logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 27/10/2012 lúc 10:05:39(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tình hình chính trị hiện nay ngày càng tác động mạnh mẽ đến nhiều giới, không những trong lĩnh vực kinh tế xã hội mà những diễn biến thời sự cũng làm lung lay cả những trái tim lạnh lùng nhất.

UserPostedImage
RFA. Một số các trang mạng, các Blog được gọi là báo chí lề trái.
Trong nhiều năm dài văn nghệ sĩ có vẻ như quay mặt với những cải cách hay các hệ quả chính trị tác động vào đời sống bằng các sáng tác lơ lửng không chạm đất. Những sáng tác ấy tuyệt đối không thể bị nghi ngờ về ý đồ của tác giả khi chọn những đề tài hết sức hiền lành, tròn trịa để viết cho qua giai đoạn mà nhiều người cho là “khó khăn, nhạy cảm”.

Cho đến khi các trang blog nở rộ trên Internet thì sự thể bắt đầu khác. Rất nhiều nhà văn bỏ cây bút bi truyền thống để ngồi vào bàn phím, và từ đó những câu chuyện thời sự hàng ngày trên mạng xúc tác mạnh mẽ vào khu rừng nguyên sinh mang tên cảm hứng của họ.

Một bài viết ra đời trên trang blog cá nhân chỉ vài phút sau cả thế giới có thể đọc được ngay. Khác với ngày trước, con đường từ nhà đến đôi mắt độc giả phải qua không biết bao nhiêu là trạm gác văn hóa, trong đó lưỡi kéo kiểm duyệt được sánh ngang với một bà mẹ chồng chỉ biết mỗi con trai mình là xứng đáng để được ca tụng còn các gã thanh niên khác đều bị cho là trụy lạc thậm chí phản động.
Bà mẹ chồng tuyên giáo ấy tuy đã gần bảy mươi, vẫn còn lân la bên lề sinh hoạt viết lách, săm soi những đứa con dâu hiền lành, cam chịu trong khi những cô dâu khác dám bức phá, dám mặc quần Jean trong đám giỗ lãnh tụ tuy bị mẹ chồng ghẻ lạnh và thù hằn nhưng bù lại được chồng yêu hơn vì cô dám ép buộc chồng thực hiện những biện pháp thay đổi đời sống hôn nhân giờ đây đã quá cũ, quá lạnh lẽo và đáng bị vứt vào chiếc giỏ rác lịch sử.

Những nhà văn-blogger-cô dâu dám nói thật này dĩ nhiên chấp nhận những đánh đổi có khi rất đắt đối với bà mẹ chồng mang tên chế độ. Họ đưa ra những sự thật khó chịu đựng, những vấn nạn to lớn chưa bao giờ được chế độ trả lời và ngay cả những câu hỏi trực diện đến với các khuôn mặt lãnh tụ đang bị ghẻ lạnh bởi đa số quần chúng.

Là văn nghệ sĩ, tác phẩm của họ chuyển tải những băn khoăn có tính nhân văn, bao trùm thân phận con người, bất kể màu da, ngôn ngữ. Trong vai trò một blogger, các bài viết của họ tuy ngắn nhưng nội hàm lớn hơn hẳn những tiểu thuyết dày cộp vô ích. Họ viết vì một một cộng đồng nhân dân và vì vậy bài viết mang bản sắc địa phương, địa phương Việt Nam tách rời hẳn với thế giới vốn quá lớn và nhiều vấn đề không được nhân dân chia sẻ.

