Bang California cũng phải ngưng tử hình từ sáu năm nayVấn đề thuốc độc và tử hình đã nổi lên trong kỳ họp quốc lần này và cả lần trước sau khi Việt Nam bỏ hình thức xử bắn và thay vào đó là tiêm thuốc độc.
Một trong những lý do được đưa ra cho sự thay đổi này là tiêm thuốc độc ít gây đau đớn hơn cho tử tù.
Trên thực tế đây cũng vẫn là điều gây tranh cãi vì bang California của Hoa Kỳ đã không thể từ hình bất kỳ tù nhân nào bằng tiêm thuốc độc từ sáu năm nay sau khi một thẩm phán tuyên rằng việc tiêm ba loại thuốc có nguy cơ gây đau đớn, vật vã cho tử tù.
Việt Nam cũng không thể tử hình tù nhân nào từ gần một năm nay cho dù không phải do phán quyết của tòa án.
Lý do chính là Châu Âu không bán thuốc độc, loại mà Hoa Kỳ cũng dùng, cho Việt Nam để tử hình công dân.
Các thành viên của Liên hiệp Châu Âu đều đã lần lượt hủy bỏ án tử hình từ cách đây hàng trăm hay hàng chục năm tùy vào các nước khác nhau.
Trên thực tế nhiều nước đã rất hiếm khi áp dụng án tử hình khi họ còn duy trì mức xử phạt nặng nề này hồi đầu thế kỷ 20.
Sang thế kỷ 21, khi phải chọn giữa tiền thu được từ bán thuốc độc cho Việt Nam và nguyên tắc đạo đức của mình, họ đã chọn điều thứ hai.
Nói cách khác, Châu Âu đã coi trọng lương tâm hơn lương tháng, ít nhất là trong trường hợp cụ thể này.
Lựa chọn của các nước Châu Âu có lẽ giúp Việt Nam hiểu rõ hơn lý do họ nhấn mạnh vấn đề tôn trọng các giá trị nhân quyền phổ quát trong đó có phẩm giá, tự do và bình đẳng.
Không nhất thiết họ phải được lợi từ việc thúc đẩy các giá trị như vậy và khi chọn không nhận về từ những đồng tiền mang lại cái chết cho người khác, cho dù là tội phạm, Châu Âu thậm chí chịu nghèo đi về vật chất để giàu thêm về tinh thần và tính nhân văn.
Họ không chấp nhận trà đạp và dẫm lên xác của người khác để tìm cảm giác bình yên.
Lương tâm và lương thángNhìn vào Việt Nam ngày nay, những quyết định tương tự dường như không phải là phổ biến.
Mới đây nhất, có lẽ nhiều chính trị gia cũng đã phải chọn giữa lương tâm và lương tháng khi họ bỏ phiếu tại Hội nghị trung ương 6 của Đảng cộng sản.
Đứng trước một bên là vị Tổng bí thư được mô tả là nêu gương bằng cách "đi xe máy tới thăm bạn" thời còn ở Quốc hội cùng vị Chủ tịch nước ở ngôi nhà nhỏ "51 m2" và một bên là "đồng chí X" với các cộng sự bị Đảng chỉ trích là "chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình", nhiều đảng viên đã chọn "đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị".
Ngay tại kỳ họp Quốc hội hiện nay, nhiều trong số những người đại diện cho dân cũng được cho là chỉ cố gắng phát biểu về những bức xúc của người dân khi làm như vậy không ảnh hưởng tới ghế, cũng có nghĩa là thế và tiền, của họ trong khóa tới của Quốc hội.
Một cựu đại biểu Quốc hội không lọt vào được khóa XIII, một phần vì có những tuyên bố mạnh bạo, nói dân biểu chỉ thực sự thẳng thắn khi họ đã ở vào "khóa cuối cùng".
Trước kỳ họp kéo dài từ 22/10 tới hết ngày 23/11 lần này, không có thông tin gì về chuyện các đại biểu tới tiếp xúc cử tri ở những điểm nóng như Tiên Lãng hay Văn Giang, nơi hàng trăm người dân vẫn kéo lên Hà Nội có tháng tới hai lần để khiếu kiện về đất đai bị thu hồi trong khuôn khổ dự án đô thị sinh thái Ecopark.
Trong vụ Tiên Lãng, những người phụ nữ kiếm ăn nhờ vườn ruộng và những đứa trẻ mà cha bị giam giữ từ nhiều tháng nay vẫn tiếp tục chờ công lý từ những người ăn lương tháng.
Không có tin tức về chuyện các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri ở Văn Giang trong hai kỳ họp gần đâyTự do thể xácNgoài chuyện liên quan tới mạng sống con người, vấn đề tự do thể xác cũng cho thấy sự khác biệt lớn giữa Việt Nam và các nước Châu Âu nói riêng cũng như phương Tây nói chung.
Chẳng hạn tại Anh, ngay cả các nghi phạm khủng bố cũng không thể bị chính quyền giam giữ lâu hơn 14 ngày mà không buộc tội họ.
Tại Hoa Kỳ, một công dân Anh bị cáo buộc buôn bán vũ khí vẫn đang được cho tại ngoại trong quá trình điều tra cho dù gia đình phải đặt cọc ban đầu hàng chục ngàn đô la.
Quyền được tại ngoại hầu tra và quyền tiếp xúc với luật sư trong thời gian sớm nhất được xem là những quyền căn bản của các công dân vẫn còn vô tội cho tới khi có quyết định của tòa án.
Những cách bắt bớ và giam giữ của Việt Nam, nhất là trong các vụ liên quan tới những người được Châu Âu coi là "tù nhân lương tâm" và Việt Nam luôn bác bỏ, khiến có tiếng nói chỉ trích chính quyền hành xử như "mafia".
Nhưng những người dám công khai nói ra như vậy lại không nhiều, một phần cũng vì mối lo lương
Source: BBC