Ví dụ, nếu con đực có quyền cao nhất đoàn tấn công một con non bằng răng nanh, cả đàn có thể nổi dậy. Điều này thể hiện giới hạn quyền lực đối với con đầu đàn”.
Con người: Tiến tới bước tiếp theoChế độ dân chủ của con người có thể có nhiều điểm tương đồng với thế giới tự nhiên nhưng chưa một loài vật nào đưa ra quyết định tập thể giống như loài người.
“Một sự khác biệt lớn giữa quyết định chung của con người và động vật là sự cố ý”, bà Conradt nhận định. “Con người có thể thảo luận các vấn đề trước khi đưa ra quyết định chung rất phức tạp, khác với động vật”.
Với mức độ phức tạp như vậy, con người đưa ra quyết định bằng não bộ tiến hóa qua các giai đoạn đấu tranh sinh tồn trong thế giới tự nhiên.
Các phản ứng bản năng với các tác nhân kích thích định hướng hành vi của con người. Con người có nhiều điểm giống côn trùng hơn so với những nét tương đồng nếu so sánh ngược lại.
Như vậy, dường như dân chủ, với tư cách là một hệ thống chính trị, phát triển từ bản năng kế thừa từ loài khỉ hình người, được rèn luyện qua quá trình chọn lọc tự nhiên để có thể đưa ra quyết định chung tối ưu nhất.
Source: ABC Australia