Là dân chúng, nhưng họ thay dân chúng để làm điều mà người dân không làm được. Báo chí không làm được và cả hệ thống truyền thông to lớn của nhà nuớc lại càng không làm được. Công việc của họ là nói sự thật, những sự thật đẻ ra các câu hỏi hóc búa và rất dễ lãnh án. Sự bức bội đối với thời cuộc khiến họ không thể im lặng và trang blog trở thành vũ khí chống lại cái sai quấy hàng ngày. Họ trở thành nhà báo công dân với văn phong báo chí: ngắn gọn, sống động, tập trung và nhất là đầy những thông tin.
UserPostedImage
Blogger Điếu Cày (trái), Anhbasaigon (giữa) và blogger Tạ Phong Tần tại phiên xử ở Tòa án Nhân dân TPHCM hôm 24 tháng 9 năm 2012. Capture/VTV1
“Sự trả thù mất trí”
Nhà văn Thùy Linh nay đã trở thành một trong những người viết blog nổi tiếng. Bà cho biết những sự kiện kéo tới hàng ngày trên con phố đời lẫn phố thông tin đã không cho phép bà tiếp tục viết văn với cách viết như ngày xưa, bà chia sẻ:

“Cái tâm thế hiện nay thì khó để điềm tĩnh mà ngồi viết văn nhưng tôi nghĩ nó không ảnh hưởng phương pháp hay nội lực của người viết. Nếu bây giờ tôi ngồi viết văn theo cái cách mà tôi ưa thích thì tôi có cảm giác là mình ích kỷ. Đi tìm những trang viết riêng tôi thấy thông điệp văn chương đến rất ít bởi vì văn chương trong đời sống xã hội Việt Nam bây giờ rất ít người còn quan tâm đến văn học.


Cái tâm thế người Việt Nam hiện nay rất đáng thương. Họ rất khó bình tĩnh để mà chấp nhận các thứ giải trí. Văn học có hình thức giải trí cao cấp hơn một chút nhưng hiện nay người Việt Nam đang bị tước đoạt mất nó rồi. Bây giờ tôi cảm thấy rất khó khăn khi ngồi đọc nguyên một cuốn sách văn học vì luôn luôn bị phân tâm bởi việc này việc khác, những việc diễn ra hàng ngày. Vậy thì những người cầm bút như bọn tôi có bị thôi thúc vì một điều gì đấy khiến mình phải viết phải làm thì chỉ còn tìm viết vào blog thôi chứ chẳng ai đăng cho mình cả.”

Một trong những bài viết của Thùy Linh mang tên “Sự trả thù mất trí” ghi lại những điều mà tác giả vừa bộc bạch. Chưa đầy tám trăm chữ, bài tản văn như một tường thuật về các diễn tiến xảy ra giữa một sân khấu chính trị kéo dài gần bảy mươi năm. Bắt đầu bằng các ảo tưởng để rồi không có mệnh đề chấm dứt sau sự trả thù những người cùng chung tiếng nói. Sự trả thù mất trí ấy được viết với ngôn ngữ của thi ca và ẩn dụ của nó làm người đọc biến sắc khi phát hiện ra rằng cuốn sổ đỏ mang tên “nhân dân” của gia đình mình không cánh mà bay tự thuở nào.

Ảo tưởng ban đầu về một nhà nước vì dân, do dân, của dân khiến người ta tự nguyện thế chấp sổ đỏ Hoài bão để tham gia cuộc đấu tranh long trời lở đất. Khi giành được chính quyền mọi người hân hoan và cho rằng, sự thế chấp sổ đỏ đó là xứng đáng.


Để chính quyền đó tồn tại và phát triển, người dân tiếp tục tự nguyện thế chấp sổ đỏ Hy sinh. Họ hy sinh xương máu, chịu đựng mọi gian khó để chính quyền không bị xâm hại. Vẫn tin tưởng sự hy sinh đó sẽ được tưởng thưởng xứng đáng. Khi chính quyền bộc lộ những yếu kém, người dân cố gắng thế chấp sổ đỏ Ảo tưởng rằng, để chính quyền vững mạnh, cần có những thất bại để làm bài học cho tương lai. Và chính quyền đang nỗ lực vì một tương lai cho chính họ và gia đình họ. Ảo tưởng khiến người dân tiếp tục hy sinh, chịu đựng.


Tới lúc chính quyền bộc lộ quá nhiều khiếm khuyết, hạn chế người dân kiên nhẫn gán nợ sổ đỏ Cam chịu để hy vọng sự hồi tâm của kẻ có chức quyền – những người mà họ đã từng cưu mang, bảo vệ khi chiến tranh, loạn lạc, nghèo đói. Sự cam chịu lâu đến mức trở thành nét tính cách khiến họ bị “thua lỗ” trong cuộc thế chấp mịt mùng không lối thoát.


Sau những gì chính quyền của dân, do dân, vì dân thể hiện, người ta không còn tự nguyện mà bị cưỡng bức thế chấp sổ đỏ Niềm tin. Tước đoạt sổ đỏ này, chính quyền viện trợ “không hoàn lại” sự tuân phục. Tới đây người dân bắt đầu bị phân hóa: người cúi đầu ngoan ngoãn sử dụng sự tuân phục không hé lời; kẻ biến sự tuân phục có lợi cho bản thân mình trong con đường hoan lộ danh lợi, tiền tài…


Khi không còn gì hết ngoài sổ đỏ Chán ngán thì chính quyền thu gom theo nhiều cách, mà cách thông thường nhất là thu hồi đem tiêu hủy. Nhiều người buông xuôi để người ta sử dụng sổ đỏ đó theo tùy thích vì họ cũng không biết dùng để làm gì ngoài sự bất mãn, khó chịu. Số người khác đem sổ đỏ này đi thế chấp để mua Sự thật một cách âm thầm theo những cách có thể. Biết sự thật để thêm đau đớn, khổ sở, và sẽ càng khốn khổ nếu như họ lâm vào tình thế bất lực. Số ít không cam chịu nên dùng sổ đỏ Chán ngán đầu tư cho Niềm tin của mình và nhiều người khác.


Tới lúc người dân không còn gì, ngoài lòng căm hận thì chính quyền độc tài tung dự án Đàn áp ra để chiếm đoạt sổ đỏ Tự do của con người. Sẽ có người bị khuất phục như là lý lẽ cuộc sống. Nhưng phần lớn là thất bại như là chân lý của lẽ phải. Vì có kẻ độc tài nào thu gom được Tự do tâm hồn? Tù đày, giam cầm, án phạt, bạo lực chỉ càng khiến những chiến binh thực thụ củng cố, tăng trưởng Tự do cho tâm hồn họ. Với những chiến binh này chính quyền đừng hy vọng bắt họ thế chấp sổ đỏ của Tự do – mà cao cả nhất, điều mà không một sức mạnh nào có thể tước đoạt được, đó là tự do tâm hồn. Những 12, 10 hay 4 năm tù đày chỉ là thời gian giam cầm thân xác, nhưng sức mạnh của những tâm hồn tự do kia có thể dẫn truyền đến hàng triệu người có lương tri trên toàn thế giới – một sức mạnh hơn cả bom nguyên tử, một sức mạnh không thể hủy diệt.


Bản án dành cho những blogger cất tiếng nói ôn hòa gấp ba lần án tù cho những kẻ khoác áo công quyền để giết người đã là bản án tự kết án cho chế độ được tạo ra từ những nghịch lý: Ảo tưởng, Bất tin, Bất tín, Căm hận, Chán ngán… Và người xưa đã đúc kết: “bạo phát, bạo tàn”. Nếu chính phủ tiếp tục phát hành những “trái phiếu độc đoán, chuyên chế” thì họ sẽ gặt về dự án Sụp đổ như đã từng trước đây với những Vinashin, Vinaline… Bởi nhân dân không còn gì để thế chấp, không còn gì để họ có thể cướp bóc, đàn áp ngoài sự oán thán, căm hận – những cái mà chính quyền không hề muốn nhân về.
UserPostedImage
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cười tươi phía sau Tổng thư ký Tổng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm 22 tháng 10 năm 2012. AFP photo
Không biết còn kéo dài bao lâu nữa sự trả thù mất trí này?
Nhạc sĩ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo với trang blog nổi tiếng của riêng mình đã từ lâu nay có những bài viết được cho là can đảm, dám gây sóng gió và chấp nhận hậu quả. Thay vì nói về những blogger bị cầm tù như nhà văn Thùy Linh, với bài thơ Nhân Dân Nguyễn Trọng Tạo đả phá những tượng đài mang tên quan lại đỏ một cách triệt để. Hình tượng quan lại của thời @ bị “nhân dân” đạp đổ tuy không mang tên cụ thể của ai nhưng lại đại diện cho tất cả những con sâu từ lớn tới nhỏ của chế độ. Nói ngắn lại, Nguyễn Trọng Tạo chỉ định, xác quyết rằng sau Hội nghị Trung Ương 6 đảng tiếp tục mụ mị nhân dân, lãnh đạo tiếp tục đánh cắp những tu từ mà nhân dân yêu thích để che cái trơ lạnh của mình. Chia sẻ lý do sáng tác bài thơ, Nguyễn Trọng Tạo cho biết “Ở Việt Nam, đặc biệt Bộ chính trị Việt Nam lần đầu tiên đề nghị Ban chấp hành Trung ương đảng xét kỷ luật cho mình! Vấn đề ấy nổi cộm lên và nó có tác động lớn đối với tôi. Tôi thấy vấn đề quan lại, quan chức đáng lẽ người ta phải quan tâm từ xưa nhưng cho đến thời điểm hiện nay có lẽ là giai đoạn bức xúc lớn nhất.


Nhân dân rất cần những tài năng, những nhà lãnh tụ để trong những lúc nguy nan có thể cứu được nhân dân, cứu được đất nước. Nếu nó bị băng hoại về đạo đức, băng hoại về niềm tin của nhân dân đối với quan chức thì đấy là nguy cơ rất nghiêm trọng đến số phận của con người."

Nhân Dân
Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân
Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
Nhưng sự thật khó tin mà có thật
Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!
Quan thành dòi đục khoét cả đất đai
Vòi bạch tuộc đã ăn dần biển đảo
Đêm nằm mơ thấy biển Đông hộc máu
Những oan hồn xô dạt tận Thủ Đô
Những oan hồn chỉ còn bộ xương khô
Đi lũ lượt, đi tràn ra đại lộ
Những oan hồn vỡ đầu gãy cổ
Ôm lá cờ rách nát vẫn còn đi
Đi qua hàng rào, đi qua những đoàn xe
Đi qua nắng đi qua mưa đi qua đêm đi qua bão
Những oan hồn không sức gì cản nổi
Đi đòi lại niềm tin, đi đòi lại cuộc đời
Đòi lại những ông quan thanh liêm đã chết tự lâu rồi
Đòi lại ánh mặt trời cho tái sinh vạn vật…
Tôi tỉnh dậy thấy mặt tràn nước mắt
Nước mắt của Nhân Dân mặn chát rót vào tôi.
Ôi những ông quan không Dân trên chót vót đỉnh trời
Có nhận ra tôi đang kêu gào dưới đáy
Cả một tỷ tôi sao ông không nhìn thấy?
Vì tôi vẫn là người mà ông đã là sâu!…

Bài thơ được viết vào những ngày nóng gắt tháng 10 của năm 2012 khi đảng hô hoán sẽ chỉnh đốn, sẽ phê bình nghiêm khắc…

“Nhân dân” như một nhắc nhở cho chính họ rằng: hãy tỉnh táo và chờ đợi vì sâu tuy làm nhơ bẩn sàn nhà tổ quốc nhưng đời sống của chúng ngàn lần ngắn hơn trí tuệ và niên hạn của con người… Cứ theo vết trườn của từng con sâu để biết rằng nhân dân đang cần lửa…

Source: RFA

Sửa bởi người viết 27/10/2012 lúc 10:08:34(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.113 giây